Hôm nay,  

"Đọc & Viết": Trịnh Y Thư, đằng sau trang sách

01/03/202509:47:00(Xem: 1824)
NgonNgu_TYT_Cover_PreOrder

Tôi gấp sách lại ở “Phần IV – Thơ” quyển “Trịnh Y Thư – Văn chương Nghệ thuật và Những điều khác”. Dừng lại để ngẫm xem những gì còn đọng lại trong đầu kể từ chương I cho đến hết chương III.
 
Trịnh Y Thư, ông là ai?
 
Vì đọc sách là đọc tâm tư tác giả, tôi biết vậy nên mới đoán mò xem ông ấy là người như thế nào? Nhưng cái biết đó có thể sai lệch vì nó đã bị bẻ cong qua lăng kính của mình, tôi biết đấy chứ. Tuy thế, tôi vẫn ghi xuống cái gì mình nghĩ một cách chân thành. Hy vọng rằng cái “chân” thì dễ chấp nhận hơn bất kỳ cái “tay” nào khác.
 
Đọc Trịnh Y Thư là phải đọc chậm rãi và kỹ lưỡng, vì Trịnh Y Thư không là người phàm! Ông thâm trầm cả từ nội tâm đến bề ngoài. Câu chuyện của ông không phơi bày trần trẫn ra cho độc giả thấy ngay trên mặt giấy. Nó ẩn mình đâu đó trong suốt nhiều trang giấy khiến người đọc phải vận não. Với truyện ngắn Đôi mắt của bóng đêm, ông dắt độc giả đi từ cảnh này rồi qua cảnh khác, màn một sang màn hai, màn ba, nói theo ngôn từ điện ảnh, và để rồi màn cuối cùng thì mới toang ra một kết cục. Cảnh tàn khốc đến đau lòng. Nhân vật chính của câu chuyện nhận lãnh một “nghiệp quả” đau đớn, thế mà giọng văn ông vẫn cứ êm êm, máy quay vẫn rè rè kêu và ống kính thì vẫn lia chầm chậm cận cảnh này sang cận cảnh khác. Độc giả cảm nhận được cả tính cam nhẫn của nhân vật trong chuyện.
 
Cái tài của Trịnh Y Thư là thế. Ông hẳn phải hiểu tâm lý của người đàn ông khi yêu, tâm lý người đàn bà khi được yêu để rồi tả ra ánh mắt của đôi tình nhân khi yêu nhau ra sao nữa kìa!
 
Đọc Trịnh Y Thư để còn thấy ngôn ngữ ông dùng tuyệt hảo vì tính gợi hình. Một danh từ mới được ông đặt cho đúng chỗ, đúng lúc, đúng ngữ cảnh thì nó làm tròn chức năng minh họa. “Ảnh tượng” của đuôi con mắt tạo thành cái lườm cái nguýt mắt. Trịnh Y Thư bảo đó là điểm duy nhất còn lưu lại cho tình yêu của đôi nam nữ. Quả đúng, nó giống như “bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm” vào món ăn tình yêu cho dậy thêm mùi vị, vậy đó!
 
Ở một bài nhận định về cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, những cụm từ như “Đồ tể lợn”, “Tể tướng người”, “chúa tể”, “lợn-người” được Trịnh Y Thư đem ra làm hình ảnh những người thuộc giai cấp bần cố nông “Bolshevik” trong thời cộng sản thanh trừng, càn quét, đấu tố giai cấp tiểu tư sản để củng cố quyền lực. Nó ghê tởm đến lợm giọng khi ông tả con “lợn Bò” chuyên ăn sách, sách càng nặng ký về tư tưởng nó càng thích ăn và càng thấy ngon. Rồi nó trở nên phè phỡn to phềnh khi cộng sản lên ngôi bá chủ.
 
