Hôm nay,  

Trận Thảm Sát Wounded Knee: Lời Xin Lỗi Sau 129 Năm

13/12/201909:52:00(Xem: 7535)

 

AFP_Nghia dia vu tham sat Wounded Knee
Hình chụp vào tháng 8 năm 2001 cho thấy những du khách đến thăm nơi chôn xác của người Mỹ Thổ Dân Lakota bị thảm sát vào ngày 29 tháng 12 năm 1890 bởi các binh sĩ Lục Quân Hoa Kỳ tại Wounded Knee thuộc tiểu bang South Dakota. Wounded Knee là một phần của Khu Định Cư Người Thổ Dân Pine Ridge tại Công Viên Badlands National Park. Khoảng 300 người bộ tộc Lakota đã được báo cáo bị giết trong vụ này. (Photo AFP/Getty Images)

 

Năm 1890, sau một chiến dịch ở Wounded Knee, 20 chiến binh Hoa Kỳ được tặng thưởng Huy Chương Danh Dự (Medal of Honor) vì đã “can đảm” thảm sát hàng trăm người bản xứ (chúng ta thường gọi là dân da đỏ) hầu hết là không vũ khí trong tay, và đa số là phụ nữ và trẻ em. Và bây giờ, trong năm 2019, tức là sau 129 năm, hai dự luật tại Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ đưa ra cứu xét để sẽ tước bỏ 20 huy chương đó.

Hai Thượng nghị sĩ Dân Chủ dự định đưa ra một dự luật song hành với một dự luật Hạ Viện để tước bỏ các Huy Chương Danh Dự từ các chiến binh tham dự trận thảm sát gần dòng suối Wounded Knee năm 1890 tại khu tập trung Pine Ridge Indian Reservation ở tiểu bang South Dakota.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren (tiểu bang Massachusetts) và TNS Jeff Merkley (tiểu bang Oregon) loan báo rằng họ sẽ bảo trợ dự luật Remove the Stain Act (Dự Luật Tẩy Xóa Vết Nhơ). Dự luật đầu tiên đưa ra ở Hạ Viện do các Dân Biểu Dân Chủ Denny Heck (tại Washington) và Deb Haaland (tại New Mexico) và DB Cộng Hòa Paul Cook (tại California).

Trong khi TNS Merkley nói rằng thảm sát những người vô tội không phải là anh hùng, Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Mike Rounds (ở South Dakota) nói ông không hỗ trợ nỗ lực gỡ bỏ huy chương đó.

Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1990 đã chính thức xin lỗi về trận thảm sát dân da đỏ trên.

Dù vậy, nỗi ám ảnh vẫn còn nơi hậu duệ ở cả hai phía thảm sát và bị thảm sát. Trong suốt 50 năm qua, Bradley Upton đã cầu nguyện xin tha lỗi vì ông bị ám ảnh gánh nặng quá khứ của trận thảm sát Wounded Knee, nơi ông cố của ông là James Forsyth chỉ huy Trung đoàn Kỵ binh số 7 trong ngày 29/12/1890 đã giết hơn 250 người không vũ khí thuộc sắc tộc Oglala Lakota – cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Upton bị mảng lịch sử gia đình ám ảnh từ khi còn vị thành niên.

Trong tháng 11/2019, Upton, 67 tuổi, đã có một cơ hội bày tỏ ân hận và chính thức xin lỗi về trận thảm sát do ông cố chỉ huy trước các hậu duệ trực tiếp của các nạn nhân tại khu tập trung của họ ở Cheyenne River Reservation tại South Dakota.

Upton trong khi trả lời thông tấn Reuters qua điện thoại đã khóc và nói: “Đáp ứng [từ họ] không tin nổi… rất tích cực và rất cảm động. Thương yêu là cảm xúc thiêng liêng, và tha thứ cũng rất là thiêng liêng.”

