Hôm nay,  

Nhạc Sĩ Lam Phương Đã Qua Đời Tại Quận Cam Hưởng Thọ 83 Tuổi

23/12/202010:09:00(Xem: 5240)

z lam phuong_photo trinh thanh thuy_

 

GARDEN GROVE (VB) – Người nhạc sĩ tài năng đa dạng có hơn 200 bản nhạc đã được hát khắp nơi từ đầu thập niên 1950 cho đến nay ở trong và ngoài nước mà hầu như người Việt nào cũng đã từng nghe nhạc của ông, Nhạc Sĩ Lam Phương, đã từ giã cõi đời vào chiều tối ngày 22 tháng 12 năm 2020 tại Thành Phố Fountain Valley, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Theo Bách Khoa Từ Điển Mở, Nhạc Sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 3 năm 193 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam và đến đời cha của Nhạc Si Lam Phương thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa. Nhạc Sĩ Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. 3 năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Năm 1958, Nhạc Sĩ Lam Phương nhập ngũ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Tiểu Bang Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, Nhạc Sĩ Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,... Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch. Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông rời sang Paris. Sang đây, ông làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.

Năm 1995, Nhạc Sĩ Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Đầu năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sĩ Lam Phương đã dần bình phục, dù không thể được như xưa.

Lần xuất hiện gần đây nhất vào tháng 8 năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của Trung Tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình Ca Lam Phương in Singapore.

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời vào lúc 6 giờ 7 phút tối ngày 22 tháng 12 năm 2020 tại Thành Phố Fountain Valley, Quận Cam, California, Hoa Kỳ sau thời gian dài điều trị bệnh tim và tai biến, hưởng thọ 83 tuổi, theo trang Facebook của Trung Tâm Thúy Nga Paris cho biết.

Theo Bách Khoa Từ Điển Mở, ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam, Nhạc Sĩ Lam Phương còn viết nhạc nền cho ban kịch Kim Cương và ban kịch Thẩm Thúy Hằng. Năm 1959, Lam Phương và Túy Hồng kết hôn. Năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch - Đoàn kịch "Sống - Túy Hồng". Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh, làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được "giới thiệu" trong một vở kịch của Túy Hồng. Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục "thoại kịch" và những vở kịch của ban kịch "Sống – Túy Hồng" bao giờ cũng thu hút nhiều người xem.

Nhạc Sĩ Lam Phương là một nhạc sĩ tiêu biểu của nhạc đại chúng, nhạc trữ tình tân nhạc Việt Nam với hơn 200 nhạc phẩm phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay. Cần ghi nhận: theo nhà văn Trịnh Thanh Thủy trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Lam Phương trong dịp nhạc sĩ mừng sinh nhật 80, số lượng ca khúc Lam Phương sáng tác là khoảng 200 bài.

Từ nhiều năm nay, ca khúc nổi tiếng nhất của Nhạc Sĩ Lam Phương được hát khắp Việt Nam là bài "Thành Phố Buồn." Nhạc sĩ Lam Phương từng trả lời nhà văn Trịnh Thanh Thủy trong tháng 3/2017 trên Việt Báo như sau: "Họ nói gì thì nói, bài hát “Thành phố buồn” hiện là bài hát ăn khách và chạy nhất trong nước. Bây giờ các ca sĩ nổi tiếng trong nước hay hát và thu băng. Tác giả Nguyễn Ngọc Giang có viết, “Trong các bản nhạc viết về Đà Lạt thì bài hát “Thành phố buồn” là một trong những bài hát có nét độc đáo riêng. Bài hát viết về Đà Lạt nhưng không có một từ nào trong bài có chữ “Đà Lạt”. Đây là kĩ thuật miêu tả gián tiếp rất khó. Cố nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn cũng đã từng sử dụng kĩ thuật miêu tả gián tiếp này trong bài hát “Diễm xưa” để viết về xứ Huế mơ mơ thực thực. Kĩ thuật này cho đến nay vẫn hiếm người sử dụng thành công trong thơ, trong nhạc. Chính vì thế, bài hát “Thành phố buồn” có một dấu ấn không thể thay thế trong lòng bạn nghe nhạc.”

Bài phỏng vấn "Ngày nhạc sĩ Lam Phương 80" của Trịnh Thanh Thủy ở đây:

https://vietbao.com/a265557/ngay-nhac-si-lam-phuong-80

Nhạc Sĩ Lam Phương ra đi là một mất mát rất lớn đối với nền âm nhạc Việt Nam trong và ngoài nước.

