Hôm nay,  

Hội Văn Hóa Khoa Học Houston Tổ Chức Ra Mắt 'Hồi Ký Nghệ Sĩ Lưu Vong' Của Tài Tử Kiều Chinh

05/10/202111:26:00(Xem: 2455)

 
Kieu Chinh 01
Nghệ sĩ Kiều Chinh phát biểu trước quan khách.



Kieu Chinh 1a
Cảnh rí sân khấu đẹp trang nhã do Hội Văn Hóa Khoa Học trình bầy.

Kieu Chinh 02
Ca sĩ Khánh Ly, nghệ sĩ Kiều  Chinh, diễn giả Triều Giang Nancy Bùi và Nguyễn Ngọc Bảo.



Kieu Chinh 03
Quan khách trong hội trường.



Hồi ký KIỀU CHINH NGHỆ Sĩ LƯU VONG đã được hội Văn Hoá Khoa Học giới thiệu với đồng hương Houston vào chiều ngày 3/10/2021 tại nhà hàng Ocean Palace trên đường Bellaire thuộc khu Hồng Kông 4. Trên 200 thân hữu và khán giả đã tham dự để chúc mừng và mua sách của ngôi sao điện ảnh số 1 của VNCH đã đạt được những thành công vang dội tại điện ảnh Hollywood trên 40 năm qua với trên 100 phim màn ảnh lớn, nhỏ và trở thành Huyền thoại của điện ảnh VN và của Hoa Kỳ.

Hai diễn giả là nhà báo kiêm nhà sản xuất phim Triều Giang Nancy Bùi và nhà văn Nguyễn Ngọc Bảo đã giới thiệu tác giả và tác phẩm. Ca sĩ Khánh Ly đã hát giúp vui trong đó có nhạc phẩm Người Tình Không Chân Dung của cố nhạc sĩ Hoàng Trọng viết đặc biệt cho cuốn phim được sản xuất bởi hãng phim Giao chỉ của Kiều Chinh, Người Tình Không Chân Dung  và chị cũng đã thủ vai chính, khiến khán giả thật xúc động.

Khán giả sau đó đã được xem một phim ngắn giới thiệu Kiều Chinh diễn xuất trong một số phim ăn khách nhất. Tác giả nghệ sĩ Kiều Chinh sau đó đã lên đọc một đoạn văn trong cuốn hồi ký. Đó là đoạn bố chị đẩy chị lên chuyến máy bay di cư vào nam một mình năm 1954.

Giọng tác giả đầy xúc động với cách diễn đạt sống động, bà đã dẫn khán giả trở về giai đoạn lịch sử đau buồn của đất nước. Sự việc dẫu đã gần một thế kỷ qua nhưng như đang diễn ra ngay trước mắt. Những giọt nước mắt long lanh, cay cay trong mắt quan khách.

Buổi ra mắt sách chấm dứt khoảng 4 giờ chiều sau khi tác giả đã ký hết sách, và còn một danh sách dài cuả những người đặt mua sách.

Nếu quý độc giả không thể đến được các buổi Ra Mắt Sách, quý vị cũng có thể mua sách tại Barnes & Noble. Link: https://www.barnesandnoble.com/.../kieu-chinh.../1140153305.

Ban tổ chức hội Văn Hoá Khoa Học đã thành công mỹ mãn trong việc đưa một tác phẩm giá trị tới đồng hương Houston. Xin Chúc Mừng! Chúc Mừng.

Xin gửi tới quý độc giả phóng sự truyền hình của hệ thống VIETV net work trong link dưới đây: https://youtu.be/o9guNTshmo4

 

  
Kieu Chinh 04
Kiều Chinh và Triều Giang.

Kieu Chinh 05
Ban Tổ chức chụp hình kỷ niệm với nghệ sĩ Kiều Chinh và các diễn giả.

 

Bài phát biểu của diễn giả Triều Giang Nancy Bùi 

Kính chào Ban Tổ Chức, và Quan khách,

 

Thật là vui và vinh hạnh cho tôi được Ban Tổ Chức là Hội Văn Hóa Khoa Học mời lên đây để bày tỏ cảm nghĩ của mình về hồi ký "Kiều Chinh, Nghệ sĩ Lưu Vong" do chính nghệ sĩ Kiều Chinh là tác giả.

