Hôm nay,  

Giã Biệt Ca Nhạc Sĩ Trường Hải (1938-2021)

11/06/202115:53:00(Xem: 5409)
truong hai
Ca nhạc sĩ Trường Hải.



Mãi nhớ giọng ca ngọt ngào của anh bản Tôi Đưa Em Sang Sông ( Y Vũ- Nhật Ngân ) phát ra từ quán một buổi chiều trên bãi biển Vũng Tàu năm 1974. Và nhớ những lần đánh đàn ghi ta bản Tình Ca Người Đi Biển vui nhộn của anh sáng tác, thuở mới tập đàn.

Lần đầu gặp anh Trường Hải năm 1982 tại Calgary Canada, lúc đó anh qua trình diễn mấy ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Chí Thiện Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Lần thứ nhì tại Quận Cam, cuối tháng 11 năm 2014 để phỏng vấn viết bài về anh. Mời đọc để tưởng nhớ ca nhạc sĩ Trường Hải vừa từ giã nhân thế sáng ngày 11 tháng 6 năm 2021 tại Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi.

Nhạc sĩ Trường Hải tên thật là Tạ Trường Hải sinh tại Sóc Trăng năm 1938. Thời thơ ấu thích âm nhạc, nhưng không có thầy dạy nhạc tại địa phương cho nên anh phải tự học lấy và cùng bạn bè trao đổi lẫn nhau; thành lập ban nhạc chơi trong trường trung học và cho tỉnh Sóc Trăng. Anh phụ trách solo guitar.

Anh nhớ trong xóm có một anh lớn biết đàn guitar và người này đã dạy cho anh những nốt nhạc đầu tiên. Thời đó mua một cây đàn guitar khá mắc tiền và Trường Hải phải mượn đàn của bạn bè để tập đàn.

Có dòng máu nghệ sĩ thích ca hát và phiêu lưu đây đó cho nên khỏang 18 tuổi thì chàng thanh niên Trường Hải cùng với một người bạn đồng lứa là nhạc sĩ Thanh Sơn- tác giả Nỗi Buồn Hoa Phượng- từ giã Sóc Trăng lên thủ đô Sài Gòn để dấn thân vào con đường văn nghệ. Thanh Sơn thi đậu hạng nhất giải ca của đài phát thanh Sài Gòn và Trường Hải đọat giải nhì vào năm kế tiếp 1961 với bản Gặp Nhau của Hòang Thi Thơ . Tuy vậy cả hai đều sống lây lất vì chưa trở thành ca sĩ hát cho các phòng trà.

Nhạc sĩ Trường Hải sau đó được người quen giới thiệu chơi guitar và thổi kèn  trong một ban nhạc cho phòng trà Kim Sơn, Hòa Bình, phòng trà nhỏ của Sài Gòn đầu thập niên 60 với Anh Quý, Song Ngọc, Duy Khiêm. Dần dần anh chơi nhạc cho vũ trường Đại Nam, trên lầu thì có ban nhạc do Lê Văn Thiện, Hùynh Anh và dưới lầu thì ban nhạc Trường Hải.

Trong lúc chơi nhạc cho vũ trường thì Trường Hải sáng tác ca khúc. Nhạc phẩm đầu tay mang tên Còn Nhớ Tôi Không, anh bán bản quyền cho trung tâm phát hành Diên Hồng được 15 ngàn đồng, một số tiền tương đương mấy tháng lương công chức hạng trung thời đó.  Bản kế tiếp là Những Chiều Không Có Em, anh tự phát hành lấy đợt đầu được 3 ngàn ấn phẩm. Bản này do ca sĩ Hùng Cường hát đầu tiên được thính giả ái mộ “ Những chiều không có em, ngõ hồn sao hoang vắng…” Nhưng vì chính sách văn nghệ thời này cấm không cho phổ biến nhạc ủy mị trên đài phát thanh Sài Gòn nên sự phổ biến bị chậm lại, và anh bán bản quyền cho  trung tâm của ca nhạc sĩ Duy Khánh với giá 18 ngàn đồng.

Sau đó nhạc sĩ Truờng Hải chuyển hướng viết nhạc vui như bản Nhịp Đàn Vui “ Ca lên cho vui, mừng ngày tự do đã đến đây rồi…” anh tự phát hành được 10 ngàn.bản. Và kế tíếp là bản Tình Ca Người Đi Biển sáng tác năm 1968 “ Chiều nay ra khơi, thóang thấy mắt em nhuốm buồn” được coi là thành công nhất với 30 ngàn bản nhạc bán sạch.

