Hôm nay,  

Dạ Khúc Lục Huyền Cầm và Giọt Nước Mùa Thu Cho Lệ Thu

04/01/202109:31:00(Xem: 4612)


Lý Kiến Trúc 

(Văn Hóa Online)


1.

Qua bản tin đầu tiên của đài VOA, nghe tin Ca sĩ Lệ Thu trở bệnh vì nạn đại dịch khốn nạn, tôi xúc động quá đỗi.


Ngày xưa trước 1975, từ hòn ngọc viễn đông, tiếng hát vượt không gian đến các tọa độ tiền đồn xa lắc, đến từng căn hầm nhỏ. Tiếng hát Lệ Thu xao xuyến không những đến với tôi và hàng triệu khán thính giả miền nam Việt  Nam; và ngay thời gian sau này, gần đây, khi văn nghệ phải 'cởi trói" do nhu cầu thẩm mỹ của quần chúng và nhu cầu chính trị, Lệ Thu lại về với sân khấu miền nam chói lọi dưới ánh đèn sân khấu và hàng ngàn tiếng vỗ tay, 


Quãng năm 1970-1972, vài lần về phép Sàigon, tôi có ghé đến phòng trà Queen Bee, ngây ngất trước Dạ Khúc Serenade lênh đênh dưới tà áo dài, ánh sáng tà áo dài mọi khi mọi lúc. Phải nói là mê mẩn, mẩn mê trước Lệ Thu mới đúng.


Đặc điểm của giọng hát Lệ Thu - cô hát rất "chuẩn", lời rõ từng chữ, hơi tỏa ngọt ngào, tha thiết, như gởi trọn tâm hồn vào ca khúc. Cô lựa chọn và thích hợp với bất cứ các thể loại sáng tác nào của các nhạc sĩ. Đặc biệt ca khúc mang hơi hướng mùa Thu, không thể  không lọt qua trái tim cô.


Cô không đứng lại với bất cứ nhạc sĩ nào, rất nhiều ca khúc của những  nhạc sĩ tài hoa nghệ thuật trải qua tiếng hát Lệ Thu. Phạm Duy - Serenade-Dạ Khúc (Lệ Thu hát tông Mi thứ); Trịnh Công Sơn - Hạ Trắng (Lệ Thu hát tông Ré thứ); Trường Sa - Xin Còn Gọi Tên Nhau (Lệ Thu hát tông Mi thứ, có khi Fa thứ); Phạm Mạnh Cương - Thu Ca (Lệ Thu hát tông Fa tăng thứ); Vũ Thành An - Bài Không Tên Số 7 (Lệ Thu hát tông Đô thứ); v.v... 


DẠ KHÚC.jpg

Dạ khúc Serenade Phạm Duy với tiếng hát Lệ Thu:


https://www.youtube.com/watch?v=ch-_9ubGQkI 


blank

Hạ Trắng Trịnh Công Sơn với tiếng hát Lệ Thu:


https://www.youtube.com/watch?v=0ievtjHI5bo 


TRUONG SA.jpg

Xin Còn Gọi Tên Nhau Trường Sa với tiếng hát Lệ Thu:


https://www.youtube.com/watch?v=YxH4Io2QAQo 


blank

Thu Ca Phạm Mạnh Cương với tiếng hát Lệ Thu:


https://www.youtube.com/watch?v=R5zfOFgNIUQ 


blank

Bài Không Tên số 7 Vũ Thành An với tiếng hát Lệ Thu:


https://www.youtube.com/watch?v=9QPUq5mF6f0 


2.

Tôi không có ý đi sâu vào cuộc đời và kỹ thuật, nghệ thuật ca hát của Lệ Thu, chỉ nhớ một kỷ niệm nhỏ. Số là khi tôi thành lập Câu Lạc Bộ Văn Hóa và Báo Chí nằm trong tiệm cơm chay Zen trên đại lộ Bolsa (2006-2015), bỗng có một hai lần gì đó Lệ Thu gặp tôi và đề nghị tạo một phòng trà nho nhỏ cuối tuần trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ của Câu Lạc Bộ .


Chúng tôi trao đổi vài nét sơ qua. Trong thâm tâm tôi rất quí mến Ca sĩ Lệ Thu, tôi nói với Lệ Thu rằng tôi là người em báo chí rất thân với cố nhà văn nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng (Người đi trên mây có lần nói với tôi rằng anh rất quí Lệ Thu), có lẽ vì nghe mối liên hệ giữa tôi và anh Hoàng nên cô Lệ Thu tìm đến tôi để hợp tác sinh hoạt văn nghệ chăng.


