Hôm nay,  

Đọc IM LẶNG, như lời chia tay

20/01/202315:57:00(Xem: 3682)
blank

Đọc IM LẶNG, như lời chia tay

của Cao Huy Thuần

 
Đỗ Hồng Ngọc
 

Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (TCS)? Nhưng không. CHT không thở dài! Anh nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi”…

Bồng đứa bé mới sanh đỏ hỏn trên tay mà không thấy “thiêng liêng” sao? Đứa bé bỗng nhoẻn miệng cười không vì đâu cả mà không thấy “thiêng liêng” sao?... Người bạn, kêu sáng Mùng Một Tết chợt thấy “thiêng liêng”? Lạ quá. Thiêng liêng đến từ đâu? Thì đến từ thiêng liêng chớ từ đâu nữa! Từ cái nhoẻn miệng cười của đất trời, từ cái đất nước gió lửa run rẩy trong ta vì già nua giữa ngày Mồng Một Tết chớ đâu nữa!

Họa sĩ Poussin (1594-1665), bàn tay run rẩy bệnh hoạn không chịu nghe lời ông nữa, ông phải từ giả bút màu với nỗi buồn chán… Nhưng, bất ngờ, những bức tranh run rẩy của ông về sau được giới phê bình tán thưởng hơn bao giờ hết. Họ phát hiện ra rằng “không phải tay họa sĩ run mà là thời gian run”.

Còn họa sĩ Cézanne (1839-1906) viết “Tôi già và bệnh, nhưng tôi thề sẽ chết trong  khi vẽ…”. Danh họa Nhật, Hokusai nói từ năm 73 tuổi mới hiểu cấu trúc của thiên nhiên, bởi vậy, 80 ông sẽ, 90, 100, 110… ông sẽ…

Để rồi cuối cùng, Cao Huy Thuần và người bạn đồng ý “ly cà phê buổi sáng là thiêng liêng”, “cái má núm đồng tiền là thiêng liêng”, “cái răng khễnh là thiêng liêng”… Ôi chao!

 

Phật dạy có bốn thứ Ma thân thiết với ta. Phiền não ma, Ngũ ấm ma, Thiên ma, Tử ma.  Tử ma chính là “thị giả” của ta, gần gũi ta và giúp đỡ ta, gắn với ta từ trong trứng nước. Tưởng là kẻ xấu mà không, hắn rất tử tế, luôn nhắc ta từng chút, nhờ vậy mà ta tránh biết bao tai ương, khổ nạn.

Nhìn lại, có hay không có tái sinh? Có hay không có “kiếp” sau? Có lần khi trò chuyện với Ni sư Trí Hải tôi hỏi một kiếp dài khoảng chừng 10 phút không cô? Cô cười, không trả lời. Có lẽ cô muốn nói… một kiếp dài cỡ một sát-na!

 

Thầy Tuệ Sỹ trong cuốn Tổng Quan về Nghiệp viết: Có hay không có Nghiệp? Có hay không có Tự ngã? Có hay không có Thời gian?...

 Nghiệp, là kinh nghiệm được tích lũy và tồn tại trong nhiều đời sống. Không có thời gian, không có ký ức thì lấy đâu cho nghiệp vận hành, tạo tác, lưu trữ, lưu xuất, dị thục, nhân quả? (Tuệ Sỹ)

Có thực không có nhiều đời sống? Một đời trước và đời sau – những đời sau- để cho ký ức gợi lại, nhân quả. Bằng chứng đâu?

Nhưng, nếu hỏi tôi tin không? Tôi tin. Tại sao tin? Không biết! Phải chăng, thỉnh thoảng ta gặp một người nào đó thấy như đã từng hẹn nhau từ muôn kiếp trước, hay một nơi chốn nào đó thấy như về mái nhà xưa? 

