Hôm nay,  

Giới thiệu hồi ký “Rain on The Red Flag” của Frank Thanh Nguyen

16/11/202208:53:00(Xem: 5016)
  • Tác giả :

Điểm sách

Rain On The Red Flag Front Cover

 

Tôi vừa đọc xong quyển "Rain on The Red Flag" do Frank Thanh Nguyen viết. Đó là một quyển hồi ký có một Sài Gòn mất tên, biến dạng và những truân chuyên, khổ  đau người miền Nam phải gánh chịu. Cách hành văn lưu loát, chân tình và có những tình tiết rất cảm động, thí dụ như chuyện Thanh về bốc mộ cải táng cho ba Thanh, chuyện Hoàng bạn tù của Thanh ráng tập cho đôi chân mạnh lên nhiều để khi vượt ngục chạy cho thật nhanh, nhưng rồi cũng bị bọn cai tù chận ở sông bắn chết, hay chuyện Thanh thấy có con bướm cứu mình một hôm và nghĩ rằng đó là hóa thân của bạn gái cũ báo điềm cho mình như trong truyện mà chắc Thanh còn nhớ của văn hào Nhất Linh, "Bóng người trong Sương Mù ". Hoặc chuyện tác giả đi cuốc đất trong trại cải tạo, học đóng tàu vuợt biên và đương đầu với sóng to gió lớn.

Xin trích vài đoạn:

 

I imagined I could smell Thuy's skin, the salt and yeast from her family's bakery. The butterfly kept hovering. I was still annoyed. But I also wanted to believe. In my mind, I spoke to her. Okay, if you are Thuy, let me know. The butterfly stayed where it was.

If you are Thuy, let me know. Land on me. The butterfly landed on my shoulder. A warmth rushed my body. I knew it was Thuy. Even though we were apart, there was still love.

 

Về chiếc thuyền nhỏ mà Thanh góp công đóng và điều khiển tới Mã Lai:

 

I watched each of its body parts go. The crumbling hull negotiated with the last of my father's precious gold bars. The wood I steamed to bend each rib with my hand. The engine just barely running, its faint beating heart. How we had coddled that engine, turning it down so low to conserve all its strength. That boat had been our protector, our mother. How impossibly it had cradled us all.

 

Có hai chương độc giả có thể thấy rất thú vị và ấn tượng, đó là chương Thanh (tác giả) góp công vào việc đóng tàu và học việc xem xét máy tàu và các cơ phận phòng ngờ