Hôm nay,  

Nữ Tài Tử Kelly Marie Trần Sẽ Được Vinh Danh Tại Lễ Trao Giải Trực Tuyến (Online) Đầu Tiên Của Viet Film Fest 2021

26/10/202109:43:00(Xem: 2278)


Santa Ana, CA - Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) sẽ thực hiện lễ trao giải trực tuyến vào lúc 6 giờ chiều thứ Năm, ngày 28 tháng 10. Khán giả muốn theo dõi chương trình phát giải, xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com hoặc Youtube Viet Film Fest Awards Ceremony 2021.  Đây là lần đầu tiên lễ trao giải của Viet Film Fest được thực hiện trực tuyến. 


Năm nay, Viet Film Fest đặc biệt trao giải Inspiration Award cho nữ tài tử Kelly Marie Trần, diễn viên gốc Á Châu đầu tiên đóng vai chính trong phim Star Wars: Episode VIII - The Last Jedi (2017) và Star Wars: Episode IX - The Rise of Skywalker (2019) và lồng tiếng cho nhân vật nữ chiến binh Raya trong phim hoạt hoạ Raya and the Last Dragon (2021) của hãng phim Disney.  Sinh ra trong một gia đình tị nạn gốc Việt, Kelly Marie Trần vượt qua rất nhiều trở ngại để có thể gặt hái được những thành tựu trong lãnh vực điện ảnh.  Kelly Marie Trần còn bắt đầu bước vào lãnh vực sản xuất phim. Phim tài liệu Lily Topples the World (2021) do cô sản xuất đã dành giải thưởng phim tài liệu hay nhất tại South by Southwest (SXSW) Film Festival trong năm nay. Người duy nhất trước đây được nhận giải Inspiration Award là đạo diễn Trần Anh Hùng (Mùi Đu Đủ Xanh (1994) vào năm 2013.


Ban giám khảo của Viet Film Fest năm nay gồm có nữ tài tử Kiều Chinh, đạo diễn Charlie Nguyễn, và nhà sản xuất Naja Phạm Lockwood.  Ban tổ chức Viet Film Fest sẽ trao các giải thưởng Best Feature (Phim Dài Hay Nhất), Best Short (Phim Ngắn Hay Nhất), Best Actress (Nữ Diễn Viên Xuất Sắc) và Best Actor (Nam Diễn Viên Xuất Sắc).  Ngoài ra, giải Spotlight Award dành cho phim mang đề tài có ý nghĩa cũng sẽ được ban tổ chức công bố trong buổi lễ.


CÁC PHIM NGẮN ĐƯỢC ĐỀ CỬ:
•Malabar, đạo diễn: Maximilian Badier Rosenthal (Pháp)
•No Crying at the Dinner Table, đạo diễn: Carol Nguyễn (Canada)
•Raspberry, đạo diễn: Julian Đoàn (Hoa Kỳ)
•SummerWinterSummer , đạo diễn: Thy Trần (Hoa Kỳ)
•The Morning Passing on El Cajon Boulevard, đạo diễn: Quyên Nguyên-Lê (Hoa Kỳ)



NỮ DIỄN VIÊN ĐƯỢC ĐỀ CỬ:

•Carina Hoàng trong phim Hold Up (Úc)
•Hồ Thu Anh trong phim Sài Gòn Trong Cơn Mưa (Việt Nam)
•Hồng Đào trong phim Thưa Mẹ Con Đi (Việt Nam)
•Jacky Lai trong phim Good News (Canada)
•Ngân Chi trong phim Bố Già (Việt Nam)

NAM DIỄN VIÊN ĐƯỢC ĐỀ CỬ:

•Bê Trần trong phim Trái Tim Quái Vật (Việt Nam)
•Hiệp Trần Nghĩa trong phim Malabar (Pháp)
•Ivan Mok trong phim Blue Suit (Hoa Kỳ)
•Paul Yen trong phim Recovery (Hoa Kỳ)
•Trấn Thành trong phim Bố Già (Hoa Kỳ)

CÁC PHIM DÀI ĐƯỢC ĐỀ CỬ:
•Be Water, đạo diễn: Bảo Nguyễn (Hoa Kỳ)
•Bố Già (Dad, I'm Sorry), đạo diễn: Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng (Vệt Nam)
•Mắt Biếc (Dreamy Eyes), đạo diễn: Victor Vũ (Việt Nam)
•The Nodey Process, đạo diễn: Maël Le-Hurand và Vincent Nguyen (Pháp)


•Thưa Mẹ Con Đi (Goodbye Mother), đạo diễn: Trịnh Đình Lê Minh (Việt Nam)

