Hôm nay,  

"Đọc & Viết": Trịnh Y Thư, đằng sau trang sách

01/03/202509:47:00(Xem: 1028)
NgonNgu_TYT_Cover_PreOrder

Tôi gấp sách lại ở “Phần IV – Thơ” quyển “Trịnh Y Thư – Văn chương Nghệ thuật và Những điều khác”. Dừng lại để ngẫm xem những gì còn đọng lại trong đầu kể từ chương I cho đến hết chương III.
 
Trịnh Y Thư, ông là ai?
 
Vì đọc sách là đọc tâm tư tác giả, tôi biết vậy nên mới đoán mò xem ông ấy là người như thế nào? Nhưng cái biết đó có thể sai lệch vì nó đã bị bẻ cong qua lăng kính của mình, tôi biết đấy chứ. Tuy thế, tôi vẫn ghi xuống cái gì mình nghĩ một cách chân thành. Hy vọng rằng cái “chân” thì dễ chấp nhận hơn bất kỳ cái “tay” nào khác.
 
Đọc Trịnh Y Thư là phải đọc chậm rãi và kỹ lưỡng, vì Trịnh Y Thư không là người phàm! Ông thâm trầm cả từ nội tâm đến bề ngoài. Câu chuyện của ông không phơi bày trần trẫn ra cho độc giả thấy ngay trên mặt giấy. Nó ẩn mình đâu đó trong suốt nhiều trang giấy khiến người đọc phải vận não. Với truyện ngắn Đôi mắt của bóng đêm, ông dắt độc giả đi từ cảnh này rồi qua cảnh khác, màn một sang màn hai, màn ba, nói theo ngôn từ điện ảnh, và để rồi màn cuối cùng thì mới toang ra một kết cục. Cảnh tàn khốc đến đau lòng. Nhân vật chính của câu chuyện nhận lãnh một “nghiệp quả” đau đớn, thế mà giọng văn ông vẫn cứ êm êm, máy quay vẫn rè rè kêu và ống kính thì vẫn lia chầm chậm cận cảnh này sang cận cảnh khác. Độc giả cảm nhận được cả tính cam nhẫn của nhân vật trong chuyện.
 
Cái tài của Trịnh Y Thư là thế. Ông hẳn phải hiểu tâm lý của người đàn ông khi yêu, tâm lý người đàn bà khi được yêu để rồi tả ra ánh mắt của đôi tình nhân khi yêu nhau ra sao nữa kìa!
 
Đọc Trịnh Y Thư để còn thấy ngôn ngữ ông dùng tuyệt hảo vì tính gợi hình. Một danh từ mới được ông đặt cho đúng chỗ, đúng lúc, đúng ngữ cảnh thì nó làm tròn chức năng minh họa. “Ảnh tượng” của đuôi con mắt tạo thành cái lườm cái nguýt mắt. Trịnh Y Thư bảo đó là điểm duy nhất còn lưu lại cho tình yêu của đôi nam nữ. Quả đúng, nó giống như “bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm” vào món ăn tình yêu cho dậy thêm mùi vị, vậy đó!
 
Ở một bài nhận định về cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, những cụm từ như “Đồ tể lợn”, “Tể tướng người”, “chúa tể”, “lợn-người” được Trịnh Y Thư đem ra làm hình ảnh những người thuộc giai cấp bần cố nông “Bolshevik” trong thời cộng sản thanh trừng, càn quét, đấu tố giai cấp tiểu tư sản để củng cố quyền lực. Nó ghê tởm đến lợm giọng khi ông tả con “lợn Bò” chuyên ăn sách, sách càng nặng ký về tư tưởng nó càng thích ăn và càng thấy ngon. Rồi nó trở nên phè phỡn to phềnh khi cộng sản lên ngôi bá chủ.
 
