Hôm nay,  

Bồ Tùng Ma Đã Ra Đi

27/12/201900:00:00(Xem: 5027)
Bo Tung Ma Nguyen Xuan Nghia

Bồ Tùng Ma (phải) và Nguyễn Xuân Nghĩa 

Tháng Tám năm nay, nhóm Việt Bút xôn xao vì không thấy anh tham dự buổi họp mặt thân hữu trước ngày giải thưởng Viết Về Nước Mỹ như mọi năm. Ai cũng nghĩ chắc anh đi Việt Nam thăm gia đình, không về kịp.  Tôi thầm nghĩ, “Chắc có gì không ổn. Nếu không, anh đã gửi email cho nhóm báo tin vắng mặt”. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ thêm một điều, “Cái ông này ma quái lắm. Không chừng hôm phát giải thưởng ổng lù lù xuất hiện cho bà con ‘quê cùng mình’”. Ngày phát giải thưởng đã qua, vẫn không tăm hơi gì của Ma. Kỳ này Ma lặn hơi lâu! Tôi vô email của nhóm, gõ mõ, xin mọi người truy tầm người đi lạc, vì không ai nhận được hồi âm của anh. Cô Hằng của Việt Báo cũng than với tôi là Việt Báo đã nhiều lần gửi email và gọi điện thoại cho anh, nhưng đều biệt vô âm tín. Hai hôm sau chị Bảo Trân hồi đáp, cho biết anh Ma bị stroke, hiện đã nằm nhà thương ba, bốn tháng nay. Tin này do một người quen của gia đình anh cho hay.  Cả nhóm bàn nhau việc thăm viếng. Người đi thăm đầu tiên là anh Nguyễn Hữu Thời, một niên trưởng trong nhóm. Sau đó là các thành viên khác ở Nam Cali như vợ chồng Đào Phong Annie Kim Anh, Tố Nguyễn, Thuỵ Nhã, Như Ý, Tân Ngố… Riêng nhóm Việt Bút Bắc Cali chưa ai kịp xuống thăm thì anh đã “gác kiếm”, từ biệt dương gian để hưu trí miền tiên cảnh vào ngày 07 tháng 12 năm 2019.  Khánh Vân, người từ Thủ Đô cũng “lặn lội” máy bay về dự đám tang làm ai cũng cảm động. Quí thay tình đồng môn.

Được tin buồn, bạn bè hụt hẫng, vào group email để trao đổi niềm thương nỗi nhớ qua những vần thơ, những dòng hồi ký về anh.

Tôi được hân hạnh quen biết anh Tân Nguyễn, bút hiệu Bồ Tùng Ma, vào năm 2006 Khi tôi được Việt Báo trao giải thưởng VVNM. Năm đó tôi tò mò, cố tìm cho được người tên MA, vì tôi rất thích những bài viết của anh.   Khi anh giới thiêụ chị Á Tiên, “ Đây là bà nhà của tôi”, thì tôi rất…”hoảng”, vì nhìn chị quá trẻ so với anh.  Khi chưa được anh giới thiệu, tôi cứ nghĩ chị là…con của anh!  Năm 2009 Việt Báo tổ chức ngày trao giải thưởng Viết Về Nước Mỹ ở Rose Center, tôi chưa có smart phone, chỉ xài GPS cầm tay.  Mà cái GPS này nó cứ chỉ tôi đi lòng vòng. Khi nó bảo tôi “đến rồi”, tôi chẳng thấy Rose Center chỗ mô, bèn bấm số phone của anh Ma. Sau mấy hồi chuông, Ma lên tiếng trong một khung cảnh ồn ào: “Ai đó?” “Thịnh Hương nè, anh Ma! Anh làm ơn chỉ đường cho tôi với. Rose Center nằm nơi mô, tôi kiếm hoài không ra”.  “À, à, hỏi cảnh sát họ chỉ chỗ Tượng Đài Việt Mỹ. Rose Center nằm ngay đó”.  Lúc gặp anh, anh bảo: “Hồi nãy cô gọi mà tôi có biết ai mô! Chỉ nghe lõm bõm mấy tiếng Hương và Rose Center thì đoán có ai đó bị lạc nên tôi lấy tượng đài Việt Mỹ làm địa bàn. Hihi... tui bị điếc nên hay đoán mò. Đoán mò lắm lúc bị… chửi. Hi hi…”

Anh Ma ít nói, ít cười nên nhiều người tưởng anh khó tánh. Nhưng khi đã quen anh lâu, người ta mới biết anh có tánh khôi haì và hay… nghịch ngầm. Tôi nhớ có dạo anh và “thơ sĩ” Thanh Mai thường hay làm thơ chọc ghẹo bạn trong nhóm. Thanh Mai và anh Ma rất sành về slide shows nên luôn ghép hình làm những đoạn phim ngắn vui nhộn. Có lần anh ghép Tôi, Phương Dung và Iris Đinh trong một tấm hình của Destiny Child làm tôi cười muốn… sặc.

Tôi gắn bó với Việt Báo đã 15 năm, và đó cũng là thời gian tôi quen biết anh Ma, dù mỗi năm chúng tôi chỉ gặp nhau một lần, trước và trong ngày phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, như một thông lệ, mà chúng tôi thường gọi là “Ngày Ngưu Lang Chức Nữ”.  Mỗi năm chúng tôi đều có thêm hội viên mới, trẻ và già thương nhau như gia đình, danh xưng Bác, Chú, Anh, Chị, Em đủ mọi lứa tuổi.  Annie thỉnh thoảng nói đùa, “Đông, Vui, Nhưng Không Hao Là Bao”. 

