Hôm nay,  

Ra Mắt Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu Về Chiến Tranh VN Và Giới Thiệu Cuốn “Gọng Kìm Lịch Sử” Tái Bản Của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm

27/12/201900:00:00(Xem: 7697)
Ra mat du an lich su truyen khau (3)
Từ trái, ngồi, Tiến Sĩ Ông Thụy Như Ngọc, Tiến Sĩ Alex Thái Đình Võ, và kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Hình trên tường, Cựu Đại Sứ Bùi Diễm đang nói về dự án lịch sử truyền khẩu và sách tái bản “Gọng Kìm Lịch Sử” trong video được phát tại buổi ra mắt tài liệu.(Photo Nguyễn Thanh Huy)

 

WESTMINSTER (VB) -- Buổi ra mắt Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu về Chiến Tranh Việt Nam và giới thiệu tác phẩm “Gọng Kìm Lịch Sử” của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm được tổ chức tại hội trường Việt Báo tại thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ vào chiều Chủ Nhật, 22 tháng 12 năm 2019 đã diễn ra trong bầu không khí sâu lắng của trên 150 người ngồi kín hội trường, gồm các giáo sư sử học, nhà nghiên cứu, giới học thuật, các cơ quan truyền thông báo chí, và đồng hương Việt quan tâm đến lịch sử đất nước Việt Nam.

Trước giờ khai mạc chính thức, Ban Tổ Chức đã chiếu đoạn phim phỏng vấn Cựu Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ là ông Bùi Diễm về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Việt Nam từ lúc phôi thai khi Vua Bảo Đại trao cho Học Giả Trần Trọng Kim lập chính phủ vào tiền bán thế kỷ 20 đến khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào hậu bán thế kỷ 20.

Tiến Sĩ Ông Thụy Như Ngọc, Chủ Nhiệm Báo Việt Tide và Giám Đốc Nhà Xuất Bản Việt Tide, đại diện Ban Tổ Chức giới thiệu người điều hợp chính của chương trình là kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Cô Như Ngọc cũng cho biết vì sức khỏe của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm không cho phép nên ông không thể có mặt hôm nay và giờ chót ông cũng không thể trực tiếp phát biểu qua đường viễn liên. Cô Ngọc cho biết thêm rằng Cựu Đại Sứ Bùi Diễm đã có gửi video để Ban Tổ Chức trình chiếu trong buổi sinh hoạt này. Cô cũng giới thiệu sự có  mặt của Tiến Sĩ Sử Học Alex Thái Đình Võ để thuyết trình về Dự Án Lịch Sử Truyền Khầu.

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa tự giới thiệu ông là Chủ Bút đầu tiên của tuần báo Việt Tide. Ông Nghĩa đã giới thiệu 2 vị diễn giả là Tiến Sĩ Alex Thái Đình Võ và Tiền Sĩ Ông Thụy Như Ngọc. Ông Nghĩa nói rằng hai vị này là thế hệ thứ ba đang làm công việc tiếp nối những việc làm quan trọng mà thế hệ đi trước đã làm.

Mở đầu chương trình, ông Nguyễn Xuân Nghĩa mời mọi người đứng dậy để cùng lắng lòng mặc niệm tưởng nhớ đến những người đã khuất. Ông Nghĩa cho biết buổi sinh hoạt hôm nay gồm hai phần chính: Ra mắt Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu với phần trình bày về sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm và giới thiệu tác phẩm “Gọng Kìm Lịch Sử” của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm được Việt Tide tái bán lần đầu tại Hoa Kỳ. Ông Nghĩa cho biết rằng chương trình này đáng lẽ đã được tổ chức vào tháng 7 năm nay, nhưng vì sức khỏe của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm không cho phép nên mãi đến nay mới thực hiện.

