Hôm nay,  

Ra Mắt Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu Về Chiến Tranh VN Và Giới Thiệu Cuốn “Gọng Kìm Lịch Sử” Tái Bản Của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm

27/12/201900:00:00(Xem: 7706)
Ra mat du an lich su truyen khau (3)
Từ trái, ngồi, Tiến Sĩ Ông Thụy Như Ngọc, Tiến Sĩ Alex Thái Đình Võ, và kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Hình trên tường, Cựu Đại Sứ Bùi Diễm đang nói về dự án lịch sử truyền khẩu và sách tái bản “Gọng Kìm Lịch Sử” trong video được phát tại buổi ra mắt tài liệu.(Photo Nguyễn Thanh Huy)

 

WESTMINSTER (VB) -- Buổi ra mắt Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam và giới thiệu tác phẩm “Gọng Kìm Lịch Sử” của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm được tổ chức tại hội trường Việt Báo tại thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ vào chiều Chủ Nhật, 22 tháng 12 năm 2019 đã diễn ra trong bầu không khí sâu lắng của trên 150 người ngồi kín hội trường, gồm các giáo sư sử học, nhà nghiên cứu, giới học thuật, các cơ quan truyền thông báo chí, và đồng hương Việt quan tâm đến lịch sử đất nước Việt Nam.

Trước giờ khai mạc chính thức, Ban Tổ Chức đã chiếu đoạn phim phỏng vấn Cựu Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ là ông Bùi Diễm về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Việt Nam từ lúc phôi thai khi Vua Bảo Đại trao cho Học Giả Trần Trọng Kim lập chính phủ vào tiền bán thế kỷ 20 đến khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào hậu bán thế kỷ 20.

Tiến Sĩ Ông Thụy Như Ngọc, Chủ Nhiệm Báo Việt Tide và Giám Đốc Nhà Xuất Bản Việt Tide, đại diện Ban Tổ Chức giới thiệu người điều hợp chính của chương trình là kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Cô Như Ngọc cũng cho biết vì sức khỏe của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm không cho phép nên ông không thể có mặt hôm nay và giờ chót ông cũng không thể trực tiếp phát biểu qua đường viễn liên. Cô Ngọc cho biết thêm rằng Cựu Đại Sứ Bùi Diễm đã có gửi video để Ban Tổ Chức trình chiếu trong buổi sinh hoạt này. Cô cũng giới thiệu sự có  mặt của Tiến Sĩ Sử Học Alex Thái Đình Võ để thuyết trình về Dự Án Lịch Sử Truyền Khầu.

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa tự giới thiệu ông là Chủ Bút đầu tiên của tuần báo Việt Tide. Ông Nghĩa đã giới thiệu 2 vị diễn giả là Tiến Sĩ Alex Thái Đình Võ và Tiền Sĩ Ông Thụy Như Ngọc. Ông Nghĩa nói rằng hai vị này là thế hệ thứ ba đang làm công việc tiếp nối những việc làm quan trọng mà thế hệ đi trước đã làm.

Mở đầu chương trình, ông Nguyễn Xuân Nghĩa mời mọi người đứng dậy để cùng lắng lòng mặc niệm tưởng nhớ đến những người đã khuất. Ông Nghĩa cho biết buổi sinh hoạt hôm nay gồm hai phần chính: Ra mắt Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu với phần trình bày về sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm và giới thiệu tác phẩm “Gọng Kìm Lịch Sử” của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm được Việt Tide tái bán lần đầu tại Hoa Kỳ. Ông Nghĩa cho biết rằng chương trình này đáng lẽ đã được tổ chức vào tháng 7 năm nay, nhưng vì sức khỏe của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm không cho phép nên mãi đến nay mới thực hiện.

