Hôm nay,  

Nói chuyện với nhà văn Lại Thanhhà, tác giả cuốn tiểu thuyết Butterfly Yellow/ Bướm Vàng

05/12/201923:54:00(Xem: 2487)
Nha Van Lai Thanh Ha
Nhà văn Lại Thanhhà

Trịnh Y Thư phỏng vấn

Việt Báo: Trong cuốn tiểu thuyết Butterfly Yellow/ Bướm Vàng, chị thuật một câu chuyện buồn bằng một ngôn ngữ có tính hài, chủ ý của chị ở đây là gì ? Nó có liên quan gì đến tính cách trái ngược đến buồn cười của hai nhân vật chính, Hằng và LeeRoy?

Lại Thanhhà: Xin cảm ơn anh đã hỏi một câu hỏi sâu sắc. Tôi luôn luôn tìm cách hòa nhập tính hài vào những câu chuyện buồn thảm về những con người Việt Nam tị nạn. Tính hài mở ra cánh cửa sau, một phương cách êm ái hơn để tiếp cận những cảnh huống thật sự bi thảm. Và cuốn tiểu thuyết Butterfly Yellow/ Bướm Vàng là một câu chuyện về sự hàn gắn và phục sinh, không hẳn chỉ là những điều khiếp hãi của chuyến vượt biên trên biển của Hằng. Tôi muốn cho người đọc thấy rằng, một cô gái vượt biên tị nạn vẫn có thể trải nghiệm những giây phút nhẹ nhàng, vui tươi, cũng như một anh chàng tập tễnh làm cao-bồi cũng có lúc suy tư, trầm lắng. Đôi bạn ấy xem có vẻ chẳng giống nhau tí nào nhưng lại biết đỡ đần nhau, điều đó nhắc nhở chúng ta rằng đời sống luôn luôn chuyển biến – niềm vui giữa cơn hỗn loạn, và bạo hành giữa một môi trường tưởng là an toàn.

Việt Báo: Cuốn tiểu thuyết này của chị chẳng những được giới phê bình văn học Mỹ hết lời ca ngợi, mà còn được độc giả Việt nhiệt tình đón nhận. Phản ứng của chị ra sao trước sự kiện hiếm hoi nhưng rất vui này?

Lại Thanhhà: Tôi rất vui. Tôi đã viết lách một mình và vô phương hướng suốt 20 năm trời, bởi thế, tôi đã vô cùng sung sướng khi cuối cùng có độc giả đọc sách của tôi. Tôi đã nhắm tới độc giả người Việt khi viết cuốn tiểu thuyết Butterfly Yellow/ Bướm Vàng, bởi vì tiếng Anh của Hằng được phiên âm thành tiếng Việt. Đó là cách tôi tự học phát âm tiếng Anh. Dĩ nhiên, chẳng ai hiểu tôi muốn nói gì. Tính hài cũng nằm ở đó đối với những ai hiểu tiếng Việt.

Việt Báo: Vâng, chính xác. Lúc đọc, tôi không giấu được nụ cười thích thú, nhất là những câu tiếng Anh của Hằng được phiên âm thành tiếng Việt…

Cuốn tiểu thuyết của chị không trực tiếp nhắc về cuộc chiến, nhưng nó nâng cao ý thức về những thảm cảnh hậu chiến, về những đau khổ và bất hạnh mà người dân Việt phải gánh chịu sau khi chiến tranh chấm dứt. Theo chị thì tiểu thuyết, như một hình thức nghệ thuật, có thể nói lên những điều này tốt hơn là một cuốn sách sử học, một cuốn hồi ký, hay những sách thể loại tương tự?

Lại Thanhhà: Tôi luôn luôn cảm thấy gắn bó với tiểu thuyết lịch sử nhiều hơn là loại sách sử học. Trong tư cách một người đọc, tôi muốn tìm tòi những điều sâu xa hơn một sự kiện lịch sử, tôi muốn sử dụng giác quan mình để ngửi, nhìn, sờ mó, nếm tất cả những gì các nhân vật trải nghiệm trực tiếp. Thí dụ, thời gian tôi làm phóng viên cho tờ Orange County Register, tôi từng gặp những người có cùng cảnh ngộ với Hằng. Nhưng báo chí không thể là một thể loại đúng đắn để thuật câu chuyện của cô Hằng bởi vì nó lột trần một khuôn mặt thật, một cái tên thật về một câu chuyện riêng tư cực kỳ thương tâm và đau đớn. Thêm nữa, báo chí (hay sách sử học) không cho phép tôi sống bên trong tâm trí cô gái, nó không giúp tôi làm thế nào cho độc giả thấy cô gái đã chiến đấu mãnh liệt với chính ký ức cô như thế nào. Để thể hiện điều mong ước, tôi phải sử dụng thể loại hư cấu. Và tôi đã mất 30 năm, cuối cùng cô gái hiện ra trên trang sách.

