Hôm nay,  

Bay Đi Cánh Chim Biển

27/12/201900:00:00(Xem: 4598)
Bo Tung Ma-Phung Annie Kim
Bồ Tùng Ma trao giải cho các em thiếu nhi lãnh giải Bé Viết Văn Việt tại Giải Thưởng VVNM & BVVV 2010  

                                             

Năm 2016 tôi đi lãnh giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Tôi tò mò vì cái bút hiệu vừa lạ vừa tếu của một tác giả viết rất hay: Bồ Tùng Ma. Tôi mong gặp vị này vì ông là thành viên trong ban Giám khảo, ông còn là bậc tiền bối, kẻ hậu sinh này xin hỏi ông vài câu đại loại như hồi còn trẻ chắc ông thích đọc truyện ma Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh? Sao ông lại lấy bút hiệu là Bồ Tùng Ma mà không là Bồ Tùng... gì gì đó? (Tôi nghĩ thầm ông này chắc là... ma mãnh lắm đây?) Hỏi ông, ông giơ tay che cái lỗ tai. Tôi chả hiểu ông muốn nói gì. Câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời.

Trước ngày trao giải chính Viết Về Nước Mỹ, có một buổi họp mặt của nhóm Việt Bút tổ chức tại nhà  tôi, nhiều người  yêu cầu ông góp món bánh tiêu vì nghe nói ông làm bánh tiêu ngon. Tôi hay đùa là bánh tiêu (tùng) hay tiêu (tán) đường đặc biệt của bác Ma do chính tay ông làm, bảo đảm ăn vài cái không ngán. Tôi không tin và hỏi bánh này ông hay cô Tiên làm. Ông không trả lời. Sau này mới biết ông bị lãng tai nặng. Thời chiến tranh, tai bên trái ông bị thương vì bom pháo kích. Muốn nghe phải “pillow talk” thật lớn bên tai phải của ông, may ra...

Nhiều lần trời mát ông vẫn  đội sùm sụp cái nón trên đầu, tôi nói lớn bên lỗ tai ông:

– Bác có vẻ thích  đội nón. Nón của bác đủ kiểu mô-đen?

Ông lấy cái nón ra để lộ cái đầu hói:

– Đội để che cái mỏ ác trụi lủi đây nè.

Ông hay đeo cặp kính mát đen thui, tôi ghẹo tiếp:

– Bác đeo kính đen trông giống điệp viên không không... thấy... phát ớn! (điệp viên 007).

Ông cười tủm tỉm:

– Đeo kính đen để nhìn lén mấy cô mà mấy cô không biết mình nhìn.

Ghê chưa? Già mà duyên. Duyên ngầm. Ít nói nhưng “Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đánh chết voi” là ông. Từ đó tôi cứ gọi là “bác Ma” có vợ là “cô Tiên”. Cô Tiên vừa trẻ vừa đẹp. Ma mà được gần Tiên chắc là... Ma vương!

Có lần tôi bắt gặp Ma dẫn Tiên vô Phước Lộc Thọ. Lâu ngày gặp ông tôi mừng quá có dịp ghẹo ông nữa:

– Bác Ma, vàng xuống giá, đi mua  vàng… trữ hả?

Ông cười thật tươi:

– Nè, nói nhỏ nhỏ coi chừng bị ăn cướp.Vàng bạc gì. Đi sửa đồ.

Cái giọng Huế pha Quảng Nam, hà tiện nụ cười, nét mặt khắc khổ, ánh mắt đăm chiêu của một thời oanh liệt đã từng là cựu Hải quân Thiếu tá khóa 13 Sĩ quan Hải quân Nha Trang, gia đình Đệ Nhị Dương Cưu trong chốn hải hồ, bây giờ ông an phận với tuổi già (nhưng bóng không xế chút nào ), lẽo đẽo theo cô vợ trẻ đi dạo phố Bolsa.

