Hôm nay,  

Giới Thiệu Tuyển Tập Nhà Văn Việt Hải: Văn Chương - Vang Bóng Một Thời

15/11/202400:00:00(Xem: 581)
 
vang bong mot thoi
  
Trước năm 2005, tôi đọc vài bài viết ký tên Vương Thư Sinh, Hoàng Tiểu Ca với lối hành văn nhẹ nhàng, trong sáng nên rất thích. Khi hỏi người bạn đồng khóa, nhà văn Dương Viết Điền cùng ở Los Angeles, cho biết đó là nhà văn Trần Việt Hải. Hè năm 2005, tôi ra tờ Cali Weekly, mời người bạn thân Nguyễn Ngọc Chấn làm chủ bút, và ngỏ ý với Việt Hải làm tổng thư ký, anh vui vẻ nhận lời. Năm 2008, tôi phục trách Section B của nhật báo Saigon Nhỏ, mỗi ngảy với chủ đề riêng, Thứ Bảy là Văn Học Nghệ Thuật, tôi cần bài gì và Việt Hải gợi ý cho tôi viết bài gì đều đáp ứng suốt 7 năm.

Việt Hải viết nhanh, ngoài văn chương, khi yêu cầu viết thêm mục gì, hôm sau có ngay. Từ đó tình bạn văn giữa hai chúng tôi cùng góp mặt trên văn đàn từ Texas sang California. Nếu tính trung bình mỗi năm Việt Hải viết khoảng hai chục bài (ngắn, dài) thì trong hai thập niên qua với số lượng rất nhiều. Nhưng bạn tôi không chịu in sách mà là một trong những người bạn thân “xúi’ tôi thực hiện tác phẩm.

Việt Hải là “con chim đầu đàn” trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian vì vậy trong nhóm nầy có hai bạn văn (Phạm Thái & Khánh Lan) tự nguyện thực hiện Tuyển Tập Văn Chương - Vang Bóng Một Thời làm món quà kỷ niệm nhân ngày sinh nhật Việt Hải bước sang tuổi thất thập sau 28 năm bị stroke (1996), “Tri ân và tuyên dương nhà văn Việt Hải” (Phạm Thái). Với Khánh Lan, “Đây là một tác phẩm đòi hỏi người viết một cong trình nghiên cứu kỹ lưỡng, đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên tâm”. Nểu “xúi” Việt Hải thực hiện có lẽ chờ đến… “Tết Công Gô” (trước năm 1975 thường nói đùa đợi mòn con mắt).

Tuyển Tập Văn Chương - Vang Bóng Một Thời của Việt Hải dày 418 trang, gồm ba mươi hai bài viết, Trang Thơ Việt Hải và hình ảnh lưu niệm. Hình thức: trình bày trang nhã, đẹp, giấy trắng, hình màu trông bắt mắt. Nội dung với nhiều thể loại biên khảo văn chương, điện ảnh, khoa học, sáng tác, đa dạng.
Trong tuyển tập có các bài viết của Kiều My, Dương Viết Điền, Bích Phượng Paris, Nguyễn Thị Phương Hiền, Ngô Thiện Đức, Cảnh Thiên… và Khánh Lan nên tôi cảm thấy đầy đủ, không có gì viết thêm về Việt Hải. Tựa như ngày xưa đời nhà Đường, nhà thơ Lý Bạch đến Hoàng Hạc Lâu đọc bài thơ Thôi Hiệu viết trên vách đá đã thốt lên: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu...”.

Trần Việt Hải sinh năm Quý Tỵ (1953) tại Gò Dầu, Tây Ninh (trong bài viết gần đây của tôi: Tiểu Tử, Nhà Văn Gìn Giữ Hồn Quê Tây Ninh) mang lại niềm hãnh diện trên mảnh đất nầy. Song thân có 8 người con (3 trai, 5 gái).

Nơi chốn nầy: Tây Ninh Quê Tôi của Việt Hải “Tây Ninh là quê hương tôi, vì tôi ra đời tại đó, dù không sống tại đó lâu, nhưng những năm tháng về nơi này nghỉ hè cũng đủ cho tôi cái tình thân ái của những năm tháng thiếu thời.

Tây Ninh, quê tôi đó, nơi mà người dân làm lụng cần cù lại mang đặc tính hiền hòa để tôi mãi mãi nhung nhớ về Gò Dầu, về Tây Ninh và vui sướng được nhìn nhận như một người con của vùng đất quê tôi. Mỗi con người được sinh ra ở miền nào đó, dù phì nhiêu hay nghèo khổ, dù được thiên nhiên đãi ngộ hay không thì nó vẫn là quê hương.

