Hôm nay,  

Nhạc Sĩ Irving Berlin Và Bản Nhạc Lừng Danh ‘God Bless America’

07/05/202100:00:00(Xem: 3132)

 

NHAC-SI-IRVING-BERLIN-01

Nhạc sĩ Irving Berlin hát và trình diễn trên boong tàu chiến Mỹ USS Arkansas vào năm 1944. (nguồn: www.en.wikipedia.org)

Ngày 11 tháng 5 năm 2021 kỷ niệm 133 năm ngày sinh của nhạc sĩ Irving Berlin. Irving Berlin là nhạc sĩ người Mỹ, được biết tiếng khắp nơi là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Âm nhạc của ông hình thành một phần rất lớn của Great American Songbook – là cuốn sách nhạc tổng hợp các tiêu chuẩn nhạc jazz quan trọng và các bản nhạc nổi tiếng của người Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Ông là tác giả của các bản nhạc lừng danh “White Christmas” và “God Bless America.” Ông sinh ngày 11 tháng 5 năm 1888 và mất vào năm 1989 ở tuổi 101, theo www.en.wikipedia.org.
 
Cuộc đời của Irving Berlin
 
Berlin sinh vào ngày 11 tháng 5 năm 1888 tại Israel Beilin, trong lãnh địa của Đế Quốc Nga. Dù gia đình ông đã đến từ một làng nhỏ người Do Thái tại Tolochin (ngày nay là Belarus), giấy tờ nói rằng ông đã được sinh tại Tyumen, Siberia. Ông là một trong 8 người con của Moses (1848-1901) và Lena Lipkin Beilin (1850-1922). Cha ông, người điều khiển ban nhạc tại giáo đường, đã đưa cả gia đình đến Mỹ, giống như nhiều gia đình Do Thái khác đã làm như thế vào cuối thế kỷ 19.

Ngày 14 tháng 9 năm 1893, gia đình ông đến Đảo Ellis tại Thành Phố New York. Gia đình rời lục địa cũ từ Antwerp trên tàu SS Rijnland từ Red Star Line. Khi họ đến, Do Thái làm khó dễ với 6 anh chị em của ông cho đến khi các viên chức di trú tuyên bố họ đủ điều kiện để được phép vào thành phố.

Sau khi đến thành phố, họ “Beilin” được đổi thành “Baline.” Theo nhà viết tiểu sử Laurence Bergreen, khi lớn Berlin thừa nhận đã không nhớ gì về 5 năm đầu của ông tại Nga ngoại trừ một việc: “Ông nằm trên tấm mền trải dọc theo đường, nhìn căn nhà bị cháy rụi. Vào buổi sáng căn nhà thành tro bụi.” Khi lớn, Berlin nói rằng ông đã không biết mình được nuôi dưỡng trong nghèo khổ bởi vì ông không biết cuộc sống của những người khác.

Gia đình Berlin là một trong hàng trăm ngàn gia đình Do Thái di cư tới Hoa Kỳ vào cuối những năm 1800s và đầu những năm 1900s, trốn thoát khỏi sự kỳ thị, nghèo khổ và những cuộc tàn sát người Do Thái tàn bạo, theo Ian Whitcomb trong tác phẩm “Irving Berlin and Ragtime America” được xuất bản vào năm 1987.

Sau khi đến Thành Phố New York, gia đình Baline đã sống một thời gian ngắn trong một tầng hầm trên Đường Monroe Street, và rồi sau đó dọn tới một căn nhà ba phòng trên Đường Cherry Street. Cha của ông, vì không thể tìm được việc làm tương đương như người điều khiển ban nhạc ở thánh đường tại New York, nên đã làm việc tại chợ thịt theo quy tắc ăn kiêng của người Do Thái và đã giúp dạy tiếng Do Thái để kiếm thêm tiền hỗ trợ gia đình. Ông đã chết vài năm sau khi Irving mới có 13 tuổi.

