Hôm nay,  

Chuyện Trò Bên Lề Với Ngàn Khơi

13/12/201900:00:00(Xem: 2319)
Chuyen Tro Ben Le voi Ngan Khoi
Hình: 1. Nhạc trưởng Trần Chúc năm 1989. 2. Ngàn Khơi ra đời, lần đầu tiên hát Viễn Du tháng 6, 1989.
3. Thái Thanh, hát Việt Nam Quê Hương Mến Yêu trong buổi hòa nhạc đầu tiên 1990.
4. Mai Hương hát VNQHMY 1990. 5. Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tại Concert 2007.
6. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương & Nhạc trưởng Lê Văn Khoa 1990.


Nhân dịp ban hợp xướng Ngàn Khơi tổ chức một buổi ca nhạc 30 năm kỷ niệm ngày thành lập, Việt Báo hân hạnh được quý anh/chị trong ban điều hành dành ít phút chuyện trò. Dưới đây là nội dung cuộc nói chuyện.

Việt Báo (VB): Chương trình Ngàn Khơi 30 Năm Kỷ Niệm vừa qua, theo nhận xét khách quan của quý anh/chị thì đã thành công ở mức độ nào? Có ưu/khuyết điểm gì cần được ghi nhận?

Ngàn Khơi (NK): Có lẽ nhận xét tôi không mang tính khách quan được. Ngàn Khơi có lẽ có thể tự hào là tất cả các dự trù về thời gian tập dượt đã diễn ra khá hoàn hảo và như ý. Tập dượt ở đây bao gồm sự tập dượt cho ca viên từ tháng 4 đến ngày trình diễn, và sự tập dượt giữa giàn nhạc và ban hợp xướng cùng các ca sĩ khách mời.

Yếu tố thời gian này rất quan trọng, coi như behind-the-scene-effort, nỗ lực của tất cả mọi người, thí dụ phải sắp xếp cho có đủ thời gian cho ca viên nghỉ ngơi thấm thấu dù phải tập liên tục thêm hai ngày mỗi tuần trong hai, ba tuần cuối.

Rồi phải có đủ thời gian và khả năng âm nhạc cũng như khả năng sử dụng software nhạc để điều chỉnh bài bản sao cho nhạc sĩ trong giàn nhạc có thể chơi khá chính xác từng nốt nhạc tuyệt vời mà các nhà soạn nhạc đã dày công nắn nót viết.

Khi nghe giàn nhạc bắt đầu trổi lên từng khúc nhạc diệu kỳ ấy, tôi nghĩ mọi ca viên trên sân khấu có lẽ ít nhiều đã nức lòng, vừa rưng rưng cảm động trước khí thế của bài hát, của mỗi nốt nhạc được trân trọng trình tấu, vừa hết sức chú tâm theo dõi bàn tay và ánh mắt người nhạc trưởng – và đem ra được cái hay đẹp nhất mà mình đã được huấn luyện trau dồi trong sáu tháng ròng rã.

Và tức thì khán thính giả cũng đã cảm nhận ngay từ trường tích cực đó, nên Ngàn Khơi nói chung kỳ này nhận được lời khen nhiều hơn chê! Mỗi bài vừa hát xong đã là một niềm hân hoan khôn tả! Nhạc trưởng thì cười tươi hơn bao giờ hết!! Như vậy tự mỗi người có lẽ đã cảm thấy “thành công” sau sự cố gắng nhất bậc của mình. Yes, we tried our best!

Cái còn dở của Ngàn Khơi vẫn là chưa lôi cuốn được nhiều hơn các nhân tài hợp xướng trong cộng đồng, và cũng chưa đánh thức hết các nhân tài ra khỏi giấc ngủ vì thiếu niềm tin, vì ngại ngùng không thích tham gia, vì quá bận rộn không thể cam kết dành thời gian, v.v… Nếu có thêm nhân tài thì chắc chắn các bài hợp xướng sẽ còn hoàn hảo hơn nhiều.

Tuy nhiên vì sự việc đánh dấu 30 năm, Ngàn Khơi vẫn còn nhiều ca viên nòng cốt và nhiều ca viên rất mới nhưng tấm lòng rất tràn đầy để gắn kết với Ngàn Khơi trong việc tập dượt gian nan. Và sự kiên nhẫn vô bờ bến của các vị ca trưởng chắc chắn là yếu tố quan trọng trong sự thành công của Ngàn Khơi. Chúng tôi đã đưa ra được tấm lòng người con dân Việt Nam tha thiết muốn bảo tồn và phát triển gia tài âm nhạc của dân mình, nước mình...

