Hôm nay,  

Vở Opera Trong Bụng Ngựa

28/07/202117:25:00(Xem: 2962)


Bloomington, IN— What the Horse Eats, tựa đề tiếng Việt là Trong Bụng Ngựa, là vở opera kể một câu chuyện có thật xảy ra thời Nhật chiếm đóng Việt Nam năm 1945. Ở những làng quê miền Bắc, những cái xác trơ xương nằm vất vưởng ngoài đường. Người ta, cũng là những bộ xương còn sống còn đi được, gom xác chết chất lên xe cun cút đem chôn tập thể. Cả làng tiêu điều như  thành phố ma. Hơn hai triệu người Việt Nam đã chết đói. Dân số vào thời đó là 18 triệu.

 

Chiến tranh, nạn đói, chế độ thực dân dồn ép con người ta phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, giữa danh dự và tình thương cho con. Một anh chăn ngựa lo lắng cho gia đình, đặc biệt là đứa con mới chào đời. Anh phải nhận lời làm không công cho viên Đại Uý Nhật, chăm nom con Ngựa Trắng quý của ông ta, cùng lúc anh mang trong đầu một tính toán táo bạo. Người vợ của anh thì đang vật lộn với trách nhiệm và tình thương của người mẹ, chỉ biết gắng gượng nuốt rễ cây. Hai vợ chồng cố gắng sống mòn trong danh dự. Cuối cùng, cùng đường, họ đành chấp nhận cái nhục nhã và tàn khốc của thực tế, là lấy trộm ít thóc trong phần thức ăn của ngựa để nuôi sống đứa con mới đẻ của mình. Anh giã thóc lấy gạo, rồi đem trấu trộn với phần thóc còn lại cho ngựa ăn. Với kinh nghiệm nuôi ngựa nhiều năm, anh biết việc này không ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngựa. Không may, con ngựa lăn quay ra chết. 

 

Viên Đại Uý Nhật cai quản làng quê đó đem anh ra xử trước dân làng. Hắn cho lính mổ bụng con ngựa ra xem. Thấy bên trong có phần trấu chưa tiêu, hắn cho rằng đây là thứ giết chết con ngựa yêu quý của mình. Dựa vào điều lệ danh dự, tên Đại Uý xử anh chăn ngựa tội chết: nhét anh vào bụng ngựa và may lại.

 

Mầm mống câu chuyện  

Giáo sư Tiến sĩ và nhà sáng tác P.Q. Phan nhớ lại câu chuyện thuở nhỏ về con ngựa như ở trên. “Ba tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này nhiều lần. Mục đích của ông là dạy tôi không nên ăn cắp. Câu chuyện này tôi mang trong lòng 50 năm nay. Bây giờ tôi muốn kể lại nó như là một câu chuyện về sự tàn bạo và huỷ hoại cuộc sống do chế độ thực dân gây ra, hy vọng rằng chúng ta học được bài học để ngăn chặn tội ác thực dân dưới bất kỳ hình thức nào trong thời hiện đại.” Trong Bụng Ngựa do ông sáng tác phần nhạc, và tuần bản do ông và bà Anvi Hoàng viết.


Cấu trúc tuần bản

Xã hội đa dạng của chúng ta ngày nay cần có những vở opera với chủ đề phong phú hơn, cần sự hiểu biết về văn hóa hợp thời hơn, cần sự ‘góp mặt’ đầy đủ hơn của mọi người. Là những người mang trong mình cảm nhận của hơn hai nền văn hóa khác nhau, P.Q. Phan và vợ là bà Anvi Hoàng đã nhận lấy phần trách nhiệm viết tuần bản bằng tiếng Anh cho vở opera Trong Bụng Ngựa (What the Horse Eats). Anvi Hoàng là nhà văn, tác giả của cuốn sách Why Do You Look at Me and See a Girl? mới được nhà xuất bản Guernica Editions phát hành vào tháng 6 năm 2021.  