Có gì trường tồn mãi mãi đâu, vì cái gì khi đến điểm cực đại thì phải quay trở lại điểm cực tiểu. Quả lắc đong đưa, hết cực này thì trở về cực kia cho đến khi gia tốc bằng không thì nó dừng. Cộng sản quốc tế cũng vậy, năm 1989 “tiếng cười của quỷ sứ tắt ngúm”, bức tường Bá Linh tan vỡ, cộng sản không còn đất sống ở Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, ở những nơi con người hiểu thế nào là tự do.
 
Với cộng sản Việt Nam thì sao? Thì “nó” lì lợm hơn cộng sản Đông Âu, còn là vì “nó” chưa hiểu hết thế nào là “tự do”. Cho nên “nó” có hai “trận đấu cười”, một năm 1955 “Nhân Văn-Giai Phẩm” và một năm 1986 “Cởi trói văn nghệ sĩ”, cả hai đều do văn nghệ sĩ Việt Nam chủ động đứng lên “cười”. Thế nhưng guồng máy “lợn-người” có vẻ “lợn” thắng thế hơn “người” nên cả hai “trận đấu cười” đều về con số không. “Xôi hỏng bỏng không” Việt Nam vẫn còn nguyên cái “đuôi con cáo”, chỉ có phần “nó” khéo ngồi để che giấu cái đuôi mà thôi!
 
Trịnh Y Thư còn là một tây ban cầm thủ. Hẳn vậy vì trong tiểu sử của ông ghi rõ ràng là ông chơi guitar, sáng tác nhạc cho guitar, cho piano và ca khúc. Nhạc khúc của ông có ai được nghe chưa? Chắc là có nhưng không thấy phổ biến cho quần chúng lớn, nên phải chờ đến ngày nào đó được nghe thì mới biết ca khúc ông sáng tác hay hay dở?!
 
Trịnh Y Thư một nhà Tôn giáo học. Tính nhị nguyên, phần cốt lõi của Phật giáo, được ông nêu lên bàng bạc trong các bài viết. Ông còn đề cao tập tục thờ cúng ông bà của người Việt. Là một con người thì có hai phần, phần xác và phần hồn vía. Phần hồn vía còn gọi là thần thức hay tâm thức. Khi con người chết đi chỉ chết phần xác mà thôi. Còn phần tâm thức chẳng bao giờ mất đi mà kết tụ thành thức thứ tám “A lại gia thức” của đời đời con cháu về sau. Do vậy, hình ảnh con cháu xì xụp lễ bái trước ban thờ ông bà là một hình “ảnh đẹp và nhân bản” mà người Việt Nam đã tạo dựng được. Khi lễ ông bà là lúc người trở về hòa nhập với cái “biết nguyên thủy” của vạn pháp. Lúc đó con người chỉ còn cái tính “bản thiện” nổi bật lên rõ ràng nhất. Nó dẹp tan những ganh đua ghen ghét tị hiềm hung ác trong tâm mà con người vì cuộc sống đã để nó lên ngôi và che mờ tính bản thiện muôn thuở này.
 
Trịnh Y Thư con người thật của ông đã hiện rõ ràng ở truyện ngắn Tự truyện của kẻ đi tìm quá khứ và tùy bút Một kẻ lạ trên phố phường Hà Nội. Ông là người có chiều hướng đi vào nội tâm để tìm hiểu mình là ai. Và rồi ông viết xuống công trình đi tìm này nên độc giả được dịp trở về quê hương làng xã tỉnh Hà Đông, huyện Chương Mỹ, các làng xã Quảng Bị, Đầm Mơ, Chúc Sơn, Chúc Động, Tốt Động, vùng giữa hai con sông Hồng và sông Đáy. Ông giúp cho người đọc ngửi được mùi không khí “man mát” lạnh của tháng 10, mùi phân trâu bò, mùi của vùng chiêm trũng lầy lội nơi vua Lê Lợi khởi binh cứu nước. Quá khứ ùa về tâm của Trịnh Y Thư, nay cũng tràn qua tâm của người đọc. Xem rằng cái quá khứ của một người có đồng điệu với quá khứ của người đọc hay không? Chắc chắn rằng không ít thì nhiều người viết cũng làm rung động ít nhiều cái quá khứ của người kia. Vì rằng thì là mà… quá khứ một khi đã đi qua rồi thì đi mãi đi mất tiêu, nhưng hồn thiêng của nó vẫn còn đọng lại ở đâu đó gọi là “hồn thiêng sông núi, lũy tre, miếu chùa…” mà chỉ có người cầu mong mới nhìn ra được “nó”.
 
