Hôm nay,  

Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi

13/12/201900:00:00(Xem: 4552)

Ban Hop Xuong Ngan Khoi

“Vào khoảng năm 1985, nhóm ca viên cũ của Ca Đoàn Trùng Dương được dịp họp mặt lần đầu tiên trên đất Mỹ với hai cựu ca trưởng của Trùng Dương là nhạc sĩ Lê Văn Khoa và nhạc sĩ Trần Chúc. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa hôm đó đã cho mọi người nghe cassette tape nhạc giao hưởng trình bày trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương với 4 giọng tứ ca, rồi nói “nếu chúng ta có một ban đại hợp xướng thì sẽ khác hơn nhiều.*” (Trích “Tân Nhạc Việt Nam-BHXNK” trên trang net dotchuoinon.com)

Nhen nhúm từ buổi chiều phôi thai đó, cộng thêm buổi gặp mặt với nhạc sĩ Trần Anh Linh, Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi chính thức thành lập từ tháng 4 năm 1989, với các ca viên đầu tiên là Sương, Nhuận, Tuyết Long, Ngô Tặng, cùng một số giáo viên của Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng, sau đó, các ca viên Nguyên, Thủy, Mai và một số ca viên khác xuất hiện... . Không lâu sau một số ca viên khác như Nguyên, Thủy, Mai gia nhập.

Hai bài hát hợp xướng đầu tiên Ngàn Khơi hát trong buổi ra quân là “Tát Nước Đầu Đình” do chính Trần Anh Linh viết, hòa âm và điều khiển, và bài Viễn Du của Phạm Duy, do Lê Văn Khoa hòa âm, Trần Chúc điều khiển.

Sau đó, tiếng hát Ngàn Khơi đã không ngừng bay xa, cao vút đến những chân trời mới lạ, với sự đóng góp công sức của nhiều thành viên kỳ cựu, và dưới sự điều khiển tài hoa của nhạc trưởng Trần Chúc. Qua nhiều năm tháng, Ngàn Khơi hoạt động đều đặn, vững mạnh với mục đích khuyến khích và cổ vũ việc hát hợp xướng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Theo tôn chỉ sáng lập, Ngàn Khơi tin rằng việc hát hợp xướng sẽ nuôi dưỡng sự thăng hóa tâm linh và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Mỗi ca viên, khi dùng giọng ca của chính mình như một nhạc khí, sẽ tìm được một cảm giác sâu đậm gây ra bởi những rung động của dây thanh quản và từ trường sinh lý của âm thanh. Mỗi ca viên tác động hỗ tương với các ca viên khác để đạt tới một cảm quan tuyệt diệu do sự hòa thanh hoàn hảo của các giọng ca. Như vậy hát hợp xướng sẽ đưa đến trạng thái thăng bằng về cảm xúc, và góp phần tạo dựng một cuộc sống hài hòa.

Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi đã từng tiên phong đứng ra tổ chức và khuyến khích việc thưởng thức những chương trình nhạc dân gian và cổ điển trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt với mục đích giao hòa nét nhạc truyền thống Việt Nam và Hoa Kỳ. Trên đường hướng đó, âm nhạc đã là nhịp cầu văn hóa giữa dân tộc Việt và dân tộc Hoa Kỳ.

Ngay từ buổi trình diễn đầu tiên góp mặt trong chương trình hòa nhạc mang chủ đề “Hát cho Ngày Mai”, Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi đã tiên phong mở đường cho truyền thống mới về hợp xướng nhạc Việt Nam. Trong suốt quá trình 30 năm vừa qua, Ngàn Khơi, một trong những ban hợp xướng hàng đầu tại hải ngoại, đã vượt qua nhiều thử thách để thực hiện sao cho những sinh hoạt hợp ca đạt được phẩm chất cao về âm nhạc, lại phù hợp với nhận thức xã hội và đường lối đã đề ra.

Mỗi ngày Chủ Nhật, Ngàn Khơi họp mặt 3 tiếng đồng hồ để tập hát hợp xướng. Sinh hoạt của Ngàn Khơi gắn liền với cộng đồng Việt Nam qua nhiều buổi hòa nhạc lớn trong những năm 1990,1991, 1993, 1994, 1995, 1997, 1998, 2002, 2005, 2007, được ghi lại qua 4 bộ CDs & 2 bộ DVDs. Từ năm 2008 đến nay những chương trình Tiếng Nhạc Ngàn Khơi trên đài truyền hình SBTN & cũng như các Chiều Nhạc Ngàn Khơi trình diễn sống tại Saigon Performing Arts Center vẫn là những bó hoa tươi đẹp của âm nhạc nghệ thuật Việt Nam. Những buổi trình diễn âm nhạc và những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật cũng như những hoạt động xã hội trong cộng đồng của Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi đều nhắm về một phương hướng chính là khám phá, tìm hiểu và phát huy, từ kho tàng văn hóa dân gian và bác học của bốn ngàn năm văn hiến, những di sản đặc biệt và sâu sắc của nền âm nhạc Việt Nam.