Năm 2018 trong buổi họp mặt tiền hội ngộ của nhóm Việt Bút trước ngày trao giải, thấy ông hiền, ít nói, đám tiên nữ Việt Bút ăn hiếp. Các chị Thịnh Hương, Nguyễn Hằng, Phương Hoa, Nguyễn Mão, Iris, Annie, Donna, Thanh Mai, Tường Vân... xúm lại “dí” chụp hình chung với Ma, ép ông nằm dài “phê” như “mỹ nhân ngư” trên sân cỏ. Ông nghe lời đạo diễn, nằm nghiêng, điệu bộ lả lơi, tay trái kê đầu, miệng cười toe toét tỏ vẻ khoái chí lắm. Tấm hình này và hình bác Tân ngố mặc áo đỏ, mang giày đỏ nằm kiểu vua Lê Ngọa Triều chung quanh bầy cung phi mỹ nữ là những kỷ niệm các chị nhóm Việt Bút không bao giờ quên.

Ông thường bị tôi “tố” trên diễn đàn Việt Bút nét mặt lúc nào cũng “hình sự”, khó đăm đăm, ít cười, loại người “chìm trong đám đông”  như trong truyện Chồng Bé. Không biết ông lục lọi đâu ra vài tấm hình cũ  cười thật tươi chuyển cho nhóm xem chơi. Tôi khen rối rít để ông chuyển tiếp nhưng đâu có nữa. Nụ cười của ông hiếm như nụ cười Bao Tự. Tôi tự hỏi hay là trong lòng ông còn lấn cấn “Có những niềm riêng làm sao ai biết?” (1)  Nếu bạn đọc bài viết Nỗi Lòng Ba Mươi Tháng Tư sẽ thấy ông ngậm ngùi, ray rứt, “Tôi thành thật mong bà ấy nhận nơi đây một lời xin lỗi” và ông trải bày tâm sự về đời mình, “một người lính biển rày đây mai đó...” và nguyên nhân sâu xa là “bà ấy không chịu đựng được sự ‘bay bướm’ của tôi…”

Phải chăng đây là lời tạ lỗi với “cố nhân” và cũng là lời “Tự Thú  Trước Bình Minh” (2) vào cuối đời của ông chồng trong cung mệnh có số đào hoa?

Đọc truyện mới thấy văn phong của ông già gân này có nhiều từ ngữ làm cho người đọc tha hồ tưởng tượng. Có câu ông viết trong truyện Ông Mỹ Chết Nhát: “Thật là chán, chẳng bù với thời gian trước 75, hai đứa rủ nhau đi “bậy bạ” khiến chị Pháp cằn nhằn luôn mấy ngày”. Hai chữ “bậy bạ” trong dấu ngoặc kép, người đọc ai muốn hiểu sao thì hiểu. Hay trong truyện Ông Ba Đau Khổ : “Ông Ba nghe Năm Xuân nói như nghe tin có thêm một trái đạn pháo kích nữa của “giải phóng” rớt trúng nhà ông”. Ông đã từng viết báo bôi bác Việt Cộng. Thời chiến tranh, nhắc lại hai chữ “giải phóng” đọc theo kiểu nói lái, tôi tưởng tựơng trong cảnh đạn pháo kích nổ mà bị phỏng d… thì không thấy đau, chỉ thấy mắc cười.

Trong bài viết Nói Chuyện Tử Sinh, nhân vật Điền Sơn có lối kể chuyện  quen quen như chuyện của ông. Đây là chuyện cấm đàn bà. Chuyện tếu của các cựu sĩ quan hải quân cùng khóa họp mặt ăn nhậu, nói phét. Ông đem theo một sưu tập hình Playboy. Các bạn này chia nhau xem, trầm trồ, cười, nói, văng tục tá lả. Họ ôn lại chuyện xưa, mơ ước sống lại thời thanh xuân dù chỉ một ngày rồi bị stroke hay Alzheimer cũng cam lòng. Câu chuyện tếu là khi bệnh nặng trong nhà thương, ông chợt nhớ ra bộ sưu tập Playboy giấu bà trong va li. Ông sợ con cháu sau này bắt gặp sẽ cười ông thúi đầu. Ông cũng biết xấu hổ với con cháu. Ông đành thú thật với bà và bảo bà đem đốt đi cho ông an tâm. Thì ra “dân chơi cũng sợ mưa rơi” là mấy quyển Playboy.

