Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Trên Kệ Sách | Ngu Yên giới thiệu

01/08/202421:31:00(Xem: 953)
AI Dang Tho Tho
Bìa sách AI

  • Tiểu thuyết có khả năng chuyển hướng dòng tiểu thuyết tiếng Việt hiện thực truyền thống.
  • Tiểu thuyết đánh dấu một ngã rẽ của tiểu thuyết hải ngoại.
  • Tiểu thuyết cập nhật với đời sống và khoa học điện tử.
  • Sách dày 286 trang, sáng tác mới của nhà văn Đặng Thơ Thơ.
  • Sách bán trên mạng LuLu:
  • https://www.lulu.com/shop/th%C6%A1-th%C6%A1-%C4%91%E1%BA%B7ng/ai/
  • Với lời giới thiệu:


“Ai là tiểu thuyết về sự mất tích của bản thể, của những con người, trên sân khấu của đời sống như một viện bảo tàng. Ai ngẫu nhiên được hình thành như bản tẩu pháp (fugue) về hành trình trốn chạy, lưu vong, tỵ nạn, hoá thân của con người trong thời hiện đại. Ai là sự kết hợp các hình thức sáng tạo trong tiểu thuyết như phim ảnh, tường thuật, truyện lồng trong truyện (metafiction), để tạo một không gian cho các ý niệm phản chiếu lẫn nhau, trong màn triển lãm nghệ thuật sắp đặt (installation) dùng ý tưởng. làm chất liệu. Ai mở ra sân chơi cho trò chơi ngôn ngữ đang cần khai phá thêm và khai quật lại. Ai là một thử nghiệm về thời gian để người đọc tự tìm kiếm câu trả lời cho họ.”

  • Ngu Yên, tôi đọc cuốn truyện vài lần. Đọc lại lời giới thiệu. Cảm thấy lời này cao kỳ và khó hiểu, vì muốn hiểu, có hai cách: Một, Trí tuệ soi sáng đủ để hiểu từ ngữ như ý nghĩa quen dùng; mà ý nghĩa ở đây sâu đậm từ một nội tâm nghiền ngẫm chuyện phức tạp của con người, có giá trị riêng tư nhiều hơn của chung. Hai, nếu người nào đã từng trải qua kinh nghiệm ‘mất tích bản thể’ thì sẽ hiểu thấu đáo. Tuy nhiên, bản thể không mất một cách dễ dàng. Chỉ cần mất bản sắc đủ để biến mất trong sự sống. Vì vậy, không mấy ai có kinh nghiệm này. Tôi e rằng đa số người đọc sẽ lạc lõng rồi mất tích trong rừng chữ và ý của vùng tiểu thuyết này. Bạn đọc, có đúng vậy không?

Hãy suy nghĩ một chút. Đúng, người đọc, chúng tôi thất lạc rồi mất tích, Chà, cái kinh nghiệm mất tích này đúng một phần ý muốn của tác giả, vì thông điệp chính của cuốn tiểu thuyết này là “sự mất tích đa dạng” trong cuộc sống hôm nay, thế kỷ 21. Có lẽ từ kinh nghiệm mất tích nhỏ này, bạn sẽ suy ra sự mất tích lớn: sự mất tích của vắng mặt (dễ hiểu, dễ tìm thấy) và sự mất tích dù có mặt (khó tìm, nó lẫn trong ngụ ý và ấn dụ.)

Bạn đọc, mỗi đời sống của mỗi chúng ta là một ẩn dụ, mỗi người đại diện ý nghĩa cho một điều gì. Ngụ ý, sự có mặt của một người là mang giá trị nào đó tham dự vào xã hội và lịch sử lớn (không phải lịch sử học.) Nếu không thực thi giá trị đó, nghĩa là người đó có mặt mà vắng mặt, hiện diện mà mất tích.

