Hôm nay,  

Lê Văn Siêu (1911 – 1995)

27/12/201900:00:00(Xem: 3745)
tacpham-levansieu
Hình bìa tác phẩm "Truyền Thống Dân Tộc" của Lê Văn Siêu

Lê Văn Siêu là nhà văn, nhà báo, sinh năm 1911 ở Hà Nội (có sách ghi năm sinh ông 1912).
Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, tốt nghiệp trường Công nghệ Thực hành Hải Phòng. Năm 1932 ông làm việc tại Sở Công chánh Hà Nội (Đốc công Nhà máy gạch Đáp Cầu). Những năm 1940, ông cộng tác với nhóm Hàn Thuyên của Nguyễn Đức Quỳnh, cùng Trương Tửu, Đặng Thái Mai. Ông viết cho báo Tiếng Trẻ và viết một số sách về thanh niên và thực nghiệp do nhà Hàn Thuyên xuất bản trước Thế chiến thứ II. Năm 1934 - 1936 ông làm Chánh văn phòng Nghiên cứu Kỹ thuật cho Sở Hỏa xa Hồ Nam - Quảng Tây (Trung Quốc). Khoảng năm 1938 -1944 ông chuyển về làm việc ở Sở Công chánh Hà Nội. Thời gian này ông hợp tác chặt chẽ với nhóm Hàn Thuyên viết các loại sách về tân văn hóa và giữ chức Trưởng ban Khánh tiết Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng.
Sau toàn quốc kháng chiến, ông tản cư ra vùng tự do tham gia Hội đồng Chuyên môn Sản xuất Kỹ nghệ ở Liên khu III. Năm 1947 ông bị Pháp bắt về Hà Nội. Năm 1949 ông chuyển vào sống ở Sài Gòn làm nghề thầu khoán, cho đến năm 1952 ông làm chủ bút báo Mới của Phan Văn Tươi, rồi cộng tác với tuần báo Phương Đông cho đến hiệp định Genève 1954. Từ năm 1959 ông làm chủ bút cho báo Cách Mạng Quốc Gia, nguyệt san Sáng Dội Miền Nam. Năm 1967 ông được mời dạy một số giờ tại Đại học Vạn Hạnh, Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm ở Sài Gòn.
Ông mất năm 1995 tại Thủ Đức, Sài Gòn, hưởng thọ 84 tuổi.
Các tác phẩm chính của ông đã xuất bản:

- Hợp lý hóa Taylor (Hàn Thuyên, 1940)
- Thanh niên và thực nghiệp (Hàn Thuyên, 1940)
- Luân lý và thực nghiệp (Hàn Thuyên, 1941)
- Tương lai kỹ nghệ Việt Nam (Hàn Thuyên, 1942)

-   Văn minh Việt Nam (1954, Sài Gòn)
- Nếp sống tình cảm của người Việt Nam (1955, Sài Gòn)
- Nguồn gốc văn học (Thế giới, 1956, Sài Gòn)

-   Học để làm gì? (1957, Sài Gòn)
- Văn học đời Lý (1957, Sài Gòn)
- Sửa đổi lề lối làm việc (1958, Sài Gòn)

-   Giai nhân kỳ ngộ (Phan Châu Trinh, chú thích, 1958, Sài Gòn)
- Tân Xuân tùy bút (Nguyễn Đình Vượng, 1960)
- Việt Nam văn minh sử cương (1967, Sài Gòn)
- Quốc sư Vạn Hạnh (kịch, 1967, Sài Gòn)

-   Truyền thống dân tộc (1968, Sài Gòn)

-   Việt Nam văn minh sử lược khảo (1972, Sài Gòn)
- Văn học sử thời kháng Pháp (1973, Sài Gòn)

Để tưởng nhớ nhà văn, nhà báo quá cố Lê Văn Siêu, kính mời quý độc giả đọc lại một truyện ngắn của ông đã đăng trên tạp chí Sáng Tạo số 1 phát ngày tháng 10, 1956 tại Miền Nam Tự Do.