Đọc xong câu chuyện tôi hình dung ra một ông già “không nên nết” dễ thương đâu đó tôi đã gặp ngoài đời nhưng loáng thoáng là hình ảnh ông. Ông thế đấy. Ông viết về mình, về các nhân vật ngoài đời. Ông hư cấu nhưng các nhân vật ông mô tả hầu hết rất sống động, rất đời, rất thực như con người thực của ông. Văn phong vừa dí dỏm vừa  hấp dẫn. Viết được như thế khó lắm. Phong cho ông chức vụ trong Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ là đúng người, đúng việc.

Đâu chỉ có viết để cười chơi, trong truyện Tái Sinh, ông triết lý sâu sắc về sự vô thường, vòng luân hồi và lẽ “sắc không” từ đạo Phật: “Phải, cái gì cũng có sự chấm dứt. Cái gì rồi cũng có lúc tàn lụi. Cái gì có rồi sẽ không có; ngay cả vũ trụ, trái đất; thân xác tao rồi cũng đi theo mầy. Tất cả sẽ gặp nhau tại một nơi, đó là nơi không-có-gì-cả. Việc gì phải than trách.” Và ông kết luận bằng một suy nghĩ lạc quan ở đoạn cuối “… Nhưng không phải về một nơi không-có-gì-cả mà về một nơi nào đó để trở lại hoàn hảo hơn”.

Ông viết bài Mái Nhà Xưa kể câu truyện tình nghĩa thủy chung giữa một cô gái Việt tên Oanh và một bà mẹ nuôi người Mỹ tên là Julia. Đoạn cuối ông viết thay cho Oanh như một sự chấp nhận về cái chết là lẽ đương nhiên của dòng đời sinh lão bệnh tử: “Một ngày nào đó tôi cũng sẽ theo má Julia. Thế nên tôi thường bắc ghế ra ngồi ngoài hiên. Mong có người ngắt tặng tôi một đóa hoa hồng”.

Gần 20 năm viết lách gồm 53 truyện ngắn Viết Về Nước Mỹ đoạt giải thưởng Việt Bút năm 2008 và là một thành viên trong Ban Giám Khảo Tuyển Chọn Chung Kết, năm nay không thấy ông xuất hiện nữa. Cả nhà Việt Bút hỏi thăm mới biết ông bị stroke đang nằm trong bệnh viện. Anh Nguyễn Hữu Thời đi thăm trước, sau đó nhóm Việt Bút kéo nhau đi thăm ông. Gặp bạn ta, giờ mới biết tên cúng cơm của ông là Nguyễn Văn Tân,  tên Mỹ là Joseph Nguyễn. Bạn ta gầy quá, da trắng xanh, đầu trọc lóc, nằm một mình, chung quanh là dây nhợ chằng chịt. Ông thở khó, mắt lờ đờ, chỉ còn chút nhận biết mơ hồ ai đó đến thăm. Những giây phút thoi thóp cuối đời của ông thật mong manh, thấy mà thương!

Kể từ ngày ông nằm bệnh, nhóm Việt Bút đi thăm cho đến ngày ông mất, cũng khoảng sáu tháng. Sáu tháng trời ông chống chọi với tử thần. Có lúc ông mê man, thần thức của ông rong chơi đâu đó. Có lúc nửa tỉnh nửa mê, ông nhận ra người thân bằng đôi mắt chớp nhẹ hay cái nhếch môi. Như ngọn đèn dầu sắp tắt, thân thể khô cạn, các tế bào tan rã dần, không còn sức nóng, không còn hơi thở, ông ra đi ngày 7 tháng 12, lúc 5 giờ chiều. Nhóm Việt Bút đăng lời phân ưu, đặt vòng hoa và tổ chức đi gặp ông lần cuối tại nhà quàn Lotus ở Alhambra.