Toàn bộ mất tích trong cuốn tiểu thuyết này được trình bày mở rộng qua từ vựng “Ai”. Một cách thể hiện mới lạ cho tiểu thuyết tiếng Việt. “Ai” không có dấu hỏi kèm theo. Nghĩa là sao? “Ai” là câu hỏi ngầm? Là đồng âm với từ “I” trong tiếng Anh, cái Tôi? Là chữ viết tắt của A.I., ‘trí thông minh điện tử’?

Hoặc “Ai” chỉ là một tiếng kêu hoảng hốt, không phải hỏi, mà chỉ thể hiện sự sợ hãi, lo âu, giữa bất ngờ? 

“Ai” cuốn tiểu thuyết này không dễ hiểu, cần một hành trình động não, và nhất là thả lỏng bản thân để tự mất tích qua nhiều trang giấy trước khi tìm đến Ai là ai.

Điểm nhấn vào trang cuối, khi bạn đọc thở phào sau một cuộc phiêu lưu chữ nghĩa đầy ly kỳ, xin hãy dành thời giờ nghĩ về: Có người mất tích và biết mình đang mất tích. Có người mất tích mà vẫn tưởng mình đang hiện diện. Bạn là “Ai”. (không có dấu hỏi kèm theo.)

                                                            
Ngu Yên

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhận được cuốn tiểu thuyết Đường về thủy phủ của nhà văn Trinh Y Thư, nghiền ngẫm đọc mấy hôm và suy nghĩ viết đôi lời cảm nhận cho tác phẩm của ông...
Tôi đã đọc bản thảo “Dòng Đời” khá là chậm. Đôi khi tôi đọc lại môt số đoạn, một số trang. Khi đọc lại toàn văn bản thảo lần thứ nhì, tôi lấy giấy ra ghi chú về các nhân vật, các mốc thời gian, những chuyển biến khi các nhân vật dời đổi từ bên dòng sông này qua thị trấn miền núi kia. Tất cả như một cuốn phim về một quê nhà đang tìm hướng đi trong thời kỳ hậu thực dân Pháp, nơi lối rẽ của tranh chấp để con sông trở thành đôi bờ và rồi người lái đò (trong tiểu thuyết này là người có tên là ông Ba Đò) trở thành người hai mặt, bị buộc cung cấp tin cho cả hai lực lượng thuộc hai ý thức hệ khác nhau.
Ngôn Ngữ đặc biệt về “tác giả tác phẩm”, cuốn này hân hạnh được giới thiệu đến quý bạn đọc, một cây bút tài danh đã viết và thành công trong hầu hết trong nhiều bộ môn văn học nghệ thuật qua bốn thập niên. Tác giả đó là nhà văn Trịnh Y Thư. Ông tên thật Trịnh Ngọc Minh, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, trưởng thành tại Sài Gòn, du học và hành nghề điện tử viễn thông tại Hoa Kỳ cho đến khi hưu trí vào năm 2018. Như đã thượng dẫn, Trịnh Y Thư là một người đa tài, chúng tôi xin giới thiệu đại khái về từng bộ môn ông đã sinh hoạt. Trong bộ môn văn, ông đã viết và phổ biến rộng qua sách in từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dịch, khảo cứu, nhận định văn học, tùy bút, tạp bút, tạp luận. Với bộ môn thi ca, ông có một số ít bài theo phong cách vần điệu nhưng không cùn mòn. Chúng tôi nghĩ ông rất hứng thú và chuyên về trường ca, hoặc những bài viết có số lượng câu không quá ngắn hoặc quá dài, và ông cũng sử dụng cả lối thơ Hokku với chỉ 3 câu cho từng khổ.
Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
