Hôm nay,  

St. Valentine’s Day, đọc lại một lá thư của John Steinbeck

14/02/202009:50:00(Xem: 3828)

John Steinbeck and wife
John Steinbeck và vợ, 10 tháng 12, 1962


Văn hào John Steinbeck (1902-1968) là một nhà văn lớn của Mỹ quốc, tác giả nhiều cuốn tiểu thuyết kinh điển như Phía đông vườn địa đàng, Vườn nho nổi giận, Của chuột và người, v.v… Ông cũng là tác giả nhiều lá thư đặc sắc ông viết cho gia đình, bằng hữu, biên tập viên nhà xuất bản, và những nhân vật tăm tiếng trong cũng như ngoài văn giới, tổng cộng khoảng trên dưới 850 lá, được gom lại in trong bộ sách Steinbeck: A Life in Letters.


Nhân ngày Valentine, xin trích dịch dưới đây một lá thư ông viết cho cậu con trai tên Thom. Cậu Thom đang học nội trú biên thư về cho bố mẹ, thú nhận rằng cậu đang yêu say đắm một cô nữ sinh tên Susan học cùng trường. Nhận được thư, Steinbeck hồi âm ngay cho con trai với lời lẽ hết sức cảm động, đầy yêu thương thân ái, và rất minh đạt, khôn ngoan. Lá thư không có thời gian tính, cũng như tình yêu thật sự không bao giờ nhạt phai theo năm tháng… Tất cả những ai đã từng yêu, đang yêu hay sắp yêu, nên ghi khắc thật sâu vào tâm khảm lời lẽ trong lá thư của nhà văn.


New York, 10 tháng 11, 1958


Thom thân mến:


Bố mẹ mới nhận thư con sáng nay. Bố sẽ trả lời con từ cái nhìn của bố và dĩ nhiên mẹ sẽ cho con biết mẹ nghĩ gì.


Trước hết – con đang yêu – điều đó tốt thôi – yêu là cái gì tốt đẹp nhất xảy ra cho bất kỳ ai. Đừng để kẻ khác biến nó thành cái gì nhỏ bé, tầm thường.


Thứ hai, tình yêu cũng có nhiều loại. Có loại tình yêu ích kỷ, ác tâm, ái ngã, chỉ muốn sở hữu, sử dụng tình yêu để quan trọng hóa cái tôi của mình. Đấy là loại tình yêu xấu xí, chỉ khiến gây què quặt cho tha nhân. Loại tình yêu khác là tình yêu mà mình dốc ra tất cả những điều tốt lành trong lòng mình – sự tử tế, lòng quan tâm và tôn trọng người kia – không hẳn chỉ là sự tôn trọng có tính cách xã hội, mà là sự tôn trọng ở tầm mức to rộng hơn, tức là biết nhận ra người kia là duy nhất, biết phẩm cách của người kia là gì. Loại tình yêu thứ nhất chỉ khiến con trở nên bệnh hoạn, nhỏ bé và yếu hèn, nhưng loại tình yêu thứ hai có thể tiếp sức cho con trở nên mạnh mẽ, và lòng can đảm cùng những điều tốt lành khác, thậm chí sự minh đạt, những thứ con không bao giờ ngờ mình sở hữu, cũng sẽ hiện ra nơi con người con.


Con bảo đây không phải là tình yêu trẻ con. Nếu con cảm thấy nó sâu đậm như thế thì dĩ nhiên nó chẳng phải là tình yêu trẻ con rồi. Nhưng bố không thấy con nói gì về cảm xúc trong lòng con. Lòng con, con biết rõ hơn ai hết. Con phải làm gì, có lẽ đó mới chính là cái con muốn nhờ bố cho ý kiến giúp con – và bố có thể bảo con rằng, con hãy xem đó là một vinh dự, con hãy vui sướng, vui mừng vì có tình yêu. Chẳng có gì đẹp đẽ và tuyệt vời hơn tình yêu. Con hãy cố hết sức sống sao cho xứng đáng với nó.


