Hôm nay,  

GS Nguyễn Văn Sâm ấn hành: Tuổng Kim Long Xích Phượng

23/11/202416:18:00(Xem: 848)

GS Nguyễn Văn Sâm ấn hành:
Tuổng Kim Long Xích Phượng
 

Phan Tấn Hải
 

Bạn đang cư trú ở một nơi rất xa quê nhà. Thế rồi, một hôm, bạn mở TV xem và bất chợt nhìn thấy một vở kịch Nhật Bản thể loại Noh, và bạn bùi ngùi nhớ về quê nhà, nơi thời thơ ấu bạn đã từng xem một tuồng hát bội, một thể loại kịch cổ điển thường hát ở các ngôi đình Miền Nam Việt Nam. Khi vở Kịch Noh vừa chấm dứt, cho dù bạn chưa hiểu tận tường tuồng Nhật Bản nói gì, nước mắt đã đầm đìa trên mắt của bạn, đó là nước mắt khi nhớ về thời tuổi nhỏ chạy chơi trong sân đình, nơi các nghệ sĩ tuồng ngồi vẽ mặt của những buổi chiều trước giờ kéo màn.
 

Tuồng hát bội, một thể loại nghệ thuật chỉ còn trong trí nhớ của những người từ tuổi trung niên trở lên, những người còn nhớ âm vang và hình ảnh khi người nghệ sĩ tuồng dậm chân và đưa tay lên hát, trong khi tiếng trống gõ để đệm theo.
 

Chúng ta không hiểu chính xác, vì ký ức là của một thời tuổi nhỏ, nhưng chúng ta vẫn nhớ, hệt như chàng trai nhớ tới một sợi tóc mềm mại của một cô bạn thời đi học. Tuồng hát bội, nghe rất âm vang xưa cổ. Nhưng thực sự không quá xưa cổ. Tự điển Bách Khoa mở ghi rằng, theo nhiều học giả, tuồng xuất phát từ ca vũ dân tộc Việt Nam, song trong quá trình phát triển, tuồng đã tiếp nhận nhiều trình thức biểu diễn và hóa trang của Hí Kịch. Lối hát tuồng du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào thì chưa được xác minh.
 

Lịch sử ghi rằng người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam là Đào Duy Từ (1572-1634). Năm 1627, Đào Duy Từ là người đầu tiên đã mang về cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nghệ thuật tuồng.
 blankGS Nguyễn Văn Sâm và phu nhận, nhà văn Trần Ngọc Ánh, nơi đậu xe của Viện Việt Học hôm Thứ Bảy 23/11/2024.

Hôm Thứ Bảy 23/11/2024, Giáo sư Nguyễn Văn Sâm và phu nhân là nhà văn Trần Ngọc Ánh đã lái xe từ Victorville tới Viện Việt Học, Westminster, để cho thấy một niềm vui của nhà nghiên cứu Hán Nôm này: lô sách ấn hành đầu tiên với nhan đề sách là "Gia tài văn hóa Việt Nam: Tuồng hát bội Kim Long Xích Phượng Toàn Tập" vừa rời nhà in.
 

Sách cũng ghi rõ:
. Nguyễn Văn Sâm phiên âm và sơ chú
. Nguyễn Hiền Tâm hiệu đính
. Nguyễn Anh Tú biên tập.
. NBX Viện Việt Học 2025.

Các chi tiết này cho thấy sự làm việc cần trọng: sách dày 200 trang, cộng thêm bìa có thể gọi là 204 trang. Nhưng đây là một tâm huyết, cẩn trọng, dò và đối chiếu từng chữ, từng nghĩa.
 

Nơi trang 3 và 4 của tác phẩm, GS Nguyễn Văn Sâm giải thích, trích:
 

"Thế kỷ 19 có một sự cộng tác đặc biệt của một số người Minh Hương ở Chợ Lớn và các nhà khắc ván ở vùng Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) để thực hiện khắc ván, in và phát hành sâu rộng những tác phẩm Việt Nam viết bằng chữ Nôm. Số tác phẩm này nhiều và quan trọng vì thời gian hoạt động của nhà khắc ván, nhà phát hành nói trên gần như kéo dài cả trăm năm. Nếu làm một việc kiểm kê những tác phẩm ở trong trường hợp nầy còn sót lại cho đến ngày nay ta thật ngạc nhiên mà thấy rằng đó là một gia tài văn hóa quý báu của người Việt. Quý giá nhưng từ lâu chìm trong lãng quên vì ta không biết hay chưa biết hết.