 

Cuốn hồi ký dày 500 trang được viết bằng những lời chân thành từ trái tim và những dòng nước mắt của ngôi sao điện ảnh bậc nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Nhờ tài diễn xuất thiên bẩm, một sắc đẹp toàn bích mà báo chí phương Tây đã có người ví là "đẹp như viện bảo tàng", và nhà văn Mai Thảo diễn tả: "Một dáng dấp thật đẹp...một thiếu nữ Hà Nội, rất Hà Nội, dịu dàng và nghiêm trang", tài tử Kiều Chinh từng được mời thủ vai chính trên 20 phim tại Việt Nam, rồi làm chủ hãng phim Giao chỉ.

 

Từ đó, ngôi sao điện ảnh Kiều Chinh đã tỏa sáng từ phương trời đông lan tỏa sang các nước Á Châu; Đài Loan; Hồng Kông, Nam Hàn, Ấn Độ...sang Hoa Kỳ và Âu Châu từ thập niên 60 và không có gì có thể ngăn cản những thành công vang dội kế tiếp nếu không có biến cố 30/4/1975.

 

Biến cố khiến cả một dân tộc lâm vào cảnh nước mất nhà tan. Hòa trong cảnh khốn cùng đó, ngôi sao điện ảnh Việt Nam đã vươn lên trong bao khó khăn, nhọc nhằn để có thể đặt chân và đứng vững trong thế giới Hollywood trong gần nửa thế kỷ qua với sự góp mặt trên 100 phim màn ảnh lớn nhỏ tại Hollywood với hàng nhiều chục giải thưởng quốc gia và quốc tế. Ngoài đóng phim, Kiều Chinh còn là một diễn giả xuất sắc với tiền cát xê không nhỏ và chị trở thành một icon, một thần tượng, một gương sáng và một niềm hy vọng cho những người trẻ, đặc biệt là giới trẻ Á châu từng mơ ước bước được vào sân khấu điện ảnh Hoa Kỳ và cũng là của thế giới.

 

Tiểu thư Kim Mã Gia Trang thành cô bé lọ lem

 

Nhưng tất cả sự nghiệp đó đã không được bắt đầu dễ dàng đối với tiểu thư của Kim Mã Gia Trang Nguyễn Kiều Chinh, con gái Út của nhà kinh doanh khoa bảng Nguyễn Cửu của đất Hà Thành vào đầu thế kỷ 20. Trên sân khấu chị đã khiến hàng ngàn người rơi lệ qua những vai trong nghịch cảnh từ ni cô trong Hồi Chuông Thiên Mụ, đến ma Soeur trong Dynasty TV Show, nổi tiếng vào hạng nhất tại Mỹ, đến bà mẹ phải bỏ rơi hai con trai sinh đôi tại gốc cây cổ thụ trên đường chạy loạn trong phim Joy of Luck Club... thì ở ngoài đời bi kịch của đời chị, bi kịch tiếp nối bi kịch thì chỉ có mình chị, cô đơn khóc một mình với những nỗi tủi thân cùng cực.

Được hưởng 2 nền giáo dục: Đông phương của gia đình và Tây phương của học đường. Tiểu thư Kiều Chinh có một tuổi thơ êm ả, vàng son. Ngoài việc học chữ tại trường Saint Paul giảng dạy bởi các Sơ tại Hà Nội , chị còn được học thêm đàn dương cầm và những buổi cưỡi ngựa với bố trong trang trại cỏ xanh vút mắt, hay những buổi đi du ngoạn tại vùng biển Sầm Sơn đẹp hùng vĩ của thiên nhiên miền bắc. Đó là cuộc sống của giới thượng lưu Hà Thành mà nhiều người mơ ước.

 

 Bi kịch tiếp nối bi kịch

 

Nhưng chiến tranh đã dần cướp đi tất cả. Bi kịch đầu tiên là Kiều Chinh mất mẹ năm 6 tuổi. Năm 1943, khi quân Nhật đã chiếm Hà Nội trong bước chân xâm lăng chiếm toàn cõi Á Châu, bị quân đội đồng minh liên tục thả bom vào Hà Nội để đánh đuổi, và mùa hè năm ấy bà Nguyễn Thị An, mẹ của Kiều Chinh vừa hạ sinh con trai trong nhà thương thì nhà thương bị trúng bom khiến cả hai mẹ con đều chết.

