Hôm nay,  

Ông Ba Không Còn Đau Khổ Nữa

27/12/201900:00:00(Xem: 4480)

3 Giam Khao_Bao Xuan
Ba Tác Giả Giám Khảo VVNM đang chấm điểm thiếu nhi đọc báo Việt: Bồ Tùng Ma - Trương Ngọc Bảo Xuân và Lê Tường Vi - Giải Thưởng VVNM 2010



Chiều nay, ngày 12-15-2019, ngọn gió thu đông làm bay bay chiếc khăn quàng cổ, rượt những chiếc lá vàng chạy lăng quăng trên lề đường, trời se se lạnh, chúng tôi tới nhìn mặt người bạn thân lần cuối.
Tôi quen biết anh Bồ Tùng Ma nhờ bài “Ông Ba Đau Khổ” đăng trong Viết Về Nước Mỹ vào năm 2002.
Tôi rất khâm phục tài viết của anh. Bồ Tùng Ma có cách kết thúc câu chuyện thật bất ngờ. Viết được như vậy, đối với tôi, rất là khó.
Ngày anh lên sân khấu lãnh phần giải thưởng do tôi trao, anh nói bằng giọng cảm xúc “Cám ơn cô” và tôi cũng nói “Chúc mừng và cám ơn anh”. Anh là người thâm trầm ít nói, tôi cũng nói ít, vậy mà chúng tôi đã là bạn văn với nhau cho tới bây giờ, gần 20 năm sau.
Từ đó, vào ngày phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, chúng tôi đều gặp nhau, điều mà chúng tôi đã gọi là cảnh hội ngộ hằng năm giống như Ngưu Lang Chức Nữ.


Sau khi lãnh giải thưởng Việt Bút vào năm 2008, anh trở thành một giám khảo trong Ban Tuyển Chọn. Hằng năm trên sân khấu, tôi luôn luôn được đứng cạnh anh.
Nhờ anh mà tôi đã học hỏi thêm vài từ ngữ, cách gọi đặc biệt như: Trong binh chủng Hải Quân, phải gọi tên binh chủng trước chức vụ, thí dụ: Hải Quân Thiếu Tá chớ không phải Thiếu Tá Hải Quân, “Avionics Systems” là “hệ thống điện tử hàng không”, “Bridge” là “đài chỉ huy” chớ không phải là “cây cầu” như tôi đã nghĩ…
Đang khỏe mạnh, vậy mà, anh đã ra đi trong sự thương tiếc của gia đình cùng thân hữu vào ngày December-07-2019.
Tình bạn gần 20 năm làm sao mà không có nhiều kỷ niệm, nhưng đang trong nỗi đau buồn, làm sao viết ra giấy đây?
Thôi thì, trong nước mắt có nụ cười. Thôi thì, mừng cho anh, đã xuống thuyền rồi, anh cứ thanh thản đi trước, tới một nơi không còn đau khổ nữa mà chỉ có văn thơ hoa bướm, rồi từ từ chúng tôi cũng sẽ theo. Gặp anh sau. Vậy nha, anh Ma./.
Trương Ngọc Bảo Xuân.