Chúng tôi đến nhà quàn cũng là lúc tiếng tụng kinh và lời khai thị của vị sư chấm dứt. Tang gia và các thân hữu đã có mặt ngồi kín gian phòng. Chung quanh nhà quàn là hoa phúng điếu của thân nhân và bạn bè. Trên bàn thờ là tấm ảnh ông chụp nghiêng, thời còn rất trẻ, nét mặt thư sinh,   mặc bộ quần áo trắng, đội mũ trắng của binh chủng Hải quân. Những người bạn Hải quân của ông mặc đồng phục vest đen, nón trắng đứng ngoài hành lang chuẩn bị làm lễ phủ cờ. Vị niên trưởng Hải quân đọc tiểu sử của ông. Các hội đoàn và bạn bè đọc lời chia buồn. Anh Nguyễn Viết Tân đại diện nhóm văn hữu Việt Bút có lời phân ưu cùng tang quyến và gửi tiền phúng điếu. Vòng hoa tang ghi dòng chữ “Nhóm Việt Bút Thành Kính Phân Ưu” đặt cạnh quan tài ông. Lễ phủ cờ có sáu người bạn đồng đội đặt lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ lên chiếc quan tài trong tiếng kèn saxophone chậm buồn da diết nhắc lại một đời ông phục vụ Tổ quốc cho đến ngày 30 tháng 4.

Chúng tôi thắp nhang, đi một vòng, dừng trước quan tài, nhìn ông lần cuối. Ông được trang điểm cẩn thận, trông lạ, không nhận ra ông. Tôi đi bên cạnh chị Xuân, đứng trước mặt ông, tôi nói thầm đủ cho ông nghe: “Bác Ma, anh chị em nhóm Việt Bút đến tiễn bác. Bác nhớ bác viết cái gì rồi cũng có sự chấm dứt. Cái gì rồi cũng có lúc tàn lụi. Cái gì có rồi cũng sẽ không có. Như cái thân này. Bác ra đi bình yên thanh thản. Đừng luyến tiếc gì…”

Bây giờ tôi đã có câu trả lời tại sao ông lấy bút hiệu là Bồ Tùng Ma. Một niên trưởng Hải quân trong tang lễ nói về tiểu sử của ông kể rằng năm 1963 khi ông còn là sĩ quan Hải quân tại Nha Trang, ông làm chủ bút ấn hành cuốn Alpha 13, bài đầu tiên ông viết là một chuyện ma giống như chuyện ma của nhà văn Bồ Tùng Linh trong Liêu Trai Chí Dị nhưng truyện ma của ông mang tính chất hài hước hơn là kinh dị. Ông lấy bút hiệu Bồ Tùng Ma từ đó.

Lấy cảm hứng tựa đề từ quyển tiểu thuyết nổi tiếng “A Time To Love And A Time To Die” (Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết) của nhà văn Erich Maria Remarque, ông viết một bài tựa đề “Một Thời Để Nhớ Và Một Thời Để Yêu” trong đó có đoạn cuối ông bày tỏ một triết lý sống khôn ngoan, chừng mực và hiện sinh: “Hạnh phúc là biết hài lòng với những gì mình đang có. Không có cái vui nào trên đời này hoàn hảo cả trừ khi mình biết bám lấy nó và thưởng thức khi nó còn trong tay mình”.

Đời thủy thủ hay những chiến sĩ Hải quân như những cánh chim. Cánh chim biển Bồ Tùng Ma đã chọn lựa, đã sống trọn đời mình “để nhớ và để yêu”. Cánh chim ấy đã bay đi thật xa nhưng nụ cười hiếm hoi và  chất hài hước của ông vẫn ẩn hiện trong những trang sách Viết Về Nước Mỹ và trong lòng anh chị em Việt Bút.

 

Bài viết kính tặng anh Bồ Tùng Ma.

Cầu nguyện hương linh anh bay xa và an lành về cõi vĩnh hằng.

Cali ngày 15 tháng 12 năm 2019

Phùng Annie Kim

 

Chú Thích:

(1) Bài hát “Có Những Niềm Riêng” của Lê Tín Hương.