Có gì trường tồn mãi mãi đâu, vì cái gì khi đến điểm cực đại thì phải quay trở lại điểm cực tiểu. Quả lắc đong đưa, hết cực này thì trở về cực kia cho đến khi gia tốc bằng không thì nó dừng. Cộng sản quốc tế cũng vậy, năm 1989 “tiếng cười của quỷ sứ tắt ngúm”, bức tường Bá Linh tan vỡ, cộng sản không còn đất sống ở Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, ở những nơi con người hiểu thế nào là tự do.
 
Với cộng sản Việt Nam thì sao? Thì “nó” lì lợm hơn cộng sản Đông Âu, còn là vì “nó” chưa hiểu hết thế nào là “tự do”. Cho nên “nó” có hai “trận đấu cười”, một năm 1955 “Nhân Văn-Giai Phẩm” và một năm 1986 “Cởi trói văn nghệ sĩ”, cả hai đều do văn nghệ sĩ Việt Nam chủ động đứng lên “cười”. Thế nhưng guồng máy “lợn-người” có vẻ “lợn” thắng thế hơn “người” nên cả hai “trận đấu cười” đều về con số không. “Xôi hỏng bỏng không” Việt Nam vẫn còn nguyên cái “đuôi con cáo”, chỉ có phần “nó” khéo ngồi để che giấu cái đuôi mà thôi!
 
Trịnh Y Thư còn là một tây ban cầm thủ. Hẳn vậy vì trong tiểu sử của ông ghi rõ ràng là ông chơi guitar, sáng tác nhạc cho guitar, cho piano và ca khúc. Nhạc khúc của ông có ai được nghe chưa? Chắc là có nhưng không thấy phổ biến cho quần chúng lớn, nên phải chờ đến ngày nào đó được nghe thì mới biết ca khúc ông sáng tác hay hay dở?!
 
Trịnh Y Thư một nhà Tôn giáo học. Tính nhị nguyên, phần cốt lõi của Phật giáo, được ông nêu lên bàng bạc trong các bài viết. Ông còn đề cao tập tục thờ cúng ông bà của người Việt. Là một con người thì có hai phần, phần xác và phần hồn vía. Phần hồn vía còn gọi là thần thức hay tâm thức. Khi con người chết đi chỉ chết phần xác mà thôi. Còn phần tâm thức chẳng bao giờ mất đi mà kết tụ thành thức thứ tám “A lại gia thức” của đời đời con cháu về sau. Do vậy, hình ảnh con cháu xì xụp lễ bái trước ban thờ ông bà là một hình “ảnh đẹp và nhân bản” mà người Việt Nam đã tạo dựng được. Khi lễ ông bà là lúc người trở về hòa nhập với cái “biết nguyên thủy” của vạn pháp. Lúc đó con người chỉ còn cái tính “bản thiện” nổi bật lên rõ ràng nhất. Nó dẹp tan những ganh đua ghen ghét tị hiềm hung ác trong tâm mà con người vì cuộc sống đã để nó lên ngôi và che mờ tính bản thiện muôn thuở này.
 
Trịnh Y Thư con người thật của ông đã hiện rõ ràng ở truyện ngắn Tự truyện của kẻ đi tìm quá khứ và tùy bút Một kẻ lạ trên phố phường Hà Nội. Ông là người có chiều hướng đi vào nội tâm để tìm hiểu mình là ai. Và rồi ông viết xuống công trình đi tìm này nên độc giả được dịp trở về quê hương làng xã tỉnh Hà Đông, huyện Chương Mỹ, các làng xã Quảng Bị, Đầm Mơ, Chúc Sơn, Chúc Động, Tốt Động, vùng giữa hai con sông Hồng và sông Đáy. Ông giúp cho người đọc ngửi được mùi không khí “man mát” lạnh của tháng 10, mùi phân trâu bò, mùi của vùng chiêm trũng lầy lội nơi vua Lê Lợi khởi binh cứu nước. Quá khứ ùa về tâm của Trịnh Y Thư, nay cũng tràn qua tâm của người đọc. Xem rằng cái quá khứ của một người có đồng điệu với quá khứ của người đọc hay không? Chắc chắn rằng không ít thì nhiều người viết cũng làm rung động ít nhiều cái quá khứ của người kia. Vì rằng thì là mà… quá khứ một khi đã đi qua rồi thì đi mãi đi mất tiêu, nhưng hồn thiêng của nó vẫn còn đọng lại ở đâu đó gọi là “hồn thiêng sông núi, lũy tre, miếu chùa…” mà chỉ có người cầu mong mới nhìn ra được “nó”.
 