 

Sau tấn bi kịch đau thương đó, tác giả có được thời gian khoảng 10 năm sống hạnh phúc và lớn lên trong vòng tay yêu thương và bảo bọc của bố. Kiều Chinh đã ảnh hưởng tính nghệ sĩ, lòng mê say nghệ thuật thứ bảy điện ảnh và nhân cách của cha, mà chị đã diễn tả ""Ông đẹp trai, lịch sự, điềm đạm và rất mực tài hoa", cho đến khi 16 tuổi thì bi kịch thứ hai đến với cuộc đời của chị, đó là năm 1954. Sau thế chiến thứ hai, đất nước VN bị chia đôi, chị phải rời xa bố và anh trai vào nam một mình.

 

Từ đó tiểu thư Kim Mã Gia Trang sống đời cô bé lọ lem, cô độc như một trẻ mồ côi, không còn ai là người thân tại vùng đất mới xa lạ, và trong một gia đình xa lạ mà cha của chị đã gửi gấm. Từ là một tiểu thư được nâng niu, yêu chiều hết mực, giờ phải làm việc như người giúp việc trong gia đình người tạm dung. Đêm xuống nằm trên chiếc chiếu manh cùng với chị người làm nước mắt tiểu thư Kim Mã Gia Trang chảy thầm ướt cả vạt chiếu vì nhớ bố, nhớ anh và không biết bao giờ mới có thể gặp lại.

 

Bi kịch thứ 3 là bi kịch lớn nhất trong đời của Kiều Chinh và có lẽ của tất cả phụ nữ lập gia đình với người không yêu thương mình. Bi kịch này kéo dài hết cả cuộc đời của người phụ nữ sống trong văn hóa Đông phương. Kiều Chinh đã được cha đồng ý kết hôn với người con trai lớn của gia đình cưu mang bà, ông Nguyễn Năng Tế, người được tả là một thanh niên đẹp trai, tài giỏi và đào hoa. Sau đám cưới vội vàng để trấn an cha mẹ trước khi xuất ngoại. Gần 2 tháng sau ông Tế đi Mỹ học khóa sĩ quan cao cấp, để lại cho người vợ mới cưới một bào thai, và chỉ vài tháng sau đó, ông gửi giấy về xin phép cưới vợ khác ở Mỹ. Đau khổ đến cùng cực nhưng Kiều Chinh vẫn cắn răng sống chờ ngày con được sinh ra với mơ ước có thể ôm con gái Nguyễn Mỹ Vân về lại Hà Nội sống với cha của chị. Nhưng mơ ước đó cũng không thành vì vào giờ chót chị bị trộm hết hành lý và tiền bạc.

 

Thành công rực rỡ trong nghề nghiệp

Nũ hoàng điện ảnh Á Châu và Đại sứ Hòa Bình của VNCH

 

Người đời thường cầu cho gia đạo nhưng rất nhiều phụ nữ sống trong gia giáo Đông phương đã phải “cạo da đầu” mà sống để giữ tiếng thơm cho gia đình. Sống với nhà chồng dù không biết mình còn có chồng hay không Kiều Chinh vẫn nép mình trong lễ giáo. Ngay cả việc đóng phim cũng phải chờ sự đồng ý của nhà chồng, chị đã bỏ mất ít nhất là hai cơ hội cộng tác với hãng phim Mỹ vì không được nhà chồng đồng ý. Mãi cho đến khi hãng phim của cựu ngoại trưởng Bùi Diễm, người quen của gia đình chồng chị mới chính thức được diễn xuất dưới ánh đèn của nghệ thuật thứ bảy qua phim Hồi Chuông Thiên Mụ với đạo diễn Lê Dân.

 

Sau đó chị liên tiếp thành công trong trên 20 cuốn phim khác như Mưa Rừng, do Alfa Film của nhà làm phim nổi tiếng Thái Thúc Nha. Rồi phim Ngàn Năm Mây Bay, Ngã Rẽ Tâm Tình, Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ...Năm 1970 Kiều Chinh thành lập hãng phim Giao Chỉ sản xuất phim đầu tay Người Tình Không Chân Dung với đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Cuốn phim thành công rực rỡ với số thu 45 triệu tiền Việt Nam Cộng Hòa là số thu kỷ lục lúc bấy giờ.