 

QUÁN CHÁO LÚ

Vua Tề bị quân Sở phản công đánh thua một trận, khi đường rút binh chạy về, vua chém gẫy hết những cây mọc hai bên, và bao nhiêu lương dân của Sở không kịp tránh cũng đều bị quân sĩ của vua giết cả.

Giết như vậy đã chân tay, về đến gần ranh giới hai nước, vua ra lệnh cho quân sĩ gặp kẻ nào trên đường thì bắt hết về làm tù binh để dân chúng trong nước khỏi dị nghị về trận ra quân ấy.

Hàng muôn vạn tù binh, khóc mếu lũ lượt đi giữa những ngọn giáo mác của đoàn quân hùng hổ như một đoàn quân đại thắng.

Về đến triều đường, vua ngồi trên ngai truyền lệnh cho hỏi khẩu cung của từng tên tù binh một. Hỏi tới đâu lại xử luôn tới đó. Kẻ bị giết, kẻ bị khổ sai, kẻ bị giam, nhiều không xiết kể.

Cuối cùng đến một trang thanh niên hiền hậu, trạc ba mươi tuổi. Thanh niên ấy thưa:

-          Muôn tâu Bệ hạ, tên con là Lú. Con không phải dân của nước Sở, cũng không phải nước Tề, mà là dân nước Giao Chỉ lưu lạc tới vùng biên giới hai nước để kiếm ăn. Cha mẹ chết cả, con chưa có vợ có con. Con chỉ có mỗi một nghề mọn để sinh nhai qua ngày là nghề nấu cháo.

Vua hỏi:

-          Nghề nấu cháo là nghề khó khăn gì đâu mà ngươi khai đời nọ truyền cho đời kia một cách bí mật đến thế?

-          Bẩm, bất cứ nghề gì, hễ tinh luyện lâu năm, cũng đều đạt đến nghệ thuật siêu đẳng. Như nghề nấu cháo của con từ mười đời nay, không phải nấu với gạo củi như người thường, mà nấu bằng một thứ ngọc của gạo. Không cần ăn cháo, mà chỉ cần ngửi hơi cháo người ta cũng đã đủ no. No đây lại là cái no vui sướng, quên hết ưu phiền, cái no thảnh thơi trong người, thoải mái trong tinh thần, không thù oán căm hờn, không ganh tị hằn học vì danh hay vì lợi.

-          Ngươi hãy nấu thử tại đây cho trẫm coi!

Lú tuân lệnh, nấu thử. Một lát hơi cháo bốc ra khiến cả triều đình, vua và văn võ bá quan, người nào cũng đều thấy như lời đã khai của Lú.

Một vị quan ghé tai vua bàn chuyện cơ mật. Vua gật đầu mà truyền cho Lú:

-          Ngươi hãy dạy lại nghề ấy cho Thái tử.

-          Tổ tiên con đã có lời di chúc không được truyền dậy nghề này.

-          Trẫm sẽ phong tước cho ngươi.

-          …

-          Trẫm sẽ ban cho ngươi mười muôn dặm đất.

-          …

-          Trẫm sẽ gả Công chúa cho ngươi.

-          Tất cả, con đều không dám bái lĩnh.

-          Nếu không chịu, trẫm sẽ lấy đầu ngươi. Bây giờ cho ngươi được suy nghĩ. Hẹn hai năm nữa tới đây, một là chịu truyền nghề thì vinh hoa phú quí, mà hai là mất đầu.

Lú ra về, và hai năm sau thì sửa soạn tới triều đường để chịu tội chết.

Đêm hôm trước, Lú nằm ở nhà trọ tại kinh đô với vợ và một đứa con nhỏ, để chờ phiên chầu sáng mai, cụ tổ mười đời nhà Lú hiện về, cho Lú một viên thuốc để nuốt đi và dặn dò mấy câu.

Sáng ngày, Lú vào triều, vua thấy mặt thì hỏi:

-          Khá khen ngươi đã giữ được chữ tín. Nhưng ngươi đã suy nghĩ kỹ chưa?

