Hôm nay,  

Giã Biệt Nhạc Sĩ Lê Dinh - Thương Về Xứ Thượng

13/11/202015:33:00(Xem: 4301)

                                                              

Tôi gặp nhạc sĩ Lê Dinh lần duy nhất trong đời khi ông từ Montreal Canada ghé San Jose California cuối thập niên 1980 thăm gia đình cố nhạc sĩ Minh Kỳ và ông điện thoại mời tôi tới. Không nhớ rõ cơ duyên nào làm quen với nhau nhưng người nhạc sĩ thuộc thế hệ trước lúc nào cũng niềm nở trong lúc trao đổi câu chuyện âm nhạc với tôi qua điện thoại viễn liên Hoa Kỳ và Canada. Khi ông thực hiện tờ nguyệt san Nghệ Thuật thì tôi có viết vài bài đóng góp và nhờ đó mà sự liên lạc nồng ấm hơn.

Nhạc sĩ Lê Dinh từng giữ chức Chủ Sự đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975, điều hợp chương trình ca nhạc nên ông biết khá nhiều về sinh hoạt ca nhạc cùng các nhạc sĩ sáng tác thời đó. Lâu lâu tôi phôn hỏi ông về tác giả một ca khúc, thì ông cho biết đó là Dạ Ly Vũ- một bút hiệu của nhóm Lê Minh Bằng.

Nhóm nhạc Lê Minh Bằng gồm Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng hợp tác với nhau tạo nên một danh hiệu ca nhạc đáng kể trong làng ca nhạc Sài Gòn từ năm 1966 đến năm 1975. Mỗi nhạc sĩ có riêng sáng tác của mình, rồi cộng thêm những tác phẩm của hai người làm chung, ba người làm chung, rồi tạo thêm những bút hiệu mới cho cả nhóm như Mạc Phong Linh Mai Thiết Lĩnh, Dạ Chung, Mai Bích Dung…

Việc lấy bút hiệu khác nhau làm cho thính giả thích thú trong sự thưởng thức khi nghe một bài nhạc mới của tác giả mới . Đây cũng là một nét đặc biệt sinh hoạt văn nghệ sáng tác thời đó, một số nhạc sĩ ghi tên tác giả khác để đặt cho tác phẩm mới của mình.

Hồi đó những bài hát mới muốn được công chúng biết tới thì phải phổ biến trên đài phát thanh Sài Gòn, lan xa từ thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa đến mọi nơi từ Quảng Trị cho đến Cà Mau. Và đài không thể chỉ phát thanh nhạc phẩm của một vài nhạc sĩ mà phải mở rộng nhiều tác giả, cho nên việc lấy nhiều bút hiệu cũng là một lợi thế để phổ biến nhạc của nhóm Lê Minh Bằng- dĩ nhiên là nhạc phẩm đó phải hay. Do đó mới thấy vị trí của nhạc sĩ Lê Dinh quan trọng trong nhóm Lê Minh Bằng- là giúp phổ biến rộng rãi các sáng tác của nhóm.

Sự nghiệp sáng tác của riêng nhạc sĩ Lê Dinh nhiều bài. Tôi thích bản Tấm Ảnh Ngày Xưa “Ngày xưa em đến chơi tặng tôi một chiếc hình, ghi nhớ ngày chúng mình vừa quen nhau, năm tháng dài ngày sau ghi nhớ mãi” ghi lại kỷ niệm một thời của bao nhiêu đôi lứa yêu nhau. Thời còn đài phát thanh Sài Gòn, mở đầu một chương trình nào đó có nhạc hiệu mấy câu của bản Thương Về Xứ Thượng “ Từ khi xa rừng núi cũ, chiều sương rơi lạnh hơi thu” nghe ngọt ngào.

Thời trung học, mùa Tết đến các lớp thi đua trình diễn văn nghệ, mấy cô học lớp nhỏ hơn nhờ tôi đàn ghi ta bản Chiều Lên Bản Thượng ( Gió cuốn theo chiều xuống qua bao đồi nương, nắng ngủ trên nhành lá khi ánh chiều buông ) để họ tập hợp ca và múa, trình diễn xong họ tặng tôi món quà Xuân thật cảm động. Sau này qua hải ngoại, nhiều nhóm múa vẫn thường dùng bản Nỗi Buồn Châu Pha để trình diễn với y phục miền sơn cước ( Nàng tên Châu Pha người sơn nữ bông hoa núi rừng ). Cùng sáng tác với Minh Kỳ, Lê Dinh còn có thêm bản Chiều Thu Sơn Cước, Đường Chiều Sơn Cước, Người Em Xứ Thượng và Tiếng Hát Mường Luông ( Đây Mường Luông suối reo vang trên đèo xa, những đêm khuya trăng xế tà,  tiếng ca ôi mặn mà về nơi bản xa ).