Viet Film Fest sẽ bế mạc với phim hoạt hoạ Raya and the Last Dragon (Raya và Con Rồng Cuối Cùng) vào lúc 5 giờ chiều, ngày 30 tháng 10, tại rạp The Frida Cinema, số 305 E. 4th Street #100, Santa Ana, CA 92701. Tham dự suất chiếu này hoàn toàn miễn phí. Mọi chi tiết về lịch trình chiếu phim, xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com



blank
Nữ tài tử Kelly Marie Trần (hình do Walt Disney Animation Studios cung cấp) 




blank
Nữ tài tử Kelly Marie Trần trong chiếc áo dài do nhà thiết kế Thái Nguyễn thực hiện (hình do Walt Disney Animation Studios cung cấp) 


blank
Poster phim Raya and the Last Dragon của Viet Film Fest 


###


SƠ LƯỢC VỀ VIET FILM FEST

Viet Film Fest do Hội Văn Học & Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) thành lập năm 2003, trở thành chương trình lớn nhất của tổ chức này. Là Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế duy nhất trên thế giới, Viet Film Fest giới thiệu những tác phẩm sáng tạo xuất sắc về con người và văn hoá Việt Nam. Thông qua ngôn ngữ của điện ảnh, Viet Film Fest hội tụ nhiều góc nhìn đa dạng. Những bộ phim đoạt giải của Viet Film Fest đã được chiếu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong hơn một thập kỷ qua, Đại Hội Điện Ảnh đã thu hút nhiều sự chú ý vì những bộ phim ngắn và phim dài được gửi đến từ khắp nơi trên thế giới. Ở ngay  trung tâm của ngành công nghiệp điện ảnh,  Viet Film Fest là nơi tạo cơ hội giao lưu với các nhà sản xuất, tài tử và đạo diễn như Trần Anh Hùng (Mùi đu đủ xanh), Tony Bùi (Ba Mùa), Hàm Trần  (Vượt Sóng), Victor Vũ (Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh), Lê Văn Kiệt (Hai Phượng), và Charlie Nguyễn (Dòng Máu Anh Hùng).

VIET FILM FEST 2021

15-30 tháng 10 năm 2021
Lịch trình và vé chương trình: https://vietfilmfest2021.eventive.org/welcome 

Theo dõi tin tức của chúng tôi trên mạng xã hội tại @vietfilmfest trên Facebook, Instagram, TwitterYouTube



SƠ LƯỢC VỀ HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT MỸ 

Được thành lập vào năm 1991, Hội Văn Học & Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) là một tổ chức bất vụ lợi, nhằm mục đích kết nối và làm phong phú hóa các cộng đồng thông qua nghệ thuật và văn hóa Việt Nam. Tìm hiểu thêm tại vaala.org hoặc theo dõi tin tức của chúng tôi trên mạng xã hội tại @vaalacommunity trên Facebook, Instagram, TwitterYouTube.



Tài Liệu của Viet Film Fest 2021:

Chứng Nhận Báo Chí / Truyền Thông

Logo & Các Tác Phẩm Nghệ Thuật

Hình Ảnh Phim Dài Và Phim Chiếu Rạp Cộng Đồng

Đoạn Phim Giới Thiệu Chính Thức Của Viet Film Fest 2021

Liên Lạc Về Truyền Thông Và Báo chí Viet Film Fest 2021: 