Vừa đi học vài năm ở trường, cậu bé Irving 8 tuổi đã bắt đầu giúp đỡ gia đình. Cậu bắt đầu làm người bán báo The Evening Journal. Một ngày kia trong lúc đang giao báo, theo người viết tiểu sử của Berlin và cũng là bạn, Alexander Woollcott, cậu đã đứng xem một chiếc tàu nhổ neo đi Trung Quốc và say sưa đến mức đã không thấy chiếc cần cẩu đang đong đưa, mà đã thòng cậu xuống sông. Khi cậu bị câu lên câu xuống lần thứ ba, cậu vẫn giữ chặt 5 xu trong nắm tay mà cậu kiếm được ngày hôm đó, theo Alexander Woollcott trong tác phẩm “The Story of Irving Berlin” được xuất bản vào ngày 26 tháng 9 năm 2016.

Mẹ của ông làm bà mụ, ba người chị của ông làm nghề quấn thuốc xì gà, là việc phổ thông đối với các cô gái di cư. Người anh của ông làm việc trong tiệm bán đồ may vá áo sơ mi. Mỗi tối, khi các thành viên về nhà, theo Bergreen kể rằng, “họ bỏ tiền cắt mà họ đã kiếm được ngày hôm đó vào cái bao da rộng.”

Sử gia về âm nhạc Philip Furia viết rằng khi “Izzy” bắt đầu đi bán báo tại Bowery, ông đã nghe âm nhạc và âm thanh đến từ các tiệm ăn và nhà hàng dọc theo những đường phố đông người. Chàng trai trẻ Berlin đã hát một số bản nhạc mà anh nghe được trong lúc bán báo, và người dân đã tặng cho anh ấy một số đồng tiền cắt. Cậu ấy đã thú tội với người mẹ vào một buổi tối nọ rằng ước muốn mới nhất trong đời của cậu là trở thành một hầu bàn ca hát trong một tiệm ăn, theo Philip Furia trong tác phẩm “The Poets of Tin Pan Alley” do NXB Oxford University Press ấn hành vào ngày 25 tháng 6 năm 1992.
Tuy nhiên, trước khi Berlin lên 14 tuổi mức thu nhập ít ỏi của cậu vẫn ít hơn của những người chị đối với ngân sách gia đình, làm cho cậu cảm thấy mình không có giá trị. Cậu đã quyết định rời khỏi nhà và tham gia vào quân đội rời rạc của thành phố cùng với những di dân trẻ khác. Cậu sống tại Bowery, ở tại một trong những nhà trọ làm nhà ở cho hàng ngàn con trai vô gia cư khác tại Lower East Side. Bergreen mô tả chúng như những chỗ ở khắc nghiệt.
Berlin đã hát một vài bài hát phổ biến mà cậu đã nghe được trên đường, hy vọng có người ném cho cậu một vài xu. Từ những môi trường chung quanh bụi bặm này, cậu đã trở thành nổi tiếng đường phố, với sự học hỏi thực sự và lâu dài. Âm nhạc là nguồn thu nhập duy nhất của cậu và cậu đã chọn ngôn ngữ và văn hóa của lối sống của khu xóm người Do Thái.

Berlin học hiểu loại bài hát gì lôi cuốn người nghe, theo Bergreen viết, “những giai điệu nổi tiếng bày tỏ những tình cảm đơn giản là đáng tin cậy nhất.” Cậu đã sớm bắt đầu việc hát những ca khúc tại Phòng Nhạc của Mục Sư Tony tại Quãng Trường Union Square và vào năm 1906, anh ấy đã 18 tuổi, có được việc làm hầu bàn ca hát tại tiệm Pelham Café tại Phố Tàu. Ngoài việc phục vụ các thức uống, anh ấy đã hát những bản nhạc nhại lại lời để làm vui lòng khách hàng.

Người viết tiểu sử Charles Hamm viết rằng vào lúc rảnh rỗi sau giờ làm việc, Berlin tự học đàn piano, theo Charles Hamm trong tác phẩm “Irving Berlin: Songs from the Melting Pot” do NXB Oxford University Press ấn hành vào năm 1997. Sau khi tiệm đóng cửa vào ban đêm, chàng trai trẻ Berlin ngồi trước cây đàn piano ở phía sau và bắt đầu sáng tạo những giai điệu. Nỗ lực đầu tiên của anh trong việc viết nhạc thực sự là “Marie From Sunny Italy,” được viết với sự hợp tác của người chơi đàn piano của tiệm Pelham là Mike Nicholson, nhờ đó mà anh kiếm được 37 xu tiền bản quyền.