Sau lời giới thiệu của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Ban Tổ Chức đã chiếu video cho nghe Cựu Đại Sứ Bùi Diễm nói về Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu của Tiến Sĩ Alex Thái và cuốn “Gọng Kìm Lịch Sử” của ông được Việt Tide tái bản. Trong phần phát biểu được thu trước, ông Bùi Diễm cho biết vì sức khỏe yếu không thể đi máy bay trong những ngày lễ cuối năm đòi hỏi mất nhiều thì giờ và thời gian chờ đợi bất tiện nên ông không thể có mặt trong buổi sinh hoạt hôm nay.

Ra mat du an lich su truyen khau (1)
Quang cảnh trong hội trường Việt Báo.(Photo Nguyễn Thanh Huy)


Cựu Đại Sứ Bùi Diễm nói rằng Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu nằm trong nghiên cứu dài hạn của Đại Học Cornell về Đông Nam Á mà trong đó phần nói về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam cũng chỉ là một khía cạnh chứ không phải là toàn cảnh về cuộc chiến Việt Nam.

Ông Bùi Diễm, qua video trình chiếu đã lần lượt trình bày quá trình mà Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam. Ông nói rằng lúc đầu sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh VN chỉ là ngẫu nhiên không chủ ý. Rồi dần dần người Mỹ mới có chủ ý can thiệp ngày càng sâu hơn vào VN qua chính sách mà ông gọi là “Chủ Nghĩa Be Bờ” (Containment Doctrine) của người Mỹ để chận đứng làn sóng cộng sản lan tràn trên thế giới.

Ông nói rằng thực sự Hoa Kỳ đã có sự chú ý đến Việt Nam rất sớm từ thời  Tổng Thống Rooservelt, với cuộc chiến tranh Mỹ-Nhật trong Thế Chiến Thứ Hai. Khi đó Mỹ chú ý đến vùng Đông Nam Á mà VN nằm ở vị thế chiến lược. Rồi đến thời chiến tranh giữa Việt Minh – là cộng sản – và Pháp. Sau Hiệp Định Geneva, Cộng Sản chiếm giữ Miền Bắc với sự trợ lực của Trung Cộng qua Mao Trạch Đông và Mỹ đã quan tâm nhiều hơn đến sự bành trướng của cộng sản, nên đã bắt đầu can thiệp bằng cách giúp các chính phủ Miền Nam Việt Nam để chận đà xâm lăng của cộng sản xuống phía nam.

Chính vì thế, Hoa Kỳ đã ủng hộ giải pháp Bảo Đại trao cho học giả Trần Trọng Kim lập chính phủ quốc gia VN đầu tiên vào năm 1945 và sau này là chính phủ của ông Ngô Đình Diệm, là những người quốc gia không cộng sản để xây dựng Miền Nam tự do. Nhưng khi Hoa Kỳ thấy không thể chiến thắng cuộc chiến tranh chống cộng sản này thì họ bắt đầu lập ra chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh để rút khỏi VN qua việc điều đình với phe cộng sản dẫn tới Hiệp Định Paris năm 1973 để Mỹ chính thức rút quân khỏi VN. Lúc bấy giờ Miền Nam chỉ còn nhờ Mỹ giúp kinh tế và tài chánh để phòng thủ. Nhưng nước Mỹ đã không giữ lời hứa của TT Nixon đã cam kết với TT Thiệu rằng Mỹ sẽ bảo vệ Miền Nam nếu bị cộng sản tấn công dẫn đến việc Miền Nam thất trận vào năm 1975.

Cựu Đại Sứ Bùi Diễm đã nói đến việc cuốn sách “Gọng Kìm Lịch Sử” của ông đã được tái bản. Ông cho biết vào năm 2000 trong buổi ra mắt cuốn sách này đã gặp cô Ông Thụy Như Ngọc là người đã viết bài bình luận về cuốn sách. Từ đó ông thường xuyên liên lạc với cô Ngọc và đã có viết bài cho Việt Tide.

