Hôm nay,  

Ông Ba Không Còn Đau Khổ Nữa

27/12/201900:00:00(Xem: 4589)

3 Giam Khao_Bao Xuan
Ba Tác Giả Giám Khảo VVNM đang chấm điểm thiếu nhi đọc báo Việt: Bồ Tùng Ma - Trương Ngọc Bảo Xuân và Lê Tường Vi - Giải Thưởng VVNM 2010



Chiều nay, ngày 12-15-2019, ngọn gió thu đông làm bay bay chiếc khăn quàng cổ, rượt những chiếc lá vàng chạy lăng quăng trên lề đường, trời se se lạnh, chúng tôi tới nhìn mặt người bạn thân lần cuối.
Tôi quen biết anh Bồ Tùng Ma nhờ bài “Ông Ba Đau Khổ” đăng trong Viết Về Nước Mỹ vào năm 2002.
Tôi rất khâm phục tài viết của anh. Bồ Tùng Ma có cách kết thúc câu chuyện thật bất ngờ. Viết được như vậy, đối với tôi, rất là khó.
Ngày anh lên sân khấu lãnh phần giải thưởng do tôi trao, anh nói bằng giọng cảm xúc “Cám ơn cô” và tôi cũng nói “Chúc mừng và cám ơn anh”. Anh là người thâm trầm ít nói, tôi cũng nói ít, vậy mà chúng tôi đã là bạn văn với nhau cho tới bây giờ, gần 20 năm sau.
Từ đó, vào ngày phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, chúng tôi đều gặp nhau, điều mà chúng tôi đã gọi là cảnh hội ngộ hằng năm giống như Ngưu Lang Chức Nữ.


Sau khi lãnh giải thưởng Việt Bút vào năm 2008, anh trở thành một giám khảo trong Ban Tuyển Chọn. Hằng năm trên sân khấu, tôi luôn luôn được đứng cạnh anh.
Nhờ anh mà tôi đã học hỏi thêm vài từ ngữ, cách gọi đặc biệt như: Trong binh chủng Hải Quân, phải gọi tên binh chủng trước chức vụ, thí dụ: Hải Quân Thiếu Tá chớ không phải Thiếu Tá Hải Quân, “Avionics Systems” là “hệ thống điện tử hàng không”, “Bridge” là “đài chỉ huy” chớ không phải là “cây cầu” như tôi đã nghĩ…
Đang khỏe mạnh, vậy mà, anh đã ra đi trong sự thương tiếc của gia đình cùng thân hữu vào ngày December-07-2019.
Tình bạn gần 20 năm làm sao mà không có nhiều kỷ niệm, nhưng đang trong nỗi đau buồn, làm sao viết ra giấy đây?
Thôi thì, trong nước mắt có nụ cười. Thôi thì, mừng cho anh, đã xuống thuyền rồi, anh cứ thanh thản đi trước, tới một nơi không còn đau khổ nữa mà chỉ có văn thơ hoa bướm, rồi từ từ chúng tôi cũng sẽ theo. Gặp anh sau. Vậy nha, anh Ma./.
Trương Ngọc Bảo Xuân.