 

Chưa kể tới những phim ngoại quốc được quay tại Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân như các phim: Warrior who are you? The Devil Within, Destination Vietnam, CIA Operation...Hồi còn là nữ sinh trung học Trưng Vương, tôi và mấy cô bạn thường bị các cô giáo mắng yêu là đám nữ sinh “nghịch như quỷ” cũng rất mê xem xi nê. Tôi nhớ mãi vào khoảng cuối thập niên 60, chúng tôi đi xem phim CIA Operation tại rạp REX , cảnh trong phim in sâu trong trí nhớ của tôi là cảnh Kiều Chinh đóng vai nữ điệp viên giả làm nữ tiếp viên hàng không, khi bị lộ, cô điệp viện kéo váy và rút ra khẩu súng được bó tại đùi để tự vệ, trông chị vừa đẹp, vừa hấp dẫn, vừa oai phong khiến tôi mê mẩn…

 

Những thành công rực rỡ trong thế giới điện ảnh mang lại những vinh dự huy hoàng; Kiều Chinh được TT Tưởng Giới Thạch của Đài Loan tiếp đãi long trọng tại Đài Bắc. Tại Philippines, Nam Hàn chị luôn được tiếp đãi như thượng khách. Đặc biệt tại các đại hội điện ảnh Á Châu hay đại hội điện ảnh tại Đức. Trong nước, chị được bầu làm chủ tịch Hội Điện Ảnh VN và được lãnh giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật quốc gia do cố TT. Nguyễn Văn Thiệu đích thân trao giải. Chị còn được tặng danh hiệu Đại sứ hòa bình của VNCH nên Kiều Chinh đi đến quốc gia nào cũng được đón tiếp như một vị Đại sứ.

 

“ Đen tình, đỏ bạc”

 

Nhưng tất cả những vinh quang của sự thành công đó, chỉ là bên ngoài, trong nỗi lòng của ngôi sao điện ảnh số 1 của VNCH luôn héo úa với những bất hạnh của đời mình. Sau khi người chồng trở về nước, lúc đó chị vẫn sống trong gia đình chồng nên việc hàn gắn là chuyện phải làm. Trong khi người chồng đi công tác ngoài mặt trận của 4 vùng chiến thuật ít khi có mặt ở nhà. Chị thường dẫn con đi thăm.

 

Rồi con trai lớn Nguyễn Hoàng Hùng ra đời. Và khi chị có thai người con trai út Nguyễn Tuấn Cường, trong chuyến đi thăm chồng tại Quy Nhơn bằng xe lửa, thai đã lớn, chuyến đi thật cực nhọc nên sau đó Kiều Chinh đã sinh con thiếu tháng. Lúc đó chị mới 24 tuổi. Một đôi lần chị em tâm sự, chị cũng chỉ nói về đời riêng của chị với giọng buồn như cổ mộ, buồn cho đời mình nhưng không một lời oán trách.

 

Từ đó chị lao đầu vào làm việc để quyên đi nỗi bất hạnh của mình. Chị càng thành công thì tình duyên càng bất hạnh, như người ta thường nói “đỏ bạc thì đen tình”.

 

Giữa lúc trên tột đỉnh vinh quang, thì bất hạnh mất quê hương kéo theo đổ vỡ của sự nghiệp điện ảnh mà chị đã dầy công xây đáp trên 10 năm. Đó là biến cố mất nước ngày 30/4/1975, miền Nam mất vào tay CS. Những ngày Sài gòn đang trong cơn hấp hối, chị đang ở Singapore để đóng phim Full House, phim vừa xong chị ở lại giúp quảng bá cho việc ra mắt cuốn phim.

 

Mất nước là mất tất cả

 

Trong cơn dầu sôi lửa bỏng đó, chị có thể bay sang Canada để đoàn tụ với các con và xin tị nạn sau đó. Nhưng chị nghe được nguồn tin đồn thổi rằng Việt Nam có thể trở thành trung lập với sự dàn xếp của người Pháp. Mơ ước được gặp lại cha và anh trai lại cháy bỏng trong lòng chị như có cơ hội được thực hiện. Chị quyết định trở lại VN trong chuyến bay không hành khách vì lúc đó vào giữa tháng 3,1975, chỉ có người đi ra khỏi Việt Nam chứ không có mấy người bay vào Sài Gòn.

 

Về đến Sài gòn chị mới nhìn thấy cơ hội có thể gặp anh và cha rất mỏng mong trong khi bổn phận làm mẹ của 3 người con đang mong chờ chị tại Canada. Nghĩ đến cuộc đời côi cút của mình rất có thể bị tái diễn cho các con, Kiều Chinh gạt nước mắt bước lên chuyến bay dân sự cuối cùng ra khỏi VN đến Singapore. Nhưng vì hộ chiếu ngoại giao của chị đã không còn hiệu lực vì TT. Nguyễn Văn Thiệu, người cấp phép cho chị đã từ chức và ra khỏi VN. Nước Nam VN trong những ngày ấy được coi như vô tổ quốc “Stateless”. Chị bị đưa vào tù vì tội xâm nhập bất hợp pháp, cùng với đủ loại phạm nhân. May mắn có người nhận ra chị là ngôi sao điện ảnh đóng vai chính trong phim Full House đang được trình chiếu tại các đại hí viện của Singapore nên chị được thả ra. Lúc đó, có người bạn sắp xếp cho chị một chuyến bay vòng quanh thế giới để chờ giờ miền Nam tắt thở thì chị mới có quyền xin tị nạn tại Canada.

