Hôm nay,  

Nhạc Sĩ Lan Đài & Nỗi Nhớ Xa Xôi

16/07/202119:10:00(Xem: 3047)


blank


blank


blank


Nhạc sĩ Lan Đài và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cùng sinh năm 1926 tại Quảng Nam, cùng trải qua thời kỳ sinh hoạt với nhau từ thời kháng chiến và hai thập niên thời Việt Nam Cộng Hòa. 

Nhạc sĩ Lan Đài tên thật là Nguyễn Kim Đài sinh năm 1926 tại Hội An.  Vào đầu thập niên 1940, nhạc sĩ La Hối thành lập Hội Hiếu Nhạc Faifo (La Philharmonique de Faifo) có nhiều bạn trẻ tại địa phương như Lan Đài, Lê Trọng Nguyễn, Trương Đình Quang, Huỳnh Sỏ, Hoàng Tú Mỹ (nay còn sống ở Hội An)… tham gia sinh hoạt âm nhạc. Nhạc sĩ La Hối (1920-1945), trong những năm 1936-1938 theo học ở Sài Gòn, trau dồi âm nhạc cổ điển Tây phương, trở về Hội An làm Hội Trưởng Hội Hiếu Nhạc, hướng dẫn nhạc lý, sáng tác ca khúc cho các hội viên: (ký âm (solfège), hoà âm (harmonie), và sáng tác (composition).

Trong những năm 1946-47, Lan Đài và Lê Trọng Nguyễn tham gia trong vùng chiến khu Nam Ngãi Bình Phú, hoạt động văn nghệ ở Liên Khu, sau đó bị Việt Minh theo dõi vì nghi ngờ ông thuộc thành phần có hoc, tiểu tư sản đang có ý định “dinh tê” trốn về “thành” như một số văn nghệ sĩ nên bắt ông bỏ tù, giam tại nhà lao Tiên Hội, một trong những nhà lao giam giữ khắc nghiệt nhất thời bấy giờ thuộc vùng Tiên Phước, Quảng Nam. Nhưng may mắn cho ông, ông được “phóng thích” năm 1954 sau khi có hiệp định đình chiến Genève, trở về vùng Quốc Gia. Lê Trọng Nguyễn ghi lại những dòng chia sẻ của ông rất khó khăn và nguy hiểm khi rời vùng chiến khu trốn về Hội An.

Năm 1955, Lan Đài dạy âm nhạc tại trường Trung Học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Rang. Năm 1956, dạy âm nhạc tại trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức. Năm 1957 làm việc tại Bộ Thông Tin ở Sài Gòn. Năm 1959 ông phụ trách “Chương Trình Lan Đài”, chương trình chuyên về âm nhạc trên đài truyền hình Sài Gòn. Ca sĩ Diễm Hồng (Vũ Thị Hồng Lê), người bạn đời của ông cùng các ca sĩ ở Sài Gòn góp mặt trong chương trình truyền hình được khán giả ái mộ.

Từ năm 1959 trở về sau Lan Đài mở lớp dạy nhạc ở Sài Gòn, viết các thể loại về âm nhạc. Có thể nói ông là nhạc sĩ, dạy âm nhạc trong hai thập niên nên đã sáng tác nhiều nhất về âm nhạc. Sách của ông được các nhà xuất bản như Xuân Thu, Khai Trí, Văn Hiến hợp đồng ấn hành nên phổ biến rộng rãi ở miền Nam Việt Nam:

Tự học Tây Ban Cầm theo phương pháp cấp tốc: Sơ Cấp, Trung Cấp.

Tự học Tây Ban Cầm (nhạc khiêu vũ, nhạc Jazz)

Tự học Hạ Uy Cầm (Guitare Hawaienne) Hạ Băng Cầm (Banjo Alto)

Tự học Đại Hồ Cầm (Contre Basse)

Nghệ Thuật Độc Tấu Tây Ban Cầm

Tự học Ukulele (viết chung với Lê Trọng Nguyễn)

Tự học Khiêu Vũ

Tự học Khẩu Cầm (Harmonica) (dị chuyển và đồng chuyển) (viết chung với Đằng Vân)

Để Sáng Tác Một Bản Nhạc Phổ Thông

Kỹ Thuật Hòa Aâm

Hòa Điệu Sơ Cấp

Hòa Điệu Tổng Quát

Nhạc Lý Căn Bản

Tự học Tây Ban Cầm Điện, TBC Điện Trầm

Tự Điển Tây Ban Cầm (2000 Thế Bấm)