Bản này điệu Beguine Rock, được giới trẻ ưa chuộng;  người nhạc sĩ cho biết khi thấy cảnh chia tay của những người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa trên bến Bạch Đằng Sài Gòn thì cảm hứng viết nên ca khúc này. Mặc dù nỗi buồn chia ly nhưng khi đàn hát lên thì lại thấy hào hứng vì do tiết điệu nhộn nhịp.

Nhập ngũ nhưng nhạc sĩ Trường Hải được biệt phái về ban văn nghệ của Quân Vận và anh vẫn tíếp tục sáng tác những bản Chuyện Tình Mimosa, Ai, EmYêu Nhạc Brahms, Hai Cánh Phượng Buồn, Chết Theo Mùa Thu, Nếu Nhớ Đến Anh, Cớ Sao Em Buồn..; cho đến tháng 4 năm 1975 tổng cộng khỏang 100 bài.



Anh viết nhiều ca khúc tiết điệu vui nhộn cho giới trẻ Việt Nam và đã cho ra đời khỏang mười bản được ưa chuộng.

Trung tâm băng nhạc Trường Hải thành lập khá sớm của Sài Gòn thập niên 60 với những cuốn băng lấy tên là Nhạc Không Chủ Đề đã sản xuất được 22 cuốn, tính cho đến ngày mất Sài Gòn với những bài hát do anh sáng tác và của những nhạc sĩ khác và mời nhiều ca sĩ cộng tác như Giao Linh, Trúc Mai, Thanh Tuyền, Nhật Thiên Lan... Thu tại phòng thu âm của ca sĩ Pat Lâm ở Chợ Lớn.

CuốnTruờng Hải 1 mang tên Hai Cánh Phuợng Buồn với nhạc phẩm này do ca sĩ Hương Lan hát đầu tiên. Hương Lan là nghệ sĩ cải lương nhưng khi chuyển sang hát tân nhạc thì đây cũng là bản mở đầu cho con đường mới của cô ca sĩ có giọng hát mùi nhất.  Cùng lúc trung tâm Trường Hải cũng mua lại một số băng nhạc trẻ của nhóm Tùng Giang, Lê Hựu Hà để phát hành.

Con đừơng ca hát của nhạc sĩ Truờng Hải là  khi anh đàn ờ phòng trà vừa đàn vừa ca; cho đến khi thấy mỗi lần đi làm đều phải mang theo cây đàn guitar nặng nề ; cho nên chuyển sang ca hát. Ca khúc gắn liền với tíếng hát Trường Hải là Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân Tiên. Ngày xưa ca sĩ Việt Ấn nổi tiếng với bản này nhưng khi anh qua đời thì ca sĩ Trường Hải thay thế. Mỗi lần trình diễn thì khán giả đều yêu cầu anh hát bản này.  Ngòai ra anh cũng được ưa chuộng với bản Những Chiều Không Có Em, Tôi Đưa Em Sang Sông…

Sau khi miền Nam thất thủ, Trường Hải làm nghề buôn bán nhạc cụ và có một dạo anh tham gia vào đòan hát của Hòang Biếu lưu diễn các tỉnh để sinh sống qua ngày và tìm đường vượt biển.

Năm 1979 thì Trường Hải vươt biển đến Nam Dương và sau đó định cư tại Quận Cam năm 1980. Năm 1981, anh lập trung tâm băng nhạc Trường Hải, được coi là sớm nhất ở hải ngọai. Cuốn Không 1, Không 2, Không 3 rất thành công. Riêng cuốn Không 1 bằng Cassette bán được 50 ngàn cuốn. Anh là người lăng xê ca sĩ Kim Ngân- một người đẹp nổi tiếng một thời đầu thập niên 80.

Anh cũng thực hiện 2 cuốn băng video ca nhạc như Không 1 , Không 2  khá thành công. Vào thời gian đó phim bộ Hồng Kông ra đời làm cho khán giả mê mệt mà lơ là với băng video ca nhạc; cho nên Trường Hải ngưng sàn xuất vào năm 1985 sau khi đã cho ra đời 22 cuốn cassette.. Lý do là anh là ca sĩ đi trình diễn khắp nơi, không có thời gian chăm sóc trung tâm.