Anh Ma khôn lắm.  Anh ra đi trước để được nhiều người thương nhớ. Chuyến ra đi của anh không là Vĩnh Biệt. Chỉ là Tạm Biệt thôi, phải không anh? Chúc anh hạnh phúc thênh thang miền bình an, và hẹn gặp lại anh khi nào được Ngài gọi tên. Au Revoir,  anh Bồ Tùng Ma!

Thịnh Hương

 

Ý kiến bạn đọc
30/12/201922:12:18
Khách
Kính xin Việt Báo đăng bài viết này của chị Thịnh Hương bên VVNM.
Nước Mỹ thịnh vượng, nước Mỹ hùng mạnh số 1. Nhưng nước Mỹ cũng có những nhân gian thường tình, những hỉ nộ ái ố, những hoan lạc sum vầy, những buồn thương chia ly...
Huống hồ chú Bồ Tùng Ma là người viết kỳ cựu, là thành viên trong ban tuyển chọn từ bao lâu nay.
Chưa kể, đối với người Việt mình xưa giờ... Nghĩa tử là nghĩa tận!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lễ hội sách Viet Book Fest của hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) sẽ bắt đầu vào ngày Thứ Bảy, 3 tháng 10 năm 2020, từ 3pm đến 4pm (giờ California). Toàn bộ lễ hội sách gồm một loạt bốn buổi đọc sách dành cho trẻ em được thu âm trước, sau đó là phần hỏi đáp trực tiếp với các tác giả và họa sĩ minh họa, được điều hợp bởi cô Maya Lê Espiritu của MaiStoryBook.
Vì tình hình và ảnh hưởng của Covid 19 về khả năng họp mặt cũng như khả năng tài chánh, bảo trợ, tham dự… Viết Về Nước Mỹ chính thức thông báo hủy bỏ giải thưởng năm 2020. Tháng Tám năm 2021, Viết Về Nước Mỹ sẽ trao giải năm 2020-2021 gộp chung. Ban tổ chức Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng cảm ơn quý độc giả và quý tác giả, mong tiếp tục nhận bài tham dự và xin chúc sức khỏe, an lành.
Nha Trang có nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ, có nhạc sỹ Minh Kỳ, có biển xanh, bãi cát trắng, có nắng ấm đủ hâm nóng ký ức mỗi khi ta xa và nhớ về Nha Trang. Nha Trang có những hải đảo, có đảo Hòn Yến án ngữ từ ngoài khơi vịnh Nha Trang.
Đối với những người viết thuộc thế hệ tôi, gần như ai cũng ít nhiều đọc văn Nhật Tiến ở tuổi đang trưởng thành. Những trang viết trong sáng và nhân ái của ông đã là hành trang cho tuổi trẻ chúng tôi lúc bấy giờ.
- Thầy Thích Phước An trong bài Cụ Quách Tấn, Cụ Đào Duy Anh và Thầy Tuệ Sỹ tại Nha Trang, tháng 6 năm 1976, đã viết: “Khi tiễn Đào Duy Anh xuống núi, ông cứ đi một đoạn là dừng lại bắt tay anh Tuệ Sỹ, những cái bắt tay rất chặt. Cứ như vậy ông bắt tay cho đến khi xuống cuối dốc chùa mới thôi. Điều ấy chứng tỏ rằng Đào Duy Anh rất trân trọng về cuộc gặp gỡ này. “Có một bài thơ của Quách Tấn, mà tôi nghĩ có thể tạm giải thích được. Ít nhất là trong trường hợp Quách Tấn và Tuệ Sỹ. Bài thơ ấy như thế này: Bao phen bến hẹn đổi dời, Làng phong tao vẫn con người thủy chung. Gió lau thổi lạnh sóng tùng, Hương xưa thắm lại cụm hồng ngày xưa.
Tất cả cơn thịnh nộ của địa chấn, cường triều, cuồng phong, hỏa tai... rồi sẽ lắng xuống. Không có gì tự sinh ra, và cũng không có gì sinh mãi không diệt. Lửa không thể cháy mãi. Sóng không thể dâng mãi. Niệm thiện hay niệm ác cũng chỉ là những ba động trên bề mặt bản tâm. Sau cơn thịnh nộ, là im lặng.
Qua tùy bút và tạp bút, Phạm Xuân Đài làm một cuộc hành trình khác, hành trình đi tìm tương quan giữa anh với hiện thực đời sống chung quanh, từ tô mì Quảng mộc mạc cho đến tiếng sáo diều hư tưởng, từ những thiếu nhi thi vẽ tranh ở quận Cam cho đến cái đầu gối bị vỡ trong một tai nạn ở trại tù cải tạo.- Trần Doãn Nho
IRVINE, Calif. (VB) ---Nhà văn Nhật Tiến vừa từ trần tại thành phố Irvine, Nam California, hưởng thọ 84 tuổi, sau trọn một đời không ngừng làm việc trong các cương vị khác nhau: một nhà văn lớn, một nhà giáo dục luôn quan tâm tới các thế hệ trẻ và là một Tráng sinh Lên đường hy hữu của Hướng Đạo VN.
Không hiểu tại sao, ngay từ thời niên thiếu mới tìm hiểu Đạo Phật, Thập Mục Ngưu Đồ ( 10 Bức Tranh Chăn Trâu) đã in sâu vào tâm trí của tôi. Khi tìm đọc sách về Thiền, các bức ảnh của chú mục đồng chăn dắt con trâu qua từng giai đoạn có sức hút mạnh mẽ với tôi, cho dù không hiểu nhiều về ý nghĩa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.