Hôm nay,  

Trận Chiến Quanh Vụ Trao Giải Tucholsky Cho Nhà Văn Gốc Hồng Kông

20/12/201910:33:00(Xem: 2967)

 

Que Dan Hai
Quế Dân Hải

 

THỤY ĐIỂN – Đại Sứ Trung Quốc tại Thụy Điển là ông Quế Tòng Hữu đã bị các Nghị Sĩ Thụy Điển đòi trục xuất vì ông này đã nhiều lần phát ngôn uy hiếm Thụy Điển vì Hội Nhà Văn Thụy Điển đã trao giải thưởng Tucholsky cho một nhà văn và nhà xuất bản người Thụy Điển gốc Hồng Kông, theo bản tin của trang mạng www.ntdvn.com cho biết hôm 16 tháng 12. Bản tin NTDVN cho biết thêm thông tin chi tiết như sau.

Trong một cuộc họp quốc hội gần đây, các nghị sĩ Thụy Điển đã đề xuất nhà ngoại giao "kiểu răn đe" của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển, ông Quế Tòng Hữu nên bị trục xuất. Lý do bởi ông đã nhiều lần đưa ra những phát ngôn trực tiếp uy hiếp Thụy Điển. Các nhà đánh giá tin rằng đây có thể là một sự thay đổi chiến lược trên tổng thể trong chính sách ngoại giao của xã hội phương Tây đối với ĐCSTQ.

Ngày 13/12, hai đảng đối lập ở Thụy Điển, đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (KD) và đảng cánh tả (V), trong một cuộc tranh luận tại quốc hội, đã gọi Đại sứ của ĐCSTQ tại Thụy Điển, ông Quế Tòng Hữu là "người không được chào đón" và yêu cầu trục xuất ông này khỏi Thụy Điển. Ông Lars Adaktusson, một nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (KD) cánh hữu, đã nói rằng hành động của ông Quế Tòng Hữu là "chưa từng thấy" và bày tỏ sự đồng tình với đảng cánh tả về đề nghị trục xuất đại sứ của ĐCSTQ.

Nguyên nhân yêu cầu trục xuất ông Quế Tòng Hữu là: Hiệp hội Nhà văn Thụy Điển (Svenska PEN) đã trao giải thưởng Tucholsky vào tháng 11 năm nay cho ông Quế Dân Hải, một học giả và nhà xuất bản sách người Thụy Điển gốc Hồng Kông bị ĐCSTQ giam giữ.

Ông Quế Dân Hải lần đầu tiên mất tích vào kỳ nghỉ năm 2015. Đến năm 2017, các quan chức Trung Quốc cho biết ông Hải đã hoàn thành bản án của mình và được tự do, nhưng ông đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ một lần nữa vào tháng 1 năm 2018 trên một chuyến tàu đến Bắc Kinh trong khi có các nhà ngoại giao Thụy Điển cùng đi. Ông ấy hiện đang bị giam giữ tại một địa điểm không xác định vì “bị nghi ngờ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.”

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Thụy Điển, ông Quế Tòng Hữu đã yêu cầu Hội Nhà văn Thụy Điển hủy bỏ giải thưởng Tucholsky. Sau đó, ông còn đe dọa Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thụy Điển rằng nếu bà tham dự lễ trao giải, ĐCSTQ sẽ cấm bà nhập cảnh vào Trung Quốc.

Ngày 4/12, khi tham dự một sự kiện tại Đại học Gothenburg, ông Quế Tòng Hữu cũng tuyên bố ĐCSTQ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thụy Điển trong lĩnh vực văn hóa và kinh tế.

Các Đảng của Thụy Điển đều nhất tề lên án hành vi của ông Quế Tòng Hữu. Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, bà Ann Linde nói rằng nhiều phát ngôn của ông Quế Tòng Hữu là "không thể chấp nhận được và vô cùng tồi tệ".

Ông Goran Lindblad, cựu phó chủ tịch Hội đồng Châu Âu của Thụy Điển, nói với Đài Á Châu Tự do rằng những tuyên bố của ông Quế Tòng Hữu đã thể hiện rõ ràng việc vi phạm nhân quyền và tự do ngôn luận của Thụy Điển, thậm chí lại còn đe dọa thực hiện trừng phạt thương mại với Thụy Điển. Việc làm này là minh chứng cụ thể cho sự bành trướng không ngừng của ĐCSTQ.