Và thời gian sau này ca nhạc sĩ Trường Hải lo sáng tác và đi hát khắp nơi.Anh đã phổ những bài thơ của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và hát trong cuốn Tiếng Vọng Từ Đáy Vực .

Thời gian ở hải ngọai , Trường Hải chuyển hướng sáng tác nhạc đấu tranh và anh đã có thêm 100 ca khúc nữa, cộng thêm vào gia tài 100 ca khúc thời còn trong nước.

Năm nay anh đã 76 tuổi, sức khỏe suy kém, ở một mình trong căn nhà nhỏ cách Quận Cam 100 dậm. Thỉnh thỏang lái xe về thủ đô âm nhạc hải ngọai gặp bằng hữu văn nghệ cuối tuần.Nhìn lại hơn năm chục năm sinh họat ca nhạc, anh cũng hài lòng về những đóng góp của mình.

Con đường âm nhạc của Trường Hải thật đa dạng; anh vừa là nhạc sĩ chơi đàn guitar, vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc, vừa là ca sĩ, vừa là giám đốc trung tâm băng nhạc Trường Hải ở Sài Gòn trước năm 1975 và đầu thập niên 80 ở hải ngọai. Ít có nghệ sĩ nào kiêm cả 4 khả năng như anh.

Anh tên là Trường Hải cho nên ca khúc nổi tiếng nhất là Tình Ca Người Đi Biển- thật cũng là một điều thú vị khi tên thật ứng vào cái tên của bài hát thành danh trong cuộc đời nghệ thuật của anh.