Ký ức được lưu trữ ở đâu để tạo thành Nghiệp mà truyền đi? Khoa học não bộ trả lời: ở hippocampus (hồi hải mã) trong não. Thế nhưng, khi thân này tan rã, hippocampus và toàn bộ thể viền của não bộ cũng không còn, ký ức được tàng trữ trong thân vật lý này cũng biến mất theo. Phải chăng “ngoài cơ chế vật lý của ký ức, còn có sự tham gia của một yếu tố phi vật chất, không nhất thiết là ý thức, để lấy đó làm cơ sở tiếp cận đến vấn đề nghiệp tích lũy, cho đến trong đời sau được xử lý để cho quả dị thục của nó”? (Tuệ Sỹ).

 

Đức Phật dạy: Có nghiệp được tạo tác, có quả dị thục được lãnh thọ, nhưng không có người tạo tác, không có người lãnh thọ. 

Nhà khoa học cũng bảo: “Có design nhưng không có designer”. Nhưng sao chim bồ câu thì cứ bay ngàn dặm về đưa thư, cá hồi cứ bốn năm lại quay về chốn cũ để sinh đẻ rồi chết? Ngày nay, sinh vật từ hạt đậu đến chuột bọ, khỉ vượn… cũng được can thiệp vào gène để tạo ra những “dị thục” những “quả” bất ngờ, gọi là transgenic.

“Je pense, donc je suis – Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” (Descartes). Vậy tôi không tư duy, thì không… có tôi? Phải chăng “vô niệm” thì vô ngã? Trong Tam muội Phổ Hiền (Samadhi) thì quả thấy vô ngã khi tan biến vào vô tướng của Như Lai tạng đó thôi. Cho nên nhìn mọi sự vật bằng cái nhìn Như Thực, cái nhìn “thật tướng vô tướng” thì chân khôngdiệu hữu. Từ đó mà lý vô ngại, sự vô ngại, sự sự vô ngại vậy.

Ta cũng có thể bắt chước Descartes nói: “Tôi thở, vậy có tôi”. Nghĩa là nếu tôi không thở thì không có tôi. Nhưng cái thời tôi còn trong bụng mẹ, tôi cũng không thở mà vẫn có tôi đó thôi. Từ đó, suy ra rằng cái thời tôi… hết thở, ngừng thở, thì tôi vẫn còn đó chứ, sao không?  Tôi lúc đó trở lại trong bào thai Mẹ (bào thai Như Lai) chứ? Tôi mới phải mang nghiệp theo để trả quả chứ? …

Tuệ Sỹ nòi: Tồn tại trong quá khứ và vị lai là những thực thể vi tế, ẩn áo, không phải tri giác thường nghiệm mà có thể bắt nắm được.

Ta biết ngày nay, thời gian sẽ chảy chậm trong con tàu vũ trụ chạy nhanh. Với một vận tốc nào đó thời gian đứng lại. Cho nên Từ Thức lạc động Thiên thai là chuyện có thực.

 

***

Im lặng bông hoa nở. Im lặng bông hoa tàn. Hoa rụng, nhưng mỗi cánh hoa rơi, bao nhiêu chân bướm vẫn còn lưu dấu… Đâu là cách chia tay mà không biệt ly? (Im Lặng). Rồi Cao Huy Thuần dẫn bài thơ Feuille morte (lá chết) của Hermann Hess, tác giả Siddhartha (Câu chuyện dòng sông, Phùng Khánh, Phùng Thăng dịch, Saigon 1966). Anh “phát hiện” một điều thú vị: ngôn ngữ Việt không ai nói “lá chết” mà nói “lá khô”, “lá rụng”. Quét lá rụng, quét lá khô, không ai nói quét lá chết như ngôn ngữ Pháp, Đức. Bởi vì, lá không bao giờ chết. Nó khô, nó rụng, rồi nó tái sinh thành lá búp lá non (Im Lặng).

“Chân lý” ấy do hai con sên của nhà thơ Jacques Prévert trên đường đi dự đám tang một chiếc lá chết, tựa là: “Bài ca hai con sên đi dự đám tang”.
 