Ý kiến bạn đọc
27/12/201920:59:18
Khách
Tôi chả hiểu các ông viết cái gì,một người không còn đau khổ nữa thì nên mừng mà đi theo họ cho ..khỏi khổ chứ tuong khóc làm gì?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bước vào rừng, khách thơ sẽ thấy thân nhiệt hạ xuống ngay lập tức. Cái nóng rát bỏng trên da không còn nữa. Và mùi hương rừng thoang thoảng vây quanh. Rừng có hương thơm sao? Có chứ! Bạn chẳng từng nghe nhà văn Sơn Nam với tập truyện nổi tiếng “Hương Rừng Cà Mau” đó sao. A! Có thể mùi cây tràm cây đước chỉ là mùi hương tượng trưng, nghiêng về tinh thần hơn là vật chất, nhưng ở đây, New Jersey, hương rừng có thể được nhận thức bằng khứu giác.
Thời văn học miền Nam trước năm 1975 đã chứng kiến mối lương duyên thơ văn thành đôi phối ngẫu Trần Dạ Từ-Trần Thy Nhã Ca bền chặt cho đến nay đã trên 60 năm. Đôi tình nhân hình như đến với nhau với thi ca (và báo-chí) xe duyên và cả hai đã có những bài thơ tình đi vào văn học sử. Nhà thơ Nhã Ca sau này kể lại chuyện lần đầu gặp nhằm ngày Mùng Một Tết năm 1958 trong “Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (Thương Yêu, 1991): "Buổi trưa. Bao nhiêu người qua đường, biết ai là anh. Run quá. Coi tề, cái người nhìn mình một cái rồi quay đi, bước nhanh hơn. Anh? Anh vậy há? Mỏng như tờ giấy. Còn mặt mũi? Kịp thấy chi mô. Mới nghĩ chắc anh đó, mắt con bé đã hoa lên rồi. Nhát”. Gặp người thật sau những trao đổi thư từ: “Những lá thư xuôi ngược cả năm Sàigòn-Huế-Sàigòn. Những bài thơ tình đầu. Anh ngồi đó ốm nhom…”. Hôm sau, khi đến gặp từ giã anh ở khách sạn đã thấy trên bàn có bài thơ “Thủa Làm Thơ Yêu Em”, ký tên Trần Dạ Từ - bài sẽ đăng trên Sáng Tạo số Xuân Kỷ Hợi 1959.
Một cõi mênh mông các cảnh giới. Cũng là một chiếc kén bé nhỏ gói bí ẩn về giấc mơ một ngày kia sẽ tung ra muôn trùng tơ quấn quít hiện thực. Một khung cửa khép với chờ đợi, với cô lẻ số phận. Một bầu trời cao rộng với những đường bay mạnh mẽ hoan lạc của cánh chim tự do. Một mặt biển bị xao động bởi những con sóng ngầm làm ngạc nhiên thinh lặng của vực sâu. Là cánh cửa được mở tung bởi ngôn ngữ như những tiếng gõ dồn dập. Là bức tường bức phá bởi sức mạnh của ý tưởng. Là con đường hiểm hóc hay mượt cỏ, những bước chân vẫn đi tới đi tới. Ở đó bạn nghe được khát vọng tìm hạnh phúc chân thực như trở về cội nguồn tâm sâu thẳm. Ở đó bạn sẽ thấy cảm xúc mình bung ra như sắc mầu của chiếc kính vạn hoa. Ở đó, những con chữ như nam châm hút cảm xúc người đọc. Ở đó, từ trường say đắm thơ mộng của Đinh Thị Như Thúy, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thùy Song Thanh, Vũ Quỳnh Hương.
Có những điều chúng ta chưa biết, chưa chắc chắn ở tương lai và đời sau, nhưng nguyên lý nhân-quả là lẽ tự nhiên, tất định, không thể sai khác; ai cũng có thể suy nghiệm, hiểu biết và tin vào. Vì vậy, khi một người chỉ tâm tâm niệm niệm tránh xa các điều ác, tận tụy làm những điều lành, sẽ nắm chắc hạnh phúc an vui trong hiện tại, trong tương lai gần, tương lai xa, mà không cần phải tìm hiểu cảnh giới nào sẽ chờ đón mình.
