Hôm nay,  

Xuân Tha Hương

24/01/202010:40:00(Xem: 4732)

xuan tha huong

Không biết từ bao giờ, biệt ly chia lìa gắn liền với vận mệnh dân tộc Việt Nam. Điều này thể hiện khá rõ qua văn học nghệ thuật. Văn học truyền khẩu có câu chuyện Hòn Vọng Phu, chuyện Thiếu Phụ Nam Xương về bị kịch người vợ ngóng trông chồng đi chinh chiến trở về. Thơ ca phải kể đến Chinh Phụ Ngâm.  Trong thể loại ca khúc tân nhạc, hai tác giả dù không sáng tác nhiều nhưng cũng trở thành bất tử với hai tác phẩm có chủ đề chia ly: 3 bài Hòn Vọng Phu của Lê Thương, và Biệt Ly của Dzoãn Mẫn.

Nhạc xuân cũng không phải là một ngoại lệ. Mùa xuân là mùa của sự sống, của hy vọng, của đoàn viên. Ấy vậy mà ước tính có quá nửa số ca khúc xuân của Việt Nam có giai điệu buồn, nội dung buồn. Nhìn lại hoàn cảnh của đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta thấy âm nhạc đã phản ánh đúng vận mệnh của dân tộc. Chinh chiến nối chinh chiến, sinh ly nối tử biệt. Rồi khi cuộc nội chiến Nam- Bắc kết thúc, dân tộc Việt Nam lại tiếp tục chia lìa với hàng triệu người bỏ nước ra đi tìm tự do. Những mùa xuân mang nỗi buồn xuân tha hương tiếp tục là nỗi niềm trong tâm thức của nhiều người Việt hải ngoại.

Xuân Tha Hương là tên một ca khúc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, đã viết từ năm 1956. Những tác phẩm lớn dường như không bị lạc hậu theo thời gian. Người Việt hải ngoại nghe Xuân Tha Hương viết từ hơn nửa thế kỷ trước mà vẫn thấy thấm thía. Vào thời điểm ca khúc này được sáng tác, nước Việt Nam đã bị chia đôi tại Bến Hải được hai năm, và không xác định được ngày thống nhất. Có lẽ vì vậy, người nhạc sĩ lìa bỏ quê hương Miền Bắc đã bắt đầu cảm nhận nỗi buồn xa quê:

Ngày xưa xuân thắm quê tôi
Bao nhánh hoa đời đẹp tươi
Mẹ tôi sai uốn cây cành
Vun xới hoa mùa xinh xinh
Thời gian nay quá xa xăm
Tôi đã xa nhà đầm ấm
Sống bao xuân lạnh lẽo âm thầm…

Giai điệu đẹp, man mác buồn, mang tính kể chuyện, tình tự của ca khúc đã khiến người nghe cảm thấy nhớ nhung cho đến tận cuối cùng của bài hát:

…Xuân tới, muôn cánh hoa đào bay khắp nơi
Hương khói lan dưới mưa nhẹ rơi phơi phới
Chiều dâng, sầu lâng, trên đường về mịt mùng
Mây Tần ơi cho nhắn bao niềm thương…

Rõ ràng là hình ảnh hoài niệm về một mùa xuân đặc trưng của Miền Bắc, với mưa xuân bay phơi phới. Ở Miền Nam, mùa xuân chỉ có trời xanh, nắng vàng…

Nỗi buồn của Xuân Tha Hương trong thời điểm 1956 vẫn chưa có màu sắc của những mùa xuân chinh chiến. Chỉ vài năm sau, người Miền Nam đã nhận thấy chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Chỉ mới hưởng thanh bình được vài năm, những gia đình Việt lại chứng kiến cảnh vợ tiễn chồng, con tiễn cha đi nhập ngũ, ra biên cương bảo vệ lãnh thổ. Vào năm 1958, cũng chính Phạm Đình Chương viết tiếp ca khúc Lá Thư Mùa Xuân, nói lên tâm trạng vợ người chiến sĩ mỗi độ xuân về. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương quả thật là đặc biệt. Ông là tác giả của 2 xuân khúc nổi tiếng vào bậc nhất của Miền Nam: Ly Rượu Mừng và Đón Xuân. Hai ca khúc này tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, là một phần không thể thiếu của không khí vui xuân Miền Nam. Những cũng chính ông sáng tác Xuân Tha Hương và Lá Thư Mùa Xuân, mang nỗi buồn chia xa của người Miền Nam mỗi độ xuân về. Hãy tưởng tượng trong một ngày mùa xuân, người vợ tiễn chân chồng lên đường đi giữ nước:

Anh đi mùa xuân mới năm nào
Khắp lối hoa đua sắc đẹp sao
Đưa anh mà bước chân tần ngần
Vì dẫu sao biệt ly cũng vương niềm sầu đau

Anh đi nhìn mây thoáng ven trời
Nắng quái in sầu gót chia phôi
Bâng khuâng nhìn nhau không đôi lời
Chỉ thấy trong lòng anh câu hẹn ước ngậm ngùi…

Hình ảnh chia ly trong Lá Thư Mùa Xuân là những hình ảnh kinh điển tuyệt đẹp. Vẫn là trời đất đang vào xuân, với hoa đua sắc, với nắng vàng, với trời xanh mây trắng. Ấy vậy mà đôi uyên ương lại sầu vương vấn với tâm trạng kẻ ở người đi. Giai điệu cũng man mác buồn, với một chút le lói hy vọng ở đoạn kết, mơ đến ngày đón người chiến sĩ trở về trong một mùa xuân tự do, thanh bình:

…Quê hương chờ mong bước anh về
Với nét phong sương thắm tình quê
Xuân vui vì khắp nơi yên bề
Vì núi sông tự do vì người nối duyên thề…

Nhưng rồi ước mơ đó của người Miền Nam không trở thành hiện thực. Sau những mùa xuân chinh chiến lại tiếp nối những mùa xuân của tù đầy, bất an khi toàn Việt Nam phủ màu đỏ của phe thắng cuộc. Người dân Miền Nam lại phải bỏ nhà cửa, quê hương ra đi. Cuộc ly hương lần này không còn là “…Dù là xa đó, vẫn là quê nhà, và miền nắng soi vui gia đình ta…” như nhạc sĩ Phạm Duy đã viết trong ca khúc 1954 Cha Bỏ Quê-1975 Con Bỏ Nước. Giờ đây đã là sự rời bỏ tổ quốc thật sự. Nỗi niềm xuân tha hương còn nặng nề thêm. Đã có biết bao nhiêu ca khúc viết ở hải ngoại nhớ về những mùa xuân quá khứ tại quê nhà: Em Có Nhớ Mùa Xuân (Ngô Thụy Miên), Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu (Nhật Ngân)... Thư Xuân Hải Ngoại là một ca khúc của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lột tả trọn vẹn nỗi niềm của người Việt xa xứ. Nhiều người Việt xa quê hương đã không cầm được nước mắt khi nghe  giai điệu hoài niệm của Trầm Tử Thiêng. Với một giai điệu buồn của những điệu hò Miền Trung, tác giả đã mô tả lại nỗi buồn ly hương của người Việt hải ngoại một cách day dứt, tha thiết:

… Ước gì giờ này anh đang ôm em xuân về ngoài kia
Mối tình bình yên đôi ta không lo lắng gì chia lìa
Thế mà người tình phải đi, thế mà cuộc tình tan vỡ
Thân phận bềnh bồng để xuân trôi qua âm thầm đợi mong…

Những cặp tình nhân, những đôi vợ chồng vì vận nước mà phải chia lìa, kẻ ở lại quê hương, người xa xứ. Mỗi mùa xuân đến, là nỗi nhớ thương lại dâng trào. Nỗi niềm còn day dứt hơn ở đoạn điệp khúc, khi mà giai điệu được viết trầm bổng, khắc khoải, như nội dung của những lá thư xuân gởi về từ hải ngoại:

…Thư xuân từ ngàn phương
Mang nỗi lòng người tha phương
Ôm ấp tình hoài hương
Thư xuân là rượu cay
Tương tư rót tràn trên giấy
Bên trời đông tuyết say…

Những ai đã từng trải qua những mùa xuân xa xứ trong khoảng thập niên 80s, 90s có lẽ sẽ thấu hiểu  những lời tâm sự này của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Bởi vì ở thời điểm đó, những mùa xuân đoàn tụ chỉ là những giấc mơ làm trào lệ trên khóe mắt:

…Ước gì giờ này nhạc đang du dương trong bài tình xuân
Bên này nằm nghe quê hương bên kia pháo nổ tưng bừng
Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân…

