Hôm nay,  

Nguyễn Đức Phương Bối Nói Về Nguyễn Đức Sơn

20/12/201910:05:00(Xem: 4319)

 

NDS_ son dau DC 1989

 

Lời tòa soạn: Những câu thơ dị thường viết bởi một thi sĩ dị thường! Đó là lời giới thiệu cho tập thơ Thơ và Đá của thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, do NXB Văn Học Press phối hợp với tổ chức Culture Art Education Resource xuất bản và phát hành tháng 12 năm 2019.  Nhân dịp này Việt Báo hân hạnh được trao đổi đôi lời với cô Nguyễn Đức Phương Bối, ái nữ của nhà thơ. (Hiện nay chị Phương Bối vẫn sinh sống tại Việt Nam, trên mảnh đất do chính nhà thơ gầy dựng từ sau cuộc đổi đời 1975.) Dưới đây là nội dung cuộc nói chuyện.

 

Việt Báo (VB): Trước hết xin chị cho độc giả cùng các bằng hữu xa gần biết vài thông tin về tình trạng sức khỏe hiện nay (cuối 2019) của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn.

 

Nguyễn Đức Phương Bối (NĐPB): Đầu tiên xin gởi lời biết ơn vô vàn đến Văn Học Press và tổ chức Cultre Art Education Resource đã phối hợp cho xuất bản và phát hành tập thơ Thơ và Đá nhân dịp Tết đến Xuân về. Và hơn hết là Thơ và Đá ra đời vào lúc nhà thơ Nguyễn Đức Sơn  đang còn tại thế. Ngoài ra nó đánh dấu sự trở lại của Sơn Núi sau hơn 50 năm im lặng. Hiện tại vì tuổi già sức yếu khiến ông không thể  đi lại, khó khăn trong giao tiếp, và ông không nhìn thấy gì nữa. Tuy nhiên, sức khỏe ông bây giờ không có gì nguy hiểm sau những cơn bạo bệnh. Ông luôn được vợ và các con chăm sóc chu đáo. Có lẽ, ngoài nghị lực sống phi thường của ông, cùng với sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè gần xa, trong và ngoài giới văn chương, cũng là một sức mạnh tinh thần cho ông và gia đình. Nên hiện giờ nhà thơ Nguyễn Đức Sơn vẫn đang tịnh dưỡng  trên núi đồi Phương Bối.

 

VB: Cuộc đời của thi sĩ Nguyễn Đức Sơn được nhìn bởi nhiều người – trong cũng như ngoài giới văn chương – như một huyền thoại. Khốc liệt và dị thường. Chị có thể nói gì thêm về tính cách và con người của nhà thơ? Có thể nói Nguyễn Đức Sơn là con người lập dị được không? Chính xác nhất là gì?

 

NĐPB: Cá nhân Phương Bối nghĩ nhà thơ Nguyễn Đức Sơn không lập dị. Thiết nghĩ ông sống quá đỗi bình thường trong cái tự nhiên bao la của đất trời. Cái lập dị mà anh đưa ra có chăng là ông sống quá thật. Thật như chính con người ông vậy!

   Chính xác là ông sống rất thực.

   Theo Phương Bối, để có suy nghĩ như thế thì chính đời sống khốc liệt và hạnh phúc tràn bờ mà ông từng nếm trải đã làm nên tính cách và con người của ông. Vâng, có thể nói thơ ông khốc liệt và dị thường, nhưng với Phương Bối như vậy vẫn chưa đủ vì trong cái khốc liệt và dị thường nó vẫn ẩn chứa những nỗi niềm trăn trở của kiếp sống nhân sinh, niềm hạnh phúc, nhưng tuyệt đối không bi lụy. Điều đó được thể hiện trong những câu thơ sau:

 

Ngày mai núi cũ tôi về
Dĩ nhiên hạnh phúc tràn trề em ơi
Thơ bay tự cổ ngút trời
Quanh năm đảm bảo một trời tuyết mây
Cớ sao đãng tử bậc thầy
Hỏi ra từ đá tới cây lắc đầu…

 

Riêng về Phương Bối, trong suốt thời gian sống với cha, ngoài một con người nhạy cảm với tình thương sâu sắc, ông còn là hiện thân của một tâm hồn cô độc mênh mông mà nó được thể hiện ít nhiều qua những câu thơ:

 

Mai sau này chỗ tôi nằm
Sao rơi lạnh lẽo âm thầm biển ru…

 

Kế đến:

 

Nếu mai kia có người hiểu nổi
Cõi hồn ta chừng một phần trăm
Chắc khi đó mây cũng thôi bay
Gió mù khơi cũng ngừng thổi
Và đất trời cũng hết lạnh căm
Đời dẫu vui ta cũng kiếm chỗ nằm…

 

Vâng, biết bao giờ mây mới thôi bay, gió mới ngừng thổi? Hiểu rõ vậy nên ông đã chọn cách chấp nhận sống lặng lẽ trong thế giới của mình.

