Hôm nay,  

Ông Ba Không Còn Đau Khổ Nữa

27/12/201900:00:00(Xem: 4592)

3 Giam Khao_Bao Xuan
Ba Tác Giả Giám Khảo VVNM đang chấm điểm thiếu nhi đọc báo Việt: Bồ Tùng Ma - Trương Ngọc Bảo Xuân và Lê Tường Vi - Giải Thưởng VVNM 2010



Chiều nay, ngày 12-15-2019, ngọn gió thu đông làm bay bay chiếc khăn quàng cổ, rượt những chiếc lá vàng chạy lăng quăng trên lề đường, trời se se lạnh, chúng tôi tới nhìn mặt người bạn thân lần cuối.
Tôi quen biết anh Bồ Tùng Ma nhờ bài “Ông Ba Đau Khổ” đăng trong Viết Về Nước Mỹ vào năm 2002.
Tôi rất khâm phục tài viết của anh. Bồ Tùng Ma có cách kết thúc câu chuyện thật bất ngờ. Viết được như vậy, đối với tôi, rất là khó.
Ngày anh lên sân khấu lãnh phần giải thưởng do tôi trao, anh nói bằng giọng cảm xúc “Cám ơn cô” và tôi cũng nói “Chúc mừng và cám ơn anh”. Anh là người thâm trầm ít nói, tôi cũng nói ít, vậy mà chúng tôi đã là bạn văn với nhau cho tới bây giờ, gần 20 năm sau.
Từ đó, vào ngày phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, chúng tôi đều gặp nhau, điều mà chúng tôi đã gọi là cảnh hội ngộ hằng năm giống như Ngưu Lang Chức Nữ.


Sau khi lãnh giải thưởng Việt Bút vào năm 2008, anh trở thành một giám khảo trong Ban Tuyển Chọn. Hằng năm trên sân khấu, tôi luôn luôn được đứng cạnh anh.
Nhờ anh mà tôi đã học hỏi thêm vài từ ngữ, cách gọi đặc biệt như: Trong binh chủng Hải Quân, phải gọi tên binh chủng trước chức vụ, thí dụ: Hải Quân Thiếu Tá chớ không phải Thiếu Tá Hải Quân, “Avionics Systems” là “hệ thống điện tử hàng không”, “Bridge” là “đài chỉ huy” chớ không phải là “cây cầu” như tôi đã nghĩ…
Đang khỏe mạnh, vậy mà, anh đã ra đi trong sự thương tiếc của gia đình cùng thân hữu vào ngày December-07-2019.
Tình bạn gần 20 năm làm sao mà không có nhiều kỷ niệm, nhưng đang trong nỗi đau buồn, làm sao viết ra giấy đây?
Thôi thì, trong nước mắt có nụ cười. Thôi thì, mừng cho anh, đã xuống thuyền rồi, anh cứ thanh thản đi trước, tới một nơi không còn đau khổ nữa mà chỉ có văn thơ hoa bướm, rồi từ từ chúng tôi cũng sẽ theo. Gặp anh sau. Vậy nha, anh Ma./.
Trương Ngọc Bảo Xuân.