Cuộc chiến tranh của Ukraine và Nga gợi trong tôi nhiều suy nghĩ. Khi người Ukraine bị mất đảo Rắn vào tay Nga, tôi nghĩ đến Trường Sa. Tôi lo sợ cho người Ukraine bị một nước láng giềng khổng lồ xâm lăng như tôi lo sợ cho người Việt trước hiểm họa Trung quốc. Cả triệu người Ukraine đi tị nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi cảm thông với họ vì tôi cũng từng là người tị nạn. Tôi xót xa cho họ bị tước đoạt ngôn ngữ vì tôi là người bị mất ngôn ngữ Việt khi lưu lạc ở xứ người. Đi ngược dòng lịch sử, tôi “tìm ra” Gogol là nhà văn Nga gốc Ukraine. Tôi dùng chữ “tìm ra” là để nhấn mạnh sự thiếu sót “ai cũng biết chỉ có mình không biết” của tôi. Nghe tên Gogol đã lâu, tôi biết ông là nhà văn Nga, nổi tiếng với “Dead Souls - Những Linh Hồn Chết” và “The Overcoat – Chiếc Áo Khoác” nhưng tôi chưa đọc và cũng không để ý đến nguồn gốc Ukraine của ông. Như thế nào là người của một quốc gia nhưng có nguồn gốc của một nước khác?
Đỗ Gia- một gia đình thân hữu lâu đời với nhà văn Doãn Quốc Sỹ - đã thực hiện audio book và bắt đầu đưa lên youtube, để người Việt khắp nơi trên thế giới có thể nghe đọc một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn lão thành này.
Đối mặt với viễn cảnh phải điều quân đi tham chiến dưới lòng đất, tổng thống Nga Vladimir Putin đã khá là dè dặt. “Không cần phải chui nhủi trong mấy hầm mộ hoặc lây lất bò xuống lòng đất.” Ông nói với Bộ trưởng Quốc phòng khi ra lệnh hủy bỏ kế hoạch tấn công nhà máy thép ở thành phố cảng Mariupol của Ukraine vào ngày 21 tháng 4 năm 2022. Dù có kế hoạch dự phòng không kém phần tàn bạo là vây nhốt các lực lượng Ukraine và chờ đợi, hoặc cũng có thể tiến hành những cuộc tấn công trên mặt đất trong khu vực, sự do dự của Putin trong việc điều động quân lính tiến vào một mạng lưới rộng lớn của các đường hầm dưới lòng đất cho thấy một điều: Đường hầm có thể là công cụ hiệu quả trong chiến tranh.
Tôi không lo rằng tác phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị sẽ bị hủy hoại. Các tác phẩm văn học có thể trường tồn một phần là vì chúng đủ sức nặng để được đọc và ngẫm trước những thăng trầm của hiện tại. Lập luận này có thể được đưa ra với bất kỳ tác phẩm vĩ đại nào trong văn học Nga, nhưng với tư cách là học giả chuyên nghiên cứu về các tác phẩm của Leo Tolstoy và Fyodor Dostoevsky, tôi sẽ nói về những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của họ.
Thực hành đạo lý từ bi giác ngộ, người con Phật nếu im lặng không lên án tham-sân-si thì cũng không cổ võ ủng hộ lòng tham, hận thù và vọng tưởng độc tài, độc tôn; không lên án chiến tranh, chiếm đoạt thì cũng không ca tụng ngợi khen sự khích động chiến tranh, giết người, tổn hại sinh mệnh và tài sản của kẻ khác.
Vương mạnh dạn quyết định biến nỗi đau Việt và những tổn thương giữa các thế hệ thành vẻ đẹp. "Để trở thành một con đập thiệt hại," Vương tiếp tục viết trong bài thơ "Not Even This." "Tôi nghĩ, sự tồi tệ của mình sẽ không thể xâm nhập vào thế giới và nhanh chóng trở thành anh hùng của mình." Quyết định rằng "từ nay sẽ là niềm vui", bài thơ kết thúc bằng sự tái sinh của Vương. Hình ảnh vượt qua những thương tích giữa các thế hệ, anh viết:" Những ngọn đèn rực sáng chung quanh tôi thành một khí hậu trắng xóa / và tôi bay bổng, ướt đẫm máu, ra khỏi mẹ, vào thế giới, gào thét / và có đủ." […] Trong bài thơ "Nothing", người kể xúc tuyết với người bạn đời, Peter: "Người đàn ông này và tôi, lấy những gì sẽ biến mất, bỏ qua một bên, cho trống chỗ." Người kể chứng kiến cảnh Peter âm thầm đương đầu với lịch sử của gia đình mình, cách anh ta hiểu tên anh được đặt theo tên của ông chú, em của bà nội, người Do Thái, đã chết khi chạy trốn Stalin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.