Sau lời giới thiệu của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Ban Tổ Chức đã chiếu video cho nghe Cựu Đại Sứ Bùi Diễm nói về Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu của Tiến Sĩ Alex Thái và cuốn “Gọng Kìm Lịch Sử” của ông được Việt Tide tái bản. Trong phần phát biểu được thu trước, ông Bùi Diễm cho biết vì sức khỏe yếu không thể đi máy bay trong những ngày lễ cuối năm đòi hỏi mất nhiều thì giờ và thời gian chờ đợi bất tiện nên ông không thể có mặt trong buổi sinh hoạt hôm nay.

Ra mat du an lich su truyen khau (1)
Quang cảnh trong hội trường Việt Báo.(Photo Nguyễn Thanh Huy)


Cựu Đại Sứ Bùi Diễm nói rằng Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu nằm trong nghiên cứu dài hạn của Đại Học Cornell về Đông Nam Á mà trong đó phần nói về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam cũng chỉ là một khía cạnh chứ không phải là toàn cảnh về cuộc chiến Việt Nam.

Ông Bùi Diễm, qua video trình chiếu đã lần lượt trình bày quá trình mà Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam. Ông nói rằng lúc đầu sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh VN chỉ là ngẫu nhiên không chủ ý. Rồi dần dần người Mỹ mới có chủ ý can thiệp ngày càng sâu hơn vào VN qua chính sách mà ông gọi là “Chủ Nghĩa Be Bờ” (Containment Doctrine) của người Mỹ để chận đứng làn sóng cộng sản lan tràn trên thế giới.

Ông nói rằng thực sự Hoa Kỳ đã có sự chú ý đến Việt Nam rất sớm từ thời  Tổng Thống Rooservelt, với cuộc chiến tranh Mỹ-Nhật trong Thế Chiến Thứ Hai. Khi đó Mỹ chú ý đến vùng Đông Nam Á mà VN nằm ở vị thế chiến lược. Rồi đến thời chiến tranh giữa Việt Minh – là cộng sản – và Pháp. Sau Hiệp Định Geneva, Cộng Sản chiếm giữ Miền Bắc với sự trợ lực của Trung Cộng qua Mao Trạch Đông và Mỹ đã quan tâm nhiều hơn đến sự bành trướng của cộng sản, nên đã bắt đầu can thiệp bằng cách giúp các chính phủ Miền Nam Việt Nam để chận đà xâm lăng của cộng sản xuống phía nam.

Chính vì thế, Hoa Kỳ đã ủng hộ giải pháp Bảo Đại trao cho học giả Trần Trọng Kim lập chính phủ quốc gia VN đầu tiên vào năm 1945 và sau này là chính phủ của ông Ngô Đình Diệm, là những người quốc gia không cộng sản để xây dựng Miền Nam tự do. Nhưng khi Hoa Kỳ thấy không thể chiến thắng cuộc chiến tranh chống cộng sản này thì họ bắt đầu lập ra chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh để rút khỏi VN qua việc điều đình với phe cộng sản dẫn tới Hiệp Định Paris năm 1973 để Mỹ chính thức rút quân khỏi VN. Lúc bấy giờ Miền Nam chỉ còn nhờ Mỹ giúp kinh tế và tài chánh để phòng thủ. Nhưng nước Mỹ đã không giữ lời hứa của TT Nixon đã cam kết với TT Thiệu rằng Mỹ sẽ bảo vệ Miền Nam nếu bị cộng sản tấn công dẫn đến việc Miền Nam thất trận vào năm 1975.

Cựu Đại Sứ Bùi Diễm đã nói đến việc cuốn sách “Gọng Kìm Lịch Sử” của ông đã được tái bản. Ông cho biết vào năm 2000 trong buổi ra mắt cuốn sách này đã gặp cô Ông Thụy Như Ngọc là người đã viết bài bình luận về cuốn sách. Từ đó ông thường xuyên liên lạc với cô Ngọc và đã có viết bài cho Việt Tide.

Tiến Sĩ Thái Đình Võ đã giới thiệu nội dung bài thuyết trình với 3 tiểu mục chính gồm: Tầm quan trọng trong việc duy trì lịch sử, Dự án lịch sử truyền khẩu, và Bộ phim tài liệu lịch sử.