 

VB: Phải chăng những bài thơ in trong tập Thơ và Đá chưa được phổ biến ở bất cứ đâu,và ước nguyện của nhà thơ là sẽ có ngày những bài thơ đó đến tay người đọc, dù muộn màng. Chị có thể nói gì về nỗi niềm của nhà thơ trăn trở suốt bấy nhiêu năm, từ sau 1975 đến nay, với một ước nguyện mãi không thành cho đến bây giờ.

 

NĐPB: Có thể nói hầu hết những bài thơ in trong tập Thơ và Đá chưa từng được in bất cứ  đâu, duy chỉ có vài bài được phổ biến trên mạng đây đó. Phương Bối muốn nói thêm một chút về phần “Thơ và Đá” trong tập thơ, sáng tác lúc ông ở Quân cảnh Tư pháp Blao, và để viết những bài này thì mẹ của Phương Bối đã phải bất chấp nguy hiểm bằng cách giấu từng ngòi bút, từng mẩu giấy vào lai quần để đưa vào lúc thăm nuôi, sau đó về tự tay mẹ chép lại vô nhật ký. Phương Bối xin trích một đoạn ngắn nhật ký những ngày mới vào tù: “Quân Cảnh Tư Pháp Blao, ngày 26 tháng 8 năm 1972: Giữa trưa tôi lại rơi vào cơn khủng hoảng mạnh mẽ, chỉ muốn tự tử, chiều xuống lòng tôi dịu lại. Nhưng giữa lúc bấn loạn, tôi cũng có đọc bài Đêm Nghe Ma Hú cho Ngụy Ngữ và Vy Văn Cơ nghe... tôi nói nhiều về tập Du Sỹ Ca. Tôi thấy cần phải viết một thứ văn chương gì đó có thể say mê đọc trong những lúc tuyệt vọng nhất đời người, dù những lúc này chiếm một số thời gian khiêm tốn đối với một đời người. Tôi nghĩ tôi đã làm được, nhưng chưa tới đâu, thực sự chưa tới đâu. Với những cái tôi đã viết, đã in và chưa in, thực ra văn chương kim cổ cũng không vượt qua được rồi. Nhưng chưa tới đâu, còn chờ.”

   Vậy nên Phương Bối nghĩ những gì muốn viết, muốn nói trong giai đoạn này ông đã làm được, và sự chờ đợi của ông thật xứng đáng, vì hôm nay đứa con tinh thần, Thơ và Đá, đã ra đời. Không muộn màng! Ngần đó năm, tập thơ là bản thảo, có khi nào ông không thể nhớ nổi mình đã viết gì, và đã gồng mình như thế nào để sáng tạo nên nó. Như một đứa con yêu thương bị thất lạc, nay được gặp lại... Phải chăng hạnh phúc đang vỡ òa trong ông?

 

VB: Giữa cuộc sống đời thường và thi ca, Nguyễn Đức Sơn ở đâu? Ông có những gì mà người khác không có, hay không thể có?

 

NĐPB: Để trả lời câu này Phương Bối xin mạn phép nhắc lại câu trả lời đài BBC năm 2007, do ông Trần Tiến Dũng phỏng vấn:

   Trần Tiến Dũng: Thưa thi sĩ Sơn Núi, bây giờ ông đang ở đâu, đi đâu, đến đâu?

   Nguyễn Đức Sơn: Trịnh trọng quá nhưng được quá. Tôi đang ở đây, không phải Nga,Tàu, Mỹ, Pháp gì cả. Vui vẻ. Trong chảo lửa.  Nhưng chưa ca... bài ca con cá nó sống vì nước. Tuy vậy, thỉnh thoảng... điên đầu nghe đài RFA hay BBC gì gì đó của ông giới thiệu cái bản gì gì đó “đường tới vinh quang” với câu mở “Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi... để ta khắc tên mình lên trời” của cái thằng xuẩn trí nào đó. Nhưng không sao, trước 75, tôi đã có một bài ngắn trong thi phẩm Tịnh Khẩu: “Tôi định một ngày nào đó thật thảnh thơi / Leo lên trời / Ỉa.”