Nếu Việt Nam của tôi là một đất nước thiêng liêng luân lưu trong dòng huyết quản, đẹp đẽ về địa lý và văn hóa, thì Tây Ninh của tôi cũng trong sáng trong hai yếu tố đặc trưng đó: Chỉ vì Việt Nam và Tây Ninh đều là quê hương tôi, và tôi đã gắn bó bằng từng thớ thịt, bằng khối óc, bằng con tim hay bằng với cả hai yếu tố đặc trưng đã nêu từ tiềm thức xa xưa của thuở thiếu thời và của hoài niệm đã qua sẽ mãi mãi ngự trị trong tâm hồn tôi, cho nỗi niềm ấp ủ mang theo trong lòng người lưu lạc của quê hương đã thật sự xa xôi cách trở vì địa lý, để Tây Ninh quê tôi vĩnh viễn trong nỗi nhớ nhung hay trong niềm nhớ thương vô biên”.

Việt Hải theo học tại trường trung học Pétrus Ký, đại học Luật và đại học Kinh Thương Sài Gòn. Thân phụ là Hải Quân Đại Tá phục vụ tại Vùng I Duyên Hải, vì chu toàn trách nhiệm nên bị kẹt lại, bì tù 13 năm.

Sau biến cố tang thương tháng Tư năm 1975, hầu hết gia đình Quân Dân Cán Chính bị kẹt lại ở miền Nam Việt Nam phải cam chịu bao thảm họa, nghịch cảnh!

Trong thời gian phụ trách các tờ báo, tôi đã đăng tải và giới thiệu hồi ký qua các bài viết, sách của nhiều tác giả về thảm cảnh vượt biên. Can đảm, liều mình mạng sống để bỏ nước ra đi tìm cuộc sống mới trên mảnh đất tự do nơi xứ người với cái giá phải trả quá đắt! Trong đó rất nhiều hồi ký về vượt biển, ít bài viết về vượt biên đường bộ… Trong bài viết Chuyện Xưa Cầu Cá của Việt Hải, với tựa đề tưởng chừng nhắc lại thú vui nhưng là câu chuyện kể lại hành trình vượt biên cam go, nguy hiểm từ Tây Ninh sang Miên, Thái Lan năm 1982:

 “Ngày bi thảm 30-4 đến, gia đình hai chúng tôi đều chia chung số phần hoạn nạn chia ly, đồng khổ như nhau. Cha tôi đi tù ngoài bắc Việt… Mẹ tôi thấy tình trạng Sài Gòn khó sống nên bà quyết định dọn về quê Tây Ninh…

Mẹ tôi có ý định như vượt biên tìm tự do hay sao đó mà bà muốn đem con cái về đây. Là con trai lớn tôi phụ mẹ nhảy ra đi làm kiếm tiền lo cho gia đình... Đời sống ở quận lỵ nhỏ rất dễ thương vì mọi người như quen biết nhau, thân nhau, tình cảm đậm đà hơn, không như ở đô thị lớn vốn đông đúc, xô bồ.

Thạch Sung, người trung gian đưa tôi sang Miên, rồi từ đó người ta đưa tôi sang đất Thái, ông khuyên tôi nên ngâm nắng cho sạm da, càng đen càng tốt vì tôi sẽ đóng vai thương buôn. Sáng sớm 5 giờ tinh sương Thạch Sung chở tôi và 2 cô gái người Việt gốc Hoa kiều Chợ Lớn từ Sài Gòn lên đây, chúng tôi sẽ cùng vượt biên giới sang tỉnh Svay Rieng của Miên, chúng tôi nghỉ ngơi, hôm sau hừng đông sang Prey Veng rồi tới thủ đô Phnom Penh…”.

Việt Hải ghi lại cuộc hành trình đường bộ quá bất trắc, nguy hiểm khi đến Miên vào lúc “Thời điểm 82 là chế độ Heng Samrin được Hà Nội dựng lên làm bù nhìn, trong khi đó phe đối kháng là 3 phe của Khmer đỏ của Pol Pot, Khmer xanh của Son San và phe tự do của cựu Hoàng Norodom Sihanouk… Chúng tôi bị tốp người mặt đồ bà ba đen quấn khăn rằn ngang cổ trang bị súng ống chận đường khi vào thị trấn Pailin. Tôi nghe nói nơi đây các phe phái Khmer đỏ, xanh hay phe Ông Hoàng thường va chạm kình chống nhau để tranh giành ảnh hưởng lên nhau”.