Lý do cũng dễ hiểu thôi, vì thời gian binh lửa kéo dài, vì người cựu học trong Nam không nhiều, vì các tờ báo Nam Phong, Đông Dương, Tri Tân được thiết lập ở Bắc, vì các hội Trí Tri, Nghiên Cứu Đông Dương, Đô Thành Hiếu Cổ đều có trụ sở ở miền ngoài nên các cơ quan nầy không có phương tiện để thấy để biết mà giới thiệu những tác phẩm quý giá đó.



Lý do gì đi nữa thì các tác phẩm đó gần như mai một và chúng ta biết thật ít về chúng. Nhiều trường hợp nghe tên tác phẩm mà rất ít trường hợp thấy chính tác phẩm. Tôi gần đây có cơ may thấy được một vài quyển do nguồn tài liệu ở Pháp và được Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham khi còn mạnh khỏe cho sao lại nhiều quyển trong tủ sách riêng của Thầy nên thấy mình có bổn phận giới thiệu với học giới những gì tôi có thể làm được.

Thường thì tác phẩm cần được phiên âm cẩn thận trước khi suy nghĩ về những vấn đề đặt ra trong đó. Sự phiên âm rất cần thiết vì sẽ có dịp đem tác phẩm tới mắt đa số quần chúng Việt Nam hay học giới nghiên cứu Việt Nam mà có thể đọc được quốc ngữ. Trong khi phiên âm, phiên giả học được nhiều điều bổ ích liên quan đến chữ nôm và tiếng Việt. Phiên âm cũng là cách đọc thật kỹ tác phẩm, cân nhắc từng chữ dùng của người xưa, gặp chữ lạ lại tự hỏi đọc thế nào cho hợp lý, để tìm tòi về nghĩa. Do đó sự phiên âm của chúng tôi cũng là sự học hỏi cần thiết về những vấn đề liên quan đến chữ Nôm, đến quốc văn. Sự đọc sai, có thể có, tuy rằng chúng tôi đã cố gắng đến tối đa. Sai vì sức học chưa tới, nghiên cứu chưa đủ, nhưng nghĩ rằng ai cũng có thể sai, tôi mạnh dạn tiến vào công cuộc nhàm chán này. Sự đọc tạo nên tranh biện với những nhà Nôm học hay ngữ học càng có nhiều khả năng hơn. Chuyện đó phải xảy ra thôi, nhưng tôi đã cân nhắc thật kỹ mỗi khi đưa ra chữ mình phiên âm, không bao giờ để sự cẩu thả, qua mắt người hay sự cầu kỳ thúc đẩy. Mong phần lớn chữ mình phiên âm được công nhận và những tranh biện chỉ thực sự xảy ra vì chân lý cần được làm sáng tỏ đối với những chữ quá mắc mà thôi.

Tuồng Kim Long Xích Phượng được đọc trong tinh thần đó.

Đây là một tuồng như kiểu Tuồng San Hậu, nghĩa là không dựa trên truyện Tàu mà do người đặt mô phỏng chỗ nầy một chút, chỗ kia một chút để viết nên. Tuồng gồm ba hồi, trong mỗi hồi có nhiều lớp, không nhứt thiết phải là một cảnh. Bản Nôm không chia hồi cảnh, tôi tạm chia để người đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện."
  blank

 
Sách này cũng cho bạn nhớ lại một thể văn rất cổ, rất là tuồng Tàu và nơi đây là rất mực văn chương Nam Bộ, trích dụ, trích vài dòng nơi Mục lục các chương:
 

"Lớp 4: Nhận búa thần, Châu Võ Sĩ chờ thời giúp nước.
Lớp 5: Thứ Hậu mộng thấy hoài thai Kim Long, Xích Phượng.
Lớp 6: Ôm đố kỵ, Chánh Cung bày mưu độc.
Lớp 7: Chốn Bàn Khê, Bửu Lâm Sanh cùng Thị Lang kết bạn."
 