 

Cuộc đời tị nạn của Kiều Chinh ra sao và làm thế nào để chị có thể bước chân vào thế giới Hollywood và có mặt với trên 100 phim màn ảnh lớn xi nê và màn ảnh nhỏ TV và trở thành một nhà hùng biện cũng như nhận lãnh hàng nhiều chục giải thưởng quốc gia và quốc tế về nhiều lãnh vực, mà bao người mơ ước? Và những bi kịch tiếp nối của cuộc đời đã đẩy chị tới thất vọng cùng cực mà phải tìm đến cái chết ra sao? Chị đã được cứu sống và trỗi dậy như thế nào để có thể kiên cường sống cho gia đình, nghệ thuật và đóng góp trong các lãnh vực văn hóa, cho xã hội nói chung và cộng đồng Việt Nam nói riêng?

 

Chúng tôi xin mời quý vị đọc cuốn hồi ký: “Kiều Chinh, Nghệ Sĩ Lưu vong”. Tác phẩm được sự ủy thác và trăn chối của người cha bất hạnh của chị và người bạn chí thân của chị là nhà văn Mai Thảo thời sinh tiền luôn khuyến khích chị viết. Chính vì những thôi thúc này mà chị đã coi như một món nợ tinh thần chị phải hoàn thành nên chị đã dầy công thu góp tài liệu cũng như viết trong nhiều năm. Cho đến hôm nay đã ở tuổi 84, tuổi mà phần đông mọi người đã yếu cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng chị đã dùng thời giờ của gần 2 năm qua trong cơn đại dịch để hoàn tất và hiện đang ưu ái đem đến giới thiệu tới từng cộng đồng người Việt khắp nơi.

 

Những giá trị của hồi ký mang đến cho người đọc

 

Đọc hồi ký Kiều Chinh, Nghệ sĩ Lưu Vong, người đọc không chỉ biết được về cuộc đời và sự nghiệp của chị, mà cuốn hồi ký còn cung cấp cho người đọc những sự hiểu biết về lịch sử cận đại của Việt Nam từ thập niên 1940, rồi thế chiến thứ 2 với sự chiếm đóng của quân Pháp và sự xâm lăng của quân Nhật trên đất Việt. Người dân Việt phải sống trong nhiều lằn đạn ra sao? Rồi 2 cuộc di cư mất mát và đau thương của người Việt vào năm 1954 và 1975, Và những trang lịch sử đầu tiên của người người Mỹ Gốc Việt từ những năm đầu mới tới xứ người với những vất vả, khổ cực nhưng cũng lắm thành tựu. Ngoài ra, cũng có những cảnh dở khóc dở cười từ những người tự xưng là người quốc gia nhưng lại hại những người quốc gia khác ra sao?

 

Đặc biệt hồi Ký Kiều Chinh, Nghệ Sĩ Lưu Vong còn cho người đọc biết về sự hình thành và phát triển của ngành điện ảnh Việt Nam từ sơ khai cho đến khi có chân trong giới điện ảnh Á Châu với vinh hạnh được tổ chức Asian Film Festival vào năm 1973 tại Sài Gòn. Ngành diện ảnh Việt Nam đã vươn vai đứng ngang hàng với các nước Á Châu lúc bấy giờ với những giải Điện ảnh dành cho một số phim và các nghệ sĩ Việt Nam một vị trí rất cao. Trong khi đó, nền điện ảnh Việt Nam dưới chế độ cs vẫn còn được coi là công cụ bảo vệ chế độ. Đã 46 năm qua nhưng chưa vươn tới vị trí của nền Điện ảnh VNCH trước 1975. Một vài phim được quốc tế công nhận như phim RÒM của Đạo diễn trẻ Nguyễn Thanh Huy được lãnh giải Bussan International Film Festival 2019, Fantasia Film Festival 2020 và Asian Film Festival Barcelona 2020, khi trình chiếu trong nước phim Ròm đã bị cắt vụn. Mới đây cuốn phim “Vị” (Taste) nhà sản xuất phải đổi quốc tịch Việt Nam của phim sang quốc tịch Singapore (sic) để dự thi các giải điện ảnh quốc tế vì không muốn phim bị cắt tan nát.