Thấm thoát đó mà đã 45 năm lịch sử xa quê hương của người Việt hải ngoại. Niềm vui, nỗi buồn nào rồi cũng sẽ đến và đi. Nỗi buồn Xuân Tha Hương cũng thế. Nhiều người Việt đã có nhiều mùa xuân ở Mỹ hơn là ở quê nhà. Những mùa xuân ở trên quê hương mới dần dần đã có thêm nhiều hương vị của những ngày tết cổ truyền Việt Nam: thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh… Những ai đã từng đón tết ở khu Bolsa Little Saigon Quận Cam đều có thể nhận thấy không khí đón tết ở đây gần như không thiếu thứ gì. Có đủ pháo nổ, múa lân, lễ chùa giao thùa, nhạc xuân vang lừng, những món ăn Việt cổ truyền, không khí lễ hội nhộn nhịp… Một số người về lại Việt Nam ăn tết có nhận xét rằng không khí tết ở quê nhà nay đã khác xưa nhiều, không phải là hình ảnh những ngày tết mà họ đã ghi nhận trong tâm tưởng. Một ý nghĩa quan trọng nhất của ngày xuân là gia đình đoàn viên. Nhiều gia đình Việt có người thân ruột thịt đã hoàn toàn sang định cư ở Mỹ. Như vậy thì đâu có gì để luyến tiếc những mùa xuân của quá khứ tại quê nhà? Tại sao không tận hưởng những mùa xuân của hiện tại, trong một bầu không khí tự do phơi phới mà ở quê nhà không có được? 

Nếu nhìn theo góc độ này, thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng những mùa xuân tha hương nay đã trở thành dĩ  vãng đối với nhiều người Việt hải ngoại. Và hình như, những ca khúc xuân hải ngoại ít thấy mô tả những mùa xuân đoàn tụ, ấm áp tình người trên quê hương mới. Nhạc sĩ ở miền nắng ấm Cali còn nợ khán thính giả những ca khúc viết cho những mùa xuân Bolsa, có đầy đủ mai, đào. Có trời xanh, nắng vàng. Có bánh chưng xanh câu đối đỏ. Có tiếng pháo vang lừng trong một không khí tự do, thanh bình…

Trong khi chờ đợi những ca khúc đó, xin tạm kết thúc bài viết này bằng ca khúc Tâm Xuân của nhạc sĩ Phạm Duy, với cái nhìn lạc quan về những mùa xuân bất tận: xuân trong cõi tâm là những mùa xuân miên viễn:

…Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Tâm ?
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Tâm ?
Về nguồn về cội ! Về nguồn về cội !
Để rồi vươn tới, với lòng mênh mông…