Một mặt, tuần bản của họ miêu tả các nhân vật trong đúng bối cảnh xã hội và chính trị vào thời điểm 1945. Mặt khác, họ muốn kể lại câu chuyện dưới nhiều góc cạnh khác nhau để người xem có thể thấy được những dằn xé trong mỗi nhân vật khi họ phải quyết định và lựa chọn giữa cuộc sống và cái chết, giữa danh dự - trách nhiệm - tình thương cho con, hoặc giữa công lý và tình người. 


Cuối cùng lại, kể chuyện là một công cụ giao tiếp hiệu quả và hai nhà sáng tạo muốn qua câu chuyện này vừa lột tả nguồn gốc Việt Nam trong bản thể Mỹ của mình, vừa để miêu tả hành vi xã hội nhân bản trong thế giới chúng ta đang sống ngày nay.


Theo cách diễn giải mới, Trong Bụng Ngựa nhằm nêu bật những tình huống khó xử mà con người chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống: chuyện đúng phải làm là gì, liệu chuyện đúng cho mình có làm hại người khác không, làm sao cân bằng giữa công lý và tình thương. Câu chuyện Trong Bụng Ngựa là lời nhắn nhủ rằng chúng ta cần phải mở lòng để hiểu những người xung quanh mình và mọi người khắp nơi trên trái đất.

 

Ngôn ngữ âm nhạc 

Trong Bụng Ngựa pha trộn ngôn ngữ âm nhạc phương Đông và phương Tây: một ít màu của truyền thống Kabuki Nhật Bản, một ít lối hát Sa Mạc của Việt Nam, và nhạc opera phương Tây hiện đại. Ngoài các yếu tố kỹ thuật kể trên, nhà sáng tác P.Q. Phan muốn vở opera có sự hấp dẫn và lôi cuốn cho đối tượng khán giả bên ngoài vòng hàn lâm. Vì lý do đó, Trong Bụng Ngựa tràn đầy những điệu nhạc gợi cảm và đầy cảm xúc.

 

Dàn nhạc và phân vai

Về mặt thẩm mỹ, Trong Bụng Ngựa là một vở opera lớn (grand opera) nhưng được dựng như một vở opera thính phòng (chamber opera). Làm như vậy để tác phẩm dễ có cơ hội được dàn dựng lại ở những sân khấu khác. Trong Bụng Ngựa gồm năm Màn, và dàn nhạc thính phòng bao gồm sáo flute, kèn clarinet, một người trình diễn dàn nhạc gõ (nhiều loại trống khác nhau), đàn piano, nhóm bốn đàn dây (string quartet: gồm 2 violin, viola, và bass), và năm vai diễn—hai trong số năm vai này có thể được thay thế bởi dàn hợp xướng. Trong Bụng Ngựa dài 60 phút.


Trong Bụng Ngựa được dàn diễn viên rất phong phú, đa tài trình diễn. Brian Areola đóng vai anh chăn ngựa tên Hùng. Brian từng thủ vai Thiện Sĩ và Nô trong vở opera lớn Câu Chuyện Bà Thị Kính (The Tale of Lady Thị Kính) của tác giả P.Q. Phan. Carl DuPont đóng vai Đại Uý người Nhật tên Hakido. Carl từng đảm nhận vai Lý Trưởng, Sư Cụ, và Mãng Ông trong vở Câu Chuyện Bà Thị Kính. Vợ của Hùng là Mai, sẽ do ca sĩ opera Bích Vân đóng. Bích Vân đã thủ các vai Mẹ Mõ, Sùng Bà, và bạn của Thị Mầu trong Câu Chuyện Bà Thị Kính. Alejandra Martinez và Skyler Schlenker đóng vai dân làng. 


Trong khâu dàn dựng, P.Q. Phan giữ trách nhiệm Đạo diễn sân khấu và Nhạc trưởng là Henry Hao-An Cheng. 


Mục đích và ý nghĩa 

Trong Bụng Ngựa là một đóng góp quan trọng vào kho tàng nhạc opera hiện đại đang thiếu tính đa dạng cả về mặt số lượng và đề tài. Với khuynh hướng phân vai theo đúng sắc tộc của nhân vật như hiện nay, Trong Bụng Ngựa tạo thêm vai và cơ hội cho nhạc sĩ và nghệ sĩ Mỹ gốc Á góp mặt vào lĩnh vực opera.