Những ca khúc chủ đề miền rừng núi, miền sơn cước là nét riêng của nhạc sĩ Lê Dinh, nghe mà tưởng tượng cảnh hùng vĩ thơ mộng của rừng núi đất nước Việt Nam. Một lần qua điện thoại tôi hỏi cảm hứng và trải nghiệm nào để ông viết những bài hát đó, chẳng hạn như cái tên Mường Luông từ đâu ra thì nhạc sĩ Lê Dinh bảo rằng tất cả đều là sự tưởng tượng khi sáng tác mà thôi.

Trao đổi nhiều lần với ông và tôi nhớ nhất là 2 chuyện. Chuyện về bài hát Tôi Đưa Em Sang Sông mà năm 1962 đã ghi tên tác giả là Y Vũ Nhật Ngân. Nhạc sĩ Lê Dinh kể rằng thời đó, nhạc sĩ Y Vân đến thăm ông và ôm đàn hát một ca khúc mới và nói rằng “ tối hôm nọ đưa em qua bến đò Thủ Thiêm, cảm hứng viết nên bài hát này…” Nghe kể chuyện đó, cho nên tôi đã có một bài viết Bàn Tay Nhạc Sĩ Y Vân Trong Ca Khúc Tôi Đưa Em Sang Sông đăng trên Việt Báo Online. Trong bài báo này tôi viết là nói chuyện với nhạc sĩ A chứ không nói rõ là ai.

Về bản Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân, thì trong nước bây giờ trên mạng có vẽ ra chuyện bà mẹ của Y Vân nữa khuya ra giếng nước công cộng giặt quần áo thì bị cảnh sát bắt giam và chuyện đó làm nhạc sĩ viết nên bản nhạc bất hủ. Nghe tôi kể việc này thì nhạc sĩ Lê Dinh bảo rằng Việt Cộng luôn lợi dụng mọi cơ hội để tuyên truyền nói xấu chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ông là bạn thân của Y Vân nên biết rằng chuyện đó không có. Hi vọng là qua bài viết này, các bạn trẻ nên cẩn thận khi đọc những thông tin trên mạng, nhiều thứ không đúng sự thật.

Nghe tin nhạc sĩ Lê Dinh giã từ nhân thế hưởng thọ 86 tuổi ở Montreal, lòng bồi hồi. Thế là người cuối cùng trong nhóm Lê Minh Bằng cũng đã biền biệt. Nhạc sĩ ra đi nhưng tác phẩm để lại mãi trong lòng giới yêu nhạc. Nếu bảo chọn một ca khúc tiêu biểu để nhớ về nhạc sĩ Lê Dinh thì đó là bản Thương Về Xứ Thượng, những nốt nhạc quen thuộc mở đầu một chương trình của đài phát thanh Sài Gòn năm xưa mà tôi và bao nhiêu thính giả đã nghe. Một bài hát nằm trong những ca khúc miền sơn cước, một nét đặc biệt của nhạc sĩ Lê Dinh.