Tự học Măng Cầm (Mandoline) và Băng Cầm (Banjoline)…

Nhạc sĩ Lan Đài sáng tác nhiều ca khúc và phổ biến rộng rãi: như Chiều Thương Nhớ (Phổ thơ Hoàng Hương Trang, ca khúc nầy trùng tên với ca khúc của Thẩm Oánh), Nuối Tiếc, Đôi Tay Ngọc Nữ, Câu Chuyện Tâm Tình, Quán Chiều, Tìm Về, Nụ Cười Tái Ngộ, Tà Áo Trinh Nguyên, Nói Đi Em, Sao Vẫn Còn Thương, Em Là Tất Cả (Viết chung với Mạnh Phát), Tà Áo Tím (Viết chung với Mạnh Phát, nhạc sĩ Hoàng Nguyên ca khúc trùng tên Tà Áo Tím), Nhạc Ru Tuổi Hồng (Tuyển Tập Nhạc viết chung với Nguyễn Hiền, Anh Việt, Hoàng Nguyên, Lê Trọng Nguyễn), Nhạc Xanh (Tập Nhạc viết chung với Y Vân)…

Nhạc sĩ qua đời tháng 3 năm 1982 tại Long Hương, Bà Rịa. Tháng 3 năm 1983, gia đình Lê Trọng Nguyễn định cư tại Los Angeles, Hoa Kỳ theo diện bảo lãnh (ODP).

Trước năm 1975, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn không sống bằng âm nhạc. Với khả năng chuyên môn nên từ năm 1965 đến năm 1975, làm Giám Đốc các công ty Centra Co., Sealand, nhà máy Dầu Hỏa Cửu Long. Những nhạc phẩm của ông trong khoảng ba thập niên đã tạo nên tên tuổi nhạc sĩ trong nền tân nhạc Việt Nam. Khi Lê Trọng Nguyễn được định cư tại Hoa Kỳ, giấc mơ với âm nhạc được hồi sinh, những tình khúc của Lê Trọng Nguyễn được phổ biến rộng rãi.

Trong khi đó, nhạc sĩ Lan Đài đã sống và đóng góp nhiều ca khúc nổi tiếng và sách về âm nhạc lại sống lặng lẽ tại quê nhà. Sau khi qua đời ít ai nhắc đến tên nhạc sĩ Lan Đài.

Viết những dòng nầy, kèm theo những ca khúc của ông, rất quen thuộc đã được các ca sĩ thành danh ở miền Nam VN trình bày (kèm trong YouTube) để gởi đến quý vị.

Áo Tím Ngày Xưa rất quen thuộc với giới thưởng ngoạn

“Thơ ấu đi vào trong giấc mơ 

Yêu mến xưa tìm lên trang thơ

Lòng vẫn nhớ một mùa thu  xưa

Một mùa thu dệt nhiều mộng mơ

Tôi đã yêu đã thương đã nhớ…”

Ca khúc Áo Tím Ngày Xưa với tiếng hát Thái Thanh

https://www.youtube.com/watch?v=zIdAx2jO7dc


Với tiếng hát Giao Linh

https://www.youtube.com/watch?v=ICSdrQ_jCNI

Ca khúc Khói Lam Chiều đã một thời rất thịnh hành

“Mỗi lúc hoàng hôn sắp về ngàn lối

Nuối tiếc ngày xanh đã tàn mơ rồi

Bùi ngùi, xao xuyến, thương nhớ xa xôi

Thương về quê hương mến yêu

Có bóng cô em diễm kiều.

… Khói lam chiều lên chơi vơi

Khói lam chiều vương nơi nơi

Khói lam chiều gieo đơn côi

Đưa người tha phương vào trong lãng quên”

Ca khúc Khói Lam Chiều với tiếng hát Phương Dung

https://www.youtube.com/watch?v=W3Q-A9A8Yug


Ca khúc Chiều Tưởng Nhớ phổ thơ Hoàng Hương Trang (ca khúc nầy trùng tên với ca khúc của Thẩm Oánh)

“Chiều đi lặng lẽ

Thương nhớ muôn bề

Khi người yêu đã chết

Nhạc thu chưa thấy về

… Bàn tay đâu tìm không thấy nữa

Bờ môi đâu, mắt đâu, ôi tìm đâu

Dấu chân em xa vời vợi

Nghìn muôn xưa quên lãng rồi”

Ca khúc Chiều Tưởng Nhớ với tiếng hát Lệ Thu:

https://www.youtube.com/watch?v=LI3oPEZGFaM

Với tiếng hát Thanh Lan

https://www.youtube.com/watch?v=F8mIOiJz16Y

Ca khúc Tà Áo Trinh Nguyên

“Một chiều vàng ngát ý thơ 

Vương nắng thu trên làn má

Dịu dàng người hoa thướttha

In bóng duyên trên đường tà.