   Phương Bối nghĩ ông không bao giờ tách biệt giữa cuộc sống đời thường và thi ca, cũng giống như ông không có sự phân biệt giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Với ông chỉ đơn giản nghệ thuật là nghệ thuật. Ông từng viết:

 

Nhờ sống giữa hai lằn đạn
Ta mạnh dạn hơn bao giờ hết
Vì ở đó sống và chết giao nhau
Cũng như sướng và đau các em ạ.

 

VB: Chị muốn nói gì thêm với độc giả và các bằng hữu Sơn Núi?

 

NĐPB: Lời cuối, Phương Bối xin cúi đầu cám ơn tất cả mọi người đã dành nhiều ưu ái, cũng như dành nhiều tình thương yêu đến với cha của Phương Bối trong lúc này. Hy vọng sự đột phá, đánh dấu này sẽ là động lực để mọi người giúp Phương Bối hoàn thành tiếp những gì còn sót lại. Đặc biệt là cái nắm tay của cô Dạ Thảo với Nguyễn Đức Sơn, lúc cha Phương Bối đang cơn thập tử nhất sinh, với một niềm tin mãnh liệt Sơn Núi sẽ tỉnh lại. Rồi bắt tay vào làm sách cho Sơn Núi với ngổn ngang câu chữ cho đến lúc thành sách. Thật nghẹt thở và sung sướng phải không cô Dạ Thảo? Kính chúc tất cả một mùa Xuân viên mãn.

 