Ngàn Khơi xin trân trọng ghi ân tất cả ca viên và các vị ca trưởng đã có mặt trong buổi trình diễn ngày 24/11/2019.

Khuyết điểm: Nghĩ đến các vị ca viên thì mình lại giật thót người, ước ao sao cho các archival video đã và đang thực hiện sẽ có chút hình ảnh rõ ràng của từng người! Vâng, không thể không nói đến những khuyết điểm của mình. Ngàn Khơi rất thiếu sót về những khía cạnh sau đây:

  1. Thiếu phần nghi lễ cảm tạ gửi đến quý vị nhạc trưởng xưa nay, nhất là những vị đã dày công gắn bó hàng năm, mười, mười lăm năm xây dựng Ngàn Khơi. Không thể nại lý do vì quá chú trọng và quá lo lắng cho âm nhạc – dù quả thật như thế. Tôi vô cùng áy náy vì Ngàn Khơi đã không có phần việc quan trọng này, dù đã nghĩ đến nhưng hầu như đã lãng quên không thực hiện được. Một ân hận khó nguôi!
  2. Thiếu một giám đốc và chuyên viên săn sóc về trang trí sân khấu và ánh sáng để cùng làm việc với rạp hát khiến tăng thêm giá trị của buổi hòa nhạc. Lỗi không nhỏ, nhất định phải khắc phục trong những lần trình diễn tương lai.
  3. Thiếu một giám đốc về hình ảnh và video để có thể ghi lại (dù chỉ để làm tài liệu lưu trữ) đầy đủ hơn hình ảnh trình diễn với tất cả nhiệt huyết và tấm lòng của mọi người.


Xin ghi lại để khắc phục.

VB: Chương trình đã được biên soạn rất công phu, tập dượt kỹ lưỡng, trình độ nghệ thuật cao, nhất là những bài hợp xướng đòi hỏi tính chuyên môn về âm nhạc, như Hòn Vọng Phu hay Bài Ca Ngợi Tự Do. Ngược lại cũng có những bài solo, đệm dương cầm, đơn giản hơn. Xin cho biết Ngàn Khơi dựa trên tiêu chuẩn nào về âm nhạc khi chọn bài cho ban hợp xướng hát?

NK: Xin cảm ơn ghi nhận này. Ngàn Khơi có danh mục ca khúc đã trình diễn thật dồi dào, vì có may mắn được hoạt động cùng thời với những nhạc sĩ có khả năng sáng tác và viết hòa âm thật súc tích cho ca khúc Việt Nam. Khi gặp Ngàn Khơi thì nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã có một gia tài đáng kể rồi, ngay buổi trình diễn đầu tiên năm 1990 Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã trình làng ba bài Hòn Vọng Phu mà ông đã soạn cho hợp xướng và giàn nhạc từ trước năm 1960 và Liên Khúc Dân Ca Cuộc Tình Chúng Ta, v.v... Sau đó ông đã viết thêm cho nhiều ca khúc khác. Nhạc sĩ Trần Chúc tuy đi sau nhạc sĩ Lê Văn Khoa và cũng thuộc môn phái tự học, nhưng đã viết hòa âm rất xuất sắc cho Ngàn Khơi được hát toàn bộ Trường Ca Con Đường Cái Quan và các ca khúc Ải Chi Lăng, Hội Nghị Diên Hồng, v.v... Nhạc sĩ Hồ Đăng Tín cũng từng sáng tác và viết hòa âm cho giàn nhạc giao hưởng và hợp xướng.

Ngàn Khơi thường đưa ra các chủ đề nhạc nói về quê hương, dân tộc, nói lên lòng người Việt Nam yêu nước thương nòi, thương lịch sử hào hùng, thương lời nói tiếng ca điệu hát dân gian, tiếng lòng của mọi tầng lớp, từ làng xã quê nghèo đến thành thị, tân cổ, có thể nói là gì cũng thương được, và đưa ra được dù là đơn ca lắng đọng với một cây đàn thùng hay dương cầm, hay hợp xướng rầm rộ, hoặc hát nhóm, v.v... càng nhiều thể loại càng khiến khán giả ưa thích hơn chăng?


Thành ra Ngàn Khơi cũng không hẳn đặt ra tiêu chuẩn nào, bài hát nào được đa số các thành viên ưa thích và đề nghị thì sẽ được đưa vào chương trình.

