Hôm nay,  

Tháng Lịch Sử Người Da Đen, Đọc “Dreaming Me”

14/02/202000:00:00(Xem: 2274)

2_Jan Willis_Mandala Magazine
Từ bé gái tín đồ Baptist, tới nữ sinh viên theo học Lama Yeshe. (Photo courtesy Mandala Magazine)

 

Cứ mỗi tháng 2 dương lịch, Hoa Kỳ lại đón mừng Tháng Lịch Sử Da Đen (Black History Month), nhằm vinh danh thành quả của người da đen Hoa Kỳ, một truyền thống lần đầu tổ chức vào năm 1926 bởi sử gia Carter G. Woodson và kéo dài tới bây giờ.

Đặc biệt trong năm 2020, Tháng Lịch Sử Da Đen mang thêm một ý nghĩa là kỷ niệm 150 năm Tu Chánh Án Thứ 15 (Fifteenth Amendment), nội dung cho người đàn ông da đen quyền đi bầu cử, cũng như kỷ niệm 100 năm Tu Chánh Án Thứ 19, nội dung cho phụ nữ quyền đi bầu cử.

Bên cạnh các hoạt động văn hóa, như phim ảnh, triển lãm, kịch nghệ, diễn hành… trong Tháng Lịch Sử Da Đen có một truyền thống lặng lẽ, nhưng đầy chiều sâu: đọc sách. Bạn có thể đề nghị giới trẻ trong cộng đồng Việt một tác phẩm nào để các em đọc, để ý thức rằng sự kỳ thị màu da là có thực và rất đau đớn, và Phật Giáo đã trở thành nơi nương tựa của rất nhiều người da đen Hoa Kỳ hiện nay.

Một tác phẩm hồi ký nổi bật của Giáo sư Jan Willis-- có nhan đề “Dreaming Me: Black, Baptist, and Buddhist ― One Woman's Spiritual Journey” (Mơ Tôi: Da Đen, Tín Đồ Baptist, và Là Phật Tử -- Hành trình Tâm linh của một Phụ Nữ) -- được nhiều độc giả quan tâm về Phật giáo giới thiệu cho nhau trong tháng này. Sách này in lần đầu năm 2001, và tái bản 2008.

Trong phần giới thiệu trên Amazon, ghi nhận rằng: “Jan Willis không phải tín đồ Baptist hay Phật giáo. Bà đơn giản là cả hai. ‘Dreaming Me’ là chuyện đời của tác giả, khi niên thiếu trưởng thành trong các vùng Jim Crow South (tiếng lóng chỉ: các tiểu bang phía nam có luật kỳ thị da đen để thượng tôn da trắng), đối phó với kỳ thị trong một đại học Ivy League (nhóm đại học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ), và rời dính líu với Đảng Báo Đen (Black Panther Party – một đảng cách mạng da đen cực tả, lập năm 1966, giải tán năm 1982). Nhưng chỉ tới khi gặp Lama Yeshe, một nhà sư PG Tây Tạng cư ngụ trong vùng núi Nepal, bà mới nhận ra con người thực của bà, và từ đó bà biết cách sống tận lực cuộc đời của bà.”

Nữ Thiền sư Hoa Kỳ Sharon Salzberg, người có nhiều tác phẩm về Phật giáo, nhận định về sách Dreaming Me: “Sách của Jan Willis là một cẩm nang hướng dẫn đầy thông tin, tuyệt đẹp và lôi cuốn cho những ai muốn tìm sự chuyển hóa. Tác giả khéo léo đan kết chuyện đời riêng và lời Phật dạy, đưa tới hiện thực về hành trình bước đi tới giải thoát.”

Thupten Jinpa, người sáng lập viện nghiên cứu và dịch thuật về Phật giáo Tây Tạng Institute of Tibetan Classics, và là thông dịch riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhận định về hồi ký Dreaming Me: “Một cuống sách chân thực gợi cảm hứng về thăng hoa cá nhân và là chiến thắng của lòng người. Sách tuyệt vời này chạm vào nhiều chủ đề mà tất cả những người hành hương chân thực – đặc biệt những ai muốn kết hợp di sản văn hóa và tôn giáo với hành trình tâm linh mới tìm ra – đều phải giải quyết ở một điểm nào đó trên hành trình của họ.”