Berlin tiếp tục viết và chơi nhạc tại Tiệm Pelhem Café và sớm phát triển một phong cách. Ông thích lời những bản nhạc của người khác nhưng thỉnh thoàng nhịp điệu không ưng ý thì ông có thể sửa đổi chúng. Một đêm nọ ông hát một số bản nhạc do người bạn của ông là George M. Cohan, một đứa trẻ khác đang nổi tiếng trên sân khấu Broadway với các bản nhạc của chính cậu ấy. Khi Berlin kết thúc với nhạc phẩm “Yankee Boodle Boy” của Cohan, theo Whitcomb, “mọi người cùng vỗ tay khen ngợi cậu bạn nhỏ cản đảm.”

Max Winslow (1883–1942), một thành viên của nhà xuất bản âm nhạc Harry Von Tilzer Company, viết rằng giọng hát của Berlin trỉnh diễn trên nhiều sự kiện và đã trở thành bị thu hút bởi tài năng mà anh đã gố gắng làm tròn công việc với công ty của mình. Von Tilzer nói rằng Max cho là “đã khám phá ra một cậu bé vĩ đại,” và nói rất nhiều về anh ấy để Von Tilzer mướn Berlin, theo Charles Hamm trong tác phẩm “Irving Berlin: Songs from the Melting Pot” do NXB Oxford University Press ấn hành vào năm 1997.

Sau đó, vào năm 1908, khi tròn 20 tuổi, Berlin có được công việc làm mới tại một tiệm ăn có tên Jimmy Kelly's trong khu phố Union Square. Ở đó, chàng thanh niên này đã có thể hợp tác với những nhà soạn nhạc trẻ khác, như Edgar Leslie, Ted Snyder, Al Piantadosi, và George A. Whiting. Năm 1909, năm công chiếu cuốn phim Melting Pot của Israel Zangwill, anh ấy đã có một đột phá rất lớn khác khi trở thành nhân viên viết lời nhạc cho Công Ty Ted Snyder Company.
 
Sự nghiệp viết nhạc
 
Berlin đã nổi lên như nhà viết nhạc tại Tin Pan Alley và Broadway. Vào năm 1911, Emma Carus đã giới thiệu bản nhạc nổi tiếng thế giới đầu tiên của anh, “Alexander's Ragtime Band,” theo sau một cuộc trình diễn của chính Berlin tại Câu Lạc Bộ Friars' Frolic vào năm 1911, theo Robert Kimball và Linda Emmet trong tác phẩm tái bản năm 2001 “The complete lyrics of Irving Berlin.” Anh ấy đã nổi tiếng ngay, và trở thành nghệ sĩ trình diễn nổi bật một năm sau đó tại nhà kịch nghệ của Oscar Hammerstein, nơi anh đã giới thiệu hàng chục bài hát khác. Báo The New York Telegraph mô tả làm sao hai trăm người bạn đường phố của anh đến để xem “đứa bạn của họ” trên sân khấu: “Tất cả điều mà nhà văn nhỏ bé có thể làm là cài cúc áo khoác trong lúc nước mắt chảy dài xuống má của anh ấy – tại nhà kịch nghệ!”


Vào năm 1913, Berlin đã được giới thiệu trong chương trình Hello Ragtime tại London, nơi ông đã trình làng nhạc phẩm “That International Rag,” một ca khúc mà ông đã viết cho một sự kiện.

Furia viết rằng sự thành công trên quốc tế của “Alexander’s Ragtime Band” giúp nhạc của người Mỹ da đen “một cuộc sống mới và khơi mào cho cơn sốt khiêu vũ quốc gia.” 2 vũ công là người trình diễn cơn sốt là Vernon và Irene Castle. Vào năm 2014, Berlin đã viết nhạc kịch “Watch Your Step,” với sự trình diễn của một cặp biểu hiện tài năng của họ trên sân khấu. Các bản nhạc của Berlin biểu thị chủ nghĩa hiện đại, và chúng tượng trương cho sự xung đột văn hóa giữa sự nhẹ nhàng thời đại Victoria và những người cống hiến sự giải phóng, đam mê, và giải trí,” theo Furia. Bản nhạc “Play a Simple Medody” trở thành các bài ca “kép” nổi tiếng của ông mà trong đó hai giai điệu và lời nhạc khác nhau được đối xứng với nhau, theo Philip Furia trong tác phẩm “The Poets of Tin Pan Alley” do NXB Oxford University Press ấn hành vào ngày 25 tháng 6 năm 1992.