Chàng thanh niên cũng gan dạ khi gặp phải bọn Pol Pot bắt “Hỏi cung chúng tôi, sau đó họ bắt đầu lục xét trên thân thể từng người. Một tên bỗng giở trò bỉ ổi chĩa súng lột quần áo của 2 chị em Hồng Anh (vuợt biên cùng Việt Hải) và nhăn răng cười trông thật đểu giả. Hai tên đệ tử giữ tay chân tay Lan Anh cười thật nham nhỡ, tên đầu đảng cởi bỏ xiêm y của y, ngực trần của y xâm hình chiếc đầu lâu và kế đó là hình đầu rắn hổ mang khè lửa đỏ, y lườm Lan Anh như chuẩn bị trò tồi bại, tên thứ 4 cầm cây AK-47 canh chừng tôi. Lan Anh khóc la dữ dội, trong khi Hồng Anh ôm mặt khóc xoay hướng khác.

Trong cơn vui say bọn chúng xao lãng tôi, tôi chụp nhanh lấy cái ghế gỗ bên cạnh giáng vào đầu tên lính canh tôi, y xiểng niểng, tôi chụp giật lấy khẩu súng vật lộn với hắn, hai tên cận vệ còn lại ôm súng lại nện vào người tôi túi bụi đến khi tôi ngất xỉu. Thế là chúng thỏa mãn khi hiếp hai chị em Hồng Anh, xong chúng bỏ đi…”.

Tai qua nạn khỏi, cuối cùng may mắn gặp được những người tốt bụng (Rin và vợ y là Neary) giúp đỡ “Ông cho biết ông theo phe chính phủ liên hiệp kháng chiến, y thuộc phe Son San, được Thái Lan và Mỹ giúp đỡ. Tôi nói tôi có cha bị người CS cầm tù. Ông gật đầu tỏ ý ông hiểu tôi” và “Tạm tá túc đến khi chúng tôi có dịp vượt sang Thái gặp phái đoàn Cao Ủy Liên Hiệp Quốc”… “… Khi phái đoàn Cao Ủy Tị Nạn đến, ba người chúng tôi là Hồng Anh, Lan Anh và tôi vì biết Anh ngữ nên được ông trại trưởng người Thái tuyển dụng làm liên lạc viên cho làng cầu cá Rinsons”. Để đáp ân tình của người cứu mạng “Tôi xin phái đoàn Cao Ủy ưu tiên cho 4 người trong gia đình ông Rin, 4 người trong gia đình ông Shou và chúng tôi cứu xét đơn chúng tôi xin đi Mỹ… Chúng tôi đậu phỏng vấn dễ dàng…

Ngày bay sang Mỹ, cả nhóm chúng tôi 11 người đi chung trên chuyến phi cơ về hướng San Francisco, nơi có mẹ Hồng Anh cư ngụ. Gia đình ông Shou được Hội Cứu Trợ Người Hmong bảo trợ về Fresno, gia đình ông Rin được Hội Thân Hữu Người Cao Miên bảo trợ về Stockton. Nghiã là chúng tôi sẽ định cư tại những vùng đất không xa nhau theo phạm vi thật bao la của xứ Hoa Kỳ…”.

Khi Việt Hải tị nạn tại Mỹ, thân phụ anh còn ở trong lao tù, anh theo đuổi việc hành và tốt nghiệp kỹ sư, lập gia đình với Lệ Hoa. Anh làm việc trong công ty, ông boss có hai bằng tiến sĩ và điều hảnh hai công ty, thấy anh có khả năng nên khuyên tiếp tục lấy MS sẽ giao cho cho công việc mới, thay ông. Vì vừa đi làm vừa tiếp tục học hành, có lẽ quá phí sức nên năm 1996 anh bị stroke và đến năm 1998 hai lần bị celebral hemorrhage stroke bị liệt đôi chân phải ngồi xe lăn (wheelchair)! Trong khi đó vợ chồng anh có hai con trai (3 tuổi và 1 tuổi), quá bất hạnh!