Việt Báo: Chị viết văn do những cảm xúc hay xung lực nội tại thúc đẩy hay vì chị muốn nói về thân phận con người mà chị chứng kiến, nói chung?

Lại Thanhhà: Tôi mở to đôi mắt nhìn vào tất cả những bi hài kịch trong thế giới này và ghi khắc chúng vào tâm khảm. Nhưng tôi làm gì với những quan sát, những cảm xúc nội tại đó? Tôi chuyển hóa chúng thành những câu chuyện với những nhân vật mà độc giả có thể cảm nhận dễ dàng.

Việt Báo: Được một nhà xuất bản lớn như nhà HarperCollins in sách, điều đó chẳng tầm thường tí nào, một ước mơ của không ít người. Chị có lời khuyên gì cho những nhà văn trẻ đang tìm nguồn hứng khởi cho sự nghiệp văn chương của mình không?

Lại Thanhhà: Hãy kiên nhẫn và tốt lành với ý tưởng và chữ nghĩa của bạn. Viết là ngồi một mình hàng giờ vật lộn với cái vô minh. Sách bạn sẽ được xuất bản? Bạn sẽ có độc giả? Bạn sẽ có tiền trả tiền thuê nhà? Tôi từng làm hầu bàn phục vụ trong tiệm ăn, từng ngồi đọc và sửa bản thảo ca đêm, từng đi gõ cửa từng nhà một để quyên tiền giúp bảo vệ môi trường.

Trong lúc viết văn, bạn hãy tìm cho mình một công việc gì mà nó không lấy đi hết của mình các tế bào óc và sức lực. Hãy sinh sống và sinh hoạt trong một cộng đồng mà trong đó bạn và các bằng hữu có cùng một đam mê hỗ trợ lẫn nhau. Hãy ghi tên theo học những lớp dạy viết văn để thử chữ nghĩa của bạn với đời. Và hãy đọc sách, đọc thật nhiều. Hãy chú ý đến những gì đã có ngoài kia và tìm hiểu làm thế nào bạn có thể đóng góp dấu ấn của bạn vào đấy. Tất cả những điều này đòi hỏi thời gian nhiều năm tháng đầu tư, nhưng cũng tốt thôi. Chẳng bao giờ nghe có kẻ sách được xuất bản ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Nhưng bạn cũng nên biết là sau khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản, nhà văn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu với một trang giấy trắng. Bạn cũng thế. Không ai bảo đảm được điều gì, nhưng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Tôi đang bắt rễ cho bạn đây.

Việt Báo: Xin cảm ơn chị nhà văn Lại Thanhhà.

Lại Thanhhà: Cảm ơn Việt Báo rất nhiều.