                                                                             California Mùa Thu 2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Đất Khổ” lưu lạc ra nước ngoài sau năm 1975 và mãi đến thập niên 1990 mới có cơ hội trình chiếu tại Hoa Kỳ. Đây cũng là một phim chính được chiếu tại tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam kỳ 8 – Viet Film Fest – do Hội Văn học Nghệ thuật Việt-Mỹ (VAALA) tổ chức năm 2015 ở Little Saigon, Nam California...
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
Hơn 20 năm trước tôi gặp Trần Hải Sâm, khi cô còn là sinh viên ban thạc sĩ của Đại học Oregon, là một cô gái đã tốt nghiệp ngành cổ sử Đại học Quốc gia Hà Nội với dáng nét trẻ trung, tính tình vui vẻ, cởi mở. Sau này Sâm trở thành bà xã của Luật sư Đinh Ngọc Tấn, một bạn trẻ đã cùng tôi tổ chức nhiều hội thảo từ sân trường đại học và trong sinh hoạt cộng đồng vùng Vịnh San Francisco...
Kế Huy Quân, tài tử gốc Việt trở lại ánh đèn sân khấu sau nhiều thập kỷ với bộ phim “Everything Everywhere All at Once,” đã giành giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Trong tiếng vỗ tay vang dội Quân bước lên sân khấu và la lớn để nói với người mẹ 84 tuổi của mình, người đang dõi xem kết quả Oscar hôm nay ở nhà: “Mẹ ơi, con vừa đoạt giải Oscar!”
Một chi tiết thành công của Buổi dạ tiệc gây quỹ “Mekong Soul Fundrasing Dinner & Concert” là sự đón nhận và hỗ trợ đông đảo từ mọi giới trong cộng đồng người Việt quận Cam, điều này cho thấy âm nhạc và nghệ thuật luôn có sức nuôi dưỡng và nối kết cộng đồng. Được hỏi về sứ mệnh cũng như kết quả của buổi gây quỹ, cô Linh Kochan, đại diện cho ban tổ chức trả lời: “Với tài năng của các nghệ sĩ, sự hỗ trợ của cộng đồng và niềm đam mê giới thiệu và quảng bá di sản âm nhạc nghệ thuật Việt, chúng tôi mong buổi gây quỹ Mekong: SOUL này là một sự kiện đáng nhớ cho khách mời của chúng tôi. Chúng tôi xin tri ân sự hỗ trợ hào phóng của mọi người để giúp đưa Mekong: SOUL đến Trung tâm Kennedy vào ngày 7 tháng 4 sắp tới, nơi tất cả chúng ta sẽ tự hào nói với thế giới rằng: "Chúng tôi là người Việt Nam và đây là âm nhạc của chúng tôi."
Đây là một chương trình văn nghệ và dạ vũ rất độc đáo, sẽ đem lại niềm vui và ý nghĩa mà chỉ có những người tham dự đến mới cảm nhận được về một Đại Nhạc Hội thật đáng đến, đáng chung vui và cùng hòa chung niềm vui với các anh chị em nghệ sĩ và khách tham dự trong đêm mừng CLB Tình Nghệ Sĩ tròn 13 tuổi.
Trầm Tử Thiêng là Nhạc Sĩ Nhạc Vàng tiêu biểu tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và cả sau này ở hải ngoại. Ông cũng viết Nhạc Thiếu Nhi với bút hiệu Anh Nam.
Có ai định nghĩa được tình yêu? Vui, buồn, quan tâm, nhớ, quên, thân ái, hờn giận, với đầy đủ hỉ nộ ái ố cho các đối tượng quanh mình. Tình yêu là gì? Đây là một câu hỏi vừa khó vừa dễ bởi hầu hết ai trong chúng ta đều trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày, nhưng đều ngập ngừng khi cố gắng diễn tả bằng lời. Các kiểu tình yêu thương, chẳng hạn như tình yêu đôi lứa, tình bằng hữu, tình gia đình, rồi có thể xa hơn như sự yêu mến nhân loại và thiên nhiên. Riêng tôi tình yêu có vẻ trừu tượng, qua đó bạn có thể xác định rõ ý nghĩa của tình yêu theo quan điểm và cái nhìn riêng cho đúng tâm trạng của mình. Hôm nay xin chia sẻ với quý vị ý nghĩa của tình yêu qua bộ môn nhiếp ảnh và những bức hình trừu tượng...
Triển Lãm "Hành Trình Mầu Nhiệm" từ ngày 10 tháng 1 đến 5 tháng 3. (Thứ Hai: đóng cửa. Thứ Ba 10-4pm, thứ Tư-Chủ Nhật: 10-2pm) Casa Romantica Cultural Center & Garden – 415 Avenida Granada, San Clemente, CA 92672 Cuộc triển lãm “Sacred Journey” sẽ được kéo dài từ nay đến ngày 5 tháng Ba ngay trong lòng quận Cam. Giới thưởng ngoạn có thể ghé đến tặng cho cặp mắt của mình “hạnh phúc”, đồng thời thăm quan cảnh trí của trung tâm văn hóa rất “lãng mạn” này. Thiết nghĩ người đến đây sẽ có một cuộc hành trình đầu xuân tươi vui, thú vị.
Hội Văn Học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) hân hạnh giới thiệu cuộc triển lãm mang chủ đề “Yellow Submarine Rising: Currents in Asian American Art” (“Tàu Ngầm Vàng Nổi Lên: Những Luồng Mỹ Thuật Của Nghệ Sĩ Người Mỹ Gốc Á”). Cuộc triển lãm sẽ khai mạc vào Thứ Bảy, ngày 3 tháng 12 năm 2022, từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối, tại Orange County Center for Contemporary Art (OCCCA) và sẽ kéo dài đến ngày 17 tháng 12, năm 2022. Vào cửa tham dự hoàn toàn miễn phí.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.