Hôm nay,  

82 Tác Giả Yêu Cầu Bà Oprah Rút Lại Tác Phẩm American Dirt Ra Khỏi Danh Sách Sách Hay

07/02/202000:00:00(Xem: 3366)

Văn giới Hoa Kỳ những ngày đầu năm 2020 xôn xao về cuốn tiểu thuyết American Dirt của nhà văn Jeanine Cummins. Lý do là vì cuốn sách vẽ ra những hình ảnh rất tiêu cực về vấn đề di dân lậu, mà chủ yếu là dân Mexico và châu Mỹ Latin. Nếu đây chỉ là một cuốn sách xuất bản nhằm thỏa mãn một số người đọc có chung cái nhìn bỉ báng gay gắt về di dân thì chắc chẳng ai thèm lên tiếng làm gì, vì làm vậy chỉ quảng cáo không công cho sách. Nhưng ở đây, cuốn sách lại được bà Oprah Winfrey bình chọn là Sách Hay trong tháng của Câu Lạc Bộ Sách do bà là chủ nhiệm. Oprah là một talk-show host người da đen, có danh tiếng và ảnh hưởng khá sâu rộng lên xã hội nhờ bà là một phụ nữ thông minh, hiểu biết, có tài hùng biện, từng là diễn viên điện ảnh, và đặc biệt bà quan tâm đến nhiều vấn đề của xã hội Mỹ đương thời.

Trong một lá thư ngỏ gửi đến bà Oprah, có cả thảy 82 tác giả cùng ký tên – trong đó có những nhà văn tên tuổi từng viết về di dân như Alexander Chee, R.O. Kwon, Carmen Maria Machado, Daniel José Older, Luis Alberto Urrea, v.v... – họ ca ngợi thành tựu của bà Oprah suốt nhiều năm nay đã có công “nâng cao tiếng nói của nhiều tác giả xứng đáng” và  là “người vô địch đi tiên phong thực hiện những điều tốt đẹp cho công lý, cốt tạo dựng một xã hội tốt đẹp hơn, và nhất là những điều bà làm quả đã đóng góp tích cực rất nhiều cho văn chương.” Nhưng sau đó họ yêu cầu bà hãy rút lại cuốn American Dirt ra khỏi danh sách Sách Hay, bởi, theo họ, cuốn sách có những xu hướng cực kỳ thiên kiến, vô trách nhiệm, đơn giản hóa vấn đề, khai thác những khía cạnh tiêu cực đen tối, bi thảm của di dân và văn hóa di dân. Nói chung, đó là một cuốn sách không đáng ca ngợi vì tác giả đã không có cái nhìn đúng đắn, bao dung về di dân. Và giữa thời điểm xã hội phân hóa trầm trọng như ngày nay, dưới triều đại của Tổng thống Trump, chỉ gây tổn thương thêm cho vết thương chưa được chữa lành. Họ viết thêm như vậy.

Bà Oprah sử dụng mạng xã hội Instagram tạm thời trả lời rằng, bà “lắng nghe và sẽ tiếp tục lắng nghe mọi tiếng nói…” Bà nói thêm, “Hiển nhiên chúng ta cần có một cuộc đối thoại khác về cuốn American Dirt, và tất cả mọi người chúng ta trong cộng đồng nên cùng nhau ngồi xuống thảo luận.”

Bà Oprah cho biết bà sẽ làm một vài thay đổi trong chương trình nói về cuốn sách sắp tới. Thay vì phỏng vấn tác giả Cummins tại biên giới, bà sẽ cho tổ chức một cuộc thảo luận quy mô với sự tham dự của nhiều cá nhân và sẽ trình chiếu trên kênh truyền hình Apple TV+.

Oprah 1
Bà Jeanine Cummins, tác giả American Dirt, đang ký sách

 

Ngay cả trước khi chính thức phát hành hôm cuối tháng Giêng 2020, cuốn sách đã gặp phải phản ứng dữ dội của dư luận, đến nỗi Flatiron Books, công ty chịu trách nhiệm xuất bản sách, phải lập tức đình chỉ tất cả các buổi ra mắt sách giới thiệu tác giả với công chúng, vì có rất nhiều kẻ nặc danh gọi vào đe dọa sẽ sử dụng đến bạo lực nếu nhà xuất bản không thu hồi cuốn sách. Các hiệu sách trên toàn quốc cũng phải hủy bỏ các buổi nói chuyện ký sách của tác giả, các mạng xã hội sôi sục nổ tung với những lời bình luận bênh cũng như chống.