(2) Tên một cuốn phim “Tự Thú Trước Bình Minh”.   

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
30/12/201922:33:04
Khách
Mấy tuần nay cứ mong có một bài viết tiễn biệt chú Bồ Tùng Mà. Ngóng trông hoài mà chẳng thấy!
Hôm nay bỗng dưng xuất hiện toàn những bài viết chia ly, từ biệt chú!
Xin được cám ơn tất cả các anh chị viết bài nói về chú Bồ Tùng Ma!
Một cách nào đó các anh chị đã nói dùm nỗi lòng của rất nhiều người!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Du Tử Lê: Nguyễn không chỉ có được cho mình một nội lực thi ca thâm hậu, một đam mê quyết liệt tới mức sẵn lòng đánh đổi mọi tiện nghi, may mắn (?) đời thường và, nhất là những thảm kịch, ngộ nhận mà Nguyễn đã trải qua tự những ngày thơ ấu tới hôm nay!...
Khi King lên ba tuổi, cha ông là Donald Edwin King đã bỏ gia đình đi biền biệt bằng một lời nói dối là “đi mua gói thuốc lá.” Mẹ ông, bà Nellie Ruth Pillsbury, đã một mình nuôi dưỡng King và người anh nuôi David, đôi khi họ đối diện với sự ngặt nghèo về tài chánh. Gia đình đã dời tới thị trấn quê nhà của Ruth ở Durham, Maine, nhưng cũng chỉ ở đó một thời gian ngắn rồi tới thị trấn Fort Wayne thuộc tiểu bang Indiana và rồi sau đó tới thị trấn Stratford của tiểu bang Connecticut. Khi còn bé, King chứng kiến một tai nạn kinh khủng và đó là một trong những người bạn của ông đã bị xe lửa cán chết trên đường rầy. Đã có người cho rằng điều đó có thể là cảm hứng cho những sáng tạo kinh dị của ông, dù King đã bác bỏ ý tưởng này.King đã học tại Trường Tiểu Học Durham Elementary School và Trường Trung Học Lisbon Falls High School.King đã bắt đầu viết từ khi ông còn nhỏ. Khi đi học ở trường, ông đã viết nhiều câu chuyện dựa vào các phim mà ông đã xem gần lúc đó và đã bán những chuyện này
Vừa qua, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (VNHNVĐB HK) mà tôi tham gia, nhận được một tin vui thật lớn, làm rộn ràng cả diễn đàn Văn Bút. Đó là tin văn sĩ gốc Việt Hà Thúc Khánh (Khánh Hà), phu quân của thành viên Văn Bút văn thi sĩ Nguyễn Phương Thúy, đã đoạt cùng lúc hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ chỉ cách nhau có một tháng.
Trong văn học hiện đại, Hàn Mặc Tử là một tác giả được tôn sùng và hâm mộ. Năm 1942, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nêu nhận xét: “Từ ngày Hàn Mặc Tử từ trần đến nay, mới hai năm mà người ta đã nói rất nhiều và viết rất nhiều về Hàn Mặc Tử”.
Mẹ của bà Glück là con của gia đình gốc Do Thái-Nga, trong khi ông bà nội của bà là người gốc Do Thái-Hung Gia Lợi, đã di cư tới Hoa Kỳ trước khi cha của bà được sinh ra, và họ cuối cùng đã làm chủ một tiệm tạp hóa tại New York. Cha của Glück có hoài bảo muốn trở thành một nhà văn, nhưng lại đi vào con đường kinh doanh với một người anh em rể. Họ cùng nhau thành đạt khi phát minh ra con dao X-Acto. Mẹ của Glück đã tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Wellesley. Trong thời thơ ấu của bà, cha mẹ bà đã dạy bà huyền thoại Hy Lạp và các câu chuyện cổ tích như cuộc đời của Joan of Arc. Bà đã bắt đầu làm thơ từ lúc còn bé. Khi đến tuổi vị thành niên, Glück đã bị chứng bệnh tâm thần chán ăn, mà đã trở thành một thách thức vào cuối tuổi vị thành niên sang đến những năm tuổi thanh xuân của bà. Bà mô tả chứng bệnh này, trong một bài viết, như là kết quả của nỗ lực để khẳng định sự độc lập của bà đối với người mẹ. Ở bài viết khác, bà đã nối kết chứng bệnh này với cái chết của người chị