Suy nghĩ về thơ, Đặng Toản đã viết: “ ... Thơ chấp nhận mọi sự đẽo gọt và không đẽo gọt, từ vi tế đến thô ráp, từ dân gian đến bác học và các thành phần tham gia vào chiếu thơ có mặt phu xe và tể tướng, gã ăn mày và đại phú hộ...” ( Nghĩ về thơ, trang 258). Do đó sẽ càng thú vị hơn, khi ta bắt gặp những hình ảnh thơ, những câu thơ với những ngôn ngữ “nghề nghiệp” song cũng đầy mới lạ và ấn tượng của “gã thợ tiện’ bên những tia laser cắt... ống sắt!
Tập truyện ngắn “Chuyện cũ phù dung trấn” ( CCPDT), là tác phẩm thứ 16 của Tiểu Lục Thần Phong ( TLTP ). Sách dày 362 trang, gồm 36 truyện ngắn, với những suy tư trăn trở về cuộc sống nơi quê nhà và cả nơi xứ xa, mà tác giả hiện đang sinh sống. Thấm đẫm những hiện thực của cuộc sống và gắn kết cả chuyện đời, chuyện đạo, gây ấn tượng và những suy ngẫm cho bạn đọc...
Tôi đã yêu mến và ngưỡng mộ gần như tất cả các nhân vật được viết trong tuyển tập này. Trong đó có những người là bậc thầy vô cùng cao tột của tôi: Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, và Thầy Tuệ Sỹ. Những vị khác về nhiều mặt cũng là những bậc thầy của tôi, nghĩa là tôi nhận thấy có phương diện nào đó để học từ họ, nhờ cơ duyên thân cận hoặc nhờ gặp trong làng văn chương. Thí dụ, Giáo sư Trần Huy Bích là đỉnh cao về Hán học, về nghiên cứu thơ và cổ văn, với những nghiên cứu về nhà thơ Vũ Hoàng Chương cực kỳ thơ mộng và thâm sâu.
Cuốn sách này, như chính tựa đề, Đường về thủy phủ, đã báo hiệu điều gì đó huyễn hoặc. Vì vậy, bạn đọc nếu chờ đợi một câu chuyện tiểu thuyết thông thường có đầu đuôi, có lô-gic, có sự tình chặt chẽ hợp lý, xin gấp sách lại, hãy tìm đọc một cuốn khác. Là một tác phẩm siêu hư cấu không có chủ ý đáp ứng những quy củ tiểu thuyết thông thường, Đường Về Thủy Phủ của Trịnh Y Thư là một tập hợp của ba câu chuyện, ba toa riêng lẻ của một chuyến tàu, vận hành trên cùng một đường rầy thiên lý, theo chiều dài của một giai đoạn lịch sử chiến tranh tanh nồng, nơi hành khách là những nhân vật bị ném lên tàu, vất vưởng chuyển động trên một trục cố định, dốc toàn bộ sức lực và trí tưởng tượng gắng tìm cho mình một lối thoát, hay theo tác giả, tìm một lối về.
Thật sự, ở một mức độ nào đó, người đi vào quyển sách đều có thể nhận ra ít nhiều, ở chỗ này hay chỗ khác, qua những góc quay khác nhau, với những mức độ đậm nhạt khác nhau, tất cả các dự cảm vừa được trình bày ở trên. Nhưng nếu nghĩ đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, hay một tiểu thuyết chiến tranh, chúng ta sẽ ngộ nhận tác giả. Tiểu thuyết này, với tính chất và cái nhìn đặc thù của tác giả, không hề có mục đích ấy. Lịch sử có ở đó, cùng với khuôn mặt kinh hoàng, gian trá, điên đảo, và tàn bạo của chiến tranh. Nhưng đây là một cuốn tiểu thuyết chỉ lấy lịch sử làm một cái nền với những gam màu rất mờ nhạt, và, dĩ nhiên, nổi bật lên vẫn là một màu đỏ nhờ nhờ, điên quái, bất tín và bất-khả-tín, khi thì chỉ ươn ướt, chỗ lại đặc quánh những vết thương làm mủ của lịch sử..
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.