Upton là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, đã làm chuyến đi xa 9 tiếng đồng hồ từ nhà ông tới khu tập trung, nói rằng sắc tộc Lakota là “một dân tộc phi thường. Họ rất khôn ngoan và xinh đẹp.”

Emanuel Red Bear, một nhà giáo và là người tư vấn tâm linh, nói với hậu duệ các nạn nhân trong nghi lễ xin lỗi tại khu tập trung rằng họ xứng đáng nhận lời xin lỗi của Upton: “Chỉ một người có đủ lương tâm tới đây và xin tha lỗi về những gì mà ông cố đã làm ra. Cần có nhiều hơn nữa.”

Chuyến đi xin lỗi của Upton khởi sự khi em của ông  cố đưa cho xem các tấm ảnh về trận thảm sát khi Upton 16 tuổi.

Upton nói, “Tôi biết tức khắc là chuyện đó sai. Tôi cảm nhận nỗi buồn và nỗi xấu hổ sâu thẳm.”

Hai năm sau, Upton trở thành học trò của một Thiền sư Phật giáo. Bản tin Reuters không nói rõ vị Thiền sư này là ai. Upton nói, “Tôi đã cầu nguyện trong suốt 50 năm sau đó để xin tha lỗi và để hàn gắn chữa lành cho mọi người liên hệ, nhưng đặc biệt vì tiền nhân gia tộc tôi dã gay ra thảm sát, tôi cảm thấy nặng nề vô kể.”

Upton tin luật nhân quả, và nghĩ rằng hậu quả trận thảm sát có thể nhìn thấy xuyên qua những người trong gia tộc đầy những nghiện rượu, lạm dụng và phản bội.

_3 Crazy_Horse_from Wikipedia
Lãnh tụ Crazy Horse có quả tim chôn gần Wounded Knee.


Một năm sau đó, một người bạn của một hàng xóm giúp Upton liên  lạc với Basil Brave Heart, một trưởng lão bộ tộc Lakota. Brave Heart đã làm các nghi lễ hàn gắn và trợ giúp Upton trong năm kế tiếp.

Tự điển Wikipedia ghi rằng trận thảm sát Wounded Knee xảy ra ngày 29/12/1890, gần suối Wounded Knee, trên vùng đất dành riêng cho người Da Đỏ Lakota Pine Ridge ở bang South Dakota.

Ngày trước đó, một biệt đội của Trung đoàn 7 Kỵ binh Mỹ dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Samuel M. Whitside đã chặn nhóm Spotted Elk của Miniconjou Lakota và 38 Hunkpapa Lakota gần Porcupine Butte Elk và hộ tống họ 5 dặm (8,0 km) về phía tây tới rạch Wounded Knee, nơi họ cắm trại. Phần còn lại của Kỵ đoàn 7, dưới sự chỉ huy của Đại tá James W. Forsyth, đã đến và bao quanh trại giam. Trung đoàn được hỗ trợ bởi một cụm pháo bốn sơn pháo Hotchkiss.

Vào sáng ngày 29/12, các đội quân đã đi vào trại để giải giới Lakota. Một phiên bản ghi chép khác về sự kiện tuyên bố rằng trong quá trình giải giáp các Lakota, một người trong bộ lạc bị điếc có tên là Coyote Đen là miễn cưỡng từ bỏ súng, tuyên bố ông đã phải trả rất nhiều tiền cho nó. Một vụ ẩu đả về khẩu súng trường leo thang, và súng đã nổ khiến cho Trung đoàn kỵ binh 7 nổ súng loạn xạ từ mọi phía, giết chết những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, cũng như một số đồng đội của họ. Một số chiến binh Lakota còn giữ vũ khí bắt đầu bắn trả lại các binh sĩ tấn công, nhưng Trung đoàn Kỵ binh 7 đã nhanh chóng đè bẹp bộ tộc Lakota. Những người Lakota còn sống sót chạy trốn, nhưng kỵ binh rượt theo và giết nhiều người không vũ khí.