Khi chỉ mới đọc truyện đầu tiên, truyện mang tên của tựa đề cuốn sách, Mặt Trận Ở Sài Gòn của Ngô Thế Vinh, tôi đã có ước muốn, được hỏi ngay, những anh hùng mà ông đề cập đến trong truyện này, hiện giờ họ ở đâu, họ ra sao, và tôi muốn gửi đến họ, rất muộn, lòng ngưỡng mộ, tri ân và cả nỗi sầu buồn.
Trời cuối tháng Chín, sau vài ngày nắng gắt, khi mặt trời quay trở lại từ Bắc cực và đi ngang qua trên thành phố, cũng bắt đầu mùa táo chín, mùa Thu thật sự trở lại Chicago.
Trong thế kỷ 20, thế kỷ có nhiều binh lửa, nhiều cuộc chiến tranh tàn bạo và chết người đã xảy ra cho nhân loại. Nhưng thế kỷ 20 cũng chứng kiến sự kiện, hay đúng hơn phong trào đấu tranh hoàn toàn không sử dụng bạo lực hay khí giới để giành độc lập cho dân tộc hoặc đòi quyền bình đẳng chủng tộc. Đó là phong trào đấu tranh bất bạo động mà người đi tiên phong thành công và nổi tiếng nhất là lãnh tụ Mahatma Gandhi của Ấn Độ. 2 tháng 10 là Ngày Quốc Tế Bất Bạo Động mà cũng là ngày sinh nhật của lãnh tụ phong trào đòi độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi, là nhà tiên phong của triết thuyết và chiến lược bất bạo động. Theo Nghị Quyết A/RES/61/271 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua vào ngày 15 tháng 6 năm 2007 để thiết lập Ngày Quốc Tế tưởng niệm sự kiện “phổ biến thông điệp bất bạo động, thông qua việc giáo dục và cảnh thức công chúng.” Nghị Quyết tái khẳng định “sự tương quan phổ quát của nguyên lý bất bạo động” và ước nguyện “bảo đảm nền văn hóa hòa bình, bao dung, hiểu biết
Từ trước tới nay gần như không có hình ảnh nào về cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Tây Tạng được trưng ra, do tình cờ, cô Tsering Woeser, con gái một quân nhân trong quân đội Giải Phóng Nhân Dân của Trung Cộng ở Tây Tạng, tìm thấy nhiều hình ảnh về biến cố này do cha cô chụp, cất dưới đáy một hộp, nằm đó bao năm chờ được cô khám phá, và dùng chúng như là manh mối để hiểu về lịch sử Tây Tạng, sinh ra kết quả là sách tên Forbidden Memory: The Cultural Revolution in Tibet phát hành lần đầu năm 2006 và có ấn bản mới năm 2016.
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập. Tên Tây Tạng của chị là Tsering Woeser. Chữ Woeser trong tiếng Trung Hoa dịch là Duy Sắc. Tên chị trong ngôn ngữ Trung Hoa là Chéng Wénsà (phiên âm: Trình Văn Tát). Woeser sinh năm 1966 tại Lhasa. Như thế, năm nay chị 54 tuổi. Một phần tư dòng máu trong người nhà thơ Woeser là Hán tộc, và ¾ là Tây Tạng. Ông nội của Woeser là người Hán, một sĩ quan trong quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và thân phụ chị là một sĩ quan cao cấp trong Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân TQ. Khi Woeser còn rất trẻ, gia đình chị dọn về thị trấn Kham ở tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1988, chị tốt nghiệp khoa văn chương Trung Hoa tại đại học quốc dân tây nam Southwest University for Nationalities
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.