Thế nhưng tôi lại nghĩ, một danh ca muốn hợp tác mở chương trình văn nghệ hàng tuần ở Câi Lạc Bộ Zen không phải là chuyện đơn giản, nó đòi hỏi trước mắt kỹ thuật sân khấu, trang trí, ánh sáng, âm thanh, đặc biệt là giàn âm thanh phải chất lượng, chỉ một micro để hát tốt trị giá lên tới cả ngàn đô la, v, v... Thực sự tôi không có tiền để đầu tư vào chuyện này.


Tôi hơi bối rối và cuối cùng công việc chẳng đi tới đâu, một phần lớn do tôi chú trọng vào các sinh hoạt khác của Câu Lạc Bộ hơn là văn nghệ, thứ hai là nhà hàng Zen của bà xã tôi là tiệm bán cơm chay, khách hầu hết ăn chay, họ thích niệm Phật hơn nhảy đầm, nhưng phòng trà thì phải có rượu  ngon và đồ nhậu lai rai nên bà xã tôi hơi lừng khừng không mặn mà cho lắm.


Nội cái chuyện cuối tuần đêm đêm buông xuống tôi hứng chí ôm guitar tích tịch tình tang Tango Rumba Slow Boston Bolero Chachacha làm bả khó chịu, bả chỉ thích Ca khúc Da Vàng.  


3.

Bây giờ biết Lệ Thu đang "chiến đấu" với CVID-19, bâng khuâng cho kiếp tài tình sắc nước hương trời trước qui luật bất khả nhượng của tạo hóa, bệnh tật, tôi thầm mong cho tiếng hát vượt không gian bình yên với chiều dài bất tận ru ca của người ca sĩ . Tiếng hát một thời dội vào tuổi trẻ mà có lúc tôi gọi là "người đàn bà âm nhạc ma quái của lòng tôi". 


LY KIEN TRUC 2 lục huyền cầm Artistic.jpg


Lục huyền cầm

Lục huyền cầm 

đàn ta ru ca 

đàn ta tênh hênh

đàn ta là đàn bà 

lỡ cung đàn tẻ

phím ân cần ve vuốt. 


Dường như tình vừa đụng chạm giây tơ

ta cứ tưởng giây tơ là oan trái

hóa ra  

la guitarra, mãnh liệt yêu.

 

Lục huyền cầm

mời em lên cung dặt dìu dữ dội

guitar nõn nà mông tròn trĩnh ngô đồng thơm

đậm đà da lộ liễu bồ quân 

phím ngà tơ tóc mùa thu chải

một mai em có chia lìa

dạo âm điệu cũ bận lòng tương tư.


Mời em nhập hồn vào phiên sầu muộn 

lên đồng cốt phiến u sầu 

bay bổng thần tiên cánh đồng ca khúc

mê muội mò mẫm mẩn mê 

Em. Người đàn bà âm nhạc ma quái của lòng ta

tiếng hát liêu trai cất lên bản tình ca cuối cùng của buổi chia tay đẫm lệ

bài ca buồn tủi năm xưa tuôn ra đêm nay như một lời giã biệt chưa chấm xuống hàng.


Lục huyền cầm

Cao cung lên. Cao lên. Cao lên nữa

Lãng quên đi. Lãng quên đi Serenade

Lãng quên đi mãnh lực của tình yêu

Còn lại chăng phút nhìn nhau u tối

Giã từ đam mê. La guitarra pasión.