Doãn Hưng

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi bạn nghe một người hát hay theo ý mình, cảm giác của bạn như thế nào? Phải chăng là thích thú, một phần khen ngợi, một phần ngưỡng mộ? Nếu ca khúc đó là ca khúc có liên quan đến quá khứ của mình, dính dấp đến hình hài ai đó, phải chăng lòng thêm phần đê mê, tâm tư bỗng dưng mềm xuống, bùi ngùi? Khi cảm xúc đã trôi qua, còn cảm tưởng thì sao?
Bước vào năm thứ 12, với kỹ thuật chiếu phim trực tuyến (online), Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) 2021 sẽ giới thiệu một chương trình quy mô hơn nhằm tôn vinh những câu chuyện và văn hoá Việt trong điện ảnh.
Dường như từ đầu mùa dịch tới giờ tôi bị Cô Vít đẩy xa ra khỏi những buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật ở Miền Nam California. Nhưng chiều Thứ Bảy, ngày 25 tháng 9 năm 2021 tôi đã bị không khí sinh hoạt của buổi giới thiệu kịch phẩm “Kẻ Phá Cầu” của kịch tác gia Lữ Kiều và tiếng hát chinh phục lòng người của ca sĩ Thu Vàng lôi cuốn đến đỗi quên cả chuyện nàng Cô Vít vẫn còn quanh quẩn đâu đây.
Bài hát The Autumn Leaves được sinh ra hơn nửa thế kỷ qua từ năm 1945 bên Pháp và đã được hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau bởi nhiều tiếng hát nổi tiếng khác nhau trên thế giới. Âm điệu và ngôn ngữ của bài hát thật giản dị nhưng khi hát,mỗi người ca sĩ đểu có một rung cảm khác nhau. Dù cho đó là những rung cảm tình ca nhớ nhung lãng mạn của tỉnh yêu nhưng thật nhiều hay thật ít, thật mỏng hay thật dầy, mỗi ngôn ngữ và dân tộc trong âm nhạc nếu mà đem ra so sánh đối chiếu với nhau thì thật là một điều không thực tế và không nên làm. Eva Cassidy là một ca sĩ giọng Soprano và nhạc sĩ Guitar khá nổi tiếng khi còn sống và hay hát cho những quán nhạc nhỏ ở địa phương như Blues Alley, Washington DC.
Netflix’s “The Crown” và “The Queen’s Gambit” cùng với “Ted Lasso của Apple TV+ để giành được hàng loạt vinh danh hàng đầu tại Lễ Trao Giải Emmy Awards vào tối Chủ Nhật, 19 tháng 9 năm 2021 tại Los Angeles lần đầu cho các dịch vụ trực tuyến củng cố cho sự nổi bật của họ trong ngành truyền hình, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai, 20 tháng 9 năm 2021.
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest), do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức, sẽ thực hiện một chương trình trực tuyến giới thiệu phim từ 6:00pm đến 7:45pm (giờ California) vào ngày thứ Năm, 23 tháng 9, năm 2021. Tham dự hoàn toàn miễn phí. Ghi danh trước tại bit.ly/vietfilmfestlaunch. Trong dịp này, Viet Film Fest sẽ công bố danh sách những cuốn phim được trình chiếu từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 10. Ban tổ chức cũng sẽ chiếu đoạn phim (trailer) chính thức của Viet Film Fest 2021 và công bố các đề cử cho Phim Dài Xuất Sắc Nhất, Phim Ngắn Xuất Sắc Nhất, Nữ Tài Tử Xuất Sắc Nhất và Nam Tài Tử Xuất Sắc Nhất. Mục đích của Viet Film Fest là trình bày những câu chuyện của người Việt trên khắp thế giới qua nghệ thuật điện ảnh.
Nhạc sĩ Trúc Hồ có nói với bạn bè rằng anh muốn sử dụng sân khấu sẵn có của SBTN để tổ chức một chỗ vui chơi, giải trí văn nghệ cho bạn bè và cho chính mình. Anh tâm sự rằng ở ngay Little Saigon, mỗi lần anh muốn kiếm chỗ đi chơi nghe nhạc nhưng không tìm được nơi nào ưng ý.
Năm 1980, tôi dọn về Houston, một thành phố với nhiều quán rượu. Ở những nơi này, không khí tối và nhỏ hẹp. Nhưng chật người. Tôi thấy mình thật lạc lõng cô độc như kẻ lạ. Cũng ở những quán này, tôi làm quen với tiếng guitar điện ray rứt, tiếng piano hối hả, tiếng contra-bass ồm ồm, tiếng kèn đồng cháy lóe như những đốm lửa. Những nơi này tôi ít thấy ca sĩ. Tôi chỉ thấy những người nhạc sĩ rượt đuổi nhau trên tiếng nhạc không ngừng. Tôi đã làm quen với John Coltrane, Miles Davis, Thelonious Monk, Billy Strayhorn, Chick Corea, v.v… Năm 1984, tôi tìm đến những quán cà phê như Hầm Gió, Mây Bốn Phương. Tôi kì kèo để hát nhạc jazz, nhưng lần nào cũng như lần nấy, đều bị bác liền tại chỗ. Hát cho ai nghe? Khách đến quán cà phê là để tìm sống lại ký ức của một thời. Hãy hát Tôi Đưa Em Sang Sông, Tình Phụ, Hối Tiếc… Hoặc có mới hơn đi nữa, Bay Đi Cánh Chim Biển, Cơn Mưa Phùn, … Vả lại, nhạc jazz nghe không lọt tai chút nào…
Giới mộ điệu âm nhạc Việt Nam vừa mất đi tiếng hát lừng danh là ca sĩ Châu Hà, theo thông tin từ Facebook của Jimmy Thái Nhựt cho biết. Jimmy Thái Nhựt đã phổ biến thông tin trên Facebook của anh nói rằng “Ca sĩ Châu Hà được Chúa gọi về lúc 3 giờ chiều, Chúa Nhật, ngày 15 tháng 8 năm 2021, tại Vienna, Virginia. Hưởng thọ 86 tuổi.”
Nhạc sĩ Paul mô tả Watts là “một người thân thương” và là “một tay trống tuyệt vời” là người đã “vững như đá.” Ca nhạc sĩ Elton thì đã viết Twiiter rằng, “Một ngày rất buồn. Charlie Watts là một tay trống lớn nhất. một loại đàn ông sành điệu nhất, và một tập thể sáng rực như thế.” Brian Wilson của nhóm The Beach Boys nói rằng ông bị “sốc” khi nghe tin về Watts, người mà ông miêu tả là “một tay trống vĩ đại.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.