 

Những người trẻ chưa hiểu biết và có kinh nghiệm nhiều về văn hóa Việt Nam, đặc biệt về nếp sống gia đình hãy đọc hồi ký Kiều Chinh, Nghệ Sĩ Lưu Vong để hiểu và thấm thía cho phụ nữ Việt Nam sống trong khuôn khổ, nề nếp gia đình Việt Nam. Vai trò làm vợ đặc biệt là làm mẹ phải sống ra sao để bảo vệ được các con khi người chính yếu của gia đình không là cột trụ cho gia đình dựa vào.

 

Một vài bạn bè của TG có thắc mắc và hỏi:” Bồ thân với chị Kiều Chinh, bồ có biết người yêu của chị ấy là ai không?”. Tôi trả lời rằng trước đây có thấy chị rất thân với nhà văn Mai Thảo,  nhưng cách cư sử của họ rất chừng mực; mỗi khi nghe chị ấy nói về nhà văn tài hoa này thì chị ấy không dấu được sự mến mộ, nhưng không thấy có gì khác hơn.

 

Thêm câu hỏi: “Rồi còn biết bao nhiêu nam nghệ sĩ điện ảnh làm việc và gặp gỡ tại Hollywood không lẽ chị ấy lại không bồ với ai sao?”. Tôi thấy câu hỏi này cũng có lý nên có lần đánh bạo hỏi thẳng chị rằng:” Lũ bạn của TG cứ thắc mắc làm sao có thể tin được chị không có người yêu khi chị làm việc với các tài tử đẹp trai, hòa hoa đa tình của Hollywood”. Chị cười và trả lời tôi một cách chân thành rằng:” Thật sự thì Chinh cũng có nhiều cơ hội, nhưng mỗi khi nghĩ đến việc con cái về nhà mà thấy có “uncle John” hay “uncle Bob” trong nhà thì Chinh không thể tượng tượng nổi mình sẽ phải dạy con như thế nào?. Và thế là ngày qua tháng lại cho tới giờ này tôi vẫn chưa biết chị yêu quý của mình có người yêu hay không? Hay vẫn chỉ là “Người Tình Không Chân Dung?”

 

Nghệ thuật sống

 

Tạp chí Orange Coast số ra ngày 1/9/2021 vừa qua đã có bài viết về Kiều Chinh với tựa đề: Art of Living tạm dịch là Nghệ Thuật Sống, bài viết khá chi tiết về cuộc đời của Kiều Chinh và sự hình thành cuốn hồi ký Kiều Chinh, Nghệ sĩ Lưu Vong và còn nhiều những bài báo đã viết về chị và cách sống của chị, nhưng có thể nói chưa có ai có thể viết đầy đủ về nghệ thuật sống của Kiều Chinh. Ngoài dáng dấp đẹp, y phục thanh nhã không hở hang nhưng vẫn đẹp, nhà cửa trang hoàng theo nghệ thuật Á châu, màu sắc chung quanh chị phần lớn là những mầu vàng nhạt, màu nâu từ nhạt tới đậm hay màu đen, khiến chung quanh chị mang một vẻ nhẹ nhàng, trầm mặc rất Á đông; đẹp giản dị nhưng cao quý. Nhưng phải nói chưa có bài báo nào kể cả bài viết này có thể viết hết được nghệ thuật sống của Kiều Chinh.

 

Trước bi kịch chồng chất bi kịch của cuộc đời, chị luôn là bóng mát, là chỗ dựa cho con cái. Dù bị thiệt thòi, chị luôn sống mẫu mực, đến người mẹ chồng trước khi lìa đời cũng phải cám ơn chị với những lời lẽ chân tình. Kiều Chinh sống hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ, ngôn từ vừa phải, tôi chưa thấy chị nổi giận lôi đình bao giờ. Chị chưa hề có những thậm từ trước công chúng. Thậm từ nặng nề nhất mà những người thân tình lắm mới có thể nghe được như dạo chị bị chụp mũ là CS. Hình và tên của chị được in trên bích chương đặt trên xa truck chạy rễu khắp đường phố Bolsa thì chị cũng chỉ trả lời bằng hai chữ "yên lặng". Dù bị thiệt thòi nhưng cũng không nghe chị oán trách ai, kể cả người chồng đào hoa. Sau này và cho đến bây giờ, chị và anh Tế dù hết duyên nhưng còn giữ được tình bạn giao hảo tốt đẹp hiếm có cho cả hai gia đình.