… Đường đời dù sóng gió 

Mà mong ước không bao giờ nhạt phai

Lòng người thường tiếc nuối 

Một dĩ vãng đã xa rồi”

Ca khúc Tà Áo Trinh Nguyên với tiếng hát Hà Thanh

https://www.youtube.com/watch?v=_iP15Y8BAtA

Ca khúc Tìm Về của Y Vân & Lan Đài cũng rất quen thuộc trong giới mộ điệu âm nhạc

“Đêm vắng anh ơi có buồn lắm không

Về đây cùng tôi cho hết chờ mong

Hết đi đường vắng âm thầm

Hết đi lẻ bóng cô đơn

Hết mang nỗi sầu vấn vương

… Nơi đây có vòng tay chờ đợi

Đang tha thiết mong anh trở lại

Quê hương ấm êm trong tình người

Anh nhớ mau về anh ơi

Ca khúc Tìm Về với tiếng hát Phương Thoa

https://www.youtube.com/watch?v=yZG92gKyZ4k

Ca khúc Quán Chiều

“Hoàng hôn theo nắng tắt cô liêu

Riêng bóng tôi ngồi trong quán chiều

Đường xưa đâu có khác bao nhiêu

Nhưng người xưa đã xa tôi nhiều

… Ai ơi, mộng đời bao, hoa đẹp tươi

Vì đời bao trái ngang buồn vui

Nhớ chăng những lời nói trong tiếng cười

Mà mến thương người”

Ca khúc Quán Chiều với tiếng hát Hà Thanh

https://lyric.tkaraoke.com/16129/quan_chieu.html

Không hiểu vì lý do gì mà nhạc sĩ Lan Đài sáng tác nhiều ca khúc mang nỗi buồn man mác xa xôi trong khi nghề nghiệp và tình yêu với cuộc sống cũng là niềm ước mơ của nhiều người.

Trong  thời gian qua, tôi đã viết nhiều về thơ văn nơi phố cổ Hội An, càng về già càng nhớ nơi chốn với bao nhiêu kỷ niệm của thuở học trò. Hai đêm qua, tôi nghe lại những ca khúc của nhạc sĩ Lan Đài và viết những dòng nhạc về ông với niềm thương cảm.

