Hôm nay,  

Một Lần Nghe Thái Thanh Hát Ở Sài Gòn Sau 1975

23/03/202015:07:00(Xem: 8994)
hoi ca cam
Hội Ca Cầm năm 1982. Tác giả Thân Nguyễn hàng ngồi, thứ nhì từ bên trái. Nhà báo Trần Đại Lộc ngồi bìa phải


Sự ra đi của nữ ca sĩ Thái Thanh mới đây đã để lại bao nhiêu thương tiếc trong giới yêu âm nhạc cả trong nước Việt Nam lẫn ở hải ngoại. Càng đáng tiếc hơn khi tang lễ của cô diễn ra trong thời điểm Cali có lệnh cấm tụ tập để ngăn ngừa sự lây lan dịch cúm COVID-19. Nhiều người ái mộ sẽ không được viếng cô lần cuối.

Nhiều người biết rằng sau 1975, trong thời gian 10 năm ở lại Sài Gòn trước khi đoàn tụ gia đình tại Mỹ, Thái Thanh không bao giờ hát trở lại trước công chúng. Vậy mà tôi là một trong những người có vinh dự được nghe cô hát ở Việt Nam trong một lần hiếm hoi, tại tư gia của nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Năm đó là vào khoảng đầu năm 1982.  Tôi là một thành viên trong nhóm thân hữu có tên là Hội Ca Cầm. Chúng tôi bao gồm đủ thành phần xã hội: công nhân, giáo viên, lao động tự do, bác sĩ, cựu viên chức- sĩ quan VNCH mới đi học tập về… nhưng có cùng một sở thích: yêu âm nhạc, và vẫn muốn hát với nhau những bài hát trước 1975. Hội Ca Cầm được thành lập bởi anh Trần Đại Lộc (cựu nhà báo của Nhật Báo Người Việt). Nhóm chúng tôi họp nhau khá thường xuyên để ca hát, đặc biệt là sau khi bác Doãn Quốc Sỹ được trả tự do lần đầu vào năm 1980. Nhiều ca nhạc sĩ chuyên nghiệp như Tâm Vấn, Anh Ngọc, Duy Trác, Thái Hiền, Trần Quang Lộc, Nguyễn Quyết Thắng, Phan Ni Tấn… từng tham gia những buổi văn nghệ của Hội Ca Cầm.

Cuối năm 1981, ca sĩ Duy Trác (cũng là cựu luật sư văn phòng phủ tổng thống) đi tù cải tạo về, đến thăm bác Sỹ, và cũng bắt đầu tham gia sinh hoạt văn nghệ với chúng tôi. Chú Trác nói thích không khí văn nghệ của nhóm. Chú có quen cô Thái Thanh,  và sẽ thử mời cô Thái Thanh đến để vừa thăm bác Sỹ, vừa dự một “đêm văn nghệ bỏ túi”. Và Cô Thái (tên gọi thân mật của nhóm chúng tôi dành cho cô Thái Thanh) đã nhận lời. Chúng tôi vô cùng hào hứng, vì biết Cô Thái rất kín tiếng, ít tiếp xúc đám đông trong thời gian đó. Và rất nhiều người trong chúng tôi chưa bao giờ được hân hạnh nghe cô hát “live” bao giờ. Trước 1975, làm gì có tiền mà vào phòng trà Đêm Màu Hồng nghe Thái Thanh hát!

