Hôm nay,  

Lê Giang Trần: hương lục bát ngô tịnh yên

16/02/202509:00:00(Xem: 2163)
blank 


hương lục bát ngô tịnh yên


Lê Giang Trần
 

(Lời giới thiệu của Việt Báo: Bài này được nhà thơ Lê Giang Trần đọc để chúc mừng trong buổi ra mắt thi tập Lục Bát yên của thi sĩ Ngô Tịnh Yên hôm Thứ Bảy 15/2/2025 tại Coffee Factory, Westminster, CA. Bài này cũng in trong thi tập Lục Bát Yên nơi trang 137. Sau đây là toàn văn bài của Lê Giang Trần.)

*
 
không tự dưng thành tên gọi Ngô Tịnh Yên. nhất là, sáng tạo một khuôn lục bát riêng ngô tịnh yên. giống như, một tinh tú bay cô độc âm thầm hoang liêu tịch mịch trở thành định tinh rực rỡ ánh sáng quyến rũ. tự chứng một dấu ấn, mà, như vũ thuật, khi thi triển, võ giới biết ngay người chưởng môn thành lập môn phái nào, như lục bát bùi giáng... – đặc thù,
 
cõi riêng. lục bát ngô tịnh yên tươi mới như dị thảo chợt xuất hiện trổ bông thơm ngát cô đơn trên triền chóp núi thanh khí vô nhiễm. không màng kẻ săn hoa hoài nghi. không buồn hoa ngàn năm mọc trên đỉnh trời cách biệt. hương lục bát ấy tự ngát một cõi ung dung vô ngại. lục-bát-hương này khi được chọn tinh chế thành nước hoa sẽ hấp dẫn người có ước mơ thanh tao chọn làm hương ướp cho sức sống và ẩn dụ gửi tặng tình nhân.
 

hương-lục-bát ngô tịnh yên, tinh chất chắt lọc từ đời sống truân chuyên tuổi hoa mộng, từ hương thời gian những giấc mơ ngoài tưởng tượng, từ hương
 
nước mắt cộng nghiệp trầm luân, từ hương trí tuệ tự thân... hương lưu vong trong hương quê mình... hương tĩnh mịch nơi hương quê người... những thứ mật ba la của trần thế cô đọng thành hạt bụi hương trong veo chứa đầy thế giới tinh mật.

 

bao giờ ai vi tách lục bát rời rã từng con chữ vô hồn từng biểu tượng diệu âm phân tích tìm nguyên chất mật thành cấu trúc bài thơ hay hương thoảng?

hãy để hương thơ phảng phất quyện đưa tâm trí lãng đãng ra ngoài giới hạn tâm trí đến nơi không bóng dáng trí nhớ... nơi như hồng hoang khi châu thân gọi là ngọc ngà khi ái ân gọi là thiêng liêng khi rộn ràng nhịp tim gọi là linh tính thổn thức khi dâng hiến gọi là hòa nhập đại thể...
 

lục bát khỏa thân chỉ là hóa danh để tưởng tượng về những bao la không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ định hình kinh nghiệm kiến chấp. chìm vào. tan vào. len vào. nhập vào. đừng hỏi. hoặc hương ấy đê mê.
 

hoặc nóng rực như nắng mà nồng nàn lá cháy. hoặc mát rượi như mưa mà ẩm ngáy cỏ cây. hoặc ướt lạnh như sương mà đẫm mùi tóc nhớ. rét khô tuyết đầy thèm quá môi non... đừng dừng lại quay lại. quay lại là thiên thu hóa đá. dừng lại là ngàn năm đợi chờ.
 

cái gì thượng thặng trở thành tự nhiên. cái gì điêu luyện trở thành hài hòa. cái gì quen thuộc trở thành đơn giản. tập trung tư tưởng trở thành trống rỗng vô tâm... những đã thành ấy bất ngờ nở những đóa hoa ngát hương kỳ diệu làm ngạc nhiên vận động tích cực của lý trí. khi nào phát giác giả danh ấy vô tính trong cõi tánh vô thường thì tạm gọi nhìn ra diệu tướng của hóa danh. có lần, nhà thơ mai thảo, ở tuổi trên sáu mươi, nói lục bát như một nơi trở về sau cực cùng đuối mệt. là chỗ nghỉ ngơi. êm đềm. thanh tịnh. không có tâm trạng của một kẻ kiệt lực, không có nội lực của một kẻ bất cần bạo lực, thì đừng tìm về lục bát.
 

tạo cho mình hương trời lục bát riêng, sống nhất tâm. ngó vào tưởng mộc mạc bình dị... nhưng giống như người chọn sống nơi hoang dã yên tịnh, sức sống ấy, tìm về ấy, không tự dưng. không tự dưng thành lục bát ngô tịnh yên.
 