Minh Phạm 

Public Relations Manager

press@vaala.org 


Karen Wood 

Public Relations Manager

karenwood@vaala.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viet Film Fest dự trù sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 10, năm 2021. Do đại dịch covid-19, Viet Film Fest 2021 sẽ đươc thực hiện hầu hết trên online, với một số suất chiếu drive-in và có thể tại rạp nếu điều kiện cho phép. Xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com để điền đơn và đóng lệ phí tham dự. Viet Film Fest do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức mỗi năm một lần nhằm đưa những câu chuyện và kinh nghiệm sống của người Việt hoặc gốc Việt trên toàn thế giới qua điện ảnh. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) là một tổ chức bất vụ lợi được sáng lập từ năm 1991 với mục đích nối kết và làm phong phú hoá các cộng đồng qua nghệ thuật và văn hoá Việt Nam.
Trước Tết Ta 2021 tình cờ thấy bài thơ của thi sĩ Vivi phổ biến trên nhóm (internet) liên quan đến trường xưa với tiêu đề "NGẪM VỀ TRƯỜNG CŨ" tôi lấy xuống cất đó. Vài ngày qua lợi dụng lockdowm tôi lôi nó ra phổ nhạc giải trí cho đỡ buồn. Xí xọn (là nghề của tôi) cho nên hai ba ngày liên tiếp lục tìm hình trên mạng.
Có ai đó đã ví đời người như một dòng sông, mỗi giai đoạn cuộc đời như một khúc quành. Mỗi người thường có những dấu ấn riêng để hồi tưởng lại những cột mốc trong dòng đời. Có khi là một nơi chốn, có khi là một kỷ vật, hay một nhân vật. Riêng tôi, những cột mốc trong dòng đời gắn liền với những bản nhạc xuân. Ngay từ bé khi chưa học nhạc, chưa biết đàn, tôi đã thích nghe và nhớ khá lâu những ca khúc. Tôi cũng đặc biệt say mê không khí những ngày Tết. Có lẽ vì vậy, tôi vẫn nhớ như in những ca khúc xuân mà mình có kỷ niệm trong từng chặng tuổi đời. Tôi học tiểu học ở trường Sư Phạm Thực Hành, ngôi trường ở Sài Gòn áp dụng lối dạy học mới, năng động kiểu Mỹ dành cho học sinh. Tôi được thầy cô dạy hát trong những dịp lễ đặc biệt, trong đó có ngày Tết. Ở tuổi thơ ấu, những ngày chuẩn bị đón Tết là thần tiên nhất. Ở nhà thì bận bịu dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm cho ba ngày Tết. Lên trường thì bài vở nhẹ nhàng, các lớp lo tập văn nghệ mừng xuân. Tôi nhớ cô giáo dạy hát bài Nắng Tươi
“Raya Và Rồng Thần Cuối Cùng” sở hữu dàn diễn viên lồng tiếng xuất sắc, bao gồm Kelly Marie Tran trong vai nữ chiến binh gan dạ Raya, Awkwafina trong vai rồng thần huyền thoại Sisu, Daniel Dae Kim trong vai Benja - người cha thông thái của Raya. Tuyến phản diện của phim gồm Gemma Chan trong vai công chúa Namaari - kẻ thù của Raya, Sandra Oh trong vai thủ lĩnh Virana - người mẹ quyền lực của Namaari. Ngoài ra, tác phẩm còn có sự góp mặt của Benedict Wong trong vai người khổng lồ Tong, Izaac Wang hóa thân thành cậu nhóc lái buôn 10 tuổi tên Boun, Thalia Tran trong vai bé Noi nghịch ngợm, Alan Tudyk trong vai Tuk Tuk – người bạn thân kiêm thú cưỡi của Raya, Lucille Soong trong vai Dang Hu, thủ lĩnh của Long Trảo, Patti Harrison trong vai người thủ lĩnh Long Vỹ và Ross Butler trong vai thủ lĩnh của Long Cốt.
Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng ngày nào giờ đã đi vào cõi miên viễn chiêm bao, tin Lê Thu nằm xuống trong cơn đại dịch để lại bao bàng hoàng thương tiếc cho người ái mộ giọng hát vàng mười của chị, cả trong và ngoài nước đã có rất nhiều giọt nước mắt tiếc thương rơi xuống khi thần tượng của mình đã không còn nữa.
Trường Sa là tác giả của những tình ca đã một thời làm rung động không biết bao nhiêu tâm hồn của những người yêu nhau.Và Trường Sa cũng là tác giả của nhiều bản hùng ca được phổ biến rất rộng rãi trong các quân/binh chủng. Vào một dịp đặc biệt, Điệp Mỹ Linh đã tiếp xúc với Trường Sa và ghi lại cuộc đàm thoại ngắn này.
Ở một nơi xa xôi nào đó, tôi đã thấy Lệ Thu đang yên nghỉ một mình, trong lặng lẽ và cô đơn và đêm nay, ở đây, tôi sẽ ở lại cõi trần này để lặng im hằng giờ, dở lại các trang nhạc và vặn lên nghe hàng chục bài hát Lệ Thu đã hát. Cuối cùng của nửa đêm chưa ngủ, tôi đã tìm được tiếng hát nhẹ nhàng “ không buồn tênh lắm đâu” của Lệ Thu từ gần 50 năm trước nhưng bây giờ nghe lại, hình như chỉ còn là tiếng hát thì thầm cho chính mình.
Hôm nay là ngày 16 tháng Giêng năm 2021, một năm thật mới thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Buồn như buổi chiều nay được tin một người chị, một người bạn vừa vĩnh viễn ra đi. Đó là danh ca Lệ Thu.
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”. Và, tiếng hát đầu tiên của cuộc đời với câu kết trong nhạc phẩm Dang Dở như định mệnh “Hoa tàn nhạc bay theo không gian” tiễn người: Lệ Thu về cõi thiên thu! “Đời xa tiếng ca nào ai tiếc thương bẽ bàng” (Ánh Đèn Màu).
Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”. Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.