Hai con sên đi đưa

Đám tang chiếc lá chết

Hai cái vỏ thì đen

Hai sừng băng trắng hết…

 

Hỡi ôi khi chúng đến

Mùa xuân đã đến rồi

Bao nhiêu lá chết xong

Tất cả đều lại sống

 

Hai bạn sên chúng ta

Ôi buồn ôi thất vọng…
 

Rồi hai chú sên rủ nhau đi Paris chơi! Mùa hè đã lại đến. Nắng đã rực vàng, tưng bừng ca hát khắp nơi.

Hai chú sên trở về

Với xiết bao cảm xúc

Lòng tràn ngập hân hoan

Và vô biên hạnh phúc…
 

Ôi, làm sao hai chú sên đi dự đám tang chiếc lá chết buồn xo giữa mùa thu… mà nay lòng lại tràn đầy hân hoan, hạnh phúc? Ấy bởi vì chúng là sên. Chúng “bò như sên”! Bò hết cả mùa đông, chưa kịp đến nơi mà xuân đã về rồi! “Bao nhiêu lá chết xong/ Tất cả đều lại sống…”.

Tiễn mùa thu thì gặp mùa xuân. Tiễn cai chết thì gặp cái sống. Tiễn ảm đạm thì gặp tưng bừng. Hai con sên chia tay mà chẳng biết biệt ly là gì! (Im Lặng)

Cao Huy Thuần nói nhỏ: “chẳng có cả khái niệm”. Phải, chúng chẳng có cả khái niệm. Dĩ nhiên, Cao Huy Thuần đang nói về Kim Cang đó! Khi ta mà biết sống “ly niệm”, khi ta không còn bám chấp vào khái niệm… thì “trí bất đắc hữu vô”, thong dong, tự tại. 

Nhớ Huy Cận xưa có 2 câu thơ: Hạnh phúc rất đơn sơ/ Nhịp đời xin bước chậm…

Bước chậm. Chậm như sên càng tốt. Cái tội nghiệp của thời đại này là cái gì cũng tốc độ. Già cũng tốc độ. Để chỉ kịp khi “nhìn lại mình đời đã xanh rêu” (TCS).
 

Hình như có một nhà văn Pháp nào đó nói về chuyện đi bộ (promenade): đi không phải để đến, đi lang thang, dừng lại chỗ này chỗ nọ, ngắm hạt sương mai lấp lánh, nghe tiếng chim hót líu lo, tiếng dế mèn đang gọi người yêu, những cọng cỏ non  vươn mình dưới nắng sớm... Thiệt khác với…Marathon!

Anh Cao Huy Thuần thân mến, nếu thỉnh thoảng ta mà vào được Tam muội Phổ Hiền, thì ta cũng có thể nhận ra cái “thiêng liêng” đó anh à, cái thiêng liêng từ “vô tưóng” - trong Như Lai tạng - bỗng “hiện tướng”... đùa vui giữa chốn Ta-bà đó thôi.
 

Trước mắt, hãy nhấp một ly cà phê thiêng liêng buổi sáng đã nhé.

 Năm mới. Tháng Giêng. Mồng Một Tết.

Còn nguyên vẹn cả một mùa Xuân...

(Nguyễn Bính).

 

Đỗ Hồng Ngọc.