 

Nhưng không phải vì hiền lành mà chị cúi đầu trước những âm mưu khuất tất. Tôi nhớ có dạo bản thân tôi bị chụp mũ là Việt gian, CS. Ngoài việc viết trên báo điện tử, email thậm chí còn in thành sách, những kẻ phá hoại còn gọi điện thoại thẳng tới chị Kiều Chinh và yêu cầu chị chấm dứt làm việc với tôi và hội VAHF vì họ nói rằng tôi đang lơi dụng tên tuổi của chị cho lợi ích cá nhân  

 

Họ còn hăm dọa; nếu chị không ngừng thì sẽ ảnh hưởng đến tiếng tăm cũng như sự nghiệp của chị. Câu trả lời từ ngôi sao diện ảnh số 1 của VNCH cho người ở đầu giây điện thoại bên kia rằng:” Tôi không cảm thấy có ai đang lợi dụng tôi cả, mà nếu TG có thể dùng tên tuổi tôi để làm điều gì đó giúp cho trang sử VNCH được sáng tỏ thì tôi phải cảm ơn cô ấy. Riêng cá nhân tôi, tôi không có gì phải sợ hãi vì ở tuổi của tôi, nếu tôi vì lẽ phải mà bị bắn chết thì tôi trở thành nữ anh thư, người đời mãi mãi ca tụng, còn hơn là tôi chết vì ăn nhằm chất độc nào đó để mang tiếng chết vì ăn thì có vinh dự gì?”.(ý chị muốn nói đến việc chị làm trưởng phái đoàn hướng dẫn hội VAHF sang đảo Guam năm 2006 để đón nhận tài liệu và hình ảnh về người Việt đến Guam tị nạn vào năm 1975).

 

 Câu trả lời này nói đến cái cốt lõi của nghệ thuật sống của chị Kiều Chinh; chị sống cho lẽ phải, sống có trước có sau để những người bên cạnh luôn tin yêu chị dù trong hoàn cảnh nào. Đó chính là nghệ thuật sống của Kiều Chinh đã khiến mọi người yêu thương, mến mộ tài sắc và đức độ của chị.

 

Xin cám ơn chị Kiều Chinh đã sống can cường, sống cho yêu thương, sống đẹp như một đóa sen trắng ngần ngạt ngào hương sắc!

 

Chị Kiều Chinh, we love you. You are our hope and inspiration as always!

 

Xin cám ơn Ban tổ chức và quan khách đã lắng nghe. Kính chúc quý vị một ngày an bình, hạnh phúc.

 