Quận Cam, tháng 11 năm 2014

Trần Chí Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại dịch vi khuẩn corona đã làm mọi thứ đảo lộn. Từ những sinh hoạt thường ngày của cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội đến những hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi đến sự tiếp xúc gần sát, tất cả đều bị hạn chế, ngưng trệ và khi bắt đầu trở lại thì mọi thứ cũng phải đổi thay. Lãnh vực nghệ thuật giải trí cũng chịu chung số phận. Sau nhiều tháng ngưng hoạt động vì đại dịch, các hoạt động đóng phim và truyền hình đang bắt đầu trở lại, nhưng với một kỷ nguyên mới, theo ký giả và nhà viết kịch bản phim/Truyền Hình Beth Webb cho biết trong bài nghiên cứu của bà được đăng trên mục Văn Hóa của trang mạng Đài BBC tiếng Anh hôm 23 tháng 8 năm 2020. Kể từ khi chính phủ Anh bật đèn xanh cho sự hoạt động của truyền hình và phim theo các biện pháp an toàn mới hạn chế vào tháng 6, việc sản xuất đã từ từ hoạt động trở lại. Nhưng đối với sự tái hoạt động của các lãnh vực này thì phải tuân theo các hướng dẫn an toàn mới, họ đã phải tự điều chỉnh lại cách họ tiếp cận vai trò của họ.
Regis Philbin, là người điều hợp chương trình nổi tiếng “Live!” và chương trình “Who Wants to Be a Millionaire,” đã qua đời hôm 24 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 88 tuổi, theo bản tin của báo Huff Post cho biết hôm 25 tháng 7. “Chúng tôi đau buồn vô hạn để chia xẻ rằng Regis Philbin yêu dấu của chúng tôi đã từ giã cuộc đời một cách tự nhiên, một tháng trước ngày sinh nhật thứ 89 của ông,” theo thông báo từ gia đình gửi tới báo People hôm Thứ bảy.
Ban ca nhạc Bình-Minh được thành lập vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX. Ngày Đài Phát Thanh Nha-Trang được khánh thành, trong khuôn viên Tòa Tỉnh, ban Ca Nhạc Bình-Minh đã góp mặt.
Tháng 6 là tháng âm nhạc của người Mỹ gốc Phi Châu tại Hoa Kỳ. Nói cho có đầu có đuôi thì vào ngày 7 tháng 6 năm 1979, Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã ban hành sắc lệnh ghi nhận rằng tháng 6 là tháng âm nhạc của người da đen ở Mỹ, theo www.en.wikipedia.org. Trong tuyên bố năm 2016, Tổng Thống Barack Obama nói rằng âm nhạc và các nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi Châu đã giúp đất nước này “để khiêu vũ, để bày tỏ niềm tin của họ qua bài hát, để tụ tập biểu tình chống bất công, và để bảo vệ sự cam kết chắc chắn của quốc gia này đối với sự tự do và cơ hội cho tất cả mọi người.” Sau khi người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, những cuộc biểu tình rầm rộ đã bùng nổ trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để chống lại sự bạo hành của cảnh sát và sự kỳ thị chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi Châu đã có mặt ở Mỹ trên 400 năm kể từ khi người nô lệ Phi Châu đầu tiên được chở tới Jamestown tại Virginia vào năm 1619
Riêng chúng tôi- những người trong nhóm thân hữu “Hội Ca Cầm”- thì không bất ngờ trước sự sung mãn trong sáng tác của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1984, anh Lộc (nhóm chúng tôi vẫn gọi như thế) hay đến “hát chui” tại những buổi văn nghệ bỏ túi tại tư gia của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, của ca sĩ Duy Trác, của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Chúng tôi đã nghe rất nhiều sáng tác của anh Lộc sau 1975 trong khoảng thời gian này, mà không phải tất cả đều được phổ biến chính thức tại Việt Nam. Đối với chúng tôi, điểm đặc trưng nhất của nhạc Trần Quang Lộc là giai điệu của một kẻ lãng du, như bài hát Lãng Du Ca mà anh đã sáng tác từ trước 1975
Một đời nghệ sĩ rong chơi, lúc đói nghèo cũng như lúc được chào đón nồng nhiệt, Trần Quang Lộc luôn có nụ cười dễ mến. Trần Quang Lộc hát khắp nơi mình đến, nhưng tiếng hát nơi hội họp với nhau, không phải trên sân khấu, mới nói lên hết cái hồn thơ của người nghệ sĩ. Nghe TQL đàn hát Đàn Trong Tay Người mới thấm cái buồn nhỏ đều giọt vào lòng giếng khô
Mùa hè năm 1979 tại thành phố Vancouver Canada có ngày lễ hội văn hóa dành cho các sắc tộc và cộng đồng Việt Nam lúc đó tuy không nhiều nhưng cũng có tham dự. Một chị từng là sinh viên du học Nhật Bản và sau biến cố 1975 thì định cư Canada- chị mặc chiếc áo dài và dân Canada ngạc nhiên thích thú. Có người tò mò hỏi trang phục đó là của dân tộc nào thì được cho biết đó là áo dài Việt Nam.
Năm 2005 thành phố San Jose có nghị quyết công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng đồng Việt Nam tại đây- điều này đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết nên ca khúc Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay. Năm 2006, Thống đốc California là Arnold Schwarzenegger ký sắc lệnh công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam tự do ở tiểu bang California. Tác giả đã thu âm bài hát Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay, hợp ca 2 nam 2 nữ và gởi tặng CD cho Thống đốc để bày tỏ lòng tri ân.
Bài hát như là một câu chuyện mà tôi viết với hình ảnh của một người cha, người vợ và những đứa con thơ, nhưng đây không phải là câu chuyện của một cá nhân nào, mà đó chính là câu chuyện được viết chung cho tất cả các nhân viên y tế nơi tuyến đầu. Họ là Những Thiên Thần Áo Trắng và dù họ đã chắp cánh bay xa, nhưng họ sẽ để lại cho chúng ta mãi mãi sự biết ơn và cho thế gian này sự hồi sinh từ sự hy sinh cao cả của họ. Tâm khúc này cũng được Nhạc sĩ Cao Minh Hưng dịch sang tiếng Anh với tựa đề "Angels In Scrubs" để các y tá, bác sĩ, những nhân viên y tế không biết tiếng Việt cũng có thể hiểu được sự biết ơn mà người Việt Nam chúng ta dành cho họ trong cơn đại dịch này.
Mùa Quốc Hận 30 Tháng Tư năm 2020, nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ biến một ca khúc mới thương nhớ Sài Gòn- Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa- thành phố yêu dấu của Miền Nam Tự Do đã thất thủ vào tay quân Cộng Sản Miền Bắc và mất tên từ đó. Dù 45 năm trôi qua, nhiều thứ phôi pha nhưng tình yêu Sài Gòn của tác giả vẫn nồng nàn, vẫn mơ một ngày thành phố sẽ lấy lại tên yêu Sài Gòn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.