-          Muôn tâu Bệ hạ, con đã suy nghĩ kỹ, nên nay xin đến để Bệ hạ lấy đầu.

-          Được lắm. Đao phủ hãy sẵn sàng: Ngươi còn muối trối trăng điều gì nữa chăng?

-          Con chỉ xin Bệ hạ một điều là khi đã mất cái đầu rồi thì Bệ hạ cho phép con được tự ý đi ra khỏi nước này của Bệ hạ để sinh nhai.

Vua y cho.

Một hồi trống giục giã vang lên. Thanh đao của đao phủ bập xuống và đầu thằng Lú rời khỏi xác lăn lông lốc.

Ở nơi cổ họng nó sùi lên một cái bọt và lớn dần thành một cái đầu khác mà mắt thường của vua quan và mọi người không trông thấy.

Lú đứng dậy, cúi lạy nhà vua mấy lạy cám ơn, rồi đi ra khỏi triều đường lần về nơi quán cháo cũ để lại tiếp tục nghề cũ của mình.

Lần này, vì không còn cái đầu phàm tục cũ, Lú săn sóc việc nấu cháo bằng lòng chân thành của mình, nên nghệ thuật càng tinh vi hơn. Trước hơi cháo chỉ bay xa một dặm, thì bây giờ bay xa muôn vạn dặm. Trước hơi cháo chỉ khiến người ta quên căm hờn buồn não cũ, bây giờ hơi cháo làm người ta vui vẻ, thương yêu nhau.

***

Sau đó ít lâu, vua Tề lại đem đại binh mã qua đánh Sở để trả thù.

Khi quân sĩ ra khỏi địa phận nước nhà đi ngang qua quán cháo của thằng Lú thì ngửi phải hơi cháo bốc từ nồi cháo ra, người nào cũng quên hết mối hận thù nước Sở, quăng bỏ cả gươm giáo rồi nhảy múa, ca hát như trong một cảnh thái bình thịnh trị vậy.

Vua Tề thấy tinh thần quân sĩ như thế thì lấy làm lạ và vô cùng sợ hãi. Sau cho người thám thính mới biết là tại nồi cháo của thằng Lú. Ngài bực mình sai quan đi đòi thằng Lú tới. Nhưng khi quan khâm sai tới quần quán cháo, ngửi phải hơi cháo cũng lại đâm ra quên cả lệnh vua rồi vui chơi với mọi người, không trở về phục mệnh nữa.

Bất đắc dĩ ngài phải thân hành đi tới. Nhưng chính ngài cũng không dám đến gần quán cháo. Còn sai ai thì cũng lại không dám vì sợ người ấy lại đi mất hút.

Cả bộ tham mưu đành ngồi khoanh tay đứng cạnh ngài ở xa xa để ngó vào nồi cháo.

Ngài chợt nẩy ra một ý kiến. Ngài rút mũi tên lắp vào cây cung lớn và giương cung bắn vào nồi cháo, mục đích để làm nó vỡ ra thì sẽ hết hơi.

Nhưng khi mũi tên bay đến gần nồi cháo, gặp hơi cháo tỏa ra, cũng lại đâm ra ngơ ngác, quay lộn mấy vòng rồi rơi xuống đất.

Ngài bắn bao nhiêu mũi tên ra cũng đều bị như vậy cả.

Trong khi vô cùng bối rối, có người mưu sĩ bày kế:

-          Hơi cháo chỉ theo gió bốc lên được trên không mà không thể xuyên qua được mặt đất để xuống dưới. Nếu bây giờ đào hầm từ nơi này đến tận bếp lửa rồi cho người thọc gươm lên chọc thủng nồi cháo, ắt là thành công.

Kế ấy hay, lập tức được thi hành.

Và mười ngày sau, khi hầm đã đào xong, một vị thượng tướng đai giáp chỉnh tề được lệnh của vua, chui xuống hầm để đi chọc thủng nồi cháo của thằng Lú.