Tiến Sĩ Thái Đình Võ đã giới thiệu nội dung bài thuyết trình với 3 tiểu mục chính gồm: Tầm quan trọng trong việc duy trì lịch sử, Dự án lịch sử truyền khẩu, và Bộ phim tài liệu lịch sử.

Alex nói rằng đây là công việc rất quan trọng đòi hỏi sự góp tay của nhiều người và ông kêu gọi mọi người nên tự mình thực hiện những video kể về các biến cố và sự kiện liên quan đến lịch sử Miền Nam VN mà họ đã chứng kiến và kinh nghiệm.

Alex kể lại cơ duyên thúc đẩy ông thực hiện bộ tài liệu lịch sử. Ông nói khi học tại Đại Học UC Berkeley vị giáo sư cho bài thi và anh đã làm xong và nạp bài thi. Kèm theo điểm chấm là phần phê bình của vị giáo sư dài một cách đặc biệt về bài thi của anh. Vị giáo sư này bảo rằng anh đã không làm đúng theo những gì bài thi của ông nêu ra mà trái lại còn viết khác đi. Đó là bài thi liên quan đến lịch sử Miền Nam Việt Nam. Alex đã nghẹn ngào khi phát biểu rằng đa phần người Việt chúng ta vẫn chưa thoát khỏi sự cay đắng của bên thua cuộc và chúng ta phải mạnh dạn tích cực viết lịch sử.

Anh nói rằng lịch sử giải thích quá khứ, định hình hiện tại và định hướng tương lai. Anh cũng nêu ra một thí dụ điển hình về cuốn phim “The Vietnam War” đã trình chiếu vài năm trước. Anh nói cuốn phim này dù có công phu thu thập nhiều tài liệu và có sự hiện diện của nhiều bên, nhưng thực chất nó không hoàn toàn đúng với sự thật lịch sử nhất là đối với phe thua cuộc. Khi bộ phim này đã được 40 triệu người xem thì một cách mặc nhiên nó đã xóa đi quá khứ.

Alex kể rằng anh đã có cơ duyên gặp Cựu Đại Sứ Bùi Diễm trong các cuộc hội thảo liên quan đến lịch sử VN và anh đã xin phép ông Bùi Diễm cho anh thực hiện bộ phim tài liệu lịch sử truyền khẩu để lưu lại làm tài liệu. Được sự đồng ý của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm, Alex đã bắt đầu công việc, trước hết anh đến nhà Cựu Đại Sứ Bùi Diễm tại Washington D.C. và được xem 300 hồ sơ mà ông Bùi Diễm còn giữ. Alex đã chọn ra 170 hồ sơ trong số 300 hồ sơ để rồi anh dựa vào các hồ sơ này soạn ra các câu hỏi cho ông Bùi Diễm trình bày mà anh gọi là “bối cảnh hóa” tài liệu.

Alex cho biết Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu bắt đầu từ năm 2013 mà hoàn thành phần Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ tại Việt Nam do Cựu Đại Sứ Bùi Diễm trình bày vào năm 2019, tức là mất 6 năm thực hiện, với 15 tập và kéo dài 17 giờ đồng hồ và đã chuyển dịch được 350 trang tài liệu. Alex kể rằng từ lúc bắt đầu đã được sự cố vấn quý giá của Giáo Sư Keith Weller Taylor từ Đại Học Cornell. Alex kể rằng trong quá trình làm việc anh đã lái xe từ New York xuống Washington D.C. để cùng với Cựu Đại Sứ Bùi Diễm thực hiện bộ tài liệu.

Trong phần kết luận bài thuyết trình Tiến Sĩ Alex Thái Đình Võ cho biết anh đã tình nguyện thực hiện Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu mà không có bất cứ lương bổng gì. Anh mong mọi người giúp tiếp tay lưu truyền bộ tài liệu và nếu có thể thì tự thực hiện dự án lịch sử truyền khẩu cá nhân. Anh đúc kết với lời nhắn tha thiết “Xin đừng đánh mất lịch sử.”