(TYT phỏng vấn bằng email, 4/11/2019.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chủ nhật tuần đó, tôi điện thoại cho nhà thơ Thành Tôn để mời Thành Tôn đi uống cà phê, Thành Tôn cho biết có nhà văn Song Thao từ Canada qua chơi. Tôi nói Thành Tôn mời luôn Song Thao, dù chưa gặp anh lần nào. Đó là lần lần đâu tiên tôi gặp Song Thao tại Quán Phở Quang Trung...
Nhắc đến GS Nguyễn Văn Sâm, người ta biết ông nhiều trong cương vị một nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu di sản Hán-Nôm và văn học Nam Bộ hơn là nhà văn, nhà thơ. Điều này không phải do sáng tác của ông chưa chín, mà có lẽ chính sự đóng góp quá lớn của ông ở mảng khảo cứu, dịch thuật Hán-Nôm đã làm che khuất những tác phẩm văn chương giá trị của ông...
Mấy tháng đầu năm 2023 này sao mà mưa bão liên miên... Làm như thiên nhiên muốn bù đắp cho tình trạng hạn hán kéo dài cả thập niên trước đây ở tiểu bang Cali. Dường như không hẳn thế mà xem ra còn ngược lại: Đợt biến động khí hậu này liên tiếp cũng đã và đang gây nên quá nhiều thiệt hại trên hầu hết các vùng của lãnh thổ Hoa Kỳ, đe dọa nặng nề đến môi trường sống của toàn thể dân cư nữa!
Mùa hè năm 1865, ngay sau khi bắt đầu viết Tội Ác và Hình Phạt (Crime and Punishment), đại văn hào vĩ đại nhất mọi thời đại lâm vào hoàn cảnh tệ đến không thể tệ hơn. Vừa góa vợ thì bị nằm liệt giường vì chứng động kinh, Fyodor Dostoyevsky (11/11/1821 – 9/2/1881) còn ‘rước thêm vạ vào thân.’ Sau khi anh trai qua đời, Dostoyevsky, vốn đã nợ nần chồng chất vì máu đỏ đen, đã tự đứng ra gánh món nợ của tòa soạn của anh trai. Chủ nợ nhanh chóng kéo đến gõ cửa nhà ông, đe dọa sẽ tống ông vào nhà tù của những con nợ. (Một thập niên trước, ông suýt chút nữa đã dính án tử hình vì đọc những cuốn sách bị cấm; thay vào đó ông bị kết án bốn năm khổ sai tại một trại lao động ở Siberia – cho nên viễn cảnh bị tù đày lần nữa khiến ông phát hoảng.)
Phải chăng ‘nhìn thấu tim đen’ là một lối nói hàm ý? Vì sao tim lại đen mà không đỏ? Vì trái tim tối tăm, tính toán, mưu đồ. Nhìn thấu tâm lý là nhìn trái tim cả đen lẫn đỏ, cả xấu lẫn tốt, cả buồn lẫn vui, cả thất vọng lẫn hy vọng. Những người giỏi nhìn ra tâm lý người khác, tâm lý đám đông thường trở thành những bậc cao nhân, hoặc ít nhất là thầy bói.“Giỏi nhìn ra tâm lý” là một cụm từ ngụ ý người có học thuật, có tập luyện, có kinh nghiệm nắm bắt những ý nghĩ âm thầm, những cảm giác tâm tư, và cá tính người đối diện. Học tâm lý mà không có khả năng thông tuệ thì chỉ từ chương, ít dùng được vào việc gì quan trọng, ngoài trừ lãnh lương làm cố vấn ở các trường học, các cơ sở nhân viên, hoặc các nhà tù. Muốn nhìn xuyên tâm lý phải bẩm sinh nhạy cảm, cảm nhận sắc bén, và tấm lòng tốt thường làm khả năng thông cảm, đồng cảm mạnh mẽ, dễ dàng nối kết với tâm tình người khác. Đến cấp bậc cao nhân thì khả năng “nhận thức sáng tạo” là lực chủ yếu để nhìn xuyên tâm hồn.
John Steinbeck sinh tại Salinas, California năm 1902 - một thành phố cách xa bờ biển Thái Bình Dương vài dặm, gần Thung Lũng Salinas màu mỡ và cách San Jose khỏang 70 dặm Anh. Nơi đây đã được dùng làm bối cảnh cho nhiều tiểu thuyết của ông...
Nói dối là một đặc tính trong thời đại hôm nay, đầu thế kỷ 21. Có ba loại người: Nói dối chuyên nghiệp vì có mục đích. Nói dối luôn miệng vì thói quen. Nói dối khi cảm thấy cần thiết hoặc sợ hãi. Nói không đúng sự thật nhưng tưởng mình nói thật, cũng là một cách dối. Nói thật và nói dối trên căn bản đối nghịch nhau, nhưng đôi khi, cả hai là một. Vì hầu như vô tình hay cố ý, ít ai thực sự nói thật. Chẳng phải thích thú khi nhìn rõ tim đen của người đang ba hoa cố thuyết phục mình một chuyện gì có lợi cho anh ta? Chẳng phải tức cười khi biết anh này muốn tán tỉnh, nhưng cố nói những lời nghiêm túc? Lào sao biết được? Hãy tập nhìn xuyên giả dối. Tìm người nói thật và đúng sự thật là chuyện hiếm hoi, trước hết, vì ngày nay, sự thật lớn là gì, không ai biết. Còn sự thật nhỏ, chỉ thật một cách tương đối, mỗi người tin khác nhau.
Đây chỉ là cách nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm khó chịu, xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói từ CHẾT...
Sau khi nhổ răng, tôi xin anh nha sĩ trẻ mấy cái răng chết, khá thê thảm, để mang về. Lần trước cũng vậy. Anh tỏ vẻ thông cảm. “Bác giữ làm kỷ niệm?” “Vâng. Chúng nó theo tôi bảy mươi mấy năm rồi. Chiến đấu giỏi lắm. Giữ xác lại để nhớ.” Đúng. Răng kề cận người hơn tình nhân. Ở với người trung thành hơn vợ. Nói cắn là cắn, nói nhai là nhai, nói nhe là nhe, nói ngậm là ngậm. Tuyệt nhiên vâng lời, không cãi cọ gì. Chỉ có già đi, lỏng chân, rồi vĩnh biệt.
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.