Việt Báo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ
Đêm chia ly, ngày sẽ tới tôi trọn đời, ngồi chép kinh làm thơ nhìn lửa ba cõi thấy vô ngã, ngộ vô sinh . Mở trang kinh, nghe tin bạn rơi tay bút, mực loang dòng bọt sóng trôi vô cùng tận như tia chớp, như hạt sương
Tại sao nói về thơ của thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ (NLV) lại trước hết đề cập đến hai chữ “quê hương”? Vì tập thơ“Tám Câu Lục Huyền Âm” của ông, tôi chú ý thấy có nhiều hơi hướm hương quê và quê hương, qua chữ nghĩa cô đọng, rất Việt Nam, rất thơ, rất văn chương của nhà thơ. Điều đáng lưu ý là việc nỗ lực sử dụng chữ thuần Việt
Tôi và Nguyễn Lương Vỵ quen nhau hơn năm mươi năm. Gặp lần đầu tiên năm 1970 qua Nguyễn Quốc Kỳ, người bạn học Văn Khoa năm thứ nhất ban Triết. Lúc bấy giờ tôi được đọc một số bài thơ của Nguyễn Lương Vỵ trên báo Khởi Hành và rất thích cách xử dụng từ mới lạ của anh. Chúng tôi quen nhau và thường trò chuyện ở quán café. Tiếp theo cũng qua Nguyễn Quốc Kỳ tôi quen với Võ Chân Cửu và sau đấy mới biết bộ ba này cùng học năm cuối Trung học Kỹ thuật Qui Nhơn. Thời gian này tuy tình hình chiến tranh ác liệt, sinh hoạt văn nghệ miền Trung lại tưng bừng với nhiều khuôn mặt trẻ như Đynh Trầm Ca, Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Nho Nhượn, Hồ Ngạc Ngữ, Vũ Hữu Định, Trần Dzạ Lữ, Võ Chân Cửu… và Nguyễn Lương Vỵ không ở ngoài vườn hoa văn nghệ trẻ này.
Cuốn tiểu thuyết Bóng tối và sự mát mẻ không có cốt truyện, nhưng bao gồm các chương có độ dài khác nhau. Các chương vẽ nên một bức tranh về sự năng động đặc biệt của một gia đình nhỏ. Người Mẹ, Má muốn làm giàu và cố gắng kiếm tiền cho gia đình bằng nhiều cách. Ngoài ra, bà còn duy trì kỷ luật nghiêm khắc đối với các con của mình, đặc biệt là đối với người anh lớn có tính chống đối hơn. Anhcả Hiếu bắt đầu có hứng thú với các cô gái và dành cả cuộc đời để thay đổi bạn gái. Nhân vật kể chuyện quan sát tất cả những điều này, dù ít hay nhiều với tư cách là một người ngoài cuộc. Cộng đồng Việt Nam cũng được đưa lên mạnh mẽ.
Từ lần xuất bản đầu tiên và duy nhất năm 2001, cuốn sách đã tuyệt bản này là nguồn tư liệu vô giá về một giai đoạn dày đặc biến động của lịch sử Việt Nam thế kỷ 20. Đọc lại những ghi chép của nhà thơ Trần Dần (1926-1997) về thời kì Cải cách Ruộng đất và Nhân văn-Giai phẩm, tôi vẫn kinh ngạc bởi sự thành thực tận cùng, thành thực đến tàn nhẫn khắc nghiệt, của ông với chính bản thân mình. Cuộc vật lộn của ông với thời đại không phải chỉ là một bi kịch từ vị thế nạn nhân mà đa tầng, đa diện hơn nhiều: Ông cũng là một tác nhân và trước hết là một chứng nhân lỗi lạc, với một khả năng quan sát, phân tích, ghi nhận, diễn đạt hiếm có và một lí tưởng sục sôi cháy bỏng với nghệ thuật văn chương.
Mỗi đứa bé lớn lên đều khám phá xã hội vây quanh cùng thế giới bao la qua hai cách: tiếp xúc với thực tế, lắng nghe người lớn nói chuyện và học hỏi ở trường lớp. Sau nữa là đọc sách. Cách thứ nhì cho tôi nhiều hiểu biết hơn cách thứ nhất. Lúc nhỏ trong nhà gọi đùa tôi là mọt sách. Tôi trở nên mọt sách trước tiên qua truyện tranh. Những năm tiểu học tôi say mê TinTin, Astérix & Obélix, Lucky Luke, Fantasio & Spirou với chú vượn marsupilami... Đi học về là tôi chúi mũi vào 12 Thành Công Lực của cậu bé tí hon Benoît, Liều Thuốc Hóa Chó với Lữ Hân & Phi Lục, Chú Tí Làm Phù Thủy trong làng Schtroumpf, Điếu Xì Gà Pharaon, Đền Thờ Mặt Trời với Tintin và thuyền trưởng Haddock, hoặc Anh em nhà Dalton hay Gaston LaGaffe… Lớn thêm chút, tôi mê mẩn truyện tranh Bob Morane, Django Blueberry nhưng mê nhất vẫn là Tanguy & Laverdure, rồi Buck Danny với các trận không chiến và những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Blake & Mortimer.
Một đồng 25 xu có khắc hình nhà thơ huyền thoại và nhà hoạt động dân quyền Maya Angelou và một số phụ nữ Mỹ tiên phong khác đã chính thức bắt đầu được chuyển đến các ngân hàng vào thứ Hai tuần này. Angelou là người phụ nữ Da đen đầu tiên xuất hiện trên đồng 25 xu của Hoa Kỳ. Thiết kế có hình của nhà thơ Maya Angelou là đồng 25 xu đầu tiên trong "Chương trình dành cho phụ nữ Hoa Kỳ", một công trình kéo dài 4 năm phát hành các đồng xu có hình những người phụ nữ nổi bật trong lịch sử Hoa Kỳ.
NEW YORK – Truyện ngắn hiếm có “Recitatif,” do Toni Morrison viết vào đầu những năm 1980, kể về cuộc đời của hai người phụ nữ từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành mang vận mệnh trái ngược nhau, sẽ được xuất bản thành sách vào ngày 1 tháng 2 năm 2022, theo trang APnews đưa tin ngày Thứ Bảy, 8 tháng 1 năm 2022.
Một năm. Đơn vị thời gian này có lúc dài lúc ngắn. Với bệnh dịch truyền nhiễm COVID 19, năm 2021 trở nên khá dài. Hy vọng một ngày bình thường hơn, tốt đẹp hơn, vui chơi dễ dàng hơn, hít thở thoải mái hơn, khiến cho thời gian nặng nề chờ đợi. Tuy nhiên, đối với một số người đang chạy đua, đang vào chung kết, đang chờ tổng kết, nhất là những người đang tìm ra tiền và danh vọng, thì năm nay dường như quá ngắn. Thời gian vật lý không có gì quan trọng, chỉ là những tờ lịch lật qua, xé bỏ, tự động một năm mới sẽ đến. Nghĩ như vậy là sai lầm, ông Albert Einsten ghi nhận, “Lý do duy nhất để thời gian hiện diện là tất cả mọi việc không thể xảy ra cùng một lúc.” Tết Tây trước Tết Ta. Thử tưởng tượng, ông Tản Đà và ông Bùi Giáng sống cùng một thời gian, chắc chắn văn học Việt đã khác hẳn ngày hôm nay. Do đó, Tản Đà trước, Bùi Giáng sau. Trước Tết Tây, tháng 12, truyền thống Tây phương cho chúng ta biết nhiều tổng kết trong năm về nhiều thể loại văn học nghệ thuật. Nhờ vậy, chúng ta biết được
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.