VB: Gần đây chúng tôi để ý thấy có sự đan xen trong một chương trình (thí dụ như chương trình hôm 24/11/2019 vừa qua) giữa nhạc phổ thông (popular music) và nhạc nghệ thuật (art music), theo quý anh/chị, ưu/khuyết điểm của sự pha trộn này là gì?

NK: Ngàn Khơi cố gắng trình bày có nghệ thuật hơn, trân trọng hơn, dù là hát nhạc pop hay art music. Ban tổ chức chọn bài cũng mất vài tháng, bài hát được đưa ra phải có sức thuyết phục được mọi người trong nhóm, ý muốn của các thành viên trong ban tổ chức thường nghiêng về art music nhiều nhưng không nhất thiết tất cả phải nghiêm trọng. Thật ra sự tự nhiên thông thoáng, cái đẹp nghệ thuật của các bài hát là điểm quan trọng hơn. Và tất nhiên các bài khán giả Ngàn Khơi yêu thích nhất thì vẫn được chọn nhiều nhất.

Cũng khó mà đánh nhãn hiệu bài hát là pop hay art song! Chỉ là cảm nhận chung chung của từng người hay nhóm người!

Ngàn Khơi cũng có kết hợp ý muốn của ca trưởng và ca sĩ khách, có bài chọn vào giờ chót nữa, miễn sao người hát hay nhóm ca sĩ có thể hát lên cái hay đẹp nhất của mình với giờ tập luyện khá đầy đủ của chính họ trước khi tập với giàn nhạc.

Hy vọng pop cũng là art! Và ngược lại bản art song cũng cần được popular hơn, nhiều người biết hơn và yêu thích hơn. Không biết có nên nhận định như thế không?

Thí dụ hai bài cùng tên Mắt Biếc của Cung Tiến và Ngô Thụy Miên thì bài của Cung Tiến ít được khán giả biết hơn, nhưng Ngàn Khơi có thể chọn và ưa thích cả hai bài theo hai cách riêng, khi có nhu cầu của chủ đề hay của ca sĩ hoặc của khán giả. Tùy duyên cả!

VB: Chương trình có những tiết mục của ban Sóng Xanh (thiếu niên) cũng như các tiết mục thiếu nhi và những giọng hát trẻ xuất sắc, Ngàn Khơi làm thế nào để quy tụ giới trẻ tham gia vào ban hợp xướng và làm thế nào để tập cho các em yêu nhạc Việt, hát nhạc Việt, phát âm chuẩn tiếng Việt?

NK: Ban Sóng Xanh coi trẻ nhưng các cháu tham gia Ngàn Khơi từ 15, 16 năm nay rồi, nói chung đã xong đại học – có cháu là giảng viên đại học nữa!
Bận rộn quá các cháu nay chỉ hát nhóm, chỉ còn được hai cháu ráng thu xếp để hát với Ngàn Khơi. Vì các cháu rất giỏi nên được đặc ân chỉ cần tập với Ngàn Khơi trong ba, bốn tuần cuối. (Điều kiện là các cháu được nhận bài hát và phải tự tập trước cho thuộc.)

Ngàn Khơi rất yêu các cháu và ráng tổ chức trình diễn “lớn” để các cháu còn duy trì sinh hoạt mãi. Đôi lúc chị Bích Liên hay Mộng Thủy đã tập riêng phần phát âm tiếng Việt cho các ca sĩ trẻ. Chắc chắn sự ngợi khen của khán giả cũng là động lực giúp các cháu cố gắng hơn! Đó là cách Ngàn Khơi khuyến khích các cháu tập hát cho sành sõi để hiểu và yêu tiếng Việt hơn.

VB: Ba mươi năm không ngừng sinh hoạt âm nhạc nghệ thuật là một thời gian rất dài, đòi hỏi lòng kiên trì đáng phục của quý anh/chị trong ban điều hành và toàn thể nhạc sĩ, ca viên. Xin hỏi, cái gì là thành tựu đáng ghi nhớ làm quý anh/chị hài lòng nhất, và cái gì thất vọng nhất?

NK: Cái thất vọng nhất có lẽ vẫn là mình chưa đến được với khán giả trẻ tuổi.

Cũng như tất cả các ngành nghề khác, Ngàn Khơi thật ra đã được nâng đỡ nhiều vì có được cộng đồng của người Việt Nam bao dung chấp nhận và nâng đỡ ngay từ đầu.

Số khán giả khi xưa đã mai một với thời gian, từ con số 800-900 đến nay con số 500-600 đã là rất may mắn vì có cùng mẫu số chung là chung lòng hướng về quê mẹ. Và cũng là nhờ các ca viên đã hết lòng cổ động người thân đi xem Ngàn Khơi.