Nếu con yêu người nào – bố có thể nói thế mà không sợ gây thiệt hại cho ai – thì con hãy ghi nhớ rằng có người có tính hay e thẹn, và đôi khi lời nói phải bù đắp tính hay e thẹn đó. Con gái có cách nhận biết hoặc cảm thấy cảm xúc của con, nhưng thông thường con gái cũng thích nghe con biểu lộ bằng lời nói. Và rất có thể đôi khi, vì lý này hay lý do nọ, cảm xúc con biểu lộ không được đáp trả – nhưng không có nghĩa là cảm xúc của con không tốt hay không giá trị.


Sau cùng, bố nhận biết cảm xúc của con bởi vì chính bố cũng có cảm xúc đó, và bố vui mừng vì con giống bố.


Bố mẹ sẽ rất vui nếu con đưa Susan về nhà chơi, bố mẹ sẽ vui vẻ tiếp đón. Mẹ con sẽ thu xếp mọi chuyện vì đó là sở trường của mẹ con và bố tin chắc mẹ con cũng sẽ vui như bố. Mẹ con cũng biết đôi điều về tình yêu và chắc sẽ giúp con còn nhiều hơn bố.


Đừng lo lắng con sẽ đánh mất nó. Cái gì đúng, sẽ xảy ra – Điều thiết yếu hàng đầu là đừng hấp tấp. Cái gì tốt lành nếu biết gìn giữ, sẽ không vuột ra khỏi tay mình biến mất đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các nhà thơ nổi danh trong phong trào thơ mới đã để lại cho nền văn học Việt Nam những kiệt tác được ghi nhớ và lưu truyền. Đồng thời với tự do về hình thức của thể thơ, văn nghệ sĩ còn được tự do diễn đạt tư tưởng, quan điểm và lập trường của minh đối với con người, xã hội, chính trị, văn hóa, tư tưởng mặc dù đang sống dưới sự cai trị của thực dân Pháp.
Không phải đến bây giờ con mới nhớ Phật để viết lá thư này, thật tình thì lúc nào con cũng nhớ Phật cả, tuy nhiên cũng có đôi khi con trốn Phật đi theo đám ma quân ngũ dục để làm những việc sai quấy hòng thỏa mãn cái tôi ích kỷ của mình. Đấy chính là lý do mà hôm nay con viết lá thư này, cứ mỗi lần theo đám ma quân ấy, làm việc gì đó trái với thanh tịnh, hiền thiện thì con laị sanh tâm sám hối. Khổ nỗi sám hối rồi một thời gian sau laị tái phạm nữa
Emily Elizabeth Dickinson được sinh ra tại thành phố Amherst thuộc tiểu bang Massachusetts vào ngày 10 tháng 12 năm 1830 trong một gia đình nổi tiếng nhưng không giàu có. Cha bà, ông Edward Dickinson là một luật sư tại Amherst và là thành viên của hội đồng quản trị Đại Học Amherst College. Ông nội của Emily Dickinson, Samuel Dickinson, là một trong những người sáng lập Đại Học Amherst College. Tất cả tài liệu cho thấy lúc trẻ Emily là người con gái thuần hậu. Lúc còn bé bà học trường mẫu giáo được xây trên đường Pleasant Street. Cha của bà là người muốn các con học hành thành đạt nên ông quan tâm theo dõi kỹ việc học của các người con cho dù bận rộn công việc.Vào ngày 7 tháng 9 năm 1840, Dickinson và người chị Lavinia bắt đầu vào Trường Amherst Academy, trường này trước đó là trường nam sinh nhưng đã mở cửa đón nữ sinh trong vòng 2 năm trước. Cùng năm này, cha bà đã mua một căn biệt thự nằm trên đường North Pleasant Street. Căn nhà nhìn ra khu nghĩa trang được một mục sư địa phương