Hà Nội, Huế, Sài Gòn ba thành phố lớn làm nên ba đặc tính rất Việt mà người Việt Nam nào cũng muốn nhận lãnh. Thế nhưng Hà Nội dường như nổi trội hơn hết vì tính bề dài lịch sử của nó. Đó là tính cổ lịch sử của trống đồng, tượng Phật đồng đen; tính lãng mạn của các văn nghệ sĩ còn vương vấn đâu đây. Họ đã thổi vào bát phở, đĩa bánh cuốn, tô bún ốc, chiếc bánh tẻ… và đã làm nên nỗi bối rối mà “kẻ lạ trên phố phường Hà Nội” phải thẫn thờ!
 
Ha haaa… nhờ thế mà độc giả mới mày mò ra được một tí gì gọi là “Trịnh Y Thư”.
 
Trịnh Y Thư! Trịnh Y Thư!… cứ bị gọi tên liên hồi trong đoạn văn ngắn này, chắc cũng khiến ông nhảy mũi hắt xì liên tục. Nhưng yên chí cái nhắc nhở này chỉ là một “quả lành” ông nhận lãnh, vì cái nhân ông làm ra toàn là nhân tốt đẹp thì cớ gì có thể tạo ra được quả xấu cho được!?
Chúng ta đều đồng ý như vậy, đúng không ạ?
 
– Doãn Cẩm Liên
(California, ngày 17 tháng 2, 2025)
 
 
Ghi chú:
 
Trịnh Y Thư: Văn chương Nghệ thuật và Những điều khác là ấn bản đặc biệt về tác giả TYT do tạp chí Ngôn Ngữ thực hiện, phát hành tháng Tám, 2024.
 
Để mua sách, xin bấm vào một trong hai đường dẫn sau:
 
 
 