Quả nhiên nồi cháo thủng, bếp tắt và hơi cháo không bốc lên nữa. Tinh thần quân sĩ lại hăng hái như trước. Vua quan bây giờ mới dám tiến lại gần thằng Lú.

Lú đứng dậy lạy chào.

Vua tuy giận, nhưng bởi đã có lời hứa hôm trước nên không biết làm sao. Ngài đành dùng giọng ôn tồn để nói với nó:

-          Đường này là đường của quân đội ta đi qua. Ngươi hãy vui lòng dẹp quán tạm tránh đi lối khác làm ăn. Đó là một cách ngươi giúp ta nhiều lắm vậy.

-          Nhưng con sợ đi đến đâu người ta cũng lại đuổi con đi như thế này thì tội nghiệp quá.

-          Không ngại, ta có một đường hầm dưới này, ngươi hãy tạm xuống đó làm ăn, đợi khi dẹp xong nước Sở thì ngươi lại trở lên. Khi đó, ngươi muốn gì ta sẽ cho ngươi vừa ý.

Lú vâng lời, dắt vợ và đứa con ba tuổi đi xuống hầm ấy.

Không dè đường hầm quanh co, Lú lạc cả vợ con, lại đi lạc luôn xuống Âm phủ. Đến một chỗ cảnh vật xinh tươi, nhiều bóng người qua lại, Lú dừng lại, dựng quán và nấu cháo như cũ.

Các hồn ma khi bị quỷ xứ áp giải ngang qua đường ấy để vào cung điện Diêm Vương, trước khi chưa có quán cháo, thì kẻ nào cũng khóc mếu, nào nhớ vợ thương con trên trần, nào tiếc sự nghiệp công danh đã dày công vun đắp, nào lo sợ tội lỗi đã lỡ phạm rồi… Cảnh Âm cung toàn là những khóc than, buồn lắm!

Đến khi có quán cháo của thằng Lú, các hồn ma đi ngang qua, ngửi được hơi cháo ấy thì quên hết những việc cũ trên trần và vui vẻ một cách kỳ lạ.

Diêm vương thấy thế cho người điều tra, thì phán quan giở sổ ra đọc, quả có thấy chép: Ngày ấy, tháng ấy có thằng Lú tới đặt quán cháo để các linh hồn quên những đau buồn ham muốn cũ mà vui sống với nhau.

Diêm vương gật đầu, cho là số Trời phải thế.

***

Trải hai ngàn năm qua, từ đời Xuân Thu cũ đến thời mới, Lú cứ vui vẻ ngồi nấu cháo, không thiết đến việc trở lại dương gian.

Một hôm, người ta bắt về trình với Diêm Vương một lũ người, cũng khai là nghề nấu cháo Lú ở trên trần, nấu bằng giấy mực, mục đích để người ta quên cha, quên mẹ, quên vợ, quên chồng, quên cả thầy trò bạn bè, để chỉ còn có một vọng tâm về quyền lợi và địa vị trong sự tranh bá đồ vương.

Ngài sực nhớ thằng Lú và lo sự thay cho loài người. Nhân lại sợ mang tội với bề trên là hai ngàn năm qua, bao nhiêu linh hồn đã được đi đầu thai cả, duy có thằng Lú thì bị ngài bỏ quên. Ngài vội vã cho đòi Lú tới mà phán:

-          Ngươi xuống đây đã lâu. Nay đã mãn hạn vậy cho ngươi được đi đầu thai mà trở về dương thế.

Lú sợ hãi, quỳ tâu:

-          Muôn tâu Bệ hạ, đời con chỉ có một nghề nấu cháo này cho người ta quên hận thù mà trở lại thương yêu vui vẻ với nhau trong lễ nghĩa và liêm sỉ. Nghề ấy con không làm thì không sống được. Cũng như con ong phải gây mật, con tầm phải nhả tơ. Nay Bệ hạ thương đến mà cho con được đi đầu thai, con rất cám ơn, nhưng con không biết phải làm kiếp gì, sợ thiên hạ bây giờ không ưng món cháo ấy, cho là có hại cho họ, rồi lại đuổi con đi như vua Tề thuở nọ.

