Hôm nay,  

Khi Ca Khúc Đem Địa Danh Vào Lòng Người

22/11/202400:00:00(Xem: 1521)

còn chút gì để nhớ
 
Vào năm 1998, lần đầu tiên tôi được đi Pháp, đến kinh đô ánh sáng Paris mà thuở bé chỉ dám nghĩ đến trong mơ. Đến Paris, người bạn Pháp hỏi tôi muốn đi viếng những danh lam thắng cảnh nào. Bên cạnh tháp Effeil, tôi nói muốn đến Ga Lyon, và thăm vườn Lục Xâm Bảo.
 
Bạn tỏ vẻ ngạc nhiên! Những nơi đó khách du lịch đâu có thường xuyên tới?
 
Bạn đâu có biết rằng thế hệ chúng tôi ở Việt Nam chỉ hình dung Paris qua những ca khúc Pham Duy phổ thơ Cung Trầm Tưởng. Mùa Thu Paris với hình ảnh:

“…Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá
Trông em ôi buốt giá từ tâm…”
Và Tiễn Em với bức tranh mùa đông Paris:
“…Tuyết rơi mỏng manh buồn
Ga Lyon đèn vàng
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng…”
 
Sau khi đưa tôi đến hai nơi này, bạn hỏi rằng chúng có giống như trong trí tưởng tượng không? Tôi trả lời rằng chúng vẫn đẹp như tôi đã từng nghĩ.
 
Hai bài thơ phổ nhạc trên của Phạm Duy chỉ là một vài thí dụ về trường hợp những ca khúc đưa địa danh đi vào lòng người. Ngày nay đi “du lịch trên internet” là vô cùng dễ dàng. Chỉ cần gõ tên địa danh, sẽ có vô số hình ảnh, video về những danh lam thắng cảnh khắp nơi trên thế giới hiện lên trên màn ảnh vi tính. Ngày xưa, việc viễn du qua thi ca, âm nhạc cần nhiều trí tưởng tượng hơn.
 
Thu hẹp lại trong đất nước Việt Nam, những thành phố du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt…được nhiều ca khúc tôn vinh cái đẹp của phong cảnh, con người. Nhiều người chưa đến Hà Nội nhưng đã biết “…Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đổ…phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu…” (Trịnh Công Sơn). Chưa thăm xứ Huế, nhưng biết cố đô có giòng sông Hương thơ mộng: “…Miền Trung vọng tiếng, em xinh em bé tên là Hương Giang…” với “…phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ, bến Vân Lâu thuyền vó đơm sầu…”(Phạm Đình Chương). Chưa ghé Sài Gòn, nhưng vẫn biết phố phường nhộn nhịp đầy sức sống “…Là nơi du khách dập dồn…Dòng sông chen chúc tàu đò, Ngựa xe buôn bán hẹn hò, Người dân no ấm sống đời tự do…” (Văn Phụng).
 
Những địa danh này đã quá nổi tiếng, cho nên những ca khúc chỉ góp phần tôn vinh, ghi lại một vài nét đẹp đặc trưng của chúng. Trong một số trường hợp, có một số nơi chốn không có gì đặc biệt, nhưng nhờ những bài hát mà được nhiều người biết đến, trở nên nổi tiếng hơn.
 
Tiêu biểu nhất cho những ca khúc đem địa danh đi vào lòng người là Còn Chút Gì Để Nhớ, Phạm Duy phổ thơ Vũ Hữu Định. Theo nhà văn Trần Hoài Thư, bài thơ Còn Chút Gì Để Nhớ được đăng trên tuần báo Khởi Hành số 130 ngày 11-11-1971. Pleiku là một thị trấn nhỏ, cách Sài Gòn khoảng 800 km nếu đi bằng quốc lộ 1 qua tỉnh Bình Định; rồi theo quốc lộ 19 vượt qua hai ngọn đèo An Khê và Mang Giang để vào thành phố. Trước 1975, Pleiku là một thị trấn nhỏ, nhưng đóng vai trò quan trọng về mặt quân sự, là nơi đặt bộ chỉ huy của Quân Đoàn II quân lực VNCH. Quân Đoàn II bao gồm các tỉnh có chiến sự ác liệc vào bậc nhất, đặc biệt là các tỉnh cao nguyên như Đắc Lắc, Pleiku, Kontum, là đầu cầu của đường Trường Sơn, tuyến tiếp vận chiến lược của CSVN vào miền Nam.
 