Trong phần thuyết trình về việc tái bản cuốn “Gọng Kìm Lịch Sử” của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm, Tiến Sĩ Ông Thụy Như Ngọc cho biết rằng cô đã có cơ duyên gặp ông Bùi Diễm lần đầu vào năm 2000 trong buổi ra mắt bản tiếng Việt “Gọng Kìm Lịch Sử” và cô đã có viết bài bình luận về cuốn sách này. Từ đó cô thường xuyên liên lạc với Cựu ĐS Bùi Diễm và mỗi lần ông Diễm qua Nam Cali thì hai bác cháu đều đi ăn phở. Đến tháng 9 năm 2017, Cựu ĐS Bùi Diễm đến Cali và gặp cô Ngọc. Trong dịp này ông Diễm đã cho phép cô Ngọc tái bản cuốn sách “Gọng Kìm Lịch Sử.” Nhưng cô kể rằng lúc đó cô không có bản đánh máy sẵn cuốn sách này nên đã phải đánh máy lại toàn bộ.

TS Ông Thụy Như Ngọc nói rằng từ lúc lần đầu xuất hiện vào năm 1977 đến năm 1999 thì cuốn sách này chỉ có bản tiếng Anh duy nhất, không có bản tiếng Việt. Nhưng sau đó có người nào đó đã dịch sang tiếng Việt và cho phổ biến. Đó không phải là bản tiếng Việt của tác giả Bùi Diễm, cho đến năm 2000 là lần đầu tiên ông Bùi Diễm mới dịch sang tiếng Việt và ra mắt sách. Cô Ngọc phát biểu rằng thực hiện tài liệu lịch sử truyền khẩu là một cách dân chủ hóa lịch sử bởi vì mọi người đều có thể thực hiện mà không phải là cơ quan chính quyền nào độc quyền làm.

Ra mat du an lich su truyen khau (2)
Từ phải, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến Sĩ Alex Thái Đình Võ, và Tiến Sĩ Ông Thụy Như Ngọc.(Photo Nguyễn Thanh Huy)


Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa kể rằng ông đã có duyên gặp ông Bùi Diễm từ những năm 1968, 1969 mới biết rằng ông Diễm đã quen biết cụ thân sinh của ông. Ông Nghĩa kể tiếp rằng cách nay 20 năm ông có dịp đến nhà Cựu Đại Sứ Bùi Diễm và vô tình nghe một cuộn băng có người nói tiếng Tây rất rành. Ông Nghĩa lúc đó hỏi ông Diễm là ai nói tiếng Tây, thì được ông Diễm cho biết người đó chính là ông trong cuộc họp báo tại Pháp về Hiệp Định Paris. Ông Nghĩa liền đề nghị cụ Bùi Diễm nên dịch sang tiếng Việt và phổ biến cho công luận biết. Từ đó hai người khởi ý định viết cuốn “Gọng Kìm Lịch Sử” và ông Nghĩa đã giúp ông Diễm trong công việc này. Đến năm 2010, cũng theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa kể, thì có ý định thực hiện bộ lịch sử truyền khẩu.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc lại một chi tiết trong bài thuyết trình của Tiến Sĩ Alex Thài Đình Võ cho biết từ năm 1970 Cựu Đại Sứ Bùi Diễm lúc đó đang làm Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ trong một hồ sơ lưu trữ viết về Hiệp Định Paris đã đón là sẽ mất Miền Nam.

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói rằng lịch sử truyền khẩu giúp mọi người hiểu đúng hơn về Chiến Tranh Việt Nam, mà không phải chỉ có tài liệu từ phe thắng cuộc.

Sau phần thuyết trình là phần dành cho người tham dự đặt câu hỏi liên quan đến lịch sử Việt Nam và bộ tài liệu lịch sử truyền khẩu cũng như tác phẩm “Gọng Kìm Lịch Sử” của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm.