Tòa Soạn Việt Báo thành kính chia buồn cùng gia đình người thân của Nhạc Sĩ Lam Phương và cầu nguyện ông an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân ca nước ta, trong đó có môn hát chèo, được coi là rất hay và thâm thúy lắm. Để hiểu biết và thưởng thức được những nghệ thuật trình diễn và các làn điệu dân ca, chúng ta cũng phải mất nhiều công sức để tìm tòi, học hỏi...
Vào chiều ngày Chủ Nhật 7 Tháng 8, 2022, khán phòng Rose Center gần như không còn chỗ trống. Giới yêu nhạc Việt Nam khắp nơi đến đây, chịu đựng cái nóng do hệ thống điều hòa không khí của nhà hát bị trục trặc, để cùng Khánh Ly đánh dấu chặn đường 60 năm ca hát. Một chặng đường dài gần như một đời người.
Nguyễn Ngọc Ngạn là một hiện tượng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của cộng đồng người Việt hải ngoại...
Vào một ngày bão tuyết mù mịt ở miền đông năm 2009, tôi viết bài thơ BÂY GIỜ, ghi lại một đoạn đương 10 năm gian nan vất vả ở quê người và nỗi nhớ quê hương. Bây giờ ngồi nhớ Việt Nam. Bên trời tuyết lạnh hai hàng lệ rơi. Nhờ duyên lành, bài thơ đã trở thành ca khúc BÊN TRỜI TUYẾT LẠNH qua những nốt nhạc tài hoa của nhạc sĩ Vĩnh Điện.
Tiếng hát của Duy Trác vang ra từ những chiếc rađiô. Trời khô ráo, mát dịu. Bầu không khí đêm Noel ở Sàigòn thật là vui vẻ, nhộn nhịp. Thánh đường vang lên những lời kinh cầu, chào đón Chúa ra đời, lòng người lắng xuống, nhẹ nhàng, thư giãn. Ấy thế mà đã có một đêm Noel hết sức căng thẳng đối với tôi và một anh bạn. Kim đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút rồi mà chưa thấy anh ấy đâu. Tôi rất hồi hôp. Anh bạn hẹn ghé đón tôi lúc 10 giờ đêm ở Bàn Cờ rồi cùng nhau tới Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ở đó Ca đoàn đang nóng lòng chờ đợi.
Lúc còn nhỏ, đi theo bà dì và ông cậu xem cải lương. Tôi đã từng say mê cổ nhạc như say mê tân nhạc. Cùng lứa tuổi, Hương Lan trên sân khấu, dưới ánh đèn, thỏ thẻ điệu ca vọng cổ, xàng xàng, lên cao, rồi xuống xề, khiến cậu bé hả miệng suốt buổi, đêm về mộng mơ. Đó cũng là một lý do tôi yêu thích ca khúc Những Ngày Thơ Mộng của Hoàng Thi Thơ. Đúng làm sao: Tìm đâu những ngày chưa biết yêu? Chỉ thấy, thấy lòng nhớ thương nhiều. Rồi đêm ta nằm mơ, hồn say ta làm thơ. Ngồi ngâm trách lòng ai hững hờ… Hồi đó, tôi bắt đầu làm thơ Lục Bát.
KHÁNH LY - TIẾNG HÁT 60 NĂM Chiều Nhạc Đời Cho Ta Thế với Chế Linh, Tuấn Ngọc, Ngọc Minh, Bích Liên, Quang Thành, Thắng Đào Dance Company, Ban Hợp Ca Cát Trắng, Ban Nhạc Sỹ Dự. Lê Đình Y Sa và Jimmy Nhựt điều hợp. Rose Theater, Ngày 7 Tháng 8 Vé: $200; $150; $100. Gọi: 714 894 2500 để đặt vé.
Phim Maika gần đây đã ra mắt khán giả tại Hoa Kỳ và nhận được nhiều khen ngợi trên mạng xã hội. Truyện phim lấy cảm hứng từ Maika, cô bé từ trên trời rơi xuống – một cuốn phim truyền hình Tiệp Khắc chiếu ở Việt Nam những năm 1980. Phim Maika do đạo diễn Hàm Trần, cùng một đạo diễn với bộ phim được khán giả người Việt hải ngoại yêu chuộng - Vượt Sóng, thực hiện. Phim hiện đã chiếu đến tuần thứ ba ở Nam California, khán giả Little Sài Gòn nếu chưa xem thì còn kịp đến xem vào cuối tuần này tại rạp Regal ở Garden Grove, mỗi ngày 4 xuất chiếu. Lịch chiếu thứ Sáu đến Chủ Nhật là 2:20 PM, 4:55 PM, 7:30 PM và 10:05 PM.
Bài nhạc này là lời tiễn biệt nhạc sĩ Cung Tiến vừa ra đi. | Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt | Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi | Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi | Gỡ tay vướng để theo lời gió nước | Xao xác tiếng gà. | Trăng ngà lạnh buốt. Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi Du khách đi, du khách đã đi rồi…
Ấn bản in số đặc biệt TIễn Biệt Cung Tiến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.