Alex nói rằng đây là công việc rất quan trọng đòi hỏi sự góp tay của nhiều người và ông kêu gọi mọi người nên tự mình thực hiện những video kể về các biến cố và sự kiện liên quan đến lịch sử Miền Nam VN mà họ đã chứng kiến và kinh nghiệm.

Alex kể lại cơ duyên thúc đẩy ông thực hiện bộ tài liệu lịch sử. Ông nói khi học tại Đại Học UC Berkeley vị giáo sư cho bài thi và anh đã làm xong và nạp bài thi. Kèm theo điểm chấm là phần phê bình của vị giáo sư dài một cách đặc biệt về bài thi của anh. Vị giáo sư này bảo rằng anh đã không làm đúng theo những gì bài thi của ông nêu ra mà trái lại còn viết khác đi. Đó là bài thi liên quan đến lịch sử Miền Nam Việt Nam. Alex đã nghẹn ngào khi phát biểu rằng đa phần người Việt chúng ta vẫn chưa thoát khỏi sự cay đắng của bên thua cuộc và chúng ta phải mạnh dạn tích cực viết lịch sử.

Anh nói rằng lịch sử giải thích quá khứ, định hình hiện tại và định hướng tương lai. Anh cũng nêu ra một thí dụ điển hình về cuốn phim “The Vietnam War” đã trình chiếu vài năm trước. Anh nói cuốn phim này dù có công phu thu thập nhiều tài liệu và có sự hiện diện của nhiều bên, nhưng thực chất nó không hoàn toàn đúng với sự thật lịch sử nhất là đối với phe thua cuộc. Khi bộ phim này đã được 40 triệu người xem thì một cách mặc nhiên nó đã xóa đi quá khứ.

Alex kể rằng anh đã có cơ duyên gặp Cựu Đại Sứ Bùi Diễm trong các cuộc hội thảo liên quan đến lịch sử VN và anh đã xin phép ông Bùi Diễm cho anh thực hiện bộ phim tài liệu lịch sử truyền khẩu để lưu lại làm tài liệu. Được sự đồng ý của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm, Alex đã bắt đầu công việc, trước hết anh đến nhà Cựu Đại Sứ Bùi Diễm tại Washington D.C. và được xem 300 hồ sơ mà ông Bùi Diễm còn giữ. Alex đã chọn ra 170 hồ sơ trong số 300 hồ sơ để rồi anh dựa vào các hồ sơ này soạn ra các câu hỏi cho ông Bùi Diễm trình bày mà anh gọi là “bối cảnh hóa” tài liệu.

Alex cho biết Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu bắt đầu từ năm 2013 mà hoàn thành phần Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ tại Việt Nam do Cựu Đại Sứ Bùi Diễm trình bày vào năm 2019, tức là mất 6 năm thực hiện, với 15 tập và kéo dài 17 giờ đồng hồ và đã chuyển dịch được 350 trang tài liệu. Alex kể rằng từ lúc bắt đầu đã được sự cố vấn quý giá của Giáo Sư Keith Weller Taylor từ Đại Học Cornell. Alex kể rằng trong quá trình làm việc anh đã lái xe từ New York xuống Washington D.C. để cùng với Cựu Đại Sứ Bùi Diễm thực hiện bộ tài liệu.

Trong phần kết luận bài thuyết trình Tiến Sĩ Alex Thái Đình Võ cho biết anh đã tình nguyện thực hiện Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu mà không có bất cứ lương bổng gì. Anh mong mọi người giúp tiếp tay lưu truyền bộ tài liệu và nếu có thể thì tự thực hiện dự án lịch sử truyền khẩu cá nhân. Anh đúc kết với lời nhắn tha thiết “Xin đừng đánh mất lịch sử.”