Một số nhạc phẩm mà Berlin sáng tác biểu lộ sự buồn rầu của chính ông. Chẳng hạn, vào năm 1912 ông kết hôn với Dorothy Goetz, em của nhà soạn nhạc E. Ray Geetz. Bà đã chết 6 tháng sau vì bị sốt thương hàn trong lúc họ đi tuần trăng mật tại Havana, Cuba. Bản nhạc mà ông đã viết bày tỏ sự đau buồn của ông, “When I Lost You,” là khúc ballad – bản nhạc có khổ ngắn hay nhạc truyền khẩu trong dân gian theo truyền thống -- đầu tiên của ông. Nó đã nổi tiếng tức thì và được bán ra hơn một triệu bản.

NHAC SI IRVING BERLIN 02

Nhạc sĩ Irving Berlin với các ngôi sao điện ảnh Alice Faye, Tyrone Power và Don Ameche hát hợp ca trong Ban Nhạc Alexander's Ragtime Band vào năm 1938. (nguồn: www.en.wikipedia.org)


Tới năm 1918 ông đã viết hàng trăm bản nhạc, hầu hết, được quần chúng thưởng thức. Bài hát quan trọng mà Berlin đã viết trong thời gian chuyển tiếp từ việc viết nhạc ragtime – loại nhạc đặc trưng bởi dòng giai điệu đảo phách và phần hát nền đều đặn, được các nhạc sĩ người Mỹ da đen phát triển vào thập niên 1890s và đặc biệt được chơi với piano -- sang nhạc ballad trữ tình là “A Pretty Girl is Like a Melody,” đã trở thành “khẩu súng lớn đầu tiên” của Berlin, theo sử gia Alec Wilder viết.

Vào ngày 1 tháng 4 năm 1917, sau khi Tổng Thống Woodrow Wilson tuyên bố nước Mỹ tham gia vào Thế Chiến Thứ Nhất, Berlin cảm thấy rằng tin Pan Alley nên làm bổn phận của mình và ủng hộ cuộc chiến với những bản nhạc truyền cảm hứng. Berlin đã viết nhạc phẩm, “For Your Country and My Country,” mô tả rằng “chúng ta phải lên tiếng với thanh gươm không phải ngòi bút để cho thấy sự cảm kích đối với nước Mỹ vì đã mở lòng và đón chào mọi nhóm di dân.” Ông cũng là đồng tác giả của ban nhạc nhằm kêu gọi chấm dứt sự xung đột chủng tộc, “Let’s All Be American Now,” theo Ian Whitcomb trong tác phẩm do Century xuất bản năm 1987 “Irving Berlin and Ragtime America.”

Tới năm 1926, Berlin đã viết các bản dàn bè cho 2 ấn bản của Ziegfeld Follies và 4 “Music Box Revues.” “Music Box Revues” của Berlin mất nhiều năm từ 1921 tới 1926, các bản đầu tiên như “Say It With Music,” “Everybody Step,” và “Pack Up Your Things and Go to the Devil.”

Được viết sau sinh nhật người con gái đầu lòng của ông, là bản “Blue Skies” vào năm 1926. Ông đã chắt lọc những cảm xúc của mình về việc kết hôn và làm cha lần đầu tiên, “Những ngày xanh, tất cả chúng đều đã qua; không gì ngoài những bầu trời xanh, từ nay về sau.”
 