(28 Tết Quý Mão, 3023)



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Giáo sư Nguyễn Văn Sâm vừa ấn hành một tác phẩm có nhan đề sách rất dài: “Tuồng Bảy Mối Tội Đầu của LM Hồ Ngọc Cẩn và Tuồng Joseph – 1887 của Trương Minh Ký.” Cuốn sách này là tuyển tập 2 vở tuồng được viết trong tinh thần Công Giáo của vùng đất Nam Bộ của thời kỳ cuối thế ký thứ 19 và đầu thế kỷ 20. Đây là ấn bản 2023 do GS Nguyễn Văn Sâm giới thiệu và chú giải.
Bút danh Ninh Giang Thu Cúc, có lẽ bạn đọc miền Nam từ năm đầu thập kỷ sáu mươi thế kỷ XX cũng đã từng biết tới. Miền đất sông Hương núi Ngự đã góp phần hun đúc, nuôi dưỡng hồn thơ, mạch văn của tác giả và mảnh đất Quy Nhơn, Bình Định là nơi chị cống hiến hết mình với lao động nghệ thuật, nghiên cứu, biên khảo và sáng tác. Những trang viết của chị đầy lòng nhân ái, khiêm cung của người phụ nữ Huế cùng với tinh thần từ bi của người thấm nhuần triết lý Phật giáo. Chúng tôi gọi chị là “Con nhà Phật”...
(LGT: Tòa soạn Việt Báo nhận được ấn bản Số 10 của Tạp Chí Thơ Tân Hình Thức, xin trân trọng giới thiệu qua Lời Tòa Soạn của nhà thơ Khế Iêm.)
Dân tộc chúng ta, có lẽ, không phải là một dân tộc mê sắc đẹp. Truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian của chúng ta không có nữ thần sắc đẹp. Một nhân vật văn học gắn liền với tín ngưỡng dân gian lẽ ra phải đẹp như Quan Âm - Thị Kính thì, theo logic, cũng khó có thể gọi là đẹp bởi, đã giả được trai để đi tu thì, dù rất đẹp trai, làm sao có thể gọi là một cô gái đẹp? Lịch sử cũng vắng bóng người đẹp. Những người đẹp trong lịch sử như An Tư, Huyền Trân, Đặng Thị Huệ, Ngọc Hân v.v.. thì lại đẹp một cách sơ sài, chúng ta hoàn toàn không thể hình dung vì lẽ các sử gia xưa quá ư kiệm lời.
Để Cho Ngày Ngắn, NXB Thuận Hóa, tháng 9/2022, là tập thơ sau 3 tác phẩm sáng tác bằng tiếng Việt và 4 tác phẩm dịch thơ, văn bằng hữu. Sách dày 224 trang với 144 bài thơ, lời giới thiệu của nhà văn Sóng Triều...
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972. Trùng hợp làm sao đó là năm đầu tiên trường mở lớp B (ban toán) và cũng là năm đầu tiên thời Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Giáo dục chuyển đổi cách gọi các lớp trung tiểu học sang số thứ tự của năm học từ lớp 1 đến lớp 12...
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao vừa ấn hành truyện ký Người Mẹ Tìm Con” (NMTC) của nhà văn Lê Đức Luận vào mùa Thu 2023. Tác phẩm dày 352 trang gồm 32 bài viết.
Nguyên tác Drawn Swords on Distant. Dịch giả Phan Lê Dũng. Với 800 trang sách tác giả đã bỏ ra nhiều năm để hoàn tất một tác phẩm đầy đủ về lịch sử Quốc Cộng tại Việt Nam. Chúng tôi đọc qua bản dịch Việt Ngữ rất công phu. Tác phẩm Việt Ngữ này sẽ được ra mắt tại San Jose vào 12 giờ trưa ngày thứ bẩy 12 tháng 12 tại hội trường Santa Clara County.
Tuốt Kiếm Phương Xa là tác phẩm đầu tiên đưa ra cái nhìn khác với tất cả những cuốn sách của các sử gia Tây Phương viết về chiến tranh Việt Nam trong nửa thế kỷ qua... Và Hồi ký Bóng Mây Tình Yêu ghi lại cuộc đời sóng gió của một người dân Miền Nam suốt chiều dài cuộc chiến...
Lịch Sử của Một Cộng Đồng – Giới thiệu cuốn “Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Hải Ngoại” và “Communities of Vietnamese Refugees Overseas” – Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.