Được xây dựng theo vị trí quân sự chiến lược như vậy, Pleiku không lãng mạn như Đà Lạt với rừng thông bạt ngàn, suối reo róc rách, thác đổ hùng vĩ. Pleiku cũng chẳng thâm trầm theo phong cách “hoàng triều cương thổ” như Ban Mê Thuộc. Pleiku không có những cảnh thiên nhiên thật sự đặc biệt để thu hút khách du lịch. Ấy vậy mà kể từ năm 1971, Pleiku trở nên nổi tiếng mãi đến tận ngày hôm nay, khi Duy Quang hát Còn Chút Gì Để Nhớ:

Những ai từng đến Pleiku từ khoảng thập niên 1970s, 1980s sẽ thấy Vũ Hữu Định chỉ qua mấy câu thơ mà mô tả địa danh này rất tài tình. Thị trấn Pleiku nhỏ, chỉ có mấy con đường lớn. Con phố chính có ngôi chợ, có bến xe. Nhà cửa xây theo kiểu nhà ống giống ở Sài Gòn, không có gì là thơ mộng. Thông cũng không xanh như ở Đà Lạt, phố xá có phần bụi bặm. Đúng là “…Phố xá không xa nên phố tình thân, đi dăm phút đã về chốn cũ…” Trong một nơi chốn hẻo lánh, không có nhiều thứ để thưởng ngoạn như vậy, có được một người tình để hẹn hò, người khách lạ phải thốt lên rằng “…may mà có em, đời còn dễ thương…”
 
Vũ Hữu Định là một người lính VNCH, may mắn có được người yêu là một cô gái Pleiku đẹp như ông mô tả:
“…Em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong…”
Thực ra, con gái Pleiku không thường được nhắc đến với tính cách lãng mạn, thơ mộng như thiếu nữ Đà Lạt. Nhưng đối với một người lính xa nhà, có được một người tình bình dị để vuốt ve mái tóc, để ôm ấp mơn trớn những đường cong mềm mại trên thân thể, trong những buổi chiều buồn sương xuống thấp là quá đủ. Quá đủ để nói lời cảm tạ:

“…Xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồi biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên…”
 
Bài thơ giản dị mà chân tình này của Vũ Hữu Định có thể sẽ không được nhiều người biết đến nếu Phạm Duy không phổ nhạc. Với giai điệu chầm chậm, lên cao xuống thấp giống như đồi núi Pleiku, nhà phù thủy âm nhạc như thổi thêm hồn vào bài thơ, để thành phố núi cùng người con gái Pleiku mãi mãi mộng mơ trong trí nhớ của nhiều người, có khi chưa từng một lần ghé thăm Pleiku…
 
Một thí dụ nữa về ca khúc tạo nên dấu ấn riêng cho một địa danh, đó là “Chiều Qua Tuy Hòa” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn của phong trào Du Ca Việt Nam. Cũng giống như Pleiku, Tuy Hòa là một thành phố nhỏ. Nằm giữa Nha Trang và Qui Nhơn, Tuy Hòa không có điểm nào nổi bật để thu hút du khách, thường chỉ được người dân Sài Gòn biết đến như một tỉnh phải gánh chịu nhiều thiên tai bão lụt, cũng như sự tàn phá của chiến tranh.  
 
Một địa danh khá nổi tiếng ở Tuy Hòa là Hòn Vọng Phu. Nhiều người nghe về nó, thử đi tìm mỗi khi có dịp qua Tuy Hòa, nhưng không biết đích xác nằm ở đâu. Chỉ có những người từng đi lại trên quốc lộ 1 đoạn nối liền Tuy Hòa và vùng biển Đại Lãnh của tỉnh Khánh Hòa mới có dịp tận mắt nhìn được thắng cảnh này. Hòn Vọng Phu là hai khối đá, một lớn một nhỏ đứng cạnh nhau, nằm ở lưng chừng Đèo Cả, cách Tuy Hòa khoảng hơn 20 cây số về hướng Nam. Nhìn từ xa, hai khối đá này tạo ra hình tượng một bà mẹ bồng con đứng đợi chồng đi chinh chiến trở về, một hình ảnh đã trở thành bất tử trong văn học sử Việt Nam. Ở Miền Bắc có Núi Tô Thị ở Lạng Sơn, ở Miền Trung có Hòn Vọng Phu ở Tuy Hòa…
 
Có một chi tiết mà ít có khách du lịch biết đến: Hòn Vọng Phu nằm trên Đèo Cả là ranh giới giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, nhưng chỉ có thể nhìn thấy nếu đi từ hướng Phú Yên xuôi về Nam. Rời thành phố Tuy Hòa chừng mười cây số, đi trên Quốc Lộ 1 vào những ngày trời quang mây tạnh, một bên là cánh đồng lúa, nhìn xa xa ở lưng chừng Đèo Cả sẽ thấy hình ảnh của người vọng phu, đứng đó tự nghìn xưa theo vận mệnh gắn liền với chiến tranh của dân tộc Việt.
 