Hà Nội, Huế, Sài Gòn ba thành phố lớn làm nên ba đặc tính rất Việt mà người Việt Nam nào cũng muốn nhận lãnh. Thế nhưng Hà Nội dường như nổi trội hơn hết vì tính bề dài lịch sử của nó. Đó là tính cổ lịch sử của trống đồng, tượng Phật đồng đen; tính lãng mạn của các văn nghệ sĩ còn vương vấn đâu đây. Họ đã thổi vào bát phở, đĩa bánh cuốn, tô bún ốc, chiếc bánh tẻ… và đã làm nên nỗi bối rối mà “kẻ lạ trên phố phường Hà Nội” phải thẫn thờ!
 
Ha haaa… nhờ thế mà độc giả mới mày mò ra được một tí gì gọi là “Trịnh Y Thư”.
 
Trịnh Y Thư! Trịnh Y Thư!… cứ bị gọi tên liên hồi trong đoạn văn ngắn này, chắc cũng khiến ông nhảy mũi hắt xì liên tục. Nhưng yên chí cái nhắc nhở này chỉ là một “quả lành” ông nhận lãnh, vì cái nhân ông làm ra toàn là nhân tốt đẹp thì cớ gì có thể tạo ra được quả xấu cho được!?
Chúng ta đều đồng ý như vậy, đúng không ạ?
 
– Doãn Cẩm Liên
(California, ngày 17 tháng 2, 2025)
 
 
Ghi chú:
 
Trịnh Y Thư: Văn chương Nghệ thuật và Những điều khác là ấn bản đặc biệt về tác giả TYT do tạp chí Ngôn Ngữ thực hiện, phát hành tháng Tám, 2024.
 
Để mua sách, xin bấm vào một trong hai đường dẫn sau:
 
 
 