Thiên Lý Độc Hành, chuỗi thơ 13 bài, hình thành sau chuyến đi ấy. Nó mở đầu bằng sự trở về, và kết thúc bằng lời gởi gắm một bước chân khác lên đường. Đi cho hết con đường thăm thẳm nhân sinh trường mộng. Hai câu kết để ta đóng lại tập thơ mà không đóng lại được những tâm tình khắc khoải, tương điệu trước một vệt nắng chiều hay một ánh sao xa lay lắt cuối trời. Lời nhắn nhủ ân cần không phải là sự êm đềm khép lại cánh cổng vườn nhà sau khi người con đã trở về, nó mở ra lối sau chỉ về một phương trời miên man cô tịch…Mưa lạnh/ đèo cao/ không cõi người./ Phương trời mờ ảo với ánh sao đêm làm đèn soi lối, lấy ánh trăng trên cỏ làm chiếu mà nằm, để sáng ra tiếp tục cuộc đi mà không biết đêm nay sẽ ở đâu, có “may mắn” tìm được một chỗ ngủ kín gió không. Có khi chỗ đó là cái miếu cô hồn bên đèo vắng, có khi là phía sau cái bệ con sư tử đá khổng lồ trước cổng tam quan một ngôi chùa, nơi có một hốc nhỏ đủ cho một người nằm khuất tầm nhìn khách qua đường. Nghỉ chân và chợp mắt
Nhà văn Hoàng Hải Thủy tên thật là Dương Trọng Hải vừa qua đời ngày 6 tháng 12 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Hưởng thọ 88 tuổi. Ông là nhà báo, nhà văn viết mạnh nhất với nhiều thể loại trong gần 7 thập niên qua với các bút hiệu: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn…
Hầu hết các tác phẩm viết về Quân Binh Chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QL/VNCH) xưa nay đều do những tác giả đã từng phục vụ trong đơn vị mới am tường để ghi vào trang Quân Sử… Tác phẩm Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 của nhà văn nữ Điệp Mỹ Linh được coi là tài liệu lịch sử rất đáng quý
Tuyển tập truyện ngắn “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” bao gồm 18 truyện ghi lại những chuyện đời thường, rất thật và đa dạng của những nhân vật đã trải qua cuộc chiến Việt Nam. Tập truyện phác họa những mảnh đời muôn màu muôn vẻ, nhưng vẫn mang tính hợp nhất, và cũng là nột sự tiếp nối của dòng tư tưởng triết văn của nhà văn Lê Lạc Giao, một dòng tư tưởng triết học vừa uyên thâm vừa thực dụng: nó có tính chất soi sáng mối liên hệ sâu kín giữa truyền thống và định mệnh trên mọi cấp độ, từ cá nhân đến tập thể và thậm chí cho tới cả vận mệnh của một dân tộc. (Tô Đăng Khoa)
Tục ngữ Việt Nam có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.” Câu nói này ngày nay đã được chứng thực qua nghiên cứu khoa học của Giáo Sư Janet M. Gibson dạy về Tâm Lý Học Nhận Thức tại Đại Học Grinnell College ở tiểu bang Iowa của Hoa Kỳ cho thấy rằng nụ cười là rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể xác. Nhưng làm sao để có nụ cười an lạc trong cơn đau khổ của đại dịch vi khuẩn corona đã và đang hoành hành trên khắp thế giới trong hơn 10 tháng qua, mà tính đến cuối tháng 11 năm 2020 đã có hơn 63 triệu người bị truyền nhiễm Covid-19 và hơn 1.4 triệu người đã thiệt mạng? Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ và thế giới đều khuyên mỗi người hãy tự thực hiện các biện pháp ngăn ngừa đại dịch bằng cách tránh đến chỗ đông người, giữ khoảng cách xã hội ít nhất 6 feet, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, rửa tay thường xuyên ít nhất 20 giây đồng hồ bằng xà phòng hay nước khử trùng. Thực hiện các biện pháp này không chỉ là để bảo vệ cho bản thân mình mà còn giúp bảo vệ cho những người trong gia đình,
Với tôi, nhà thơ Du Tử Lê luôn luôn là một kho tàng bí ẩn của thi ca. Tôi nghiệm ra rằng, mỗi lần đọc anh, tôi lại thấy những cảm xúc mới. Và rất nhiều khi, phải gọi là bất khả tư nghì -- nghĩa là, thấy thơ hay mà nghĩ hoài không minh bạch và tận tường ý tứ.