Ông cũng nói rằng bây giờ một số nghị sĩ của Thụy Điển có thể trực tiếp nhìn thấy bản chất của chính quyền ĐCSTQ thông qua Quế Tòng Hữu và cho đó là một việc tốt.

Trên thực tế, hành vi của ông Quế Tòng Hữu đã gây ra tác dụng ngược lại. Tháng 11 năm ngoái, ông Quế Tòng Hữu đã dùng những lời lẽ gay gắt từ chối thả học giả Quế Dân Hải, đồng thời cáo buộc những người yêu cầu thả học giả Quế Dân Hải vì mục đích chính trị. Vì lý do này, Quốc vương Thụy Điển đã hủy chuyến thăm đến Hồng Kông.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thụy Điển cho biết: "Khi một quốc gia yêu cầu chính phủ của một quốc gia khác phải làm gì, đó là việc rất nghiêm trọng".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một nhà thơ khi sáng tác, thường là từ cảm xúc riêng. Có khi ngồi lặng lẽ nửa khuya, có khi lặng lẽ nhìn ra suối hay góc rừng, và có khi chợt thức dậy lúc rạng sáng và nhớ tới một vấn đề… Làm thơ là ngồi một mình với chữ nghĩa, đối diện trang giấy trắng và nhìn vào tâm hồn mình. Trên nguyên tắc, không ai làm thơ với “hai mình” hay nhiều người.
Bây giờ đống rác (theo Soko) chỉ còn lại đất và rêu. Lần này thì chắc chắn phải hốt, đổ đi rồi.
Cô đơn có lẽ là chất liệu sung mãn nhất cho sự sáng tác của những ngưởi cầm bút. Khi viết, người cầm bút sống trọn vẹn trong thế giới của riêng mình. Họ không muốn bất cứ ai, bất cứ điều gì, bất cứ ngoại cảnh nào chi phối hay có thể lôi kéo họ ra khỏi cái thế giới sáng tạo đầy hứng thú mà họ đang bơi lội trong đó. Càng say mê viết họ càng lặn sâu vào cõi cô đơn. Nỗi cô đơn càng mãnh liệt bao nhiêu thì sự sáng tạo của người cầm bút càng độc đáo bấy nhiêu. Trong cô đơn cùng cực thì sự sáng tạo mới đủ sức để khai sinh ra được đứa con tinh thần độc đáo mang thể chất nguyên vẹn của chính nhà văn mà không phải là phó sản của bất cứ từ đâu khác. Ernest Hemingway là loại người như thế. Đặc biệt khi ông viết cuốn tiểu thuyết “The Old Man and The Sea” [Ông Lão và Biển Cả], mà ở VN trước năm 1975 hai nhà văn nữ Phùng Khánh và Phùng Thăng đã dịch sang tiếng Việt với tựa để “Ngư Ông và Biển Cả.” Ernest Miller Hemingway sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899. Ông là ký giả, tiểu thuyết gia, người viết truyện
Nguyên ngồi lặng yên nhìn Yến. Nỗi thắc mắc về người đàn ông đứng nói chuyện với nàng vẫn còn là một ám ảnh dằng dai, ấm ức. Chàng thấy khó hỏi thẳng. Giá hắn ta cùng trạc tuổi chàng (hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ hơn đôi chút) nhìn cách nói nói chuyện, chàng còn có thể đo lường được mức độ thân mật giữa hai người. Lại giá hắn ta cứ già như thế, nhưng có một bề ngoài bảnh bao, lịch thiệp, cử chỉ chững chạc, đàng hoàng, dầu sao cũng vẫn còn là một điều dễ chịu cho chàng trong việc ước đoán mối liên hệ tình cảm giữa nàng và hắn (nếu hắn thuộc hạng người như thế, Nguyên có đủ lý do để tỏ lộ mối nghi ngờ một cách thẳng thắn mà không ngại làm Yến phật lòng). Đằng này hắn không giống bất cứ người đàn ông nào vào loại đó để có thể nghi được là người tình của Yến. Mái tóc đã lấm tấm ít sợi bạc, bôi dầu bóng nhẫy, hai bên ép sát vào da đầu, lượn một cách rất khéo về phía sau. Nước da xanh mét như một người nghiện thiếu thuốc lâu ngày