Diêm Vương phán:

-          Số là con chưa rõ, trên trần hiện giờ đang có một lũ nấu cháo lú giả, bắt chước theo nghệ thuật của người Tề từ phương Bắc lan xuống, khiến cho người ta say mê chém giết và làm hại lẫn nhau, không còn tình nghĩa vợ chồng, cha con, anh em, bè bạn gì hết. Cảnh dương thế bây giờ đương là một cảnh đọa đày. Muôn triệu chúng sinh đương hụp lặn trong bể nước mắt. Phải có thứ cháo Lú thực mới khiến được người ta đừng ngửi phải hơi của thứ giả. Bổn phận con là phải trở lên trên trần, dầu tủi nhục mấy cũng nên cam chịu. Con cũng sẽ được giữ nghề cũ, nhưng lần này, nấu bằng giấy mực. Nếu như cả mặt đất quả thực sẽ không đâu dung được nghề của con, thì con lại xuống đây với ta, con vẫn luôn luôn là một kẻ rất cần cho mọi linh hồn.

Thấy thằng Lú vẫn còn ngần ngừ chưa quyết, Diêm Vương lại phán:

-          Con nên can đảm mà nhận cái nghiệp ấy. Các cụ tổ của con chắc cũng sẽ đồng ý với ta. Đây, ta cho đi mời hết thẩy các cụ lại.

Lệnh của Diêm Vương truyền đi. Một lát các cụ tổ nhà Lú lục tục đến ngồi cả xung quanh.

Khi đã đông đủ. Diêm Vương trình bầy lại những việc vừa qua và nói lại những lời vừa nói.

Tất cả các cụ tổ nhà Lú đều gật đầu khuyên cháu ra đi:

-          Chúng ta biết lần này sứ mạng của con sẽ khó khăn gấp muôn ngàn lần trước. Vậy chúng ta cho thêm con một lá bùa nữa để con cho thêm vào nồi cháo. Đó là cái bùa Thương Yêu, mà không có nó thì loài người sẽ không thành được loài người.

***

Vậy, hồn thằng Lú đầu thai làm một nhà văn hóa.

 