Ý kiến bạn đọc
27/12/201920:59:18
Khách
Tôi chả hiểu các ông viết cái gì,một người không còn đau khổ nữa thì nên mừng mà đi theo họ cho ..khỏi khổ chứ tuong khóc làm gì?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thường thì người ta hay nói “tiếng ve gọi hè”, còn Cụ Dương Bá Trạc lại dùng con chim cuốc để nói về mùa hè. Tôi đã từng nghe tiếng “ve sầu rả rích” trong những mùa hè khi còn ở quê nhà. Khi qua ở đậu nơi xứ người cũng còn nghe tiếng “rả rích ve sầu” nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ nghe được tiếng kêu của loài chim cuốc. Cụ Dương Bá Trạc là một nhà cách mạng, nhà báo “khai dân trí” từng bị thực dân Pháp bắt đi tù nhiều lần nên rất nhạy cảm trước khung cảnh thiên nhiên tiêu điều dưới những cơn nắng gắt mùa hè chẳng khác nào đất nước đã rơi vào vòng nô lệ. Nhiều lần đọc bài thơ “Vào Hè” tôi chỉ thấy nhà thơ tả cảnh vật như “ngõ trước vườn sai um những cỏ. Vàng phai thắm nhạt ngán cho huê”. Huê tức là hoa. Loài cỏ cây thực vật thì như thế! Còn những loài động vật thì sao? Đây: “Đầu cành gọi bạn chim xơ xác. Trong tối đua bay đóm lập lòe”.
Hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu làm để điếu Phan Thanh Giản có thể được sáng tác ngay sau khi Phan Thanh Giản quyên sinh (năm 1867) hay – ở trường hợp bài chữ Hán – sau khi ông bị truy đoạt hết chức tước và đục tên khỏi bia Tiến sĩ. Từ đó đến nay đã trên 150 năm. Qua nhiều thế hệ, hai bài thơ ấy vẫn được coi là những tác phẩm bộc lộ niềm cảm thông trước hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của Phan Thanh Giản và bày tỏ lòng thương tiếc đối với ông. Ít năm gần đây, một vài tác giả ở trong nước biện luận rằng Nguyễn Đình Chiểu đã không thực sự thương tiếc Phan Thanh Giản, mà chỉ làm ra vẻ thương tiếc để mai mỉa và lên án ông. Những hàng phía sau là một cố gắng đọc lại bài thơ điếu bằng chữ Hán một cách cẩn trọng, để tìm hiểu chủ ý đích thực của Nguyễn Đình Chiểu khi sáng tác bài thơ ấy.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
Có mấy ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng bởi cái đẹp của vầng trăng, trong đêm trăng sáng lại nghe văng vẳng tiếng đàn, hòa điệu với tiếng vỗ về của sóng nước, ngập tràn hơi lạnh của sương thu? Vẻ đẹp này được thể hiện trong hai bài hát Hương Xưa và Nguyệt Cầm của cố nhạc sĩ Cung Tiến. Hương Xưa mang cả vầng trăng và tiếng đàn vào bài hát. Nguyệt Cầm là bài hát nói về một bài thơ nói về tiếng đàn và tâm sự của người khảy đàn lẫn người nghe đàn. Nghe câu hát “Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy” làm sao không nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị?
Người lớn gọi ông: Sáu Thi. Tên ông gắn liền nhiều lời đồn. Nhà văn viết tác phẩm lớn chưa chắc được ngưỡng mộ như người có nhiều huyền thoại. Số đông không quan tâm Xuân Diệu, Huy Cận... không biết đến Võ Phiến, Mai Thảo... Danh tiếng thổi phồng theo tưởng tượng. Văn chương lớn nhỏ theo tác phẩm. Huyền thoại kề môi thì thầm sát lỗ tai, câu chuyện từ từ hóa máu thấm vào trí nhớ. Toàn cõi Bình Định ai cũng biết Sáu Thi.
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp tự nhiên khó tôn kính. Đó là Trưởng lão Bhaddiya. Cũng chính vì nhận ra nhiều vị tăng đã khởi tâm bất kính khi thấy nhà sư lùn thấp Bhaddiya, Đức Phật đã nói lên hai bài kệ làm giựt mình đại chúng, rằng chính nhà sư Bhaddiya đã giết cha, giết mẹ, giết vua, giết cả triều đình… Bài này sẽ nhìn về cách Đức Phật nói lên các ẩn dụ như thế. Để rồi dẫn tới ý nghĩa về hạnh sống một mình. Các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
Bước vào rừng, khách thơ sẽ thấy thân nhiệt hạ xuống ngay lập tức. Cái nóng rát bỏng trên da không còn nữa. Và mùi hương rừng thoang thoảng vây quanh. Rừng có hương thơm sao? Có chứ! Bạn chẳng từng nghe nhà văn Sơn Nam với tập truyện nổi tiếng “Hương Rừng Cà Mau” đó sao. A! Có thể mùi cây tràm cây đước chỉ là mùi hương tượng trưng, nghiêng về tinh thần hơn là vật chất, nhưng ở đây, New Jersey, hương rừng có thể được nhận thức bằng khứu giác.
Thời văn học miền Nam trước năm 1975 đã chứng kiến mối lương duyên thơ văn thành đôi phối ngẫu Trần Dạ Từ-Trần Thy Nhã Ca bền chặt cho đến nay đã trên 60 năm. Đôi tình nhân hình như đến với nhau với thi ca (và báo-chí) xe duyên và cả hai đã có những bài thơ tình đi vào văn học sử. Nhà thơ Nhã Ca sau này kể lại chuyện lần đầu gặp nhằm ngày Mùng Một Tết năm 1958 trong “Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (Thương Yêu, 1991): "Buổi trưa. Bao nhiêu người qua đường, biết ai là anh. Run quá. Coi tề, cái người nhìn mình một cái rồi quay đi, bước nhanh hơn. Anh? Anh vậy há? Mỏng như tờ giấy. Còn mặt mũi? Kịp thấy chi mô. Mới nghĩ chắc anh đó, mắt con bé đã hoa lên rồi. Nhát”. Gặp người thật sau những trao đổi thư từ: “Những lá thư xuôi ngược cả năm Sàigòn-Huế-Sàigòn. Những bài thơ tình đầu. Anh ngồi đó ốm nhom…”. Hôm sau, khi đến gặp từ giã anh ở khách sạn đã thấy trên bàn có bài thơ “Thủa Làm Thơ Yêu Em”, ký tên Trần Dạ Từ - bài sẽ đăng trên Sáng Tạo số Xuân Kỷ Hợi 1959.
Một cõi mênh mông các cảnh giới. Cũng là một chiếc kén bé nhỏ gói bí ẩn về giấc mơ một ngày kia sẽ tung ra muôn trùng tơ quấn quít hiện thực. Một khung cửa khép với chờ đợi, với cô lẻ số phận. Một bầu trời cao rộng với những đường bay mạnh mẽ hoan lạc của cánh chim tự do. Một mặt biển bị xao động bởi những con sóng ngầm làm ngạc nhiên thinh lặng của vực sâu. Là cánh cửa được mở tung bởi ngôn ngữ như những tiếng gõ dồn dập. Là bức tường bức phá bởi sức mạnh của ý tưởng. Là con đường hiểm hóc hay mượt cỏ, những bước chân vẫn đi tới đi tới. Ở đó bạn nghe được khát vọng tìm hạnh phúc chân thực như trở về cội nguồn tâm sâu thẳm. Ở đó bạn sẽ thấy cảm xúc mình bung ra như sắc mầu của chiếc kính vạn hoa. Ở đó, những con chữ như nam châm hút cảm xúc người đọc. Ở đó, từ trường say đắm thơ mộng của Đinh Thị Như Thúy, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thùy Song Thanh, Vũ Quỳnh Hương.