Hai nhà phê bình Frederic và Mary Ann Brussat ghi nhận rằng Jan Willis là người Mỹ da đen đầu tiên trở thàng một học giả chuyên về Phật Giáo Tây Tạng và là một dịch gia về lĩnh vực này. Bà là giáo sư môn tôn giáo học tại đại học Wesleyan University và đã giảng dạy về Phật học trong hơn 25 năm. Với tập hồi ký kể lại hơn 50 năm trong đời bà, tác giả Willis tập trung vào cuộc đi tìm: “Để vượt qua cảm thọ về đau đớn và đau khổ mà tôi gánh chịu, tôi biết tôi sẽ phải tìm chữa lành, để tìm thấy nơi tiềm ẩn rất căn bản cho tất cả chúng ta: cảm thấy là nhà trong chính làn da của mình. Và do vậy, từ những ngày sớm nhất của tôi, nỗ lực đơn độc đi tìm của tôi trở thành đi tìm một phương pháp để chấp nhận chính tôi và để yêu thương tôi.”

Tác giả Jan Willis sinh năm 1948 và trưởng thành ở thị trấn Docena, tiểu bang Alabama, nơi tổ chức thượng tôn da trắng Ku Klux Klan hoạt độngt ích cực. Khi còn là vị thành niên, bà chứng kiến những cây thánh giá với lửa còn đốt cháy (do KKK) cắm trước nhà của bà. Willis đã tham dự biểu tình, diễn hành của Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. và cảm thấy bà đang trên đường của bà --- đứng dậy vì điều bà thấy là chính nghĩa quan trọng. Bà được nhận vào đại học Cornell University năm 1965 và là một trong 8 sinh viên da đen duy nhất.

Sau khi du học Ấn Độ, nơi bà cũng học tiếng Sanskrit, trong năm junior (năm thứ 3 của bậc Cử nhân Hoa Kỳ), Willis trở về đại học Cornell và tham dự liên đoàn sinh viên da đen Black Student Alliance trong cuộc tấn công vũ trang, chiếm tòa nhà sinh viên trong khuôn viên đại học. Nhưng thay vì gia nhập Đảng Báo Đen, Willis trở về Nepal  để học về PG Tây Tạng dưới hướng dẫn của đại sư Lama Yeshe. Đại sư đã hướng dẫn tác giả trong 15 năm về nan đề lớn nhất của bà: “chấp ngã quá sâu dày.” Willis học được cách dịu dàng đối với sự kiêu hãnh của bà. Phương pháp tu giữ tâm kham nhẫn, trong sáng của PG giúp bà tới chỗ tự chấp nhận chính mình. Bà bây giờ tự gọi là một Phật tử Baptist.

Willis hoàn tất Tiến sĩ về Phật học tại đại học Columbia University và đã học, thực tập và nghiên cứu tại các trung tâm  Phật Giáo Tây Tạng ở Ấn Độ, Nepal, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ trong hơn bốn thập niên. Bà là tác giả nhiều sách về PG, viết trên nhiều ạtp chí về Thiền tập, vấn đề phụ nữ và PG, vấn đề PG và màu da.

Trước khi sách Dreaming Me ấn bản đầu ấn hành một năm, Tạp chí Time vào tháng 12/2000 đưa bà vào danh sách “sáu nhà sáng tạo tâm linh cho thiên niên kỷ mới.” Jan Willis được nhiều giải thưởng và nhiều vinh danh từ cả giới học Phật và các nhà hoạt động phụ nữ và nhân quyền.

Jan Willis sinh ra và lớn lên ở thị trấn Docena, một thị trấn nhỏ với kinh tế chính là hầm mỏ. Willis phải học trường giành riêng cho học sinh da đen, lúc nào cũng xuất sắc, nhưng liên tục là nhân chứng và là nạn nhân bị da trắng kỳ thị. Những đau đớn kỳ thị này đi cả vào trong những giấc mơ của tác giả.

Jan Willis khởi sự tập hồi ký bằng lời kể về một giấc mơ, trong đó bà bị một bầy sư tử xông tới hăm dọa. Giấc mơ đã hình tượng hóa những gì mơ hồ trừu tượng từ thơ ấu – những nỗi sợ và gánh nặng tác gia gặp phải trong vị trí “một thiếu nữ từ miền Nam [Hoa Kỳ].” Trong giấc mơ, mẹ cùa Jan Willis cảnh giác con, “Con phải biết là đầy nguy hiểm ngoài kia!” Dù vậy, trong giấc mơ những nguy hiểm đó hiện hình thành bầy sư tử.

Jan Willis kể lại, “Tôi biết bầy sư tử rượt tôi… Tôi chạy và chạy, mệt thở hết nổi, hổn hển qua không khí nóng. Tôi không thấy ai cả, không ai tới để giúp.” Khi tỉnh giấc mơ là trong tâm chỉ còn lại những nỗi phẫn nộ và cực kỳ đau đớn.

Tác giả Jan Willis kể rằng đại sư Yeshe với lòng từ bi đã xem bà như con. Nhưng vẫn khác, vì nhiệm vụ một người thầy là phải dạy học trò.