Tại thời điểm vụ đụng độ kết thúc, hơn 200 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em của Lakota đã bị giết và 51 người bị thương (4 người đàn ông và 47 phụ nữ và trẻ em, một số người trong số họ đã chết sau đó); một con số ước tính đưa ra con số người chết lên đến 300. Hai mươi lăm lính Mỹ chết, và 39 người bị thương (6 người bị thương sau đó đã chết). Có ít nhất hai mươi binh sĩ đã được trao tặng Huy chương Danh dự. Năm 2001, Đại hội toàn quốc của người Mỹ bản địa đã thông qua hai nghị quyết lên án các giải thưởng và kêu gọi chính phủ Mỹ huỷ bỏ chúng. Chiến trường Wounded Knee đã được đưa vào danh mục danh lam lịch sử quốc gia.

_1 ca nhac si Buffy_Ste._Marie_from Wikipedia
Ca nhạc sĩ Buffy Sainte-Marie.

 

Năm 1990, nữ ca nhạc sĩ Buffy Sainte-Marie sáng tác ca khúc “Bury My Heart at Wounded Knee” (Hãy Chôn Trái Tim Tôi ở Wounded Knee) trong đó nêu lên các bạo hành đối với các sắc dân da đỏ do chính phủ liên bang Hoa Kỳ và các công ty lớn của Mỹ. Cô Buffy Sainte-Marie sinh năm 1941, trong khu tập trung dân da đỏ ở Qu'Appelle Valley, Saskatchewan, Canada. Cô bị ba mẹ bỏ rơi khi còn sơ sanh, được nhận về làm con nuôi trong gia đình Albert và Winifred Sainte-Marie thuộc bộ tộc Mi'kmaq tại Massachusetts, Hoa Kỳ. Năm 1983, Buffy Sainte-Marie trở thành người bản xứ đầu tiên thắng Giải Oscar với ca khúc "Up Where We Belong" viết cho phim “An Officer and a Gentleman.”

_2 book_Bury_My_Heart_at_Wounded_Knee_cover
Bìa sách “Bury My Heart at Wounded Knee” của Dee Brown.

Ca khúc “Bury My Heart at Wounded Knee” năm 1990 có đoạn điệp khúc viết:

“Hãy chôn trái tim tôi tại Wounded Knee

Sâu trong lòng đất

Hãy đắp lên tôi những lời nói dối tốt đẹp

Hãy chôn trái tim tôi tại Wounded Knee.”

.

Nhà văn Dee Brown đã ấn hành năm 1970 tác phẩm dày 487 trang, đề tài nghiên cứu sử học có tên “Bury My Heart at Wounded Knee: An Indian History of the American West” (Hãy Chôn Trái Tim Tôi Tại Wounded Knee: Một Lịch Sử Dân Da Đỏ vùng Tây Hoa Kỳ). Sách này kể chi tiết về các chính sách của chính phủ liên bang Hoa Kỳ đối với dân bản xứ, và các trận chiến nhằm vào các bộ tộc, các nỗ lực phá hoại văn hóa, tôn giáo và nếp sống dân bản xứ Mỹ.

Dee Brown cũng là nhà nghiên cứu thư viện cho cả Bộ Nông Nghiệp Mỹ và đại học University of Illinois tại Urbana–Champaign. Tác phẩm “Bury My Heart at Wounded Knee” được dịch ra 17 ngôn ngữ.

Dòng suối Wounded Knee cũng gần nơi ba mẹ của lãnh tụ da đỏ Crazy Horse chôn trái tim và một số xương người con này sau khi lãnh tụ này bị giết năm 1877. Crazy Horse là người chỉ huy dân da đỏ trong nhiều trận đánh chống lại quân đội liên bang Hoa Kỳ.

.

_4 Ban nhac Redbone
Bìa đĩa nhạc “The best of Redbone” với hình 4 nhạc sĩ Redbone.