“God Bless America”
 
Bản nhạc này được viết bởi Berlin 20 năm trước, nhưng ông đã cưu mang nó cho mãi đến năm 1938 khi Kate Smith cần một bản nhạc yêu nước để đánh dấu kỷ niệm 20 năm Ngày Đình Chiến (Armistice Day), ăn mừng chấm dứt Thế Chiến Thứ Nhất, theo Richard Corliss trong bài viết “That Old Christmas Feeling: Irving America: Richard Corliss remembers Irving Berlin” được đăng trên Báo Time vào ngày 24 tháng 12 năm 2001. Bản nhạc đã được công bố gần cuối cuộc Đại Suy Thoái, mà lúc đó đã trải qua 9 năm, đã ghi dấu một “khuynh hướng của chủ nghĩa yêu nước chính thống đan xen với niềm tin tôn giáo vốn đã ăn sâu vào tâm hồn người Mỹ,” theo Bán The New York Times bình luận trong số báo ra ngày 10 tháng 5 năm 1987.

Người con gái của Berlin là Mary Ellin Barrett nói rằng bản nhạc thực sự “rất riêng tư” đối với cha của cô, và nhằm chủ ý như một bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của ông đối với quốc gia vì “cho phép” ông, một di dân được nuôi dưỡng trong nghèo khổ, để trở thành một nhà soạn nhạc thành công. “Đối với tôi,” theo Berlin, “’God Bless America’ không chỉ là một bản nhạc mà còn là sự bày tỏ cảm nghĩ của tôi đối với quốc gia mà tôi nợ những gì tôi có và những gì tôi đang là,” theo Herb Galewitz trong tác phẩm “Music: A Book of Quotations” do NXB Courier Dover Publisher ấn hành vào năm 2001. Tạp Chí The Economist số ra ngày 30 tháng 9 năm 1989 viết rằng, “Berlin đã viết ra một ca khúc được cảm xúc sâu xa đối với đất nước mà đã cho ông những gì ông muốn nói là mọi thứ.”

Bản nhạc đã nhanh chóng trở thành bài Quốc Ca thứ hai sau khi nước Mỹ nhập cuộc vào Thế Chiến Thứ Hai vài năm sau. Trải qua nhiều thập niên, bài hát đã đem về hàng triệu đô la cho Nam Nữ Hướng Đạo Sinh, những người mà Berlin đã giao bản quyền cho họ. Vào năm 1954, Berlin nhận Huân Chương Vàng Quốc Hội đặc biệt từ Tổng Thống Dwight D. Eisenhower cho sự đóng góp bài hát của ông.

Bản nhạc đã được nghe sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi các thượng nghị sĩ và dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đứng trên các bậc thềm của Tòa Nhà Quốc Hội và hát bài ca này sau các cuộc tấn công khủng bố vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York. Bản nhạc cũng thường được hát bởi các nhóm thể thao như là hội bóng chày quốc gia Mỹ. Khi đội khúc côn cầu Thế Vận Hội Hoa Kỳ vào năm 1980 nhổ đi “nỗi buồn lớn nhất trong lịch sử thể thao,” nói đến “Phép Mầu Trên Băng,” thì các cầu thủ tự động hát bản nhạc khi người Mỹ đã chiến thắng bởi lòng yêu nước.

NHAC SI IRVING BERLIN 03

Hát bản nhạc “God Bless America” tại lễ tưởng niệm ở Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2008. (nguồn: www.en.wikipedia.org)

 
Lời dịch Việt bản “God Bless America”
 
Xin Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ, mảnh đất mà con yêu
Xin hãy đứng bên cạnh và hướng dẫn cho nàng
Vượt qua đêm tối với ánh sáng từ trên cao
Từ núi đồi tới thảo nguyên
Tới đại dương trắng xóa
 
Xin Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ, quê hương ngọt ngào của con
Xin Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ, mảnh đất mà con yêu
Xin hãy đứng bên cạnh và hướng dẫn cho nàng
Vượt qua đêm tối với ánh sáng từ trên cao
Từ núi đồi tới thảo nguyên
Tới đại dương trắng xóa
 
Xin Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ, quê hương ngọt ngào của con
Từ núi đồi đến thảo nguyên
Tới đại dương trắng xóa
Xin Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ, quê hương ngọt ngào của con
Xin Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ, quê hương ngọt ngào của con
 
Qua đời
 
Berlin đã qua đời trong lúc ngủ tại căn nhà tọa lạc tại 17 Beekman Place tại Quận Manhattan vào ngày 22 tháng 9 năm 1989, vì đứng tim và chết tự nhiên ở tuổi 101. Ông đã được an táng trong Nghĩa Trang Woodlawn Cemetery tại Quận Bronx, Thành Phố New York.