Theo dòng thời gian, từ trước công nguyên cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã từng xảy ra nội chiến (civil war - chiến tranh trong nước), những cuộc nội chiến đó trong quá khứ thường được nhắc đến trong những bài học lịch sử. Lịch sử nước ta thời Đại Việt cũng trải qua vài giai đoạn như nội chiến Nam Bắc triều (1533-1677) giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1775) giữa chúa Trịnh ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong). Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn (1771-1785 và 1787-1802). Nguyễn Huệ (1753-1792) đánh Nam dẹp Bắc, lên ngôi Quang Trung Đại Đế nhưng chết khi còn trẻ, nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), tiến hành cuộc chiến, thống nhất sơn hà, năm 1802, lên ngôi Gia Long Hoàng Đế, quốc hiệu Việt Nam, chấm dứt cuộc nội chiến tranh kéo dài gần 270 năm.
Trăng 14 lẻn nhẹ vào thiền đường. Mắt khép hờ mà hành giả vẫn thấy rõ. Nhưng trăng ngây thơ, tưởng sẽ đùa như trẻ nhỏ khi vờn lên vạt áo tràng nâu làm hành giả giật mình, để trăng khúc khích cười. Thôi được, giả như không thấy mà tạo niềm vui thì có sao đâu, nhất là niềm vui này lại tặng ánh trăng, đối tượng tri kỷ thường cùng tọa thiền những đêm tĩnh lặng. Đêm nay 14 nên trăng tỏ. Vạt áo nâu loang loáng ánh trăng tưởng như đang muốn lao xao múa hát. Trăng và áo đồng lõa, lay động những ngón tay đang đặt lên nhau. Hương từ bụi dạ lý bên cửa sổ cũng nhập cuộc, cùng “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Tất cả chợt quyện vào nhau: Hành giả, trăng, hương dạ lý, cùng vỗ đôi cánh nâu, nhịp nhàng theo một cung bực.
Vì quen nếp sống thanh đạm, gia dĩ lại sống một mình nên ít lo sinh kế, hằng ngày thường hay đọc sách, da dẻ trắng trẻo xanh xao, mình gầy vóc hạc. Lại luôn luôn mục kích sự tàn bạo của đám phú nông mà tâm sự ủ ê lộ ra ở đôi mày hay nhíu, miệng có cười, cũng héo hắt không vui. Tính vốn ít nói, trong chốn giao du lại cố tình giữ trọn cái nghĩa nước nhạt của người nước Lỗ, cho nên lắm khi cả ngày không lên tiếng một câu, hàng tháng biếng bước chân ra khỏi cổng. Họa hoằn thao thao bất tuyệt, là lúc đối diện một người hiểu biết. Những lúc đó, Đỗ thường ngửa mặt lên trời mà than thời thế hoặc tác sắc đập bàn luận đàm quốc sự đến bỏ cả cơm. Tuổi đã lớn Đỗ vẫn sống một mình, không nghĩ tới việc vợ con. Con gái trong vùng có trêu ghẹo tỏ tình thì đỏ mặt ngoảnh đi. Người trong họ đôi khi gợi việc trăm năm mối lái, thì xốc áo, nghiêm nét mặt mà không tiếp chuyện.
Ngày 4 tháng 7 hằng năm là ngày Lễ Độc Lập của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Tài liệu lịch sử cho thấy, ngày 4 tháng 7 năm 1776, Quốc Hội Hoa Kỳ lúc đó có tên là Second Continental Congress đã họp tại tòa nhà Quốc Hội tại Pennsylvania mà ngày nay gọi là Independence Hall tại thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập để chính thức tuyên bố Hoa Kỳ thoát khỏi chế độ thuộc địa của Anh Quốc, theo www.en.wikipedia.org. Qua việc công bố Tuyên Ngôn Độc Lập, 13 tiểu bang tại Hoa Kỳ tiến tới việc thành lập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được ký bởi các đại diện từ 13 tiểu bang, gồm New Hampshire, Massachusetts Bay, Rhode Island, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Maryland, Delaware, Virginia, North Carolina, South Carolina, và Georgia. Quốc Hội đã lập Ủy Ban 5 Người (Committee of Five) để viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập, gồm John Adams từ Massachusetts, Benjamin Franklin từ Pennsylvania, Roger Sherman từ Connecticut,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.