Một ca khúc nổi tiếng của một ban nhạc cũng nói về trận thảm sát nêu trên. Ban nhạc Redbone gồm 4 nhạc sĩ đều là sắc dân da đỏ (Lolly Vegas, Pat Vegas, Tony Bellamy và Pete DePoe) phổ biến  ca khúc có tên "We Were All Wounded At Wounded Knee" (Tất Cả Chúng Ta Đều Bị Thương ở Wounded Knee) vào năm 1973, gợi lại trận thảm sát của Trung Đoàn 7 Kỵ Binh nhắm vào dân Sioux Indians năm 1890.

Nhạc sĩ Pat Vegas ghi lại rằng, “Công ty nhạc CBS/Epic không chịu ghi âm bản này, nên tự tôi ghi âm. Rồi họ cũng giúp tôi in ra 500 đĩa nhạc, và tôi xách các đĩa nhạc sang Châu Âu. Tôi phân phối cho các đài phát thanh ở Hòa Lan, và trước khi dân Mỹ biết tới, thì ca khúc này đã trở thành bản nhạc được ưa chuộng khắp Châu Âu. Nhưng họ cũng không chịu phổ biến ca khúc này ở Mỹ…”

Album có tên “The best of Redbone” (Các Ca Khúc Hay Nhất của Redbone) từ năm 1973 trở thành bán chạy hàng đầu ở Hòa Lan và nhiều nước Châu Âu. Lúc đó, dân Mỹ vẫn chưa được nghe ca khúc này. Bây giờ, bản nhạc đã được nhiều người đưa lên YouTube.

Lời ca khúc này như sau.

Tất cả chúng ta đều bị thương ở Wounded Knee - bạn và tôi

Tất cả chúng ta đều bị thương ở Wounded Knee - bạn và tôi

Nhân danh chủ thuyết Thiên mệnh Hoa Kỳ bành trướng

Bạn và tôi – bạn và tôi – bạn và tôi

.

Họ hứa rất nhiều nhưng luôn luôn bội hứa

Họ vây chúng ta vào chuồng như bò mộng, lùa chúng ta đi như  gia súc

Và cuối cùng trên khu tập trung

Nơi chúng ta tới để bảo tồn bộ tộc mình

Chúng ta đêu bị Trung Đoàn 7 Kỵ Binh xóa sạch

Bạn và tôi – bạn và tôi.

.

Tất cả chúng ta đều bị thương ở Wounded Knee - bạn và tôi

Tất cả chúng ta đều bị thương ở Wounded Knee - bạn và tôi

Nhân danh chủ thuyết Thiên mệnh Hoa Kỳ bành trướng

Bạn và tôi – bạn và tôi – bạn và tôi

.

Bây giờ chúng ta đưa ra lời hứa, chúng ta sẽ không bội hứa

Chúng ta sẽ hát, hát, hát lên chuyện của chúng ta cho tới khi sự thật được nghe

Có một thế hệ mới hoàn toàn

Những người can đảm ước mơ được tôn trọng

Những người không bị Trung Đoàn 7 Kỵ Binh xóa sạch

Bạn và tôi – bạn và tôi.

.