Tôi nhớ hôm đó Cô Thái đến với một cô con gái. Gia đình chú Duy Trác và toàn nhóm Hội Ca Cầm có mặt để chào đón sự kiện đặc biệt này. Chúng tôi không dám rủ đông bạn bè, vì sợ Cô Thái ngại. Vậy mà căn phòng khách nhỏ xíu của nhà bác Sỹ cũng chứa gần 30 người. Ban đầu Cô Thái ngồi nói chuyện với hai bác Sỹ, cô chú Duy Trác, chúng tôi ngồi nghe. Rồi anh Trần Đại Lộc bắt đầu dẫn vào chương trình văn nghệ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Dĩ nhiên là “tiên chủ, hậu khách” để “hâm nóng” không khí văn nghệ. Chúng tôi dù không chuyên nghiệp nhưng mê hát, và hát cũng không tệ. Hôm đó tôi hát bài Em Tôi của Lê Trạch Lựu, và một bài của anh Trần Đại Lộc. Bác sĩ Trương Minh Cường hát bài Đợi Anh Về, và một bài do ông sáng tác. Chú Duy Trác hát hai bài chú sáng tác trong tù cải tạo. Rồi Thanh Hương- con gái út của bác Sỹ, hát một bài của người anh trai, và bài “Sáng Nay Mùa Xuân” của anh Lộc sáng tác nhân dịp đón bác Doãn Quốc Sỹ từ tù cải tạo về.

Đến lúc đó thì Cô Thái đã bắt được nguồn cảm hứng âm nhạc, và cảm nhận được không khí yêu văn nghệ của chúng tôi. Cô bắt đầu đứng dậy, chỉ Thanh Hương cách phát âm sao cho mạnh và rõ. Cô nói nhớ lấy hơi từ bụng.

Rồi giây phút mọi người chờ đợi cũng đến, Cô Thái bắt đầu hát.  Cô xin phép được đứng hát, vì cô không quen “hát ngồi” như chú Duy Trác. Cô yêu cầu cô con gái ngồi vào piano, đệm đàn cho mình. Hình như cô bắt đầu bằng bài Paris Có Gì Lạ Không Em của Ngô Thụy Miên. Mọi người ngẩn ngơ, vì sau bao nhiêu năm lặng tiếng, hôm nay tiếng hát Thái Thanh vẫn tuyệt diệu như ngày nào. Sau đó, cô hát Tuổi 13 (cũng của Ngô Thụy Miên). Đến đây, cô không thể đứng yên, mà phải bắt đầu nhún nhẩy như trình diễn. Cô còn nói là phải “uốn éo” một chút thì mới có hứng được!

Không khí đêm văn nghệ ngày càng trở nên thân tình hơn giữa chúng tôi và người ca sĩ tên tuổi vào bậc nhất của Sài Gòn trước 1975. Cô Thái sau đó yêu cầu Hưng (con trai của bác Sỹ, và là tay đàn guitar chính của Hội Ca Cầm) đệm guitar cho cô hát bài Mùa Thu Không Trở Lại của Phạm Trọng Cầu. Trước đó, Hưng đã đệm cho chú Duy Trác hát, rất suôn sẻ. Vậy mà khi đệm cho cô Thái Thanh, một phần vì cô hát nhịp rất lơi, một phần có lẽ vì… khớp, cho nên Hưng không thể theo được nhịp hát của cô. Thật là bất ngờ, cô Thái Thanh ngồi xuống, giật cây đàn guitar từ tay Hưng, và tự đệm cho mình hát:

… Ngày… Em… Đi…

Nghe chơi vơi não nề
qua vườn Luxembourg
Sương rơi che phố mờ
Buồn này ai có mua?...

Được nghe Thái Thanh hát “live” sau 1975 đã là hiếm. Nhưng được nhìn Cô Thái tự đệm đàn guitar cho mình hát thì có lẽ là kỷ niệm có một không hai trong đời. Tất cả chúng tôi đều tận hưởng giây phút âm nhạc để đời này. Cho đến tận hôm nay, tôi vẫn nhớ như in kỷ niệm đẹp ngày hôm đó.