Đặc biệt năm nay có một vài khán giả trẻ tuổi, họ cho biết buổi diễn 30 Năm Ngàn Khơi đã để lại ấn tượng tốt đẹp nơi họ. Xin trích dẫn vài câu nói từ những người trẻ này:

“Wow, Ngàn Khơi 30 Năm với giàn orchestra đã lôi cuốn em ở coi đến giờ cuối... mà vẫn thấy tiếc nuối như chưa đủ. Là khán giả không am hiểu nhiều về hợp xướng, nhưng lần show này đã thu hút và thay đổi hoàn toàn cái nhìn của em về hợp xướng. Giàn nhạc giao hưởng kết hợp cùng sự điêu luyện của ca sĩ và ban hợp xướng nâng cao âm sắc của từng bài hát và có những bản như Hòn Vọng Phu và bài cuối Việt Nam Việt Nam nghe hùng hồn và feel so touching...”

“Không hảo nhạc này nhưng không ngờ hay quá...”
“Thể loại này nào giờ hông ham. Ai ngờ thiệt hay!”

Thành ra Ngàn Khơi tự cảm thấy mình có trách nhiệm làm sao đem sự trình diễn tới cho nhiều bạn trẻ thì sẽ có người trẻ yêu mến và yểm trợ thể loại hòa tấu hợp xướng này.

Tạo điều kiện để kéo được khán giả trẻ tuổi hơn và nhất là lôi cuốn được ca viên trẻ hơn luôn luôn là một thử thách cho Ngàn Khơi.

Một điều khá hài lòng là Ngàn Khơi đã may mắn được hát và ghi âm thu hình live được các bản trường ca bất hủ của Việt Nam. Tuy chưa thật là toàn hảo nhưng đã đánh dấu được một thời Ngàn Khơi, và một chút gọi là tiếng nói âm nhạc hợp xướng của người Việt hải ngoại vào thời điểm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.

Điều đáng kể khiến Ngàn Khơi vẫn kiên trì hoạt động là Ngàn Khơi tin tưởng vào giá trị vĩnh cửu của gia tài văn hóa Việt Nam, tin tưởng vào lòng người dân Việt luôn mong muốn góp phần duy trì và phát triển di sản nghệ thuật và âm nhạc Việt Nam. Đó cũng chính là chất keo gắn liền những tấm lòng khao khát học hỏi cái đẹp của nghệ thuật ca hát nói chung và của âm nhạc Việt Nam nói riêng, khiến cho các ca viên Ngàn Khơi không quản ngại nhiều tháng ngày miệt mài tập hát.

VB: Ngàn Khơi có kế hoạch nào để có những tác phẩm âm nhạc mới có giá trị hầu đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt?

NK: Năm 2015 để đánh dấu 40 năm tị nạn, Ngàn Khơi đã cố gắng tìm và đưa vô Chiều Nhạc Ngàn Khơi một số nhạc mới sáng tác sau năm 1975 của “người Mỹ gốc Việt.”

Đưa ra nét đẹp của cái mới, tô điểm trang trọng cho thêm đẹp, thêm hay vẫn là mục tiêu tối hậu của Ngàn Khơi. Hiện mới chỉ là ước muốn phôi thai. Chưa có kế hoạch chi cả, vài đề nghị nên lập giải sáng tác hòa âm, v.v… nhưng Ngàn Khơi có lẽ không sở trường chuyện này.

Rất mong Ngàn Khơi có khả năng và có duyên lành nhận biết và làm đẹp thêm nhiều soạn phẩm âm nhạc và ca khúc mới có giá trị.

