Hôm nay,  

Nét Nhạc Êm Đềm Trữ Tình của Lại Quốc Hùng

21/12/202017:53:00(Xem: 2528)

LAI QUOC HUNG


Năm 2007 lần đầu tiên tôi được nghe ca khúc "Những Sáng Thứ Bảy" của nhạc sĩ Lại Quốc Hùng - sáng tác trước 1975. Melody nhẹ nhàng, lời tình tự êm ái, lồng trong khung cảnh buổi sáng yên tĩnh, chỉ có gió mùa thu lay động những chiếc lá vàng ... (còn thứ bảy có lẽ là ngày cuối tuần rảnh rỗi để tác giả đi lang thang chăng?). Ca khúc buồn man mác nhưng vẫn thấy chút hy vọng mong manh qua tia nắng ấm ban mai. Đây quả là một ca khúc hay và "quyến rũ" người yêu nhạc ...

Cũng năm 2007, Tâm Hảo đã hân hạnh thu âm ca khúc trữ tình này để tặng tác giả:

MP3-2007: http://www.cothommagazine.com/nhac1/LaiQuocHung/NhungSangThuBay-LQH-TH.mp3  

(hòa âm: Thanh Trang)

Youtube-2020: https://www.youtube.com/watch?v=Uyxu3xK8VKo

Sau khi giới thiệu "Những Sáng Thứ Bảy" lên website Cỏ Thơm, thân hữu và độc giả đã gởi một số cảm nhận như sau: vài người đã nghe từ thuở Sài Gòn trước 75 qua tiếng hát của ca sĩ Anh Ngọc bây giờ mới nghe lại, có người nghe lần đầu viết thư hỏi nhạc sĩ Lại Quốc Hùng là ai ... tóm lại ai cũng khen ca khúc này và mong được nghe thêm các ca khúc khác của anh.

Thời gian lững lờ trôi, cách đây vài tuần Vũ Trung Hiền (em ruột của cố nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm) có liên lạc với Lại Quốc Hùng và được biết anh vừa thực hiện một số nhạc phẩm sáng tác trước và sau 1975 - album có tên "Những Sáng Thứ Bảy - Ca khúc Lại Quốc Hùng". Sau đó, chúng tôi có dịp thư từ qua lại và được tác giả - hiện cư ngụ ở California, gần thủ phủ Sacramento - ưu ái gởi cho những nhạc phẩm trong album và tài liệu để chúng tôi thực hiện trang này. Một số các ca khúc đã được nhà văn/họa sĩ Đinh Tiến Luyện đưa vào Youtube channel với những tranh "bìa" anh vẽ thật đẹp và lãng mạn [Đinh Tiến Luyện là tay viết/minh họa chủ lực cho báo Tuổi Ngọc (1969-1975) - https://sites.google.com/site/tusachtuoihoa/tuoi-ngoc ]



Thời gian này đúng là cơ duyên để chúng tôi hiểu thêm về một nhạc sĩ tài hoa nhưng ít người biết đến. Ngoài dạy học, anh Lại Quốc Hùng đã từng tích cực sinh hoạt văn nghệ trước 1975, từng là ca trưởng trong Ca Đoàn Trùng Dương, một số ca khúc của anh được các ca nhạc sĩ nổi tiếng yêu mến và trình bày như Thái Thanh & Ban Thăng Long, Kim Tước, Mai Hương, Anh Ngọc ...

Chúng tôi thích thú với nét nhạc đẹp của Lại Quốc Hùng, từ những ca khúc sáng tác sau 1975: Lời Thầm của Giòng Sông (1978), Sài Gòn Lại Có Em (1992), Cali Đêm Giao Thừa (2019) ... cũng như các ca khúc sáng tác trước 1975: Cho Nhau (1972), Thì Thầm (1973) và Tình Chết (1971)... 3 bài viết của người bạn thân Nguyễn Tường Thiết, Trần Đình Lương và người yêu âm nhạc/ nhà văn Lê Hữu cho biết thêm về tác giả và nhận định về nhạc Lại Quốc Hùng, thuộc nhạc thính phòng, kén cả người hát lẫn người nghe, sáng tác với âm vực rộng, có những đoạn chuyển đổi lạ nên ca sĩ phải chú ý để hát cho chuẩn ... Khi nghe "Thì Thầm" và "Lời Thầm của Giòng Sông" do ca sĩ "thứ thiệt" trình bày mà cũng thấy những chỗ hát chưa được "thoát" cho lắm - chắc chắn tác giả vốn là một cựu ca trưởng vẫn còn muốn tốt đẹp hơn nữa!