Tất cả chúng ta đều bị thương ở Wounded Knee - bạn và tôi

Tất cả chúng ta đều bị thương ở Wounded Knee - bạn và tôi

Tất cả chúng ta đều bị thương ở Wounded Knee…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lễ hội sách Viet Book Fest của hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) sẽ bắt đầu vào ngày Thứ Bảy, 3 tháng 10 năm 2020, từ 3pm đến 4pm (giờ California). Toàn bộ lễ hội sách gồm một loạt bốn buổi đọc sách dành cho trẻ em được thu âm trước, sau đó là phần hỏi đáp trực tiếp với các tác giả và họa sĩ minh họa, được điều hợp bởi cô Maya Lê Espiritu của MaiStoryBook.
Vì tình hình và ảnh hưởng của Covid 19 về khả năng họp mặt cũng như khả năng tài chánh, bảo trợ, tham dự… Viết Về Nước Mỹ chính thức thông báo hủy bỏ giải thưởng năm 2020. Tháng Tám năm 2021, Viết Về Nước Mỹ sẽ trao giải năm 2020-2021 gộp chung. Ban tổ chức Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng cảm ơn quý độc giả và quý tác giả, mong tiếp tục nhận bài tham dự và xin chúc sức khỏe, an lành.
Nha Trang có nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ, có nhạc sỹ Minh Kỳ, có biển xanh, bãi cát trắng, có nắng ấm đủ hâm nóng ký ức mỗi khi ta xa và nhớ về Nha Trang. Nha Trang có những hải đảo, có đảo Hòn Yến án ngữ từ ngoài khơi vịnh Nha Trang.
Đối với những người viết thuộc thế hệ tôi, gần như ai cũng ít nhiều đọc văn Nhật Tiến ở tuổi đang trưởng thành. Những trang viết trong sáng và nhân ái của ông đã là hành trang cho tuổi trẻ chúng tôi lúc bấy giờ.
- Thầy Thích Phước An trong bài Cụ Quách Tấn, Cụ Đào Duy Anh và Thầy Tuệ Sỹ tại Nha Trang, tháng 6 năm 1976, đã viết: “Khi tiễn Đào Duy Anh xuống núi, ông cứ đi một đoạn là dừng lại bắt tay anh Tuệ Sỹ, những cái bắt tay rất chặt. Cứ như vậy ông bắt tay cho đến khi xuống cuối dốc chùa mới thôi. Điều ấy chứng tỏ rằng Đào Duy Anh rất trân trọng về cuộc gặp gỡ này. “Có một bài thơ của Quách Tấn, mà tôi nghĩ có thể tạm giải thích được. Ít nhất là trong trường hợp Quách Tấn và Tuệ Sỹ. Bài thơ ấy như thế này: Bao phen bến hẹn đổi dời, Làng phong tao vẫn con người thủy chung. Gió lau thổi lạnh sóng tùng, Hương xưa thắm lại cụm hồng ngày xưa.
Tất cả cơn thịnh nộ của địa chấn, cường triều, cuồng phong, hỏa tai... rồi sẽ lắng xuống. Không có gì tự sinh ra, và cũng không có gì sinh mãi không diệt. Lửa không thể cháy mãi. Sóng không thể dâng mãi. Niệm thiện hay niệm ác cũng chỉ là những ba động trên bề mặt bản tâm. Sau cơn thịnh nộ, là im lặng.
Qua tùy bút và tạp bút, Phạm Xuân Đài làm một cuộc hành trình khác, hành trình đi tìm tương quan giữa anh với hiện thực đời sống chung quanh, từ tô mì Quảng mộc mạc cho đến tiếng sáo diều hư tưởng, từ những thiếu nhi thi vẽ tranh ở quận Cam cho đến cái đầu gối bị vỡ trong một tai nạn ở trại tù cải tạo.- Trần Doãn Nho
IRVINE, Calif. (VB) ---Nhà văn Nhật Tiến vừa từ trần tại thành phố Irvine, Nam California, hưởng thọ 84 tuổi, sau trọn một đời không ngừng làm việc trong các cương vị khác nhau: một nhà văn lớn, một nhà giáo dục luôn quan tâm tới các thế hệ trẻ và là một Tráng sinh Lên đường hy hữu của Hướng Đạo VN.
Không hiểu tại sao, ngay từ thời niên thiếu mới tìm hiểu Đạo Phật, Thập Mục Ngưu Đồ ( 10 Bức Tranh Chăn Trâu) đã in sâu vào tâm trí của tôi. Khi tìm đọc sách về Thiền, các bức ảnh của chú mục đồng chăn dắt con trâu qua từng giai đoạn có sức hút mạnh mẽ với tôi, cho dù không hiểu nhiều về ý nghĩa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.