Trong phần thuyết trình về việc tái bản cuốn “Gọng Kìm Lịch Sử” của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm, Tiến Sĩ Ông Thụy Như Ngọc cho biết rằng cô đã có cơ duyên gặp ông Bùi Diễm lần đầu vào năm 2000 trong buổi ra mắt bản tiếng Việt “Gọng Kìm Lịch Sử” và cô đã có viết bài bình luận về cuốn sách này. Từ đó cô thường xuyên liên lạc với Cựu ĐS Bùi Diễm và mỗi lần ông Diễm qua Nam Cali thì hai bác cháu đều đi ăn phở. Đến tháng 9 năm 2017, Cựu ĐS Bùi Diễm đến Cali và gặp cô Ngọc. Trong dịp này ông Diễm đã cho phép cô Ngọc tái bản cuốn sách “Gọng Kìm Lịch Sử.” Nhưng cô kể rằng lúc đó cô không có bản đánh máy sẵn cuốn sách này nên đã phải đánh máy lại toàn bộ.

TS Ông Thụy Như Ngọc nói rằng từ lúc lần đầu xuất hiện vào năm 1977 đến năm 1999 thì cuốn sách này chỉ có bản tiếng Anh duy nhất, không có bản tiếng Việt. Nhưng sau đó có người nào đó đã dịch sang tiếng Việt và cho phổ biến. Đó không phải là bản tiếng Việt của tác giả Bùi Diễm, cho đến năm 2000 là lần đầu tiên ông Bùi Diễm mới dịch sang tiếng Việt và ra mắt sách. Cô Ngọc phát biểu rằng thực hiện tài liệu lịch sử truyền khẩu là một cách dân chủ hóa lịch sử bởi vì mọi người đều có thể thực hiện mà không phải là cơ quan chính quyền nào độc quyền làm.

Ra mat du an lich su truyen khau (2)
Từ phải, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến Sĩ Alex Thái Đình Võ, và Tiến Sĩ Ông Thụy Như Ngọc.(Photo Nguyễn Thanh Huy)


Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa kể rằng ông đã có duyên gặp ông Bùi Diễm từ những năm 1968, 1969 mới biết rằng ông Diễm đã quen biết cụ thân sinh của ông. Ông Nghĩa kể tiếp rằng cách nay 20 năm ông có dịp đến nhà Cựu Đại Sứ Bùi Diễm và vô tình nghe một cuộn băng có người nói tiếng Tây rất rành. Ông Nghĩa lúc đó hỏi ông Diễm là ai nói tiếng Tây, thì được ông Diễm cho biết người đó chính là ông trong cuộc họp báo tại Pháp về Hiệp Định Paris. Ông Nghĩa liền đề nghị cụ Bùi Diễm nên dịch sang tiếng Việt và phổ biến cho công luận biết. Từ đó hai người khởi ý định viết cuốn “Gọng Kìm Lịch Sử” và ông Nghĩa đã giúp ông Diễm trong công việc này. Đến năm 2010, cũng theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa kể, thì có ý định thực hiện bộ lịch sử truyền khẩu.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc lại một chi tiết trong bài thuyết trình của Tiến Sĩ Alex Thài Đình Võ cho biết từ năm 1970 Cựu Đại Sứ Bùi Diễm lúc đó đang làm Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ trong một hồ sơ lưu trữ viết về Hiệp Định Paris đã đón là sẽ mất Miền Nam.

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói rằng lịch sử truyền khẩu giúp mọi người hiểu đúng hơn về Chiến Tranh Việt Nam, mà không phải chỉ có tài liệu từ phe thắng cuộc.

Sau phần thuyết trình là phần dành cho người tham dự đặt câu hỏi liên quan đến lịch sử Việt Nam và bộ tài liệu lịch sử truyền khẩu cũng như tác phẩm “Gọng Kìm Lịch Sử” của Cựu Đại Sứ Bùi Diễm.

Độc giả có thể vào trang mạng www.vietnamWarOHP.com để biết thêm về Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu. Nếu đặt mua bộ phim tài liệu thì có thể liên lạc email: vietnamwaroralhistoryproject@gmail.com , hay vnlichsutruyenkhau@gmail.com

Độc giả có thể vào trang mạng www.baoviettide.com/store.html , hoặc liên lạc số điện thoại (714) 262-7028 hay ad@baoviettide.com để mua sách “Gọng Kìm Lịch Sử.”