Little Saigon, July 16, 2021

Vương Trùng Dương



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viet Film Fest dự trù sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 10, năm 2021. Do đại dịch covid-19, Viet Film Fest 2021 sẽ đươc thực hiện hầu hết trên online, với một số suất chiếu drive-in và có thể tại rạp nếu điều kiện cho phép. Xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com để điền đơn và đóng lệ phí tham dự. Viet Film Fest do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức mỗi năm một lần nhằm đưa những câu chuyện và kinh nghiệm sống của người Việt hoặc gốc Việt trên toàn thế giới qua điện ảnh. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) là một tổ chức bất vụ lợi được sáng lập từ năm 1991 với mục đích nối kết và làm phong phú hoá các cộng đồng qua nghệ thuật và văn hoá Việt Nam.
Trước Tết Ta 2021 tình cờ thấy bài thơ của thi sĩ Vivi phổ biến trên nhóm (internet) liên quan đến trường xưa với tiêu đề "NGẪM VỀ TRƯỜNG CŨ" tôi lấy xuống cất đó. Vài ngày qua lợi dụng lockdowm tôi lôi nó ra phổ nhạc giải trí cho đỡ buồn. Xí xọn (là nghề của tôi) cho nên hai ba ngày liên tiếp lục tìm hình trên mạng.
Có ai đó đã ví đời người như một dòng sông, mỗi giai đoạn cuộc đời như một khúc quành. Mỗi người thường có những dấu ấn riêng để hồi tưởng lại những cột mốc trong dòng đời. Có khi là một nơi chốn, có khi là một kỷ vật, hay một nhân vật. Riêng tôi, những cột mốc trong dòng đời gắn liền với những bản nhạc xuân. Ngay từ bé khi chưa học nhạc, chưa biết đàn, tôi đã thích nghe và nhớ khá lâu những ca khúc. Tôi cũng đặc biệt say mê không khí những ngày Tết. Có lẽ vì vậy, tôi vẫn nhớ như in những ca khúc xuân mà mình có kỷ niệm trong từng chặng tuổi đời. Tôi học tiểu học ở trường Sư Phạm Thực Hành, ngôi trường ở Sài Gòn áp dụng lối dạy học mới, năng động kiểu Mỹ dành cho học sinh. Tôi được thầy cô dạy hát trong những dịp lễ đặc biệt, trong đó có ngày Tết. Ở tuổi thơ ấu, những ngày chuẩn bị đón Tết là thần tiên nhất. Ở nhà thì bận bịu dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm cho ba ngày Tết. Lên trường thì bài vở nhẹ nhàng, các lớp lo tập văn nghệ mừng xuân. Tôi nhớ cô giáo dạy hát bài Nắng Tươi
“Raya Và Rồng Thần Cuối Cùng” sở hữu dàn diễn viên lồng tiếng xuất sắc, bao gồm Kelly Marie Tran trong vai nữ chiến binh gan dạ Raya, Awkwafina trong vai rồng thần huyền thoại Sisu, Daniel Dae Kim trong vai Benja - người cha thông thái của Raya. Tuyến phản diện của phim gồm Gemma Chan trong vai công chúa Namaari - kẻ thù của Raya, Sandra Oh trong vai thủ lĩnh Virana - người mẹ quyền lực của Namaari. Ngoài ra, tác phẩm còn có sự góp mặt của Benedict Wong trong vai người khổng lồ Tong, Izaac Wang hóa thân thành cậu nhóc lái buôn 10 tuổi tên Boun, Thalia Tran trong vai bé Noi nghịch ngợm, Alan Tudyk trong vai Tuk Tuk – người bạn thân kiêm thú cưỡi của Raya, Lucille Soong trong vai Dang Hu, thủ lĩnh của Long Trảo, Patti Harrison trong vai người thủ lĩnh Long Vỹ và Ross Butler trong vai thủ lĩnh của Long Cốt.
Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng ngày nào giờ đã đi vào cõi miên viễn chiêm bao, tin Lê Thu nằm xuống trong cơn đại dịch để lại bao bàng hoàng thương tiếc cho người ái mộ giọng hát vàng mười của chị, cả trong và ngoài nước đã có rất nhiều giọt nước mắt tiếc thương rơi xuống khi thần tượng của mình đã không còn nữa.
Trường Sa là tác giả của những tình ca đã một thời làm rung động không biết bao nhiêu tâm hồn của những người yêu nhau.Và Trường Sa cũng là tác giả của nhiều bản hùng ca được phổ biến rất rộng rãi trong các quân/binh chủng. Vào một dịp đặc biệt, Điệp Mỹ Linh đã tiếp xúc với Trường Sa và ghi lại cuộc đàm thoại ngắn này.
Ở một nơi xa xôi nào đó, tôi đã thấy Lệ Thu đang yên nghỉ một mình, trong lặng lẽ và cô đơn và đêm nay, ở đây, tôi sẽ ở lại cõi trần này để lặng im hằng giờ, dở lại các trang nhạc và vặn lên nghe hàng chục bài hát Lệ Thu đã hát. Cuối cùng của nửa đêm chưa ngủ, tôi đã tìm được tiếng hát nhẹ nhàng “ không buồn tênh lắm đâu” của Lệ Thu từ gần 50 năm trước nhưng bây giờ nghe lại, hình như chỉ còn là tiếng hát thì thầm cho chính mình.
Hôm nay là ngày 16 tháng Giêng năm 2021, một năm thật mới thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Buồn như buổi chiều nay được tin một người chị, một người bạn vừa vĩnh viễn ra đi. Đó là danh ca Lệ Thu.
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”. Và, tiếng hát đầu tiên của cuộc đời với câu kết trong nhạc phẩm Dang Dở như định mệnh “Hoa tàn nhạc bay theo không gian” tiễn người: Lệ Thu về cõi thiên thu! “Đời xa tiếng ca nào ai tiếc thương bẽ bàng” (Ánh Đèn Màu).
Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”. Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.