Trang này vẫn tiếp tục được bổ túc với các ca khúc khi tác giả thực hiện thêm trong tương lai.

Thân chúc anh Lại Quốc Hùng những ngày nghỉ hưu thoải mái và nhiều sức khỏe,

Phan Anh Dũng

Rockville, Maryland USA / May 15, 2020

***

Trang mạng của Lại Quốc Hùng:

http://www.cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1420&Itemid=47


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) trân trọng thông báo sự trở lại của chương trình lớn nhất hàng năm của hội: Viet Film Fest (Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế). Kỷ niệm 20 năm thành lập, Viet Film Fest 2023 sẽ diễn ra trực tuyến (online) từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10, và tại rạp Frida Cinema ở thành phố Santa Ana, vào hai ngày 6 và 7 tháng 10.
Disney Theatrical Productions, dưới sự chỉ đạo của Thomas Schumacher, hiện đang giới thiệu chuyến lưu diễn Bắc Mỹ của vở nhạc kịch Aladdin với hình ảnh mới mẻ, để mang vở nhạc kịch Broadway nổi tiếng này đến với các khán giả mới ở các thành phố và địa điểm mà chuyến lưu diễn trước chưa thể đi đến.
“Hát gì mà giống như trả bài.” “Hát như ăn cơm nguội.” “Hát nghe không phê gì hết.” … Ngụ ý là hát không có cảm xúc. “Hát gì mếu máo giống như khóc.” “Hát sao mà nhìn cái mặt ghê quá.” … Ngụ ý là quá nhiều cảm xúc khi diễn tả. Nhưng trước hết, cảm xúc là gì? Và cảm xúc ảnh hưởng tiếng hát như thế nào? Cảm xúc là trạng thái tinh thần do những thay đổi sinh lý thần kinh gây ra, có liên quan khác nhau đến suy nghĩ, cảm giác, phản ứng hành vi, mức độ thích thú hoặc không hài lòng. Hiện tại không có sự đồng thuận khoa học về một định nghĩa cho cảm xúc, vì vậy nó hay bị lẫn lộn với tâm trạng, tính khí, tình tình. (Wikipedia) Có lẽ, tạm đóng khung một cách đơn giản: “Cảm xúc là những phản ứng tinh thần có ý thức được trải nghiệm một cách chủ quan hướng đến đối tượng cụ thể, thường kèm theo những thay đổi sinh lý và hành vi.”
Trên Việt Báo cách đây mấy tuần có đăng bài viết so sánh hai ca khúc Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy) và Cô Hàng Xóm (Lê Minh Bằng), làm nhóm bạn mê nhạc bolero của tôi phấn chấn quá! Có người nói rằng còn nhiều trường hợp nữa để chứng minh rằng nhạc sến phổ biến hơn nhạc Phạm Duy. Một so sánh khác nữa về hai bài nhạc, một Phạm Duy- một bolero, còn thú vị hơn nữa, đó là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà của Phạm Duy và Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh. Lời đề nghị này có lý! Bởi vì cả hai đều là ca khúc phổ từ cùng một bài thơ Màu Tím Hoa Sim của cố thi sĩ Hữu Loan. Và cả hai bài đều thuộc những ca khúc phổ biến vào bậc nhất của dòng nhạc bolero và nhạc Phạm Duy thời Miền Nam trước 1975.
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California...
Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH...
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes thuộc về với cuốn phim “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival. Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin.
Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi! Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.