Chương trình Nhạc ngày 24 tháng 11 vừa qua tại Saigon Performing Arts Center với dàn nhạc giao hưởng Symphony Orchestra OC of OC đánh dấu kỷ niệm 30 năm thành lập ban hợp xướng Ngàn Khơi và Cuộc Hành Trình Văn Hóa Nghệ Thuật xuyên suốt nhiều chặng đường, đồng thời cho thấy sự lớn mạnh về chuyên môn và tinh thần. Với đà phát triển đều đặn, vững chắc, cũng như với lòng say mê trao dồi và tập luyện, Ngàn Khơi bước vào thế kỷ mới với tầm vóc đầy hứa hẹn.

Ý kiến bạn đọc
23/12/201904:05:01
Khách
Trân trọng vô cùng trước tấm lòng với âm nhạc và dân tộc của các anh chị Ngàn Khơi
Xin gởi đến bạn Trần Chúc sự ngưỡng mộ của một người quen cũ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trở lại đề tài Karaoke, “ca ra” thuộc về hát, “ô kê” thuộc về nghe. Có nghĩa, hát và nghe là giao tiếp. Người hát truyền dẫn cảm xúc hay, lôi cuốn, người nghe hưởng ứng nhiệt tình, gây cho người hát gia tăng cảm xúc, thêm hứng khởi, hát tận tình. Trong suốt khoảng thời gian trình bày ca khúc, sự hỗ tương giữa hát và nghe là động cơ làm cho bài trình diễn đó đạt được giá trị cao.
Sài gòn ơi đường phố vắng không người Vào những ngày cơn ác mộng khôn nguôi Tôi muốn nói về một niềm hy vọng Niềm tin yêu và hy vọng đời đời
Nói đến việc tập hát Karaoke, tôi nghĩ, có lẽ không có công việc gì mà một số lớn người Việt có thể tự nguyện tập luyện hăng say như vậy. Thời giờ dùng để tập hát, có lẽ, ngang ngửa với thời giờ xem phim bộ. Say mê. Tưởng tượng. Đi làm về, bật máy lên hát. Ngủ dậy, vừa thay đồ vừa hát lập đi lập lại kẻo quên giai điệu. Tắm hát. Lái xe hát. Vào sở làm, hát lén. Ăn trưa ngồi một mình, hát lẩm bẩm. Tôi có một anh bạn, ngày thường cũng như cuối tuần, ngoài những lúc đi họp hát, lúc nào cũng thấy anh ngồi thẳng thóm nơi ghế sa lông dài, nhìn chăm chăm vào máy truyền hình, miệng hát và tự làm duyên một mình, tay đưa lên diễn tả như đang đứng trên sân khấu. Vợ anh ta than phiền, Ổng không làm gì hết. Tối ngày ngồi một chỗ hát đến nổi lủng luôn ghế da. Năm xưa, vợ chờ chồng đi chinh chiến đến nổi hóa đá. Nay, vợ chờ chồng ca hát, lạnh lẽo gối giường. Khuya khoắt mới chịu vào ngủ. Bạn tôi đến nay đã thành ca sĩ đối với một số thân hữu có giới hạn.
Sài Gòn đại dịch, những con đường vắng ngắt, những con hẻm buồn tênh, những mặt người sầu lo. Quán xá hoang vu, chợ búa im lìm, thành phố phong tỏa rồi. Dòng người nghẹn ngào, lìa xa thành phố, tìm đường về quê, nương náu với người thân, ước mong trở lại khi dịch cúm không còn. Nhưng anh còn em, đôi ta còn nhau, ta yêu Sài Gòn bao mùa mưa nắng, ta thương Sài Gòn năm tháng vẫn hiên ngang. Vững tin quê hương lướt qua cơn đại dịch.
Có một sự kiện rất lý thú là trong Kinh Phật kể chuyện một hôm, lúc Đức Phật còn tại thế, các nhạc thần Càn Thát Bà (Gandharva) đã đến chỗ Đức Phật và tấu nhạc để cúng dường Ngài và Đại Chúng. Nhạc của những nhạc thần này hay và sống động đến độ nhiều vị đệ tử của đức Phật cũng bị lôi cuốn và đứng dậy nhảy múa theo tiếng nhạc dù chỉ là giây lát. Sự việc này cho thấy rằng từ thời Đức Phật vào thế kỷ thứ 6 trước tây lịch âm nhạc đã xuất hiện trong các pháp hội, các sinh hoạt của thất chúng đệ tử Phật.