Tổng Thống George H. W. Bush nói rằng Berlin là “một người đàn ông huyền thoại mà chữ nghĩa và âm nhạc của ông sẽ giúp xác định lịch sử của đất nước chúng ta.” Còn cựu Tổng Thống Ronald Reagan là người đóng vai chính trong vỡ nhạc kịch của Berlin vào năm 1943 “This Is the Army,” thì nói rằng,  “Nancy và tôi đau buồn sâu sắc về sự ra đi của người đàn ông tài năng kỳ diệu mà tinh thần âm nhạc của ông làm nức lòng và lay động hàng triệu người và sẽ sống mãi,” theo bài viết “Berlin's Work Is Recalled With Words and Music” được đăng trên Báo The New York Times số ra ngày 24 tháng 9 năm 1989.

Sau khi Berlin qua đời Báo The New York Times viết rằng, “Irving Berlin đã thiết lập âm điệu và nhịp độ cho những giai điệu mà nước Mỹ chơi, hát và nhảy trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20.” 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) trân trọng thông báo sự trở lại của chương trình lớn nhất hàng năm của hội: Viet Film Fest (Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế). Kỷ niệm 20 năm thành lập, Viet Film Fest 2023 sẽ diễn ra trực tuyến (online) từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10, và tại rạp Frida Cinema ở thành phố Santa Ana, vào hai ngày 6 và 7 tháng 10.
Disney Theatrical Productions, dưới sự chỉ đạo của Thomas Schumacher, hiện đang giới thiệu chuyến lưu diễn Bắc Mỹ của vở nhạc kịch Aladdin với hình ảnh mới mẻ, để mang vở nhạc kịch Broadway nổi tiếng này đến với các khán giả mới ở các thành phố và địa điểm mà chuyến lưu diễn trước chưa thể đi đến.
“Hát gì mà giống như trả bài.” “Hát như ăn cơm nguội.” “Hát nghe không phê gì hết.” … Ngụ ý là hát không có cảm xúc. “Hát gì mếu máo giống như khóc.” “Hát sao mà nhìn cái mặt ghê quá.” … Ngụ ý là quá nhiều cảm xúc khi diễn tả. Nhưng trước hết, cảm xúc là gì? Và cảm xúc ảnh hưởng tiếng hát như thế nào? Cảm xúc là trạng thái tinh thần do những thay đổi sinh lý thần kinh gây ra, có liên quan khác nhau đến suy nghĩ, cảm giác, phản ứng hành vi, mức độ thích thú hoặc không hài lòng. Hiện tại không có sự đồng thuận khoa học về một định nghĩa cho cảm xúc, vì vậy nó hay bị lẫn lộn với tâm trạng, tính khí, tình tình. (Wikipedia) Có lẽ, tạm đóng khung một cách đơn giản: “Cảm xúc là những phản ứng tinh thần có ý thức được trải nghiệm một cách chủ quan hướng đến đối tượng cụ thể, thường kèm theo những thay đổi sinh lý và hành vi.”
Trên Việt Báo cách đây mấy tuần có đăng bài viết so sánh hai ca khúc Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy) và Cô Hàng Xóm (Lê Minh Bằng), làm nhóm bạn mê nhạc bolero của tôi phấn chấn quá! Có người nói rằng còn nhiều trường hợp nữa để chứng minh rằng nhạc sến phổ biến hơn nhạc Phạm Duy. Một so sánh khác nữa về hai bài nhạc, một Phạm Duy- một bolero, còn thú vị hơn nữa, đó là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà của Phạm Duy và Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh. Lời đề nghị này có lý! Bởi vì cả hai đều là ca khúc phổ từ cùng một bài thơ Màu Tím Hoa Sim của cố thi sĩ Hữu Loan. Và cả hai bài đều thuộc những ca khúc phổ biến vào bậc nhất của dòng nhạc bolero và nhạc Phạm Duy thời Miền Nam trước 1975.
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California...
Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH...
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes thuộc về với cuốn phim “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival. Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin.
Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi! Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.