Hoặc liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả:
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không rõ do một cơ duyên nào mà ba người ấy – ba nhà thơ nữ, ba tâm hồn, ba định mệnh, ba trải nghiệm, ba cuộc đời, ba ngọn suối nguồn thơ ca lại rủ nhau về hợp lưu tụ hội trong một tuyển thơ đặc sắc, hiếm có...
Tác giả của cuốn sách này, Bác sĩ Ngô Thế Vinh, là một trong những nhân vật hàng đầu trong đời sống văn học ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, và đã từng quen biết với tất cả những nhân vật mà ông phác thảo. Bác sĩ Vinh là bác sĩ chuyên ngành nội khoa tại một Trung Tâm Y Khoa Long Beach, Nam California. Ông cũng là một tác giả không biết mỏi mệt, với các tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, các sách bình luận văn hóa (như cuốn này) và các bài tường trình khảo sát. Đặc biệt, ông đã đích thân thực hiện chuyến đi điền dã theo suốt chiều dài 4.800 km của sông Mekong và đã viết hai cuốn sách nói về sự tồn vong của con sông này, một con sông lớn của thế giới và là mạch sống của hơn 70 triệu người sống dọc theo hai bờ con sông và nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Người Hát là tập thơ đầu tiên của Bùi Mai Hạnh. Một tập thơ đặc sắc. Một trong những chủ đề là những quan tâm xã hội được nhìn dưới khía cạnh trữ tình, sự bình đẳng, tự do, và các mối quan hệ giữa người và người. Thơ chị không trừu tượng, không có những ý tưởng tổng quát, mà chứa đầy sự kiện, các chi tiết. Có một truyền thống văn hóa và tinh thần ở đó, trong những bài thơ có tính hiện đại và đương đại của chị. Thơ Bùi Mai Hạnh trực tiếp mô tả, trong khi hàm chứa những yếu tố triết lý lặng lẽ. Mối quan hệ của chị với người khác, trong tình bạn, trong tình yêu, là những mối quan hệ sâu đậm, mạnh, khó khăn. Tất cả các đề tài đều có thể có mặt: sự chống trả quyết liệt đối với số phận, sự đề kháng xã hội, sự sợ hãi và hèn yếu, tất cả có mặt trong thơ Hạnh.
"Bạt" của thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho tập thơ của ba người...
Một ngày đầu thu, ngồi viết đôi trang về thơ của ba nữ lưu thời nay, sao bỗng thấy lòng xúc cảm lạ thường. Như ngày nào khi dạo chơi trong khu vườn Gitanjali bỗng gặp lại bông siêu ly thuở còn mơ mộng. Như ngày nào khi hoàng hôn xuống lái xe qua cây cầu cao ở Baton Rouge bỗng thấy vầng trăng lồng lộng trên sông. Hay như cách đây hơn mười năm, khi đi chơi vùng biển Laguna bỗng gặp lại người xưa - đầu đội nón rộng vành, mang kính đen, ngồi dưới bóng dù, tay lật xem thơ Tôi Cùng Gió Mùa. Vậy đó. Xin mời bạn đọc theo dõi những trang sau đây viết về ba nhà thơ nữ: duyên, Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh. Ô, lần đầu tiên ba nhà thơ nữ họp mặt nhau trong cùng một tập thơ. Một cuộc hội ngộ tuyệt đẹp...
Những Ngày Thơ Ấu của Võ Phú là cánh cửa mở ra thế giới tuổi thơ, tựa một bản giao hưởng của nỗi nhớ, nhưng cùng lúc chính là tiếng vọng của văn học Việt Nam hải ngoại, vốn từ lâu vẫn luôn phải đối diện với những câu hỏi không dễ trả lời: Chúng ta viết gì? Viết cho ai? Và viết bằng ngôn ngữ nào?
Tạp chí Ngôn Ngữ, trong thời gian qua đã hân hạnh thực hiện được chín tuyển tập, tương đối đầy đủ về chín tác giả nhưng toàn là phái nam. Lần này là lần đầu tiên, một bàn tay hoa trong văn học nghệ thuật Việt Nam, dành cho Ngôn Ngữ vinh hạnh này: nữ sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh...
Văn của Tiểu Lục Thần Phong có gì? Có bút lực mạnh, có hồn văn buồn, có câu chữ lắng đọng một thứ dư vị rất riêng.
không tự dưng thành tên gọi Ngô Tịnh Yên. nhất là, sáng tạo một khuôn lục bát riêng ngô tịnh yên. giống như, một tinh tú bay cô độc âm thầm hoang liêu tịch mịch trở thành định tinh rực rỡ ánh sáng quyến rũ. tự chứng một dấu ấn, mà, như vũ thuật, khi thi triển, võ giới biết ngay người chưởng môn thành lập môn phái nào, như lục bát bùi giáng... – đặc thù,
Sử gia Ấn Độ Shashank Shekhar Sinha đã thách thức lý thuyết được chấp nhận rộng rãi rằng Phật giáo đã biến mất từ thế kỷ 13 ra khỏi Ấn Độ, nơi Phật giáo ra đời. Trong cuốn sách mới nhất của ông, nhan đề "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" (NXB Macmillan, New Delhi, 2024), Sinha chỉ ra rằng người Ấn Độ đã có những cuộc tranh luận về giáo lý của Phật giáo và đã đón nhận nhiều giáo lý trong số đó trong nhiều thế kỷ sau khi Phật giáo bị tuyên bố là "đã chết" ở Ấn Độ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.