Hoặc liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả:
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đây là tác phẩm thứ 5 trong chuỗi sách góp phần tư duy và thảo luận cho tiến trình dân chủ hóa, được viết và giới thiệu bởi tác giả Đào Tăng Dực. Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của tôi nêu trên. Đây là tác phẩm thứ 5 trong chuỗi sách góp phần tư duy và thảo luận cho tiến trình dân chủ hóa.
Đây là một tuyển tập đặc biệt của Tạp chí Ngôn Ngữ, chủ đề về Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, ấn hành tháng 5 năm 2024. Nhan đề sách còn là “Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc: Bằng Hữu & Văn Chương.” Sách dày 716 trang, bao gồm tiểu sử, thơ và văn xuôi của vị bác sĩ nổi tiếng, khi làm thơ ký tên là Đỗ Nghê và khi viết văn xuôi ký tên thật là Đỗ Hồng Ngọc. Và phần cuối là tác phẩm của hơn 60 nhà văn, nhà phê bình, họa sĩ và nhạc sĩ viết về, vẽ chân dung, phổ thơ Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc. Tất cả các thơ, văn, bài viết trong tuyển tập đều xuất sắc.
Quý vị có bao giờ tự hỏi cảm giác thật sự khi thốt ra từ “thù ghét” là gì? Như khi nói “tui ghét người đó” hay “tui ghét ăn rau,” chúng ta có thể đang thể hiện sự không hài lòng, căm phẫn, tức giận hoặc có thể là đơn giản chỉ là không thích mà thôi. Từ điển Merriam-Webster mô tả từ “thù ghét” là “sự thù địch và ác cảm mãnh liệt thường xuất phát từ cảm giác sợ hãi, tức giận hoặc cảm giác bị tổn thương.” Trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về sự thù ghét từ các lĩnh vực như giáo dục, lịch sử, pháp luật, lãnh đạo, tâm lý học, xã hội học và nhiều ngành khác.
Tôi thích đọc “thơ ngắn” của Đỗ Nghê. Những bài thơ “ý tại ngôn ngoại,” đọc đi đọc lại, mỗi lần đọc đều nhận ra thêm một cái gì mới, khác, mở ra những chiều kích bát ngát hương thơm...
Tôi vừa được nhà văn Duy Nhân tức Nguyễn Đức Đạo trao tặng tập truyện “Trọn Đời Yêu Thương”. Sách dày 336 trang với trang bìa được trình bày thật đơn giản nhưng nội dung rất súc tích. Tập truyện gồm có 29 bài văn xuôi và 7 bài thơ...
Cầm trên tay tập thơ “Thơ hai dòng & cỏ biếc” của anh Trần Hoàng Vy gởi tặng mà thấy vui chi lạ. Tập thơ đẹp, trang nhã và tươi rói như còn thơm mùi mực. Tập thơ dày 148, được ấn hành bởi nhà xuất bản Nhân Ảnh, tháng 4/2024...
Lịch sử Phật Giáo thế giới hơn hai mươi lăm thế kỷ qua không thiếu những câu chuyện có sức thu hút đặc biệt về những đấng minh quân đem Chánh Pháp của đức Phật ra để trị quốc. Chẳng hạn, Vua A-dục (Aśoka – 304-232 BC) ở Ấn Độ, Vua Lương Võ Đế (464-549) ở Trung Hoa, Vua Songtsän Gampo (thế kỷ thứ 7 Tây lịch) ở Tây Tạng, Thánh Đức Thái Tử (574-622) ở Nhật Bản, Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) ở Việt Nam, v.v…
“Chân dung” do Ngô Thế Vinh vẽ ra không giống các chân dung của các tác giả khác. Đặc biệt là với các cây viết đã khuất núi, anh phân tích chi tiết căn bệnh đưa tới sự ra đi của các bạn này. Như bệnh ung thư cột sống sarcoma của Nguyễn Xuân Hoàng, ung thư gan của Nguyễn Mộng Giác, ung thư mắt của Cao Xuân Huy, ung thư tụy tạng của Nghiêu Đề, ung thư tuyến tiền liệt của Đinh Cường. Những chi tiết này sẽ là những tài liệu quý báu cho văn học sử sau này.
Tập “Thơ Khánh Trường” ra đời chỉ để “Vui thôi mà”, gồm ba phần: Phần 1: Ngẫu Hứng. Phần 2: Mai Anh Về Miền Trung & Những Bài Thơ Khác; và Phần 3: Khổ Lụy. Ngẫu Hứng là phần tôi thích nhất, tập hợp những bài thơ ngắn “bất chợt nẩy ra trong đầu”. Thơ được viết tự nhiên, không màu mè, không cơ bắp, không gồng, không làm dáng. Là phần mở đầu, Ngẫu Hứng cũng là phần tách riêng khỏi tập thơ, ở một vùng đất cao hơn, trên một khí hậu tươi mát, có nhịp sống tâm linh riêng. Trong khuôn khổ bài này xin chỉ đọc phần “Ngẫu Hứng”.
Lịch sử không mắc kẹt trong Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên, Kẻ hai mặt, Kẻ nằm vùng, Kẻ nội tuyến) xuất bản năm 2015, nó bùng nổ dữ dội với nỗi phẫn nộ rát bỏng hiếm thấy trên một trang viết văn học nào...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.