LÊ VĂN SIÊU

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với tôi, nhà thơ Du Tử Lê luôn luôn là một kho tàng bí ẩn của thi ca. Tôi nghiệm ra rằng, mỗi lần đọc anh, tôi lại thấy những cảm xúc mới. Và rất nhiều khi, phải gọi là bất khả tư nghì -- nghĩa là, thấy thơ hay mà nghĩ hoài không minh bạch và tận tường ý tứ.
“nụ cười buồn mùa hè” là một tập truyện gồm 18 truyện ngắn, tuy các truyện hư cấu, nhưng nội dung phản ánh từ bao hoàn cảnh cuộc đời mà người viết đã trải qua. Là những giấc mơ đời dở dang nhưng được trình bày như những kinh nghiệm đã hoàn tất dù ước vọng vẫn cứ tiếp tục
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm “Crime and Punishment” [Tội Ác và Hình Phạt – xuất bản năm 1866], “The Idiot” [Người Ngốc – xuất bản năm 1869], “Demons” [Ma Quỷ - xuất bản năm 1872], và “The Brothers Karamazov” [Anh Em Karamazov – xuất bản năm 1880]. Các tác phẩm của ông đã được đọc không những tại Nga mà còn khắp nơi trên thế giới và đã ảnh hưởng rất nhiều nhà văn và triết gia về sau như các nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn và Anton Chekhov, các triết gia Friedrich Nietzsche của Đức và Jean-Paul Sartre của Pháp và sự trỗi dậy của Chủ Nghĩa Hiện Sinh và Trường Phái Tâm Phân Học Freud. Các tác phẩm của ông đã được dịch
Ngày 21 tháng 11 năm 1620 hơn 130 di dân từ Anh Quốc đã vượt Đại Tây Dương đến Tân Thế Giới bằng chiếc thuyền Mayflower. Từ ngày đó đến nay, năm 2020, đã 400 năm. Trước đó, vào năm 1607, những người thực dân Anh cũng đã đến Tân Thế Giới và thành lập thuộc địa tại thành phố cổ Jamestown thuộc tiểu bang Virginia ngày nay.Đó là chưa kể đến làn sóng di dân trước đó khoảng 30,000 năm, khi những người ở cực đông bắc Châu Á đi bằng đường bộ qua ngả Alaska -- lúc đó hai đại lục Mỹ Châu và Á Châu vẫn chưa tách rời nhau vì nước biển cạn -- để rồi tràn xuống phía nam hình thành các cộng đồng người bản xứ, mà khi Columbus lần đầu tiên gặp họ ở Tân Thế Giới cứ tưởng là mình đã đến lục địa Nam và Đông Nam Á (Indies) nên gọi họ là người Indian. Vì vậy, nước Mỹ là vùng đất di dân. Không có di dân thì không có nước Mỹ. Chính di dân đã tạo ra nước Mỹ và nền văn hóa Mỹ. Nhưng ngày Lễ Tạ Ơn [Thanksgiving] có liên quan mật thiết đến những người di dân Anh đến Plymouth của Massachusetts bằng chiếc thuyền
Ni giới Việt Nam có một lịch sử truyền thừa lâu dài và đó là sự truyền thừa mang tính chính thống. Phật giáo Đại Thừa và tinh thần Bồ Tát đạo cũng thấm nhuần trong mỗi vị Ni trong bước chân hoằng hóa.
Cuốn sách ngôn từ đẹp và mạnh mẽ này thể hiện niềm tin của Barack Obama rằng, dân chủ không phải là một món quà từ trên cao rơi xuống mà là điều được hình thành dựa trên sự đồng cảm, thấu hiểu và chung tay xây dựng mỗi ngày.
Trong bài trước, khi viết cảm nhận cho thi tập “Xướng Họa Cao Mỵ Nhân & Trịnh Cơ,” vì thời gian có hạn, nên tôi chưa kể hết về Cao Mỵ Nhân (CMN) nhà thơ tiền bối mà tôi hằng kính trọng và khâm phục. Sau khi gửi bài đăng, đọc lại tôi cứ cảm thấy còn thiêu thiếu chút gì.
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
Daisetsu Teitaro Suzuki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1870 và mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại thành phố Kamakura, Nhật Bản, theo www.en.wikipedia.org. Có nơi nói ông sinh vào tháng 10, nhưng năm sinh của ông thì tất cả tài liệu đều giống nhau. Ông sinh ra tại Honda-machi, Kanazawa, Quận Ishikawa, Nhật Bản. Ông là người con trai thứ tư trong gia đình mà người cha là y sĩ Ryojun Suzuki. Pháp Danh Daisetsu của ông đã được Thầy Bổn Sư của ông là Thiền Sư Soyen Shaku [Thích Tông Diễn] ban cho. Thiền Sư Soyen Shaku cũng là người đầu tiên dạy Thiền ở Mỹ. Giai cấp võ sĩ đạo mà Suzuki được sinh ra đã suy tàn với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, buộc mẹ của ông là nữ Phật tử Jōdo Shinshū đã nuôi dưỡng ông trong hoàn cảnh nghèo đói sau khi cha của ông qua đời. Khi ông đủ lớn khôn để suy nghĩ về số phận của mình được sinh trong bối cảnh này, ông bắt đầu tìm câu trả lời trong nhiều hình thức khác nhau của tôn giáo. Trí tuệ bén nhạy và sâu sắc tự nhiên của ông đã khó chấp nhận một số vũ trụ quan mà ông
Vâng. Tôi đã nhìn thấy chúng qua gương một dòng trong. Những viên cuội lấp lánh nắng mai. Những viên cuội lung linh trăng rằm. Phản chiếu mầu sắc tĩnh và động. Những viên cuội lắng vào thẳm sâu giấc mơ của dòng -dòng chữ long lanh- ánh lên những gửi gắm của thời gian.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.