Trong Bụng Ngựa (What the Horse Eats)

Vở chamber opera gồm một Cảnh năm Màn

Âm nhạc: P.Q. Phan 

Tuần bản: Anvi Hoàng & P.Q. Phan

Bối cảnh 

Thời gian: 1945

Nơi chốn: một làng quê ở miền Bắc (nước Việt Nam)

Trình diễn premiere

Ngày 21 tháng 8 năm 2021

Tại Sân khấu Buskirk-Chumley Theater

Thành phố Bloomington, tiểu bang Indiana.

Mua vé: http://bctboxoffice.org/event/what-the-horse-eats/ 

  • Miễn phí khi xem livestream vào 7g tối EST / 4g chiều PST ngày 21 tháng 8 / 6g sáng giờ Việt-Nam ngày 22 tháng 8. Tuy nhiên phải đăng ký và mua vé trên mạng để nhận link xem trực tuyến. 

  • Khán giả không tham dự lúc 4g được có thể mua vé $5 để xem trong vòng 48 tiếng. 

cid:CF3E2ECD-052E-4167-B864-E9CC696FF7D3@hsd1.in.comcast.net

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại dịch vi khuẩn corona đã làm mọi thứ đảo lộn. Từ những sinh hoạt thường ngày của cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội đến những hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi đến sự tiếp xúc gần sát, tất cả đều bị hạn chế, ngưng trệ và khi bắt đầu trở lại thì mọi thứ cũng phải đổi thay. Lãnh vực nghệ thuật giải trí cũng chịu chung số phận. Sau nhiều tháng ngưng hoạt động vì đại dịch, các hoạt động đóng phim và truyền hình đang bắt đầu trở lại, nhưng với một kỷ nguyên mới, theo ký giả và nhà viết kịch bản phim/Truyền Hình Beth Webb cho biết trong bài nghiên cứu của bà được đăng trên mục Văn Hóa của trang mạng Đài BBC tiếng Anh hôm 23 tháng 8 năm 2020. Kể từ khi chính phủ Anh bật đèn xanh cho sự hoạt động của truyền hình và phim theo các biện pháp an toàn mới hạn chế vào tháng 6, việc sản xuất đã từ từ hoạt động trở lại. Nhưng đối với sự tái hoạt động của các lãnh vực này thì phải tuân theo các hướng dẫn an toàn mới, họ đã phải tự điều chỉnh lại cách họ tiếp cận vai trò của họ.
Regis Philbin, là người điều hợp chương trình nổi tiếng “Live!” và chương trình “Who Wants to Be a Millionaire,” đã qua đời hôm 24 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 88 tuổi, theo bản tin của báo Huff Post cho biết hôm 25 tháng 7. “Chúng tôi đau buồn vô hạn để chia xẻ rằng Regis Philbin yêu dấu của chúng tôi đã từ giã cuộc đời một cách tự nhiên, một tháng trước ngày sinh nhật thứ 89 của ông,” theo thông báo từ gia đình gửi tới báo People hôm Thứ bảy.
Ban ca nhạc Bình-Minh được thành lập vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX. Ngày Đài Phát Thanh Nha-Trang được khánh thành, trong khuôn viên Tòa Tỉnh, ban Ca Nhạc Bình-Minh đã góp mặt.
Tháng 6 là tháng âm nhạc của người Mỹ gốc Phi Châu tại Hoa Kỳ. Nói cho có đầu có đuôi thì vào ngày 7 tháng 6 năm 1979, Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã ban hành sắc lệnh ghi nhận rằng tháng 6 là tháng âm nhạc của người da đen ở Mỹ, theo www.en.wikipedia.org. Trong tuyên bố năm 2016, Tổng Thống Barack Obama nói rằng âm nhạc và các nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi Châu đã giúp đất nước này “để khiêu vũ, để bày tỏ niềm tin của họ qua bài hát, để tụ tập biểu tình chống bất công, và để bảo vệ sự cam kết chắc chắn của quốc gia này đối với sự tự do và cơ hội cho tất cả mọi người.” Sau khi người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, những cuộc biểu tình rầm rộ đã bùng nổ trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để chống lại sự bạo hành của cảnh sát và sự kỳ thị chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi Châu đã có mặt ở Mỹ trên 400 năm kể từ khi người nô lệ Phi Châu đầu tiên được chở tới Jamestown tại Virginia vào năm 1619
