Hôm nay,  

Vinh quang cho Ukraine

23/01/202314:05:00(Xem: 2342)
Điểm sách

qc-sach

Nga hăm dọa sẽ tấn công Ukraine và cả thế giới đang chờ đợi với sự lo ngại. Tôi dửng dưng vì nghĩ chắc Nga cũng chỉ hăm he như Trung Quốc đòi đánh chiếm Đài Loan. Tên Đài Loan nghe quen hơn, còn Ukraine xa lạ quá. Cái tên chỉ làm tôi nhớ đến những bài học địa lý nói về vùng Tây Bá Lợi Á vào những năm học trung học đệ nhất cấp.

 

Nhưng không ngờ ông Putin dám nói, dám làm. Cuộc chiến Ukraine đã bắt đầu bùng nổ bằng những trận oanh tạc vào phi trường. Quân Nhảy Dù Nga cùng xe tăng, pháo binh tấn công tới tấp những căn cứ quân sự hầu làm tê liệt quân đội Ukraine, tàn phá hủy hoại đất nước nhỏ bé này.

 

Thế giới phẫn nộ trước cuộc xâm lăng trắng trợn của Nga. Xót thương cho những nạn nhân vô tội đã chết thảm khốc, những người dân không còn nhà cửa phải sống chật chội trong những căn hầm trú ẩn để tránh pháo kích, hỏa tiễn hàng ngày, hàng giờ.

 

Trước cuộc chiến khốc liệt và phi lý này, tôi nghĩ mình cũng như bao người Việt khác, ngoài lòng thương xót cho dân tộc Ukraine còn mang thêm sự tiếc thương khi nghĩ về quê hương cũ. Miền Nam VN của chúng ta đã phải sụp đổ vì thế giới quay mặt, không may mắn được các nước tài trợ vũ khí như Ukraine.

 

Là một phụ nữ, thực tình tôi không theo dõi sít sao cuộc chiến mỗi ngày vì nó đã kéo dài khá lâu. Tôi chỉ nghe thoáng qua truyền thông, đủ để biết Ukraine đã thắng; đã bại, đất nước họ đã bị hủy hoại như thế nào và tinh thần anh dũng của quân đội Ukraine đã chiến đấu ra sao?

 

Ukraine với tôi, chỉ là hình ảnh một đất nước đau thương, bất hạnh. Nhưng có một vị lãnh đạo mà thân thế và lòng yêu nước, sự kiên cường của ông đã như một huyền thoại cho thế giới nhìn vào khâm phục.

 

Và tôi thực sự cảm thấy thích thú khi nhận được cuốn bút ký viết về Ukraine của nhà báo Đinh Quang Anh Thái. Cuốn sách có những bức hình màu rõ nét, chú thích từng địa điểm nơi anh đã đến cùng với một phóng viên khác.

 

Những bức ảnh cho chúng ta thấy những sân ga, những căn hầm trú ẩn, những cao ốc, trường học, những cây cầu bị tàn phá. Ngoài những nơi chốn tan hoang còn có tượng đài của Taras Shevechenko, đã bị quân Nga bắn vào đầu. Đó là bức tượng của một thi hào lừng lẫy, là một niềm tự hào của người dân Ukraine vì ông không phải chỉ là một thi sĩ mà còn là họa sĩ, viện sĩ, chiến sĩ đấu tranh cho dân tộc ông.

 

Những câu chuyện của Đinh Quang Anh Thái và Đinh Xuân Thái, hai phóng viên của LSTV cùng anh Hoàng Đàm, chị "Ánh Đá", anh Phan Châu Thành, ngay cả một người dân Ukraine sành sõi tiếng Việt đã tự đặt một cái tên rất Việt Nam cho mình là "Tuấn Anh" v...v... cho thấy tâm tư tình cảm đậm đà tình người, cái tâm thức đầy nhân bản của những người Việt đã sống trên đất nước Ukraine. Điều này thật đáng cho chúng ta hãnh diện.

 

Bài của Đinh Quang Anh Thái phỏng vấn bà Nataliya Zhynkia, một phó đại sứ Ukraine tại Việt Nam cho tôi hiểu thêm Nga và Ukraine không phải là "anh em". Hai quốc gia này không khác gì Trung Quốc và Việt Nam của chúng ta. Và tôi cảm thấy yêu đất nước, dân tộc này hơn trước.

 

Đọc hết cuốn sách, tôi nhận ra mình chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng. Cuốn bút ký bổ ích này đã cho tôi hiểu thêm văn hóa lịch sử của đất nước Ukraine. Hiểu thêm tâm tư, nét sinh hoạt của những gia đình người Việt sinh sống tại đây và hãy còn can đảm ở lại dưới làn mưa đạn, pháo kích liên miên không ngừng nghỉ.

 

Không phải chỉ Kyiv, bạn có thể cùng hai vị phóng viên đến Ba Lan - Warsaw, nơi đã đón tiếp những người tị nạn Ukraine. Nơi có một quán ăn mang một cái tên rất bình dân, có chút khôi hài. Nhưng không gian quán đượm đầy màu sắc mỉa mai một nền chính trị lâu đời, có dấu ấn của những nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng thế giới.

 

Tôi đã mơ ước được đến Ba Lan.

 

Tất nhiên, chỉ là một cuốn bút ký, nhưng theo tôi tác giả đã làm một việc phụ với những nhà nghiên cứu lịch sử. "Một lịch sử sống" vì cuộc chiến của Ukraine và Nga chưa kết thúc.

Có những câu chuyện đời thường nằm trong bối cảnh cuộc chiến đang xảy ra, mà chúng ta không thể biết được qua truyền thông, nên "bút ký" luôn mang đến  cho người đọc nhiều điều sống động, thú vị.