(lkt)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những người Á Châu trên khắp thế giới đang phản ứng với “niềm hạnh phúc rơi nước mắt” khi Chloe Zhao làm nên lịch sử tại Lễ Trao Giải Trái Cầu Vàng (Golden Globe Awards) lần thứ 78, trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Á Châu đầu tiên thắng giải đạo diễn xuất sắc nhất của giải này, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 3 năm 2021.
Viet Film Fest dự trù sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 10, năm 2021. Do đại dịch covid-19, Viet Film Fest 2021 sẽ đươc thực hiện hầu hết trên online, với một số suất chiếu drive-in và có thể tại rạp nếu điều kiện cho phép. Xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com để điền đơn và đóng lệ phí tham dự. Viet Film Fest do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức mỗi năm một lần nhằm đưa những câu chuyện và kinh nghiệm sống của người Việt hoặc gốc Việt trên toàn thế giới qua điện ảnh. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) là một tổ chức bất vụ lợi được sáng lập từ năm 1991 với mục đích nối kết và làm phong phú hoá các cộng đồng qua nghệ thuật và văn hoá Việt Nam.
Trước Tết Ta 2021 tình cờ thấy bài thơ của thi sĩ Vivi phổ biến trên nhóm (internet) liên quan đến trường xưa với tiêu đề "NGẪM VỀ TRƯỜNG CŨ" tôi lấy xuống cất đó. Vài ngày qua lợi dụng lockdowm tôi lôi nó ra phổ nhạc giải trí cho đỡ buồn. Xí xọn (là nghề của tôi) cho nên hai ba ngày liên tiếp lục tìm hình trên mạng.
Có ai đó đã ví đời người như một dòng sông, mỗi giai đoạn cuộc đời như một khúc quành. Mỗi người thường có những dấu ấn riêng để hồi tưởng lại những cột mốc trong dòng đời. Có khi là một nơi chốn, có khi là một kỷ vật, hay một nhân vật. Riêng tôi, những cột mốc trong dòng đời gắn liền với những bản nhạc xuân. Ngay từ bé khi chưa học nhạc, chưa biết đàn, tôi đã thích nghe và nhớ khá lâu những ca khúc. Tôi cũng đặc biệt say mê không khí những ngày Tết. Có lẽ vì vậy, tôi vẫn nhớ như in những ca khúc xuân mà mình có kỷ niệm trong từng chặng tuổi đời. Tôi học tiểu học ở trường Sư Phạm Thực Hành, ngôi trường ở Sài Gòn áp dụng lối dạy học mới, năng động kiểu Mỹ dành cho học sinh. Tôi được thầy cô dạy hát trong những dịp lễ đặc biệt, trong đó có ngày Tết. Ở tuổi thơ ấu, những ngày chuẩn bị đón Tết là thần tiên nhất. Ở nhà thì bận bịu dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm cho ba ngày Tết. Lên trường thì bài vở nhẹ nhàng, các lớp lo tập văn nghệ mừng xuân. Tôi nhớ cô giáo dạy hát bài Nắng Tươi
“Raya Và Rồng Thần Cuối Cùng” sở hữu dàn diễn viên lồng tiếng xuất sắc, bao gồm Kelly Marie Tran trong vai nữ chiến binh gan dạ Raya, Awkwafina trong vai rồng thần huyền thoại Sisu, Daniel Dae Kim trong vai Benja - người cha thông thái của Raya. Tuyến phản diện của phim gồm Gemma Chan trong vai công chúa Namaari - kẻ thù của Raya, Sandra Oh trong vai thủ lĩnh Virana - người mẹ quyền lực của Namaari. Ngoài ra, tác phẩm còn có sự góp mặt của Benedict Wong trong vai người khổng lồ Tong, Izaac Wang hóa thân thành cậu nhóc lái buôn 10 tuổi tên Boun, Thalia Tran trong vai bé Noi nghịch ngợm, Alan Tudyk trong vai Tuk Tuk – người bạn thân kiêm thú cưỡi của Raya, Lucille Soong trong vai Dang Hu, thủ lĩnh của Long Trảo, Patti Harrison trong vai người thủ lĩnh Long Vỹ và Ross Butler trong vai thủ lĩnh của Long Cốt.
Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng ngày nào giờ đã đi vào cõi miên viễn chiêm bao, tin Lê Thu nằm xuống trong cơn đại dịch để lại bao bàng hoàng thương tiếc cho người ái mộ giọng hát vàng mười của chị, cả trong và ngoài nước đã có rất nhiều giọt nước mắt tiếc thương rơi xuống khi thần tượng của mình đã không còn nữa.
Trường Sa là tác giả của những tình ca đã một thời làm rung động không biết bao nhiêu tâm hồn của những người yêu nhau.Và Trường Sa cũng là tác giả của nhiều bản hùng ca được phổ biến rất rộng rãi trong các quân/binh chủng. Vào một dịp đặc biệt, Điệp Mỹ Linh đã tiếp xúc với Trường Sa và ghi lại cuộc đàm thoại ngắn này.
Ở một nơi xa xôi nào đó, tôi đã thấy Lệ Thu đang yên nghỉ một mình, trong lặng lẽ và cô đơn và đêm nay, ở đây, tôi sẽ ở lại cõi trần này để lặng im hằng giờ, dở lại các trang nhạc và vặn lên nghe hàng chục bài hát Lệ Thu đã hát. Cuối cùng của nửa đêm chưa ngủ, tôi đã tìm được tiếng hát nhẹ nhàng “ không buồn tênh lắm đâu” của Lệ Thu từ gần 50 năm trước nhưng bây giờ nghe lại, hình như chỉ còn là tiếng hát thì thầm cho chính mình.
Hôm nay là ngày 16 tháng Giêng năm 2021, một năm thật mới thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Buồn như buổi chiều nay được tin một người chị, một người bạn vừa vĩnh viễn ra đi. Đó là danh ca Lệ Thu.
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”. Và, tiếng hát đầu tiên của cuộc đời với câu kết trong nhạc phẩm Dang Dở như định mệnh “Hoa tàn nhạc bay theo không gian” tiễn người: Lệ Thu về cõi thiên thu! “Đời xa tiếng ca nào ai tiếc thương bẽ bàng” (Ánh Đèn Màu).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.