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nổi tiếng quốc tế như một người viết tiểu thuyết, và cũng nổi tiếng như một Thiền sư, Ruth Ozeki có một văn phong riêng, trộn lẫn các pháp ấn khổ, vô thường, vô ngã vào các chuyện kể trên giấy. Độc đáo như thế: Ruth Ozeki là một nhà văn, một đạo diễn phim ảnh và là một Thiền sư dòng Tào Động. Xin mở ngoặc nhỏ nơi đây, nói bà là Thiền sư, chỉ có nghĩa rằng, bà là một cư sĩ được trao cương vị người dạy Thiền. Sách và phim của bà, kể cả nhiều tiểu thuyết, đan xen các chuyện kể cá nhân vào các vấn đề xã hội, và chạm vào các chủ đề liên hệ tới khoa học, kỹ thuật, chính trị, môi trường, sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh và văn hóa quần chúng.
Đối thoại với Trịnh Y Thư: Văn chương Nghệ thuật & Những điều khác. Đinh Từ Bích Thuý & Đặng Thơ Thơ thực hiện
Cung Tích Biền là nhà văn của lương tri, bởi mọi truyện ông viết đều đưa ra những chất vấn về bản chất của một nền đạo lý nhân bản. Nhà văn bằng ngôn ngữ vi diệu và huyền áo đã tạo dựng nên một không gian nghệ thuật đặc thù phong cách của riêng ông. Và ông dùng không gian nghệ thuật ấy để đối thoại với quá khứ, một quá khứ được soi lại qua những tra vấn để trở thành công án cho ngày hôm nay. – Đặng Thơ Thơ
Thơ của Holderlin giản dị, cô đọng, súc tích và thêm sự pha trộn giữa lãng mạn và cổ điển, nhất là cổ điển Hy Lạp, nên rất đặc biệt. Ông được xếp vào một trong những nhà thơ trữ tình xuất sắc nhất ở Đức. Một số nhà văn, triết gia lớn của Đức như Wolfgang Goethe, Friedrich Schiller, Friedrich Hegel und Friedrich Schelling là những người đồng thời với Hölderlin.
Rừng phong đã nhuộm màu hay lòng người nhuốm màu thu? Những kẻ sống ở vùng ngoại phương không ít thì nhiều, không cạn thì sâu ắt biết. Cái màu rừng phong đẹp lắm, rực rỡ lắm, đất trời như bừng lên, ánh nắng như lồng vào trong phiến lá. Nói muôn hồng nghìn tía không còn là ước lệ, không phải là tỷ dụ nữa mà hoàn toàn thật sự như thế. Hồng, đỏ, cam, vàng, nâu, tím, trắng… cứ thế mà lá phô diễn trước khi về với đất mẹ.
Cô luật sư trẻ mới ra trường, người được tòa chỉ định để bênh vực tôi, khi gặp mặt lần đầu, cô hùng hổ nhưng lúng túng khi nói, “Ông đừng nhận tội, tôi sẽ giúp ông thoát khỏi tội danh này. Tôi đã nhìn thấy một phương án.” Tôi nói, rõ ràng là tôi có tội. Cố ý phạm pháp. Tội này đã được tổ chức suốt 20 năm. Đã đánh cắp một khối lượng tài sản khổng lồ. Có tang chứng, vật chứng. Có hàng trăm ngàn nhân chứng. Tội sẽ nhận tội mà không mảy may hối tiếc. Khối tài sản khổng lồ đó đã tan biến vào trí não, tâm tư của dân Việt, tôi không có cách nào lấy lại. Tôi nhận tội. Cô luật sư cố gắng thuyết phục. Tôi hiểu cô cần công việc này. Cần có hồ sơ tranh cãi, dẫu không thắng cũng để lại những luận lý luật pháp như một bằng chứng tài năng cho tương lai. Ai cũng biết vụ kiện này sẽ thua. Nhưng nếu như thắng một vụ kiện không thể thắng, cô sẽ trở thành ngôi sao, sẽ được các văn phòng luật sư lớn chiếu cố. Đời cô sẽ thay đổi hào quan trong một ván cờ. Thắng bại không phải là chuyện quan trọng. Chỉ là c