Bạn sẽ nhớ rằng, cứ mỗi lớp là màn từ mái đình buông xuống để các nghệ sĩ tuồng chuẩn bị cho lớp kế tiếp.
 

Đây là một cuốn sách đang gìn vàng giữ ngọc cho một nếp văn học Nam Bộ xưa cổ, những hình ảnh đang lùi dần trong ký ức của thời kỳ đương đại tưng bừng nhạc Rap, nhạc Jazz... Chắc chắn rằng, khi bạn khép trang sách lại, những hình ảnh của những ngôi đình xưa cổ đã từng xúng xính những xiêm áo nghệ sĩ tuồng sẽ hiện ra trước mắt bạn, nơi đó từng âm thanh vang lên, từng chữ chép xuống đều là các giá trị của những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa.
 

Cần liên lạc với tác giả, có thể liên lạc GS Nguyễn Văn Sâm: samnguyen20002002@yahoo.com




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước năm 2005, tôi đọc vài bài viết ký tên Vương Thư Sinh, Hoàng Tiểu Ca với lối hành văn nhẹ nhàng, trong sáng nên rất thích. Khi hỏi người bạn đồng khóa, nhà văn Dương Viết Điền cùng ở Los Angeles, cho biết đó là nhà văn Trần Việt Hải. Hè năm 2005, tôi ra tờ Cali Weekly, mời người bạn thân Nguyễn Ngọc Chấn làm chủ bút, và ngỏ ý với Việt Hải làm tổng thư ký, anh vui vẻ nhận lời. Năm 2008, tôi phục trách Section B của nhật báo Saigon Nhỏ, mỗi ngảy với chủ đề riêng, Thứ Bảy là Văn Học Nghệ Thuật, tôi cần bài gì và Việt Hải gợi ý cho tôi viết bài gì đều đáp ứng suốt 7 năm.
"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.
Giới thiệu sách với tôi là giới thiệu cảm hứng sáng tác văn học của chính tác giả. Có thể là một đề tài mang tính triết học văn chương rộng rãi, hay một điều nào đó nặng tính cảm xúc như buồn vui đời thường mà bất kỳ ai cần bạn bè, người thân chung quanh chia sẻ. Nói như thế có nghĩa tôi muốn đơn giản hóa một vấn đề lớn lao mà có thể phải mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu.
Đọc Trịnh Y Thư là đọc một nghệ thuật viết tiểu thuyết vừa siêu hình vừa hiện thực. Nó thực thực hư hư đầy bất ngờ ở những bước ngoặt tình tiết. Độc giả thoạt thấy câu chuyện là như vầy, nhưng đoạn sau nó lại mở ra một cảnh mới, nhân vật cũ mà cảnh thì khác. Lối sắp xếp câu chuyện, dàn cảnh như trong phim trường. Tác giả dẫn dắt khán giả như đang xem một cuốn phim mà nhà đạo diễn đổi cảnh quay, đổi đề tài, đổi tâm tính mà vẫn luôn giữ khán giả ở lại với nhân vật của truyện, của con người Việt Nam trong suốt ba cuộc bể dâu...
“ VÀ EM, LỄ KHẤN DÒNG” ( VE,LKD) là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Đình Bảng, sau 23 tác phẩm đã xuất bản gồm các sách Giảng văn, Giáo trình sách giáo khoa, Thơ, Văn, Bút ký... xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay. Sách dày 110 trang gồm 63 bài thơ và lời giới thiệu của nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, do nhà Xuất bản Tuổi Hoa Publishing, Hoa Kỳ ấn hành tháng 8 năm 2024, với tranh bìa của họa sĩ Nguyễn Hà và ký họa chân dung tác giả của họa sĩ Chóe.