lê giang trần

03 tháng 10, 2002
.
GHI CHÚ: Độc giả có thể mua thi tập Lục Bát Yên ở đây:
https://www.amzn.com/B0DKC6FCL2/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không rõ do một cơ duyên nào mà ba người ấy – ba nhà thơ nữ, ba tâm hồn, ba định mệnh, ba trải nghiệm, ba cuộc đời, ba ngọn suối nguồn thơ ca lại rủ nhau về hợp lưu tụ hội trong một tuyển thơ đặc sắc, hiếm có...
Tác giả của cuốn sách này, Bác sĩ Ngô Thế Vinh, là một trong những nhân vật hàng đầu trong đời sống văn học ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, và đã từng quen biết với tất cả những nhân vật mà ông phác thảo. Bác sĩ Vinh là bác sĩ chuyên ngành nội khoa tại một Trung Tâm Y Khoa Long Beach, Nam California. Ông cũng là một tác giả không biết mỏi mệt, với các tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, các sách bình luận văn hóa (như cuốn này) và các bài tường trình khảo sát. Đặc biệt, ông đã đích thân thực hiện chuyến đi điền dã theo suốt chiều dài 4.800 km của sông Mekong và đã viết hai cuốn sách nói về sự tồn vong của con sông này, một con sông lớn của thế giới và là mạch sống của hơn 70 triệu người sống dọc theo hai bờ con sông và nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Người Hát là tập thơ đầu tiên của Bùi Mai Hạnh. Một tập thơ đặc sắc. Một trong những chủ đề là những quan tâm xã hội được nhìn dưới khía cạnh trữ tình, sự bình đẳng, tự do, và các mối quan hệ giữa người và người. Thơ chị không trừu tượng, không có những ý tưởng tổng quát, mà chứa đầy sự kiện, các chi tiết. Có một truyền thống văn hóa và tinh thần ở đó, trong những bài thơ có tính hiện đại và đương đại của chị. Thơ Bùi Mai Hạnh trực tiếp mô tả, trong khi hàm chứa những yếu tố triết lý lặng lẽ. Mối quan hệ của chị với người khác, trong tình bạn, trong tình yêu, là những mối quan hệ sâu đậm, mạnh, khó khăn. Tất cả các đề tài đều có thể có mặt: sự chống trả quyết liệt đối với số phận, sự đề kháng xã hội, sự sợ hãi và hèn yếu, tất cả có mặt trong thơ Hạnh.
"Bạt" của thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho tập thơ của ba người...
Một ngày đầu thu, ngồi viết đôi trang về thơ của ba nữ lưu thời nay, sao bỗng thấy lòng xúc cảm lạ thường. Như ngày nào khi dạo chơi trong khu vườn Gitanjali bỗng gặp lại bông siêu ly thuở còn mơ mộng. Như ngày nào khi hoàng hôn xuống lái xe qua cây cầu cao ở Baton Rouge bỗng thấy vầng trăng lồng lộng trên sông. Hay như cách đây hơn mười năm, khi đi chơi vùng biển Laguna bỗng gặp lại người xưa - đầu đội nón rộng vành, mang kính đen, ngồi dưới bóng dù, tay lật xem thơ Tôi Cùng Gió Mùa. Vậy đó. Xin mời bạn đọc theo dõi những trang sau đây viết về ba nhà thơ nữ: duyên, Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh. Ô, lần đầu tiên ba nhà thơ nữ họp mặt nhau trong cùng một tập thơ. Một cuộc hội ngộ tuyệt đẹp...
Những Ngày Thơ Ấu của Võ Phú là cánh cửa mở ra thế giới tuổi thơ, tựa một bản giao hưởng của nỗi nhớ, nhưng cùng lúc chính là tiếng vọng của văn học Việt Nam hải ngoại, vốn từ lâu vẫn luôn phải đối diện với những câu hỏi không dễ trả lời: Chúng ta viết gì? Viết cho ai? Và viết bằng ngôn ngữ nào?
Tạp chí Ngôn Ngữ, trong thời gian qua đã hân hạnh thực hiện được chín tuyển tập, tương đối đầy đủ về chín tác giả nhưng toàn là phái nam. Lần này là lần đầu tiên, một bàn tay hoa trong văn học nghệ thuật Việt Nam, dành cho Ngôn Ngữ vinh hạnh này: nữ sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh...
Tôi gấp sách lại ở “Phần IV – Thơ” quyển “Trịnh Y Thư – Văn chương Nghệ thuật và Những điều khác”. Dừng lại để ngẫm xem những gì còn đọng lại trong đầu kể từ chương I cho đến hết chương III...
Văn của Tiểu Lục Thần Phong có gì? Có bút lực mạnh, có hồn văn buồn, có câu chữ lắng đọng một thứ dư vị rất riêng.
Sử gia Ấn Độ Shashank Shekhar Sinha đã thách thức lý thuyết được chấp nhận rộng rãi rằng Phật giáo đã biến mất từ thế kỷ 13 ra khỏi Ấn Độ, nơi Phật giáo ra đời. Trong cuốn sách mới nhất của ông, nhan đề "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" (NXB Macmillan, New Delhi, 2024), Sinha chỉ ra rằng người Ấn Độ đã có những cuộc tranh luận về giáo lý của Phật giáo và đã đón nhận nhiều giáo lý trong số đó trong nhiều thế kỷ sau khi Phật giáo bị tuyên bố là "đã chết" ở Ấn Độ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.