VB: Cảm ơn Ngàn Khơi đã chia sẻ những tâm tình quý giá với độc giả Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Berlin sinh vào ngày 11 tháng 5 năm 1888 tại Israel Beilin, trong lãnh địa của Đế Quốc Nga. Dù gia đình ông đã đến từ một làng nhỏ người Do Thái tại Tolochin (ngày nay là Belarus), giấy tờ nói rằng ông đã được sinh tại Tyumen, Siberia. Ông là một trong 8 người con của Moses (1848-1901) và Lena Lipkin Beilin (1850-1922). Cha ông, người điều khiển ban nhạc tại giáo đường, đã đưa cả gia đình đến Mỹ, giống như nhiều gia đình Do Thái khác đã làm như thế vào cuối thế kỷ 19. Ngày 14 tháng 9 năm 1893, gia đình ông đến Đảo Ellis tại Thành Phố New York. Gia đình rời lục địa cũ từ Antwerp trên tàu SS Rijnland từ Red Star Line.
Cô nói trong đêm Oscar ở Los Angeles: "Tôi đã luôn tìm thấy tính thiện trong mọi người tôi gặp, mọi nơi tôi đi trên thế giới (cầm tượng vàng lên) và giải này là giành cho mọi người có niềm tin và lòng can đảm để sống với tính thiện trong mình và người, bất kể gian nan cuộc đời thế nào. Và giải thưởng này là cho quý vị, chính quý vị là cảm hứng để tôi tiếp tục."
Tuy từ nay chúng ta sẽ không còn được gặp cô, không còn được nghe trực tiếp “tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng” đã làm rung động lòng người nhạc sĩ năm nào, nhưng tôi chắc rằng chúng ta vẫn nhớ và yêu quý mãi giọng ca ấy, giọng ca thật xứng danh là giọng ca “vàng mười’.
Một ngày lái xe lang thang vùng Quận Cam, Nam Cali chợt thấy tên đường Saigon ở một khu dân cư của người Mỹ bản xứ thuộc thành phố Santa Ana, lòng chợt xúc động. Nên biết rằng ở khu phố gọi là Little Saigon Nam Cali, trên đường Bolsa thuộc thành phố Westiminster, có tên đường Saigon, nhưng thực ra không có số nhà và tên đường để bưu điện Hoa Kỳ gởi thư và phát thư; còn con đường Saigon thuộc thành phố Santa Ana này có số nhà bình thường như những con đường khác.
Chỉ với công trình “70 Năm Tình Ca trong âm nhạc Việt Nam”, Hoài Nam đã đủ để lại đời một món quà quý báu hiếm có cho những người yêu chuộng âm nhạc miền Nam nói riêng, và kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung.
Khi định cư ở hải ngoại, tôi đã nghe nhiều ca khúc về Hà Nội nhưng không thích bằng những ca khúc xa xưa… cho đến khi nghe ca khúc Hà Nội Ngày Tháng Cũ của Song Ngọc. Khi chia sẻ với anh điều nầy, anh cũng cho biết có vài thân hữu di cư từ năm 1954, xa Hà Nội, nhớ Hà Nội nên thích nghe các ca khúc về Hà Nội nhưng mang “màu sắc chính trị” nên không phù hợp.
Đoàn Chuẩn chỉ sáng tác trong một thập niên (1947-1958), ca khúc đầu tay Ánh Trăng Mùa Thu (1947) và từ đó với nhiều ca khúc đã nổi tiếng qua năm tháng, vượt thời gian và không gian, và vài ca khúc được sáng tác rải rác trong những thập niên sau, trong đó ca khúc Vĩnh Biệt chỉ riêng cho hình ảnh người tình lỡ dở, được đề cập trong thời gian sau nầy.
Lễ trao Giải Grammy hàng năm lần thứ 63 đã diễn ra vào tối Chủ Nhật, ngày 14 tháng 3 năm 2021, sau khi bị trì hoãn vào ngày dự định 31 tháng 1 vì quan ngại đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của Yahoo Music cho biết hôm 14 tháng 3.
“Raya và Rồng Thần Cuối Cùng” là một bộ phim hoạt hình mới của hãng phim Walt Disney Animation Studios. Bộ phim sẽ đưa người xem đến với một cuộc hành trình thú vị và hoành tráng tại thế giới tưởng tượng của Kumandra. Raya buộc phải một mình lãnh trọng trách nguy hiểm là truy tìm rồng thần cuối cùng trong truyền thuyết để khôi phục lại vương quốc bị chia rẽ và đoàn kết người dân. xuyên suốt chuyến phiêu lưu, cô nhận ra rằng rồng thần không đủ để giải cứu thế giới — Để làm điều đó, cần phải có sự tin tưởng, tinh thần đồng đội, tình bạn và sự khôn ngoan của cộng đồng của cô ấy nữa.
Tôi biết một người ca sĩ. Nghe cô hát, cảm tưởng của một vũ trụ đang vỡ òa ra từ lồng ngực của cô. Cái giọng hát không cần đến bất cứ phương tiện trợ thanh nào. Nó lan tỏa ra mọi ngõ ngách của tâm hồn, nó tạo dựng nên một thế giới âm thanh mà người nghe hằng khao khát, hằng mơ ước trong những giấc mơ nửa tỉnh nửa thức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.