Độc giả có thể vào trang mạng www.vietnamWarOHP.com để biết thêm về Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu. Nếu đặt mua bộ phim tài liệu thì có thể liên lạc email: vietnamwaroralhistoryproject@gmail.com , hay vnlichsutruyenkhau@gmail.com

Độc giả có thể vào trang mạng www.baoviettide.com/store.html , hoặc liên lạc số điện thoại (714) 262-7028 hay ad@baoviettide.com để mua sách “Gọng Kìm Lịch Sử.”

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Du Tử Lê: Nguyễn không chỉ có được cho mình một nội lực thi ca thâm hậu, một đam mê quyết liệt tới mức sẵn lòng đánh đổi mọi tiện nghi, may mắn (?) đời thường và, nhất là những thảm kịch, ngộ nhận mà Nguyễn đã trải qua tự những ngày thơ ấu tới hôm nay!...
Khi King lên ba tuổi, cha ông là Donald Edwin King đã bỏ gia đình đi biền biệt bằng một lời nói dối là “đi mua gói thuốc lá.” Mẹ ông, bà Nellie Ruth Pillsbury, đã một mình nuôi dưỡng King và người anh nuôi David, đôi khi họ đối diện với sự ngặt nghèo về tài chánh. Gia đình đã dời tới thị trấn quê nhà của Ruth ở Durham, Maine, nhưng cũng chỉ ở đó một thời gian ngắn rồi tới thị trấn Fort Wayne thuộc tiểu bang Indiana và rồi sau đó tới thị trấn Stratford của tiểu bang Connecticut. Khi còn bé, King chứng kiến một tai nạn kinh khủng và đó là một trong những người bạn của ông đã bị xe lửa cán chết trên đường rầy. Đã có người cho rằng điều đó có thể là cảm hứng cho những sáng tạo kinh dị của ông, dù King đã bác bỏ ý tưởng này.King đã học tại Trường Tiểu Học Durham Elementary School và Trường Trung Học Lisbon Falls High School.King đã bắt đầu viết từ khi ông còn nhỏ. Khi đi học ở trường, ông đã viết nhiều câu chuyện dựa vào các phim mà ông đã xem gần lúc đó và đã bán những chuyện này
Vừa qua, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (VNHNVĐB HK) mà tôi tham gia, nhận được một tin vui thật lớn, làm rộn ràng cả diễn đàn Văn Bút. Đó là tin văn sĩ gốc Việt Hà Thúc Khánh (Khánh Hà), phu quân của thành viên Văn Bút văn thi sĩ Nguyễn Phương Thúy, đã đoạt cùng lúc hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ chỉ cách nhau có một tháng.
Trong văn học hiện đại, Hàn Mặc Tử là một tác giả được tôn sùng và hâm mộ. Năm 1942, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nêu nhận xét: “Từ ngày Hàn Mặc Tử từ trần đến nay, mới hai năm mà người ta đã nói rất nhiều và viết rất nhiều về Hàn Mặc Tử”.
Mẹ của bà Glück là con của gia đình gốc Do Thái-Nga, trong khi ông bà nội của bà là người gốc Do Thái-Hung Gia Lợi, đã di cư tới Hoa Kỳ trước khi cha của bà được sinh ra, và họ cuối cùng đã làm chủ một tiệm tạp hóa tại New York. Cha của Glück có hoài bảo muốn trở thành một nhà văn, nhưng lại đi vào con đường kinh doanh với một người anh em rể. Họ cùng nhau thành đạt khi phát minh ra con dao X-Acto. Mẹ của Glück đã tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Wellesley. Trong thời thơ ấu của bà, cha mẹ bà đã dạy bà huyền thoại Hy Lạp và các câu chuyện cổ tích như cuộc đời của Joan of Arc. Bà đã bắt đầu làm thơ từ lúc còn bé. Khi đến tuổi vị thành niên, Glück đã bị chứng bệnh tâm thần chán ăn, mà đã trở thành một thách thức vào cuối tuổi vị thành niên sang đến những năm tuổi thanh xuân của bà. Bà mô tả chứng bệnh này, trong một bài viết, như là kết quả của nỗ lực để khẳng định sự độc lập của bà đối với người mẹ. Ở bài viết khác, bà đã nối kết chứng bệnh này với cái chết của người chị