Anh bạn thi sĩ, Nguyễn Bá Trạc, cho tôi một lời khuyên, khi mới vừa bước chân vào xóm văn chương. Anh nói: -“Ai khen mình, dù không đúng, cũng vui. Nếu khen đúng, lại càng vui hơn. Ai chê mình, dù không đúng, cũng buồn. Nếu chê đúng, lại càng buồn hơn.” Thật là chí lí. Tôi có hàng trăm kinh nghiệm về chuyện này. Trong các loại chê, lời vợ chê là đau đớn nhất, lưu trữ lâu dài nhất, thông thường là đúng nhất. Nếu biết sửa đổi những gì vợ chê, những người đàn ông đó đều trở thành thiên tài. Còn lời vợ khen thì sao? Đề phòng, sắp tốn tiền.
What the Horse Eats, tựa đề tiếng Việt là Trong Bụng Ngựa, là vở opera kể một câu chuyện có thật xảy ra thời Nhật chiếm đóng Việt Nam năm 1945. Ở những làng quê miền Bắc, những cái xác trơ xương nằm vất vưởng ngoài đường. Người ta, cũng là những bộ xương còn sống còn đi được, gom xác chết chất lên xe cun cút đem chôn tập thể. Cả làng tiêu điều như thành phố ma. Hơn hai triệu người Việt Nam đã chết đói. Dân số vào thời đó là 18 triệu. Chiến tranh, nạn đói, chế độ thực dân dồn ép con người ta phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, giữa danh dự và tình thương cho con. Một anh chăn ngựa lo lắng cho gia đình, đặc biệt là đứa con mới chào đời. Anh phải nhận lời làm không công cho viên Đại Uý Nhật, chăm nom con Ngựa Trắng quý của ông ta, cùng lúc anh mang trong đầu một tính toán táo bạo. Người vợ của anh thì đang vật lộn với trách nhiệm và tình thương của người mẹ, chỉ biết gắng gượng nuốt rễ cây. Hai vợ chồng cố gắng sống mòn trong danh dự. Cuối cùng, cùng đường, họ đành chấp nhận
Trầm Tử Thiêng đã hiến trọn một đời cho âm nhạc, ông được hàng triệu người thương yêu mến mộ. Kho tàng nghệ thuật của ông là 200 ca khúc tình yêu, thân phận, quê hương và chiến chinh. Hành trình sáng tác cũng như tác phẩm của Trầm Tử Thiêng gắn liền với thời cuộc của đất nước và mối tình của chính cuộc đời ông…
Không hiểu vì lý do gì mà nhạc sĩ Lan Đài sáng tác nhiều ca khúc mang nỗi buồn man mác xa xôi trong khi nghề nghiệp và tình yêu với cuộc sống cũng là niềm ước mơ của nhiều người. Trong thời gian qua, tôi đã viết nhiều về thơ văn nơi phố cổ Hội An, càng về già càng nhớ nơi chốn với bao nhiêu kỷ niệm của thuở học trò. Hai đêm qua, tôi nghe lại những ca khúc của nhạc sĩ Lan Đài và viết những dòng nhạc về ông với niềm thương cảm.
Trong hồi ký, Bejarano kể rằng việc bà được cứu bởi các binh sĩ Hoa Kỳ là những người đã cho bà cây đàn accordion, mà bà đã chơi vào ngày binh sĩ Mỹ và những người sống sót của trại tập trung nhảy múa chung quanh tấm hình bị đốt cháy của Adolf Hitler để ăn mừng Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc Xã. Bejarano đã di cư tới Do Thái sau chiến tranh và lập gia đình với Nissim Bejarano. Cặp vợ chồng này có 2 người con, Edna và Joram, trước khi trở về Đức vào năm 1960. Sau một lần nữa chống chủ nghĩa bài Do Thái công khai, Bejarano quyết định hoạt động chính trị, đồng sáng lập Ủy Ban Auschwitz vào năm 1986 để giúp những người sống sót nền tảng cho những câu chuyện của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.