Riêng chúng tôi- những người trong nhóm thân hữu “Hội Ca Cầm”- thì không bất ngờ trước sự sung mãn trong sáng tác của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1984, anh Lộc (nhóm chúng tôi vẫn gọi như thế) hay đến “hát chui” tại những buổi văn nghệ bỏ túi tại tư gia của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, của ca sĩ Duy Trác, của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Chúng tôi đã nghe rất nhiều sáng tác của anh Lộc sau 1975 trong khoảng thời gian này, mà không phải tất cả đều được phổ biến chính thức tại Việt Nam. Đối với chúng tôi, điểm đặc trưng nhất của nhạc Trần Quang Lộc là giai điệu của một kẻ lãng du, như bài hát Lãng Du Ca mà anh đã sáng tác từ trước 1975
Một đời nghệ sĩ rong chơi, lúc đói nghèo cũng như lúc được chào đón nồng nhiệt, Trần Quang Lộc luôn có nụ cười dễ mến. Trần Quang Lộc hát khắp nơi mình đến, nhưng tiếng hát nơi hội họp với nhau, không phải trên sân khấu, mới nói lên hết cái hồn thơ của người nghệ sĩ. Nghe TQL đàn hát Đàn Trong Tay Người mới thấm cái buồn nhỏ đều giọt vào lòng giếng khô
Mùa hè năm 1979 tại thành phố Vancouver Canada có ngày lễ hội văn hóa dành cho các sắc tộc và cộng đồng Việt Nam lúc đó tuy không nhiều nhưng cũng có tham dự. Một chị từng là sinh viên du học Nhật Bản và sau biến cố 1975 thì định cư Canada- chị mặc chiếc áo dài và dân Canada ngạc nhiên thích thú. Có người tò mò hỏi trang phục đó là của dân tộc nào thì được cho biết đó là áo dài Việt Nam.
Năm 2005 thành phố San Jose có nghị quyết công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng đồng Việt Nam tại đây- điều này đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết nên ca khúc Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay. Năm 2006, Thống đốc California là Arnold Schwarzenegger ký sắc lệnh công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam tự do ở tiểu bang California. Tác giả đã thu âm bài hát Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay, hợp ca 2 nam 2 nữ và gởi tặng CD cho Thống đốc để bày tỏ lòng tri ân.
Bài hát như là một câu chuyện mà tôi viết với hình ảnh của một người cha, người vợ và những đứa con thơ, nhưng đây không phải là câu chuyện của một cá nhân nào, mà đó chính là câu chuyện được viết chung cho tất cả các nhân viên y tế nơi tuyến đầu. Họ là Những Thiên Thần Áo Trắng và dù họ đã chắp cánh bay xa, nhưng họ sẽ để lại cho chúng ta mãi mãi sự biết ơn và cho thế gian này sự hồi sinh từ sự hy sinh cao cả của họ. Tâm khúc này cũng được Nhạc sĩ Cao Minh Hưng dịch sang tiếng Anh với tựa đề "Angels In Scrubs" để các y tá, bác sĩ, những nhân viên y tế không biết tiếng Việt cũng có thể hiểu được sự biết ơn mà người Việt Nam chúng ta dành cho họ trong cơn đại dịch này.
Mùa Quốc Hận 30 Tháng Tư năm 2020, nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ biến một ca khúc mới thương nhớ Sài Gòn- Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa- thành phố yêu dấu của Miền Nam Tự Do đã thất thủ vào tay quân Cộng Sản Miền Bắc và mất tên từ đó. Dù 45 năm trôi qua, nhiều thứ phôi pha nhưng tình yêu Sài Gòn của tác giả vẫn nồng nàn, vẫn mơ một ngày thành phố sẽ lấy lại tên yêu Sài Gòn.