Jan Willis viết: Lạt Ma Yeshe gọi tôi là đứa con gái ruột. Tôi nghĩ rằng Thầy cũng đã gọi nhiều phụ nữ độc thân khác là con gái tương tự. Nhưng tôi biết Thầy nghĩ về tôi, trong cách nào đó, là rất đặc biệt. Nhiệm vụ của Thầy là làm cho tôi cũng cảm nhận thấy sự đặc biệt đó, và để dạy tôi tin tưởng vào chính năng lực của tôi. Có một khoảng cách mênh mông giữa 'different' (khác biệt) và 'special' (đặc biệt). Mẹ tôi nhìn tôi như là một đứa khác biệt; Lama Yeshe nhìn tôi như là đặc biệt. Và đặc biệt có nghĩa là được yêu thương riêng cho chính tự thân, vì sâu tận nội tâm, nơi tận cùng là trong sạch, trí tuệ, từ bi và vi diệu. Lama Yeshe biết như thế về tôi, như Thầy biết như thế về tất cả các chúng sinh. Và đó là các vị Thầy chân thực ứng xử như thế: quý Thầy yeu thương chúng ta không ngằn mé bởi vì quý Thầy thực sự nhìn chúng ta là rất úy giá, từng ngườu trong mỗi chính riêng tự thân mình – không gì [nơi chúng ta] thấp hơn các vị Phật.”

1_book_Dream Me_2008_2001
Từ phải: bìa sách in lần đầu 2001, tái bản 2008.


Một tháng trước khi ấn bản đầu của sách Dreaming Me phát hành, Tập San Phật Học Mandala số tháng 3/2001 phỏng vấn tác giả Jan Willis.

Có chuyện gì lạ khi một học giả viết hồi ký? Vâng, khác biệt lắm, và cũng đặc biệt lắm. Jan Willis lúc đó 52 tuổi (vào năm 2001) là giáo sư dạy Phật học ở Wesleyan University tài thành phố Middletown, tiểu bang Connecticut, lúc đó đã ấn hành 4 sách đều có chủ đề nghiên cứu về Phật Giáo.

Tác giả Jan Willis trả lời phỏng vấn của Mandala rằng trong khi viết tập hồi ký Dreaming Me, nhà biên tập ở nhà xuất bản Riverhead nhắc nhở rằng đừng có viết kiểu như thờ phượng đại sư Lama Yeshe quá mức. Bà Willis biết rằng tất cả những sách viết cho độc giả Tây Phương có thể vướng nỗi nguy hiểm khi viết về các đạo sư phi thường. Bà nói thực sự bà không viết kiểu “thờ phượng đạo sư” mà chỉ kể những chuyện theo học từ khi là một cô sinh viên hai mươi tuổi, lúc đó trong lòng còn đầy những giận dữ, đau đớn và tủi hổ. Tác giả Willis nói phần tập trung là ca ngợi phương pháp Thầy Yeshe dạy bà cách hồi phục tự tin. Thầy đã nói đi nói lại với cô học trò Willis về cách nhận ra và thăng hoa sự kiện rằng “tôi là một phụ nữ mạnh mẽ và thông minh, người có kho tàng nội tâm để đóng góp cho thế giới.” Và cần tới 15 năm học với Lama Yeshe để hoàn toàn nhận ra tự tâm trong sáng, hoàn toàn không vướng mắc chút màu da hay chủng tộc, hay bất kỳ ranh giới nào.

Jan Willis kể rằng câu chuyện bà chuyển hóa tâm linh là phổ quát cho nhiều người, rằng bà không phải là đứa trẻ da đen duy nhất sinh ra và lớn lên trong một thị trấn có luật kỳ thị da đen gay gắt ở Miền Nam Hoa Kỳ, và bất kể những giải thưởng trong thời đi học, khi bà gặp Lama Yeshe, bà vẫn mang đầy những gánh nặng đau đớn, và chính Thầy Yeshe đã giúp bà hàn gắn vết thương, bằng cách chấp nhận sự kiện rằng “đôi khi ngay cả tâm Phật cũng phải phẫn nộ.”

Vâng… xin mời bạn đọc kỹ câu cuối trong đoạn trên. Sẽ không có một Phật Tử Châu Á nào dám viết như thế. Chỉ Phật Tử Mỹ, và chỉ một số thôi, không nhiều, mới viết kiểu như thế, rằng thời thơ ấu của một thiếu nữ da đen bị kỳ thị gay gắt tới nỗi “tâm Phật cũng phải phẫn nộ.”

Tác phẩm hiển nhiên là, hy vọng sẽ giúp được nhiều độc giả tìm được lối đi trong lời dạy của Đức Phật.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...