Khi chỉ mới đọc truyện đầu tiên, truyện mang tên của tựa đề cuốn sách, Mặt Trận Ở Sài Gòn của Ngô Thế Vinh, tôi đã có ước muốn, được hỏi ngay, những anh hùng mà ông đề cập đến trong truyện này, hiện giờ họ ở đâu, họ ra sao, và tôi muốn gửi đến họ, rất muộn, lòng ngưỡng mộ, tri ân và cả nỗi sầu buồn.
Trời cuối tháng Chín, sau vài ngày nắng gắt, khi mặt trời quay trở lại từ Bắc cực và đi ngang qua trên thành phố, cũng bắt đầu mùa táo chín, mùa Thu thật sự trở lại Chicago.
Trong thế kỷ 20, thế kỷ có nhiều binh lửa, nhiều cuộc chiến tranh tàn bạo và chết người đã xảy ra cho nhân loại. Nhưng thế kỷ 20 cũng chứng kiến sự kiện, hay đúng hơn phong trào đấu tranh hoàn toàn không sử dụng bạo lực hay khí giới để giành độc lập cho dân tộc hoặc đòi quyền bình đẳng chủng tộc. Đó là phong trào đấu tranh bất bạo động mà người đi tiên phong thành công và nổi tiếng nhất là lãnh tụ Mahatma Gandhi của Ấn Độ. 2 tháng 10 là Ngày Quốc Tế Bất Bạo Động mà cũng là ngày sinh nhật của lãnh tụ phong trào đòi độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi, là nhà tiên phong của triết thuyết và chiến lược bất bạo động. Theo Nghị Quyết A/RES/61/271 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua vào ngày 15 tháng 6 năm 2007 để thiết lập Ngày Quốc Tế tưởng niệm sự kiện “phổ biến thông điệp bất bạo động, thông qua việc giáo dục và cảnh thức công chúng.” Nghị Quyết tái khẳng định “sự tương quan phổ quát của nguyên lý bất bạo động” và ước nguyện “bảo đảm nền văn hóa hòa bình, bao dung, hiểu biết
Từ trước tới nay gần như không có hình ảnh nào về cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Tây Tạng được trưng ra, do tình cờ, cô Tsering Woeser, con gái một quân nhân trong quân đội Giải Phóng Nhân Dân của Trung Cộng ở Tây Tạng, tìm thấy nhiều hình ảnh về biến cố này do cha cô chụp, cất dưới đáy một hộp, nằm đó bao năm chờ được cô khám phá, và dùng chúng như là manh mối để hiểu về lịch sử Tây Tạng, sinh ra kết quả là sách tên Forbidden Memory: The Cultural Revolution in Tibet phát hành lần đầu năm 2006 và có ấn bản mới năm 2016.
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập. Tên Tây Tạng của chị là Tsering Woeser. Chữ Woeser trong tiếng Trung Hoa dịch là Duy Sắc. Tên chị trong ngôn ngữ Trung Hoa là Chéng Wénsà (phiên âm: Trình Văn Tát). Woeser sinh năm 1966 tại Lhasa. Như thế, năm nay chị 54 tuổi. Một phần tư dòng máu trong người nhà thơ Woeser là Hán tộc, và ¾ là Tây Tạng. Ông nội của Woeser là người Hán, một sĩ quan trong quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và thân phụ chị là một sĩ quan cao cấp trong Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân TQ. Khi Woeser còn rất trẻ, gia đình chị dọn về thị trấn Kham ở tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1988, chị tốt nghiệp khoa văn chương Trung Hoa tại đại học quốc dân tây nam Southwest University for Nationalities