Cô Thái sau đó vẫn giữ mối tình thân với gia đình bác Doãn Quốc Sỹ. Vào năm 1985, trước khi cô đi Mỹ, cô có đến chào bác Sỹ gái. Lúc này, bác trai đã bị bắt lần thứ hai (tháng 5-1984). Việc đến nhà bác Sỹ dễ bị công an theo dõi. Vậy mà cô không hề ngại. Cô Thái đem một tấm hình Đức A Di Đà Phật đến tặng bác gái, và bảo rằng: “em đi, nhờ chị ở lại tiếp tục thờ Đức A Di Đà hộ em…”. Thật là cảm động! Một thời gian ngắn sau đó, chúng tôi nghe tin cô đã đến Mỹ. Chúng tôi bật đài VOA nghe lần phỏng vấn đầu tiên ca sĩ Thái Thanh tại ở hải ngoại, nghe cô nhắn nhủ với những người ở lại (trong đó có chúng tôi): “…Hãy sống lâu hơn những gì mình không thích…”.

Ngày hôm nay, Cô Thái đã ra đi “Nghìn Trùng Xa Cách”. K.- người đầu tiên trong nhóm chúng tôi đặt ra cái tên gọi “Cô Thái”- đã buồn bã viết cho mọi người rằng: “…Ngày buồn! Dấu chấm hết cho một nền nghệ thuật chính đạo…”. Không thể kể hết những bài được những người hâm mộ Thái Thanh viết và truyền trên mạng trong những ngày qua. Tôi chỉ xin góp thêm một điều: Tiếng Chim Thanh đã từng có lần cất lên ở Việt Nam sau 1975. Và tôi đã từng được nghe tiếng hót của loài chim quí đó, trong một thời điểm hiếm hoi mà tôi sẽ không bao giờ quên…