Ý kiến bạn đọc
27/12/201920:59:18
Khách
Tôi chả hiểu các ông viết cái gì,một người không còn đau khổ nữa thì nên mừng mà đi theo họ cho ..khỏi khổ chứ tuong khóc làm gì?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Độc giả Viết Về Nước Mỹ đã từng yêu thích văn phong của tác giả ThaiNC nay có thể đón đọc hai tập sách mới: HOA HƯỜNG gồm 27 truyện ngắn, sách dày 180 trang; và BỘT CHIÊN gồm 29 truyện chọn lọc khác, dày 183 trang. Cả hai tập truyện ngắn này đều do Nhân Ảnh xuất bản và phát hành trên hệ thống AMAZON. Tất cả truyện ngắn trong hai tác phẩm này đều đã được đăng tải lai rai từ thập niên 1980’s trên các tạp chí tại hải ngoại: VĂN (Hoa Kỳ), LÀNG VĂN (Canada)… cho đến gần đây trên mục Viết Về Nước Mỹ của tờ VIỆT BÁO (Nam Cali), cùng rất nhiều bài khác mới hơn trên những trang FaceBook mà bạn đọc đã từng đọc qua đâu đó.
Tác phẩm mới của nhà văn Lưu Na -- nhan đề “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người” – đã viết với giọng văn rất mực đời thường, đưa độc giả vào một thế giới không bình thường chút nào. Cách viết của Lưu Na, như dường nghĩ gì viết đó, nhưng cảm xúc lại mênh mang, sâu lắng. Có lúc tưởng như đây chỉ là thêm một cuốn sách về văn học nghệ thuật, nhưng đọc kỹ lại hóa ra là một tượng đài lặng lẽ, nơi đó Lưu Na đã ghi xuống từng chữ để tạc tượng, để khắc họa Nguyễn Đình Toàn, một người sáng tác rất mực hy hữu.
Cuối tháng 6/2021, tôi nhận được tập thơ Khản Giọng Chim Chiều của Lê Phi Điểu, người bạn thân nơi phố cổ Hội An và tuyển tập Thi Văn Ngàn Thông. Trong tuyển tập 3 nầy, từ trang 187 đến trang 218 đăng 22 bài thơ của anh La Vĩnh Thái.
Làm người, ai chẳng có lỗi lầm. Yêu nhau lâu năm, thế nào cũng để ý người khác. Tình yêu như sơn màu. Dù sơn tốt cách mấy cũng sẽ phai lạt theo thời gian, nhất là những cuộc tình quá nhiều mưa nắng và bão lụt. Muốn giữ tình yêu, phải thường xuyên sơn lại. Muốn sáng tạo tình yêu, phải sơn lại nhiều màu. Sơn mỗi lần sẽ dày thêm, sẽ bảo vệ thịt gân trái tim những khi nó đập điệu chán chường thất vọng. Nếu vợ chồng không chịu tự sơn, sẽ có người khác sơn giùm.
Nhớ tới hai anh Giang Hữu Tuyên và Ngô Vương Toại, cảm xúc của tôi miên man vì xúc động. Bài trên Cỏ Thơm Magazine không viết chi tiết về hai anh Giang Hữu Tuyên và Ngô Vương Toại. Nhưng dịp này, xin ghi lại một số hình ảnh độc đáo của hai nhà báo tiên phong ở Virginia, cũng là hai người đàn anh trong nghề báo
Lê Ngộ Châu sống và làm việc ngay tại toà soạn Bách Khoa, 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Trước và sau 1975, chưa ai được nghe anh Lê Châu kể lể về những tháng năm thăng trầm với tờ báo Bách Khoa. Tranh luận về “công lao Bách Khoa” nếu có, là từ bên ngoài, và không là mối bận tâm của Lê Châu.
Triết gia Jean-Paul Sartre sinh ngày 21 tháng 6 năm 1905 tại Paris là người con một của Jean-Baptiste Sartre, sĩ quan Hải Quân Pháp, và Anne-Marie (gốc Schweitzer). Mẹ ông là người gốc Alsatian và là người em họ của hoa khôi Nobel Albert Schweitzer, là con của Louis Théophile mà người này là em trai của cha của bà Anne-Marie. Khi Sartre lên 2 tuổi, cha của ông qua đời vì bệnh. Mẹ ông dời về lại nhà của cha mẹ bà tại Meudon, nơi bà đã nuôi Sartre với sự giúp đỡ của cha bà là Charles Schweitzer, một thầy giáo dạy tiếng Đức là người đã dạy cho Sartre về toán và giới thiệu cho ông văn chương cổ lúc ông còn thơ ấu. Khi ông lên 12 tuổi, mẹ của Sartre đã tái giá, và gia đình dọn tới La Rochelle, nơi ông thường bị bắt nạt, một phần vì sự lơ đễnh do mắt phải của ông bị lệch, theo Andrew N. Leak trong tác phẩm “Jean-Paul Sartre” được xuất bản tại London vào năm 2006, trang 16-18. Ở tuổi vị thành niên vào thập niên 1920s, Sartre đã có hứng thú với triết học do đọc tiểu luận
Đọc Kundera, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra tính hài (và ở chừng mực nào đó, châm biếm) thấm đẫm trong văn ông. Kỳ thực, đối với ông, hài là một thuộc tính bất khả tách ly của văn chương. Tập sách cái cười và sự lãng quên không thiếu những mạch đoạn khiến người đọc cười chảy nước mắt, nhưng thật sai lầm nếu chúng ta hiểu chủ ý của ông là chọc cười độc giả.
“Đời tôi để cho lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử Đối Lập Quốc Gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay Cộng Sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do” - Nhất Linh Nguyễn Tường Tam 7-7-1963.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.