  • Triều Giang-Nancy Bùi (10/2021) 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Spears đã chỉ trích cách mà gia đình của cô, gồm cha cô là ông Jamie Spears, đã hành xử quyền giám quản đối với cô và phản ứng với những quan ngại của cô về việc chăm sóc của cô. “Gia đình tôi đã chẳng làm điều gì cả,” theo cô nói. “Bất cứ điều gì xảy ra đối với tôi cũng phải được chấp thuận bởi cha tôi… ông là người chấp thuận mọi thứ. Cả gia đình tôi đã không làm gì cả.”
SANTA ANA - Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) hiện đang trình chiếu loạt phim ngắn đoạt giải mang chủ đề “Cùng Dưới Mái Nhà” (“Under the Same Roof”) trên mạng online miễn phí tại trang nhà https://vietfilmfest.eventive.org/welcome cho đến hết ngày 30 tháng 6, 2021. Loạt phim ngắn bao gồm các phim Ngày Giỗ (The Anniversary) của Hàm Trần, Hiếu của Richard Văn, Chez Moi (My Home) của Phương Mai Nguyễn, Like Mother, Like Daughter của Kady Lê, Xe Tải Của Bố (My Father’s Truck) của Mauricio Osaki,và Walk Run Cha-Cha của Laura Nix. Các phim này đã từng đoạt giải ở Viet Film Fest hoặc ở các đại hội điện ảnh quốc tế.
Sau màn ra mắt ấn tượng tại 19 rạp vào cuối tuần dịp Lễ Memorial Day, lọt vào “Top 10” phim mới phát hành đạt doanh thu phòng vé cao nhất tại Hoa Kỳ, và xếp thứ nhất xét theo doanh thu trung bình mỗi rạp, Bố Già (Dad, I'm Sorry) đã vượt mốc 1 triệu USD chỉ sau ba kỳ nghỉ cuối tuần, trở thành phim Việt Nam đầu tiên trong lịch sử đạt mức doanh thu phòng vé này tại Hoa Kỳ.
Lần đầu gặp anh Trường Hải năm 1982 tại Calgary Canada, lúc đó anh qua trình diễn mấy ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Chí Thiện Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Lần thứ nhì tại Quận Cam, cuối tháng 11 năm 2014 để phỏng vấn viết bài về anh. Mời đọc để tưởng nhớ ca nhạc sĩ Trường Hải vừa từ giã nhân thế sáng ngày 11 tháng 6 năm 2021 tại Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi.
Có những tiếng hát và lời ca mà chỉ cần một lần nghe qua cũng đủ cho dư âm của nó đọng lại tận đáy sâu của ký ức và lòng mình. Trong số đó, đối với tôi nó chính là tiếng hát của người nữ ca sĩ Thu Vàng.
Chỉ với 19 rạp, Bố Già (Dad, I'm Sorry) gây chú ý khi lọt top 10 phim đạt doanh thu phòng vé cao nhất Hoa Kỳ dành cho các bộ phim mới phát hành vào cuối tuần dịp Lễ Memorial Day năm nay, và xếp hạng nhất xét theo doanh thu trung bình mỗi rạp
Cái tên Trung Nghĩa Tây Ban Cầm được giới yêu nhạc biết tới từ cuốn Cassette đầu tiên phát hành ở hải ngoải năm 1976 là cuốn Khi Tôi Về với tiếng hát Khánh Ly và một cây đàn ghi ta Trung Nghĩa.
Nhận được tin buồn, Nhà Nghiên Cứu Gốm Sứ và Nhà Sưu Tập Mỹ Thuật Trống Đồng Phan Quốc Sơn, đã từ trần ngày 18/5/2021 tại tự gia ở Quận Cam. Việt Báo cùng toàn thể thân hữu gần xa xin chia buồn cùng chị Monique Lâm và tang quyến. Đồng Kính Phân Ưu: Kiều Chinh, Trần Dạ Từ-Nhã Ca, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Tấn Hải, Khánh Trường, Trịnh Y Thư, Trần Hạnh, Phạm Việt Cường, Phạm Phú Minh, Phạm Quốc Bảo, Nguyên Khai, Ann Phong, Huỳnh Hữu Ủy, Nguyễn Việt Hùng, Cao Bá Minh, Nguyễn Đồng-Nguyễn Thị Hợp, Hồ Thành Đức, Nguyễn Đình Thuần, Đặng Phú Phong, Bích Huyền, Nguyễn Thanh, Adam Hồ, Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn Tú A, Trần Duy Đức, Lê Quang Hào, Vũ Quí Hạo Nhiên-Y Sa, Hòa Bình
Dựa theo web-drama thành công cùng tên, Bố Già (Dad, I’m Sorry) dẫn dắt chúng ta đi sâu vào cuộc sống trong những con hẻm nhỏ Sài Gòn thông qua nhân vật Ba Sang (Trấn Thành), một ông già bao đồng, luôn hết lòng vì mọi người. Sống trong một gia đình không hòa thuận êm ấm, ngày qua ngày, Ba Sang hi sinh bản thân để duy trì sự cân bằng mong manh giữa các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ của mình. Là sự pha trộn hoàn hảo giữa yếu tố hài hước và đồng cảm, Bố Già (Dad, I’m Sorry) mang lại cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, theo phong cách Little Miss Sunshine, với góc nhìn độc đáo và ý nghĩa về những kiểu gia đình phức tạp.
Berlin sinh vào ngày 11 tháng 5 năm 1888 tại Israel Beilin, trong lãnh địa của Đế Quốc Nga. Dù gia đình ông đã đến từ một làng nhỏ người Do Thái tại Tolochin (ngày nay là Belarus), giấy tờ nói rằng ông đã được sinh tại Tyumen, Siberia. Ông là một trong 8 người con của Moses (1848-1901) và Lena Lipkin Beilin (1850-1922). Cha ông, người điều khiển ban nhạc tại giáo đường, đã đưa cả gia đình đến Mỹ, giống như nhiều gia đình Do Thái khác đã làm như thế vào cuối thế kỷ 19. Ngày 14 tháng 9 năm 1893, gia đình ông đến Đảo Ellis tại Thành Phố New York. Gia đình rời lục địa cũ từ Antwerp trên tàu SS Rijnland từ Red Star Line.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.