Thân Nguyễn   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngôi sao đang lên này đã trình diễn nhạc đồng quê, tại Brazil gọi là sertanejo. Cô nổi tiếng với việc giải quyết các vấn đề nữ quyền trong các ca khúc của cô, như chỉ trích những người đàn ông kiểm soát những người bạn đời của họ, và kêu gọi trao quyền cho phụ nữ. Vào chiều tối Thứ Sáu, tin này đã làm tuông ra sự buồn bã trên truyền thông xã hội ở tất cả ngõ ngách của Brazil, gồm những người hâm mộ, cách chính trị gia, những nhạc sĩ và cầu thủ bóng đá. Instagram của cô có tới 38 triệu người vào đọc. “Tôi không tin, tôi không tin,” theo ngôi sao bóng tròn Brazil Neymar, là bạn của Mendonça, đã viết thế trên Twitter sau khi tin tức về cái chết của cô được loan đi. Chính phủ Brazil cũng gửi lời chia buồn.
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) sẽ thực hiện lễ trao giải trực tuyến vào lúc 6 giờ chiều thứ Năm, ngày 28 tháng 10. Khán giả muốn theo dõi chương trình phát giải, xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com hoặc Youtube Viet Film Fest Awards Ceremony 2021. Đây là lần đầu tiên lễ trao giải của Viet Film Fest được thực hiện trực tuyến.
Mùa đại dịch. Làm gì cho đầu óc thư giãn, bớt căng thẳng, tìm được niềm vui? Ai cũng có những cách riêng, nhưng có một cách chung là… nghe nhạc! Nhạc là ngôn ngữ quốc tế, là linh dược vô hình. Ai cũng biết, âm nhạc làm cho người ta yêu đời, hạnh phúc, khỏe mạnh, và thông minh hơn. Nhiều phụ nữ ngay từ khi cấn thai đã mở nhạc Mozart cho con nghe. Trẻ em học nhạc trong nhiều năm sẽ có chỉ số thông minh cao. Đại học Harvard đã có nhiều cuộc nghiên cứu (https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/music-and-health) cho thấy những lợi ích thiết thực của âm nhạc đối với sức khỏe. Những dòng nhạc nhẹ nhàng và truyền cảm hứng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho đời sống. Một giai điệu quen thuộc có thể gợi lại những kỷ niệm đẹp và làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc. Nghe nhạc thu âm đã tốt, nhưng nghe nhạc được trình diễn tại chỗ lại càng tốt hơn, nhất là khi người xem được trực tiếp tham gia vào phần trình diễn. Lấy Nhạc trị Dịch ư? Đêm nhạc “Beethoven's Eroica" do dàn
Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU”, lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, do Tincom Media sản xuất nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của tác giả, sẽ có buổi công chiếu chính thức tại Mỹ với tư cách là bộ phim Việt Nam tiêu điểm (Vietnamese Spotlight Film) được lựa chọn tham dự Liên hoan phim Newport Beach (Newport Beach Film Festival) năm nay. Huntington Beach, California (ngày 18 tháng 10, năm 2021) – Newport Beach Film Festival là liên hoan phim phát triển nhanh nhất tại Bờ Tây nước Mỹ, có sự tham gia của hơn 50 quốc gia với nhiều thể loại phim được chọn lọc. Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” là bộ phim thứ 2 của Việt Nam góp mặt trong khuôn khổ bộ phim Việt Nam tiêu điểm của Liên hoan phim Newport Beach kể từ 22 năm qua. Lấy cảm hứng từ một trích đoạn được chọn lọc trong “Truyện Kiều” gồm 3.254 câu thơ lục bát, phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” đưa khán giả vào một hành trình đầy cảm xúc với nhiều năm lưu lạc của nàng Kiều
Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.
Ngày xưa ở Việt Nam, môn cải lương và hát bội được nhiều người yêu chuộng, nhưng khi ra ngoại quốc, những môn này vẫn còn tồn tại nhưng không được tổ chức thường xuyên vì quá tốn kém, không nhiều người thưởng thức những môn nghệ thuật này. Lâu lâu chúng tôi mới nghe nói tới có tổ chức hát cải lương, hát bội nhưng không nhiều.
Nói gì thì nói, “Nụ hôn đầu” là một kỷ niệm đánh dấu giai đoạn biết yêu đầu đời với trăm giấu ngàn che chỉ có mình biết, họ biết, ai biết. Dù xảy ra trong tình huống nào, đáng yêu hay đáng ghét vẫn để lại trong lòng ta một chút gì để thương, để nhớ. Để rồi, một ngày đẹp trời kỷ niệm lùa về...
Không quá phức tạp nhưng đủ để người đọc suy gẫm. Bài Headfirst chỉ là một ví dụ ngắn, dọc theo những trang sách trong tập thơ Night Sky with Exit Wounds, người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều những ý nghĩ thâm trầm, những tứ thơ tự sáng nổi bật, không chỉ gây thích thú mà còn tạo ra những suy tư và nghi vấn về bản thân trong đời sống lưu vong.
Nhạc của Phạm Duy vừa mang nét dân tộc vừa phảng phất nét Tây Phương. Ông có những ca khúc giá trị nghệ thuật, giá trị nhạc lý để giới chuyên môn chiêm ngưỡng và học hỏi. Chính đầu óc sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy với cảm xúc dồi dào và kiến thức âm nhạc để tạo nên những ca khúc tuyệt diệu. Tôi vẫn ngưỡng mộ những đoạn Chuyển Cung (Modulation) trong các ca khúc của Phạm Duy.
Hồi ký KIỀU CHINH NGHỆ Sĩ LƯU VONG đã được hội Văn Hoá Khoa Học giới thiệu với đồng hương Houston vào chiều ngày 3/10/2021 tại nhà hàng Ocean Palace trên đường Bellaire thuộc khu Hồng Kông 4. Trên 200 thân hữu và khán giả đã tham dự để chúc mừng và mua sách của ngôi sao điện ảnh số 1 của VNCH đã đạt được những thành công vang dội tại điện ảnh Hollywood trên 40 năm qua với trên 100 phim màn ảnh lớn, nhỏ và trở thành Huyền thoại của điện ảnh VN và của Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.