Nhà thơ Phùng Quán hai bài thơ Chống Tham Ô Lãng Phí và Lời Mẹ dặn viết năm 1956. Trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, ông đã phải đánh đổi gần như cả cuộc đời mình với 15 năm lao động cải tạo và 32 năm treo bút. Ông viết hai câu thơ để đời: “Có những phút ngã lòng. Tôi vịn câu thơ và đứng dậy…” thì Việt Hải đã vịn vào viết lách để tồn tại trong cuộc sống, không những vậy mà đã đóng góp cho nên Văn Học Nghệt Thuật hải ngoại. Gần đây vợ tôi phải mỗ võng mạc và bị vấp ngã nứt xương đầu gối phải ngồi xe lăn, tôi làm Mr. Mom từ mọi việc trong nhà, di chuyển… Tôi nghĩ đến công việc của chị Lệ Hoa, rất cảm phục. Có lần tôi chia sẻ điều nầy với chị và chị nói đùa “nghiệp mà anh”, và chưa bao giờ nghe chị than vãn. Nhớ nhé, sau nầy có đầu thai và nên duyên vợ chồng, bạn phải trả “cái nghiệp” nầy suốt cả cuộc đời.

Trở lại với tuyển tập Văn Chương - Vang Bóng Một Thời của Việt Hải, với tôi chỉ là phần nhỏ trong hằng trăm sáng tác của anh nhưng đã tổng quát trong nhiều lãnh vực sáng tác.

Tôi có “món nợ ân tình” văn chương với Việt Hải nhưng không đáp lễ khi viết về anh vì ngại cho rằng “áo thụng vái nhau” mà thật ra vì đam mê trong nghiệp dĩ và cũng là thú vui tao nhã giữa anh em chúng tôi cùng sở thích và lý tưởng quốc gia nên chẳng có “áo thụng” gì cả mà là “áo tơi” vì đã trải qua quãng đời tơi tả nên “vịn vào viết lách” góp mặt cho đời.

Ngày 4/10 vừa qua, nhận được email của Việt Hải nhờ tôi trình bày poster ra mắt tuyển tập. Gớm, bạn tôi thật kín tiếng đến giờ phút cuối mới cho biết ngày ra mắt tuyển tập vào dịp sinh nhật anh 8/12/2024 tại Việt Life Club, 15609 Beach Blvd. Westminster vào trưa Chủ Nhật, 8/12 với các vị diễn giả uy tín.