Cánh hữu không bỏ lỡ cơ hội này, nhảy vào biện biệt, bảo đây là hình thức kiểm duyệt thô bảo, thậm chí khủng bố, đối với một tác phẩm văn chương hư cấu. Cây bút phê bình Ron Charles viết trên tờ Washington Post, so sánh sự việc với chuyện nhà văn Salman Rushdie cách đây 30 năm bị giáo chủ Hồi giáo Khomeini của Iran hạ chiếu chỉ fatwa xử tử hình vì trong cuốn tiểu thuyết Những vần thơ quỷ của nhà văn có những điều bị xem là báng bổ Thánh Mohamad và Hồi giáo.

Một cuốn tiểu thuyết mà được công luận chú ý đến mức đó sao?

Bạn là tiểu thuyết gia và bạn có toàn quyền viết bất cứ cái gì trong sách của bạn, ngay cả những điều bị xem là phi đạo đức, phi luân lý, trái với đạo nghĩa thông thường, và thậm chí trái với sự thật? Có giới hạn nào cho những điều bạn viết không? Tất cả những biện pháp hạn chế ngòi bút của nhà văn, dưới bất kỳ thao tác nào, đều có thể bị xem là hình thức kiểm duyệt được không? Thật ra, đây là vấn đề đã được đem ra bàn cãi nhiều, hao tổn giấy mực không ít. Hiển nhiên, chúng ta sinh sống trong một xã hội tự do, chứ không phải một chế độ toàn trị kiểu Cộng sản, có nghĩa là tự do trong ngòi bút là tuyệt đối. Thế nhưng lương tâm một người cầm bút có cho phép chúng ta đặt bút viết những điều mà có thể gây tác hại đến kẻ khác hay phúc lợi của một cộng đồng?

Sự thật là, ý đồ của nhà văn, dưới bất cứ hình thái ẩn dụ nào, cũng không dễ dàng che giấu trong mắt người đọc, nó hiển hiện như giữa ban ngày và chỉ cần một chút tinh tế là chúng ta nhận biết ngay người viết muốn gì. Trong tay một nhà văn bực thầy, đầy tính nhân bản như nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, tâm sự của một cái thây ma chết dưới đáy giếng, dù biết rõ đấy chỉ là chuyện hư cấu, lại có sức thuyết phục đặc biệt, và chúng ta tâm phục sức tưởng tượng phong phú của nhà văn, cùng lúc tiếp cận thông điệp từ nhà văn và chia sẻ với ông những điều tâm huyết nhà văn muốn chia sẻ. Nhưng đọc Hồ Anh Thái và Bảo Ninh (hai nhà văn quân đội tiêu biểu của Cộng sản Việt Nam) với những chi tiết tả cảnh người lính miền Nam ăn gan ăn tim bộ đội miền Bắc bị bắt sống, thì chúng ta chỉ thấy sự phản cảm, thậm chí tởm lợm, về ý đồ của người viết.

Trở lại với cuốn American Dirt của nhà văn Jeanine Cummins, ý đồ của người viết ở đây có lẽ chỉ là làm ra tiền. Theo nhận định chung, đó chỉ là một cuốn tiểu thuyết tầm thường, một tác phẩm mà New York tuồn ra mỗi năm hàng trăm cuốn, thuộc thể loại “hành động,” ly kỳ, gay cấn, hồi hộp, với những hình ảnh gây sốc cốt tạo ấn tượng mạnh nơi người đọc. (Cuốn sách thuật chuyện một người đàn bà Mexico phải dắt đứa con gái chạy trốn lên Mỹ sau khi những người khác trong gia đình bà bị băng đảng ma túy giết sạch.) Nhưng sự tranh cãi gay gắt giữa cánh tả và cánh hữu, trong một khí hậu phân hóa đến độ bệnh hoạn của xã hội Hoa Kỳ ngày hôm nay, chỉ làm các tay lái sách trong Flatiron Books và Macmillian ngồi rung đùi nhìn cả triệu đô-la chạy vào tài khoản mình. Thật vậy, chỉ trong vòng năm ngày, từ hôm cuốn sách bắt đầu phát hành hôm 21/1/2020, đã có 50 ngàn cuốn bìa cứng được bán ra, mỗi cuốn giá US$27.99. Hết sạch. Máy in chạy ngày đêm cháy máy để kịp gửi sách đi khắp nơi. Các lái phim cũng đánh hơi được mùi tiền, gửi ngay đại diện đến ký hợp đồng làm phim truyện dựa trên cuốn sách.

Chả trách bà Cummins đã bỏ túi trước một triệu đô-la khi cuốn sách còn ở dạng bản thảo chưa lên khuôn.

