Hôm nay,  

“Anh Hùng Xạ Điêu” của nhà văn Kim Dung được dịch sang tiếng Anh

07/02/202000:00:00(Xem: 4544)

Anh Hung Xa Dieu

 

Đối với độc giả người Việt lớn lên từ thập niên 60 trở đi, có lẽ không mấy ai không biết đến Kim Dung với những bộ tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình của ông như Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Cô Gái Đồ Long, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký, v.v… Truyện của ông hấp dẫn từ đầu đến cuối, trí tưởng tượng phong phú đến độ không ngờ, lịch sử và đất nước Trung quốc bao la bát ngát được ông vẽ lại trong một khu rừng kiếm hiệp võ lâm kỳ thú ít ai sánh kịp. Tài văn chương và tài kể chuyện của ông đã chinh phục cả trăm triệu người đọc, chẳng những bên trong những vùng nói tiếng Trung ngữ, mà cả những quốc gia láng giềng như Việt Nam. Ở miền Nam Việt Nam dạo đấy, từ trí thức đến bình dân, gần như không ai không biết đến Kim Dung. Nhật báo Chính Luận nhờ dịch giả Hàn Giang Nhạn mỗi ngày dịch Kim Dung từ báo Hong Kong gửi sang mà bán chạy như tôm tươi. Người ta mua báo mỗi sáng không phải để xem tin chiến sự nơi trang nhất, mà giở trang trong ra đọc Kim Dung. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác “mê” Kim Dung đến nỗi viết cả một cuốn sách nhan đề “Nỗi băn khoăn của Kim Dung,” và giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một trí thức khoa bảng cũng viết một cuốn sách khác, trong đó ông phân tích các nhân vật của Kim Dung dưới lăng kính chính trị.

 

Mới đây, sau hơn nửa thế kỷ, bộ “Anh Hùng Xạ Điêu” của Kim Dung (Jin Yong, tên thật Luis Cha, Tra Lương Dung, sinh 1924, mất 2018) được dịch sang tiếng Anh, qua bản dịch của dịch giả người Anh Anna Holmwood, với nhan đề Legends of the Condor Heros. Tập 1, A Hero Born,  đã có bán tại các hiệu sách Barnes & Noble. Bạn nào tò mò muốn biết “chưởng Anh” của Kim Dung ra sao, hãy mua về đọc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thừa Thiên-Huế là quê của Mạ tôi. Tính tới ni đã quá nửa đời người Mạ tôi xa Huế. Ngày Mạ theo chồng xuống bến đò Thừa Phủ, bỏ lại sau lưng tiếng thở dài của Huế, riêng làng Sịa, bầu trời có mưa rơi. Cũng như Mạ, thuở nhỏ tôi đã sớm rời xa quê núi của tôi. Mạ xa quê còn có ngày trở về thăm Huế; còn tôi xa quê tới nửa vòng trái đất, so với người khác, tôi không biết làm sao trở về thăm lại miếng rừng, miếng núi quê xưa. Nhìn lại mới thấy mình giựt mình. Ai dè tôi xa quê đã quá nửa đời người rồi thê.
Tôi thắp nén nhang và đặt trên phần mộ Mẹ tôi một bó hoa huệ trắng. Mẹ tôi nằm ở đây đã hơn 20 năm, và bà mãi mãi ở tuổi 93. Nghĩa trang chiều hôm nay trông bao la yên ắng, chỉ nghe tiếng lá rừng xao xác, tiếng rì rào mơ hồ vọng về từ cõi hư vô. Khói nén nhang lan tỏa vây quanh bia mộ, hoa huệ trắng thơm tím chiều hoang vắng.
- Em cần gì? - Dạ, cô cắm cho em hai lọ hoa hồng giống nhau và chọn cho em hai tấm thiệp cũng giống nhau. Tôi hơi lạ, nhưng cũng làm theo khách đặt hàng. Tôi cắm hoa, cô lui cui, nắn nót viết. Hoa cắm xong, cô nghiêng đầu ngắm nghía, khen đẹp, rồi giơ hai tấm thiệp, vừa khoe tôi, vừa đọc: “Ngày Mẹ Có Con. Ngày Con Có Mẹ”. Cô giải thích thêm: - Hôm nay là sinh nhật em, nhưng cũng là ngày vui lớn của Mẹ vì ngày này Mẹ đã có em. Cô gắn hai tấm thiệp vào hai lọ hoa, trả tiền xong, vui vẻ quay đi. Còn tôi, đứng lặng đến quên cả việc khóa cửa! Hue Tran 2Tôi đứng sau quầy, giữa đống hoa lá cắt tỉa còn ngổn ngang. Tôi nghĩ đến “Ngày Mẹ Có Tôi. Ngày Tôi Có Mẹ”. Trời ơi, thật là đơn giản. Ngày sinh nhật của mỗi đứa con phải là ngày sinh nhật của mỗi bà mẹ vì ngày đó con chào đời bằng Hình Hài, Mẹ chào đời bằng Hạnh Phúc.
Con đê dài rộng, hai bên trồng dừa Tam Quan cao hơn đầu người thẳng hàng, đều khoảng. Những quày dừa màu hỏa hoàng oằn trái. Bóng dừa chìm dưới đáy nước của hai đầm sen – bên trái đầm sen trắng, còn bên phải đầm sen hồng. Từ con đê đi vào khoảng ba trăm thước, một ngôi chùa nằm im lìm giữa hai hàng dương.
Có người bạn văn email hỏi tôi: Tản văn, Tùy bút và Ký giống, khác nhau chỗ nào. Câu hỏi khá bất ngờ và, kỳ thực, tôi không biết rõ lắm, bèn tìm kế hoãn binh, bảo chị đợi tôi trả lời trong một bài viết, thay vì vài câu email sơ sài cho qua. Nhận lời xong, tôi mới biết mình dại, vì không dễ dàng trả lời cho thỏa đáng câu hỏi này chút nào. Thôi thì, đành cố tới đâu hay tới đó, có chi bất cập, sai trái, mong các bạn góp ý và chỉnh sửa lại cho đúng. Giữa ba thể loại, có lẽ Ký dễ phân biệt nhất. Ký cũng là một thể loại văn học phổ biến trong văn học Tây phương, nên tôi có nhiều phương tiện tra cứu hơn. Vì thế, xin nói trước về Ký. Ký là tên gọi chung cho một nhóm thể tài chữ nghĩa văn xuôi nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học, như báo chí, chính luận, ghi chép… Chủ yếu của Ký là ghi chép theo dạng tự sự, miêu tả nhiều hơn là phân tích nội tâm. Ký có nhiều thể loại: Hồi ký, Bút ký, Du ký, Ký sự, Phóng sự, Nhật ký, v.v…
Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5.
Hãy hình dung rằng sẽ tới một thời thế giới không còn bom đạn, và thay cho những trận mưa bom sẽ là những trận mưa thơ. Hãy hình dung rằng những góc phố Sài Gòn, Hà Nội và khắp thế giới sẽ dựng lên các bia đá khắc lên những dòng thơ ca ngợi hòa bình và tình thương. Như thế, thơ sẽ chữa lành thế giới, sẽ đẩy nhân loại bước rời xa các u tối chiến tranh, khi những ánh mắt căm thù hốt nhiên chỉ nhìn thấy những trận mưa hoa đầy chất thơ. Thậm chí, hát thơ còn chữa bệnh được: lịch sử ghi rằng trong thời Vua Hùng Vương, hát thơ chữa được sản nạn, hóa giải chứng đau bụng đẻ để bà bầu êm ái cho ra em bé an lành. Ông bà mình từ xa xưa đã nhìn thấy tác dụng của thơ. Khi nhìn thấy người thương bước tới sân đình giữa làng, trong khi lời còn rất rụt rè, thì dòng thơ ca dao có thể nói lên rất nhiều, dù là chàng ướm lời với nàng hay ngược lại: Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu. Sau khi hai dòng thơ trên được hát lên, lời nói nào sau đó cũng dư thừa.
Thơ quả đã giúp cho Phùng Cung sống sót, sau những năm dài tù ngục, và là chỗ dựa cho những người thất thế (như ông) đứng lên làm lại cuộc đời. Và cuộc đời te tua, tả tơi, bầm dập của Phùng Cung cũng khiến tôi thốt nhớ đến những người cầm viết khác – cùng thời với ông – những kẻ đã dựa vào thơ văn chỉ để kiếm chút công danh, hay bổng lộc.
Người ra đi lòng vẫn nhớ, con tim chia hai nửa mang theo nửa để laị quê nhà. Phần nhiều ai cũng nhớ quê hương, với những gã du tử thì càng tha thiết biết bao. Những gã du tử mang nghiệp chữ lòng mang mang viết nên những bài thơ, áng văn dâng cho đời. Mùa xuân về nước non cố quận mình tưng bừng trẩy hội, cho dù có nhiều hư hao và dang dở. Nước non dù còn nhiều nguy hiểm tồn vong, đời dù lắm dâu bể đổi thay, lòng người dù đa đoan… nhưng tình vẫn tha thiết lắm em ơi!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.