 

Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bút ký "Vinh Quang cho Ukraine". Một chuyến đi Ukraine và Ba Lan của hai phóng viên Đinh Xuân Thái - Đinh Quang Anh Thái.

 

-- Đặng Mai Lan

(Paris, Janvier - 2023)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua, ta cảm thấy, nhà văn Thích Như Điển dường như đang đi tìm từng mảnh vỡ để ghép nên một giai đoạn lịch sử, với ba đời hoàng đế, cùng ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông vậy. Tác phẩm này, nhà văn Thích Như Điển đã miêu khá đầy đủ, sinh động cục diện, cũng như diễn biến từng trận đánh của quân dân Đại Việt với giặc Nguyên Mông.
Như thế, tựa sách không thôi, chúng ta đã hiểu là tác giả đang dùng một hình thức nghệ thuật ngôn ngữ để chuyển tải những gì mình muốn chia sẻ và truyền đạt bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và hạnh nguyện của người. Mà ở đó là những triết lý mang âm hưởng Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại.
Để kết luận bài điểm sách và điểm về Tác giả của quyển sách nầy, tôi xin dùng câu tục ngữ của người Nga để giới thiệu đến quý vị như sau: “Hạnh Phúc là những gì người ta đang có chứ không phải là những gì người ta đi tìm”. Vậy quý vị, nếu ai đó muốn có hạnh phúc thì cũng nên đọc sách nầy để tâm mình được an và thân được như ý.
Tóm lại, Tập thơ Âm Tuyết Đỏ Thời Gian của Nguyễn Lương Vỵ miêu tả hầu như trọn vẹn bao xúc cảm ký ức quy về một thực tại trường cửu trong 360 câu thơ, cùng 15 bài thơ ngắn như một dòng sống luân lưu tuôn trào tiếng kêu bi thiết vang vọng, và màu sắc biểu tượng trong suốt hành trình cuộc đời. Tập thơ Âm Tuyết Đỏ Thời Gian cũng là di sản cuối của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.
Thật là ấm cúng, trong cại lạnh tháng Tư Chicago, trong không gian của dịch bịnh COVID-19, tôi vừa nhận được một sáng tác mới của Phạm Xuân Tích, một bạn văn từ Paris gửi đến. Mở ra thấy đó là tâp thơ “CÒN ĐÓ”, gồm những bài thơ với niềm tin yêu sâu sắc về đời.
Bằng những lời thơ bình dị, không làm dáng và ý thơ đậm đà cùng lối gieo vần nhẹ nhàng, nhà thơ Hoàng-Phong-Linh Võ Đại Tôn đã trải rộng nỗi lòng của Ông với Quê Hương, với đồng đội, với bằng hữu. Ông cũng dành cho vợ trái tim nồng ấm và truyền cho con ý chí bất khuất. Và trên tất cả, Hoàng-Phong-Linh cho người đọc thấy rõ sự vi diệu của niềm tin.
Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm chuyển tải nội dung những mẫu chuyện về chân thiện mỹ trong đời sống xã hội. Khi “Gõ Cửa, Cửa Sẽ Mở”, như khi “Mở lòng, lòng thanh thản”; Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm đề cao tiếng cười, bởi vì “Hãy Cho Nhau Tiếng Cười”, cũng bởi vì tiếng cười là nhu cầu, là niềm tin yêu của đời sống
Nội dung Tuyển Tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG rất đa dạng, phong phú. Ngoài việc những nhân vật có tiếng tăm viết giới thiệu tác giả Kiều Mỹ Duyên, như nhà văn Huy Phương, văn thi sĩ Chinh Nguyên, nhà báo Mặc Lâm, và nhà báo Nguyễn Lệ Uyên, tuyển tập thể hiện một sự bao gồm rộng lớn, sự quan tâm đối với xã hội về mọi mặt, mọi vấn đề,
Khi đọc bản thảo Giọt Nước Nghiêng Mình của Nguyễn Văn Sâm tôi thấy mình bồi hồi cảm động như đang được tắm lại trong một dòng sông cũ, nơi phát nguyên dòng văn chương hiện đại của Việt Nam. Chính từ chỗ phát nguyên này, trong thế kỷ 20 tôi đã đọc Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên…, họ cùng nhiều bậc tiền bối nữa đã làm thành nền văn học miền Nam với tính chất riêng của nó.
“Vòng Đai Xanh” là cuốn sách thứ hai mà tôi nhận được từ nhà văn Ngô Thế Vinh gửi tặng, cuốn kia là “Mặt Trận Ở Sài Gòn,” cả hai đều được xuất bản vào năm 2020 tại Hoa Kỳ bởi NXB Văn Học Press và Việt Ecology Press. Tất nhiên, nhà văn Ngô Thế Vinh không chỉ có chừng ấy sách mà theo danh sách liệt kê trong “Vòng Đai Xanh” thì ông có tới ít nhất 17 cuốn sách bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc song ngữ Việt-Anh được xuất bản từ năm 1964 ở trong nước và tại hải ngoại cho đến năm 2020. “Vòng Đai Xanh” là cuốn tiểu thuyết đã đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc vào năm 1971 tại Sài Gòn. Theo nhà văn Ngô Thế Vinh trả lời phỏng vấn của tạp chí Bách Khoa số 370 vào ngày 1 tháng 6 năm 1972, thì lúc đầu ông muốn “viết một cuốn sách, không phải tiểu thuyết, sưu khảo về vấn đề cao nguyên,” nhưng vì để tránh rắc rối kiểm duyệt nên ông phải chuyển sang viết tiểu thuyết để có thể được phép xuất bản. Và có lẽ vì vậy mà trong cuốn tiểu thuyết này tên của các nhân vật cũng không phải là tên thật