Hiếm có một tiểu thuyết như Đường về thủy phủ của Trịnh Y Thư. Không phải là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, nhưng lại làm người đọc phải bâng khuâng nghĩ về những chặng đường đã trải qua của dân tộc. Không phải là một tiểu thuyết diễm tình, nhưng lòng độc giả sẽ chùng xuống khi khép trang sách lại và ngậm ngùi cho những mối tình tan vỡ. Bạn có thể đọc xong, tuần sau đọc lại, vẫn còn thấy có những gì như cần đọc nữa. Chữ của Trịnh Y Thư như dường không cũ tí nào, vì nó luôn luôn gợi tới những gì sâu thẳm trong tim mỗi người, những ước mơ về một mối tình rất mực kỳ ngộ, rất mực dị thường.
“Ở Phía Đông Âm Phủ” là một trong hai truyện tạo thành tập truyện có cùng tựa đề “Ở Phía Đông Âm Phủ” của nhà văn Nguyễn Viện. Sách dày 184 trang do Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2024. Ở âm phủ, dĩ nhiên, để bị trừng phạt và đền tội, nếu vậy, ngụ ý của tác giả là tội gì, đối với các nhân vật trong truyện, những lãnh tụ có thật đưa vào hư cấu, mang máu lịch sử, tạo ra những khúc quanh lớn cho dân tộc, chôn hàng hà sa số xương thịt của người dân, dù có ý định tốt đẹp? Đối với lãnh đạo, lý tưởng và hành động là hai bạn đồng hành, nếu họ yêu nhau, chuyện tốt đẹp sẽ xảy ra; nếu họ phản bội nhau, chuyện xấu xa sẽ xuất hiện sau mặt nạ son phấn của tuyên truyền.
Sách mới "Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ" của Nguyễn Viện, do NXB Tiếng Quê Hương (Mỹ) ấn hành, 2024. Gồm 2 truyện kịch: VÀ, HẮN ĐÃ ĐẾN & Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ. Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng nhận định: “Ở phía đông âm phủ” độc đáo ở chỗ tác giả không miêu tả trực tiếp nhân vật, mà để cho họ nói năng như trên sân khấu, như trong một vở kịch. Hình thức tiểu thuyết - kịch rất hiếm trong văn học Việt Nam… Những quan sát của anh sắc bén, và trong một ngôn ngữ đẹp, giản dị, tinh tế, dí dỏm, tôi thiết nghĩ anh đã thành công trong việc đánh thức ý thức lịch sử và xúc cảm cá nhân nơi người đọc. Nhà nghiên cứu lý luận Ngu Yên đúc kết: Trên con đường văn chương Việt, Nguyễn Viện trở thành một trong số ít nhà văn phiêu lưu, dọ dẫm vào miền văn học lạ lẫm.
Kề từ khi bệnh tật tận tình thăm hỏi, Khánh Trường đã cho ra đời: Truyện ngắn Khánh Trường (2016), Chuyện Bao Đồng (tạp bút, 2018) và các tiểu thuyết: Tịch Dương (2019), Dấu Khói Tàn Tro (2020), Bãi Sậy Chân Cầu (2020), Có Kẻ Cuồng Điên Khóc (2020), Xuyên Giấc Chiêm Bao (2021), Đừng Theo Dông Bão (2021). Nắng Qua Đèo (2021), Năm Tháng Buồn Thiu (2023), Cùng Nhau Đất Trời (2024) và cuối cùng là tập Thơ Khánh Trường (2024). Số tác phẩm đồ sộ này, ít ai, kể cả những tác giả sung sức nhất, làm nổi. Đúng là…kỳ vĩ! Cuốn “Cùng Nhau Đất Trời” này có chút khác với các cuốn trước vì tác giả ghi ngay ngoài bìa sách là “du ký tiểu thuyết”. Chuyện mới à! Mới nhưng truyện của Khánh Trường chằng bao giờ thoát ra khỏi tình. “Cùng Nhau Đất Trời” cũng vậy, đây là một truyện tình. Nhân vật chính không còn trẻ, đã 38 tuổi, chưa chồng con. Ông bố sốt ruột: “Cô tưởng cô còn trẻ lắm sao? Kén cá chọn canh mãi, mai mốt thành gái già, hối không kịp”.
Nhận được cuốn tiểu thuyết Đường về thủy phủ của nhà văn Trinh Y Thư, nghiền ngẫm đọc mấy hôm và suy nghĩ viết đôi lời cảm nhận cho tác phẩm của ông...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.