Little Saigon, 11/11/2024
Vương Trùng Dương
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn đang cư trú ở một nơi rất xa quê nhà. Thế rồi, một hôm, bạn mở TV xem và bất chợt nhìn thấy một vở kịch Nhật Bản thể loại Noh, và bạn bùi ngùi nhớ về quê nhà, nơi thời thơ ấu bạn đã từng xem một tuồng hát bội, một thể loại kịch cổ điển thường hát ở các ngôi đình Miền Nam Việt Nam. Khi vở Kịch Noh vừa chấm dứt, cho dù bạn chưa hiểu tận tường tuồng Nhật Bản nói gì, nước mắt đã đầm đìa trên mắt của bạn, đó là nước mắt khi nhớ về thời tuổi nhỏ chạy chơi trong sân đình, nơi các nghệ sĩ tuồng ngồi vẽ mặt của những buổi chiều trước giờ kéo màn.
"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.
Giới thiệu sách với tôi là giới thiệu cảm hứng sáng tác văn học của chính tác giả. Có thể là một đề tài mang tính triết học văn chương rộng rãi, hay một điều nào đó nặng tính cảm xúc như buồn vui đời thường mà bất kỳ ai cần bạn bè, người thân chung quanh chia sẻ. Nói như thế có nghĩa tôi muốn đơn giản hóa một vấn đề lớn lao mà có thể phải mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu.
Đọc Trịnh Y Thư là đọc một nghệ thuật viết tiểu thuyết vừa siêu hình vừa hiện thực. Nó thực thực hư hư đầy bất ngờ ở những bước ngoặt tình tiết. Độc giả thoạt thấy câu chuyện là như vầy, nhưng đoạn sau nó lại mở ra một cảnh mới, nhân vật cũ mà cảnh thì khác. Lối sắp xếp câu chuyện, dàn cảnh như trong phim trường. Tác giả dẫn dắt khán giả như đang xem một cuốn phim mà nhà đạo diễn đổi cảnh quay, đổi đề tài, đổi tâm tính mà vẫn luôn giữ khán giả ở lại với nhân vật của truyện, của con người Việt Nam trong suốt ba cuộc bể dâu...
“ VÀ EM, LỄ KHẤN DÒNG” ( VE,LKD) là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Đình Bảng, sau 23 tác phẩm đã xuất bản gồm các sách Giảng văn, Giáo trình sách giáo khoa, Thơ, Văn, Bút ký... xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay. Sách dày 110 trang gồm 63 bài thơ và lời giới thiệu của nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, do nhà Xuất bản Tuổi Hoa Publishing, Hoa Kỳ ấn hành tháng 8 năm 2024, với tranh bìa của họa sĩ Nguyễn Hà và ký họa chân dung tác giả của họa sĩ Chóe.
Hiếm có một tiểu thuyết như Đường về thủy phủ của Trịnh Y Thư. Không phải là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, nhưng lại làm người đọc phải bâng khuâng nghĩ về những chặng đường đã trải qua của dân tộc. Không phải là một tiểu thuyết diễm tình, nhưng lòng độc giả sẽ chùng xuống khi khép trang sách lại và ngậm ngùi cho những mối tình tan vỡ. Bạn có thể đọc xong, tuần sau đọc lại, vẫn còn thấy có những gì như cần đọc nữa. Chữ của Trịnh Y Thư như dường không cũ tí nào, vì nó luôn luôn gợi tới những gì sâu thẳm trong tim mỗi người, những ước mơ về một mối tình rất mực kỳ ngộ, rất mực dị thường.
“Ở Phía Đông Âm Phủ” là một trong hai truyện tạo thành tập truyện có cùng tựa đề “Ở Phía Đông Âm Phủ” của nhà văn Nguyễn Viện. Sách dày 184 trang do Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2024. Ở âm phủ, dĩ nhiên, để bị trừng phạt và đền tội, nếu vậy, ngụ ý của tác giả là tội gì, đối với các nhân vật trong truyện, những lãnh tụ có thật đưa vào hư cấu, mang máu lịch sử, tạo ra những khúc quanh lớn cho dân tộc, chôn hàng hà sa số xương thịt của người dân, dù có ý định tốt đẹp? Đối với lãnh đạo, lý tưởng và hành động là hai bạn đồng hành, nếu họ yêu nhau, chuyện tốt đẹp sẽ xảy ra; nếu họ phản bội nhau, chuyện xấu xa sẽ xuất hiện sau mặt nạ son phấn của tuyên truyền.
Sách mới "Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ" của Nguyễn Viện, do NXB Tiếng Quê Hương (Mỹ) ấn hành, 2024. Gồm 2 truyện kịch: VÀ, HẮN ĐÃ ĐẾN & Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ. Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng nhận định: “Ở phía đông âm phủ” độc đáo ở chỗ tác giả không miêu tả trực tiếp nhân vật, mà để cho họ nói năng như trên sân khấu, như trong một vở kịch. Hình thức tiểu thuyết - kịch rất hiếm trong văn học Việt Nam… Những quan sát của anh sắc bén, và trong một ngôn ngữ đẹp, giản dị, tinh tế, dí dỏm, tôi thiết nghĩ anh đã thành công trong việc đánh thức ý thức lịch sử và xúc cảm cá nhân nơi người đọc. Nhà nghiên cứu lý luận Ngu Yên đúc kết: Trên con đường văn chương Việt, Nguyễn Viện trở thành một trong số ít nhà văn phiêu lưu, dọ dẫm vào miền văn học lạ lẫm.
Kề từ khi bệnh tật tận tình thăm hỏi, Khánh Trường đã cho ra đời: Truyện ngắn Khánh Trường (2016), Chuyện Bao Đồng (tạp bút, 2018) và các tiểu thuyết: Tịch Dương (2019), Dấu Khói Tàn Tro (2020), Bãi Sậy Chân Cầu (2020), Có Kẻ Cuồng Điên Khóc (2020), Xuyên Giấc Chiêm Bao (2021), Đừng Theo Dông Bão (2021). Nắng Qua Đèo (2021), Năm Tháng Buồn Thiu (2023), Cùng Nhau Đất Trời (2024) và cuối cùng là tập Thơ Khánh Trường (2024). Số tác phẩm đồ sộ này, ít ai, kể cả những tác giả sung sức nhất, làm nổi. Đúng là…kỳ vĩ! Cuốn “Cùng Nhau Đất Trời” này có chút khác với các cuốn trước vì tác giả ghi ngay ngoài bìa sách là “du ký tiểu thuyết”. Chuyện mới à! Mới nhưng truyện của Khánh Trường chằng bao giờ thoát ra khỏi tình. “Cùng Nhau Đất Trời” cũng vậy, đây là một truyện tình. Nhân vật chính không còn trẻ, đã 38 tuổi, chưa chồng con. Ông bố sốt ruột: “Cô tưởng cô còn trẻ lắm sao? Kén cá chọn canh mãi, mai mốt thành gái già, hối không kịp”.
Nhận được cuốn tiểu thuyết Đường về thủy phủ của nhà văn Trinh Y Thư, nghiền ngẫm đọc mấy hôm và suy nghĩ viết đôi lời cảm nhận cho tác phẩm của ông...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.