Văn học người Mỹ Bản Xứ xuất hiện phong phú trong văn học truyền khẩu từ trước khi tiếp xúc với người Châu Âu và/hay sau khi áp dụng theo cách viết của người Châu Âu. Văn học truyền khẩu của người Mỹ Bản Xứ ngoài việc kể chuyện, cũng còn ca nhạc, tụng niệm, và thơ dùng cho các buổi lễ. Nhiều trong số những câu chuyện và ca nhạc này được những nhà nhân chủng học da trắng sao chép lại, nhưng thường mâu thuẫn đáng kể với các bộ lạc và thường bị hiểu sai hay dịch sai nghiêm trọng.Richard J. Chacon và Rubén G. Mendoza trong phần “Giới Thiệu” tác phẩm nghiên cứu “The Ethics of Anthropology and Amerindian Research: Reporting on Environmental Degradation and Warfare” [Đạo Đức Của Nhân Chủng Học và Nghiên Cứu Về Người Mỹ Da Đỏ: Phúc Trình Về Sự Suy Thoái Môi Trường Và Chiến Tranh], được phổ biến vào năm 2011, đã viết rằng: “Trong nỗi thống khổ của cuộc tấn công của thực dân, các nhà nhân chủng thường không nhận thức hay nhận thức ngược lại giá trị lịch sử và văn hóa
Nhà văn lưu vong, Abdulrazak Gurnah, từ quê quán ở miền Đông Phi đến Anh Quốc năm 18 tuổi. Hành trình xa quê hương gần 55 năm với bút mực và sách đã mang lại cho ông giải Nobel văn chương 2021. Vượt qua một số tên tuổi hàng đầu trong năm nay như Margaret Atwood ở Canada, Lyudmila Ulitskaya ở Nga. Nhà văn Châu Phi trước ông lãnh giải Nobel văn chương 1986 là Wole Soyinka. Lưu vong, danh từ này quen thuộc, Gurnah nói, chuyện tị nạn, di cư “là những gì hiện diện với chúng ta mỗi ngày” - thậm chí nhiều hơn cả khi ông mới đến tị nạn ở Anh, năm 1960. “Người ta đang chết, đang bị tổn thương trên khắp thế giới. Chúng ta cần giải quyết vấn nạn này bằng một cách tử tế nhất.” (Associated Press. 10, 07, 2021.) Nhận diện ý thức và tâm tư trên, Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết giải thưởng này để công nhận “sự thấu hiểu không khoan nhượng và nhân ái của Gurnah đối với những tác dụng của chủ nghĩa thực dân và số phận người tị nạn.” Báo chí đề cao ông là nhà văn có kinh nghiệm vượt qua các lục địa
Ngài Ryokan sinh năm 1758, viên tịch năm 1831. Ryokan ra đời trong năm 1758 (ngày chính xác không rõ), tại ngôi làng hẻo lánh ven biển Izumozaki, thuộc tỉnh Echigo, bây giờ gọi là Quận Niigata. Vùng này, Honshu phương bắc, còn đuợc gọi là “xứ tuyết,” nơi các trận tuyết mùa đông dày ngập tới nổi buộc cư dân phải rời nhà và vào lại nhà họ bằng tầng [lầu] thứ nhì.
Hôm nay trời mưa lâm râm suốt từ sáng sớm; đến chiều mới ngưng. Mưa như tịnh thủy tẩy sạch bụi bặm trên những cành cây ngọn lá; lênh láng ngập tràn hai bên đường dẫn ngang xóm nhỏ ngoại ô. Cảm nhận hóa thân của mây trời nơi những giọt mưa còn đọng trên cánh hoa; và trong chung trà ấm tay buổi chiều thu. Cảm niệm một bậc chân sư từ chốn xa mờ, như áng mây, như cánh hạc bay qua sông dài, mất hút cuối trời tây. Không dấu vết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.