Phong trào Du Ca được hình thành từ năm 1966, với mục đích tạo điều kiện để thanh niên Miền Nam góp phần xoa dịu những nỗi đau của người dân do chiến tranh mang lại. Bạn bè của Nguyễn Đức Quang kể lại rằng trong một chuyến đi công tác cứu trợ đồng bào bão lụt Miền Trung, xuôi về Nam ngang qua Tuy Hòa, người nhạc sĩ đã cảm kích viết thành ca khúc bất hủ này. Những người lữ khách từng đi qua đoạn đường này, từng may mắn thấy được Hòn Vọng Phu, sẽ thấu hiểu được nỗi lòng Nguyễn Đức Quang khi viết lên những câu hát:

Ngày xưa tôi đã đi qua Tuy Hòa
Trời xanh le lói bao mộng mơ
Đàn chim tung cánh bay bay đầu gió
Và đâu đây tiếng sông bồi phù sa
Ôi, những chiều mây vắt ngang lưng đèo
Vọng Phu đưa mắt cũng buồn theo…
 
Con sông mà Nguyễn Đức Quang nhắc đến có lẽ là sông Bàn Thạch, ở đoạn cửa sông đổ ra biển, lồng lộng bát ngát. Một khung cảnh tuyệt đẹp, sống động được phác họa chỉ với một vài câu hát. Đã có hàng triệu người đi qua cùng một con đường, có mấy ai ghi lại được những hình ảnh để đời như vậy? Tác giả còn ghi lại được hình ảnh Tuy Hòa một quê hương Miền Trung khắc khổ, người dân thường xuyên là nạn nhân của thiên tai bão lụt:

…Đường đi đưa tới phía Nam nhưng lòng
Triền miên ray rứt theo miền Trung
Cầu xưa xơ xác sau cơn bão tố
Người dân tan tác bên đường ngẩn ngơ
Ôi bước buồn theo với không gian buồn
Một đêm qua biết bao sầu thương…

chiều qua tuy hòa
 
Và nhạc của Nguyễn Đức Quang thì không ai có thể diễn tả hay hơn chính tác giả. Nguyễn Đức Quang hát Chiều Qua Tuy Hòa như kể chuyện với  tâm tình ray rứt, với phần tự đệm bằng một cây guitar, là phong cách đặc trưng của những người nhạc sĩ trong phong trào  Du Ca:

 
Là một người say mê lữ hành, nhiều địa danh của đất nước Việt Nam gợi lại cho tôi những ký ức khó quên. Và mỗi lần có dịp đi qua Pleiku, Tuy Hòa, tôi đều ngân nga những câu hát của Còn Chút Gì Để Nhớ, Chiều Qua Tuy Hòa. Tôi thầm cảm ơn Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, và những người nhạc sĩ khác đã dùng âm nhạc để làm cho người Việt càng yêu thêm quê hương đất nước…
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng.
Chưa có bao giờ vào những ngày đầu năm mà tôi phải nằm nhà suốt như năm nay. Năm 2025, năm của con rắn, năm Ất Tỵ. Ở tuổi già bước vào tuổi tám bó, cực chẳng đã bị cái bệnh khiến mệt rề rề mới nằm nhà, nếu khỏe ra cà phê tán gẫu. Chuyện tầm phào từ thuở xa xưa, thời khai thiên lập địa, có một phái đoàn có cả con người và muôn loài động vật, chuyện không nhắc đến dùng phương tiện gì, mà tất cả đã mò lên trình diện được cùng Thượng Đế. Việc trước tiên là… vấn an Ngài, thứ đến là xin Ngài ban phước lành cho trần thế. Không hiểu từ một sự sắp xếp theo một tuần tự ngẫu nhiên nào mà cặp đôi trùng phùng đến quì trước mặt Thượng Đế là một lão già lẩm cẩm, chừng đâu đó tuổi bằng tuổi tôi hiện giờ (83) và một con rắn lượn mình hớn hở.
Hà Nội của một thời “36 phố phường” cũng không hiểu vì sao, thời còn đi học nơi phố cổ Hội An, ngoài thơ, văn… vài ca khúc từ thời tiền chiến đã chiếm trong tâm hồn tôi. Nơi chốn đó khi xa cách với nỗi buồn, tiếc như như ca khúc Hướng Về Hà Nọi của nhạc sĩ Hoàng Dương
“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”
Và đêm qua, chân dung ấy đã mang bao tâm hồn, bao thế hệ cùng trở lại bên nhau. Anh biết không, trong khuôn viên rộng lớn của Bowers Museum, em đã nhận ra, và tìm về với bao nhiêu gương mặt thân quen mà đã từ lâu em không gặp. Họ là những tên tuổi lớn của mọi lĩnh vực từ văn chương, âm nhạc cho đến điện ảnh... Họ là những vị đã bước qua tuổi tám mươi, đến những em nhỏ chưa tròn đôi mươi. Họ là những nhân chứng của cuộc chiến tranh. Như một định mệnh, những tâm hồn ấy lại ngồi bên nhau để cùng nghe tiếng hát vang lên: “Tình ngỡ chết trong nhau, nhưng tình vẫn rộn ràng, Người ngỡ đã quên lâu, nhưng người vẫn bâng khuâng” (Trịnh Công Sơn)
“Nếu không có tiếng hát Khánh Ly thì chúng ta có những gì, còn gì?” Nếu chỉ được chọn một câu để nói về người ca sĩ đã cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc, thì tôi xin chọn câu nói trên của MC Lê Đình Ysa trong “Đêm mừng Khánh Ly 80 tuổi” được nhóm bạn trẻ Nina Hòa Bình Lê, Ann Phong, Lê Đình Ysa, Nguyễn Lập Hậu & Jimmy Nhựt Hà... tổ chức vào tối thứ Sáu 7/3/2025 tại quận Cam, Nam California.
Người ta thường gói ghém một cuộc đời trong dăm ba trang giấy để gọi là hồi ký. Người ta cũng thường dùng thước đo của 10 năm, 20 năm, 30 năm… để hoài niệm một điều gì đó, cho dù là hạnh phúc hay mất mát. Nhưng không dễ gì để tái hiện cả một cuộc đời dài 80 năm, trong đó có lịch sử, có tình yêu, có nhân quả, có triết lý sống, có ân tình, có nghệ thuật, có tài năng… chỉ trong một đêm. Vậy mà, Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đã làm được điều đó.
Không hiểu sao, khi những giòng nhạc trong bài Tuổi Đá Buồn của TCS qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly vang lên từ máy phát thanh ở rạp hát của Bowers Museum, lòng tôi bỗng nhiên rưng rưng. Cho dù lúc ấy, nhân vật chính là nữ ca sĩ Khánh Ly chưa xuất hiện trên sân khấu trong buổi tối kỷ niệm Sinh Nhật 80 tuổi của bà hôm thứ sáu tuần trước. Cho dù tôi đã nghe rất nhiều lần tiếng hát Khánh Ly từ lúc rất trẻ khi còn ở trong nước, hay những năm sau này ở Mỹ khi về già. Có lẽ tôi xúc động vì ý nghĩa của buổi tối kỷ niệm ngày sinh nhât của môt người nghệ sĩ đã hơn 60 năm ca hát cho đời và tạo cho mình môt chỗ đứng riêng với giọng hát đặc biệt của mình.
Tôi thường gọi bạn tôi “nghệ sĩ trầm lặng” vì biết bản tính anh từ ngày ở quân trường trên Đà Lạt, cách nay gần sáu thập niên. Khi anh bước vào con đường văn học nghệ thuật coi như “người bạn tri kỷ” và sự giải trí thanh tao trong cuộc sống nơi xứ người. Đức tính khiêm nhường và trầm lặng của anh, với tôi, rất quý vì phù hợp với tâm hồn. Câu nói của triết gia Pháp cho rằng những người thường khoe khoang, khoác lác thường với tâm hồn rỗng tuếch vì đầu óc họ chỉ có vậy. Và câu nói nhà bác học Blaise Pascal từ thế kỷ XVII “Le moi est haïssable” (Cái tôi đáng ghét) chứng minh cho điều đó. Vì tình trạng sức khỏe không cho phép nên Dương Viết Điền không tiếp tục những tác phẩm còn dang dở như nỗi niểm của anh trong tập cuối Nhật Ký Lúc Chiều Tà!
Nói tới tình khúc Từ Công Phụng phải nói ngay về “Bây Giờ Tháng Mấy”. Đó là ca khúc đầu tay của anh từ khi còn ngồi ghế trường trung học. Cú đầu là coup de maitre. Vậy mà chút xíu nữa ca khúc này không được nhìn thấy mặt trời. Trong bài viết “Mãi Mãi Bên Em” của nhà văn Hồng Thủy, có đoạn kể lại như sau: “Sáng tác bài “Bây Giờ Tháng Mấy” xong, anh Phụng chỉ định để hát chơi chứ không có ý muốn phổ biến. Một buổi chiều anh mang đàn ra ngồi ở hành lang đại học xá, vừa đàn vừa hát bài “Bây Giờ Tháng Mấy”. Tiếng hát theo gió, lọt vào phòng của một anh bạn gần đấy. Anh bạn nghe hay quá bèn nhất định đòi mang bản nhạc đi bán cho nhà xuất bản. Sau khi mua lại bản quyền, nhà xuất bản cho phổ biến ngay và bản nhạc được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Chỉ một thời gian ngắn, bản nhạc được xếp vào danh sách những bản nhạc nổi tiếng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.