Oprah 2
American Dirt bày bán tại tiệm sách Barnes & Noble, Tustin, CA



Ý kiến bạn đọc
18/02/202012:57:40
Khách
Sách nầy chắc là Trọc Phú Trump khuyến khích đọc
10/02/202020:04:27
Khách
Tieng Vietnam co dau
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà hiền triết người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1986 tại Ojai Valley, Quận Ventura, Nam California, Hoa Kỳ, nơi ông đã chọn làm quê hương thứ hai từ năm 1922 cho đến khi ông mất, dù ông không ở đó thường trực. Tính đến tháng 2 năm nay, 2024 đã tròn 38 năm kể từ ngày ông lìa bỏ trần gian. Krishnamurti là một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 20. Cuốn “The First and Last Freedom” của ông được Giáo sư Phạm Công Thiện dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975 ở Sài Gòn với tựa đề “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng” là một trong những cuốn sách tôi rất yêu thích đọc từ thời còn niên thiếu. Nhân tìm đọc lại một số bài giảng và bài viết của Krishnamurti, tôi tình cờ gặp được bài thơ “Song of the Beloved” (Bài Ca Về Người Yêu), nhưng không thấy ghi ông đã làm từ bao giờ. Có lẽ bài ca này ông làm vào những lúc về nghỉ ngơi tịnh dưỡng ở Ojai, vì bài đó nói lên lòng yêu thích thâm thiết của ông đối với thiên nhiên,
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Người viết chơi với Phạm Thiên Thư từ những năm học trung học đệ nhất cấp khoảng 58-59. Thư đến nhà tôi ở ấp Cả Trắc, khu Ông Tạ và chúng tôi thường kéo nhau ra quán cà phê vợt ở đầu ngõ đi vào ấp. Trong những lần uống cà phê, Thư nói sôi nổi về việc lập học hội Hồ Quý Ly, để thực hiện việc nghiên cứu, viết văn, làm thơ. Mục đích là tiến tới làm một tập san văn nghệ...
Chúng tôi vẫn biết Hoàng Cầm là người cùng quê và là bạn với một ông anh họ từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng không ngờ nhà thơ lại theo xe ra đón chúng tôi ở phi trường Nội Bài. Hôm đó Hoàng Cầm mặc một cái màu đỏ xậm trông rất hào hoa dù Hà Nội năm đó vẫn còn rất nghèo...
Mở đầu cho sê-ri bài viết về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 50 tại Bắc Việt Nam, là một tư liệu hiếm quý về/của nhà thơ Phùng Quán. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nước Mỹ thế kỷ XX cống hiến cho nhân loại sự phong phú và đa dạng của các trào lưu, chủ đề và tiếng nói trong văn học. Một số tác giả và tác phẩm kinh điển đã xuất hiện trong thời kỳ này, góp phần phát triển truyền thống văn học có từ những thế kỷ trước. Riêng trong lĩnh vực tiểu thuyết, văn học hiện đại, thịnh hành vào đầu thế kỷ XX ở Châu Âu với kỹ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của James Joyce và Virginia Woolf, lan rộng sang Mỹ, tìm cách tách rời các hình thức truyền thống thế kỷ XIX để cách tân và hình thành một dòng văn học mới với phong cách độc đáo, táo bạo và mở ra những cánh cửa thú vị bất ngờ cho người đọc đi vào ngôi nhà nghệ thuật. Kỷ nguyên văn học hiện đại phương Tây bắt đầu từ hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX và, không thể nghi ngờ, Mỹ là quốc gia có những đóng góp to tát. Các tiểu thuyết gia lớn trong thời kỳ này, ta có thể nhắc đến F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway và William Faulkner.
Bước đi như vậy rõ ràng là không cần lưu dấu; nhưng chính là bước đi siêu tuyệt của bậc đại nhân, đại sĩ: không dấu tích mà lại tràn đầy công đức, lợi ích cho dân tộc, đạo pháp và nhân loại nhiều thế kỷ sau.
Một chương trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ của nhà văn Trịnh Y Thư...
Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ lớn của nước Việt trong thế kỷ 20. Ộng có địa vi cao cả trên thì văn đàn miền Nam và là người duy nhất được tôn xưng là thi bá...
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ.” Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi đã nói ở trên, nó vẫn mang đủ những yếu tố của một truyện ngắn. Hẳn nhiên người đọc sẽ thấy rõ đây là dụng ý của tác giả. Và chỉ đến lúc đọc xong trọn “Đường về thủy phủ,” thì mới có một suy nghiệm tổng thể, và có thể bật ra cách ráp nối những mảnh hình, những sự kiện, và lóe sáng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm qua bản chất của các nhân vật, để từ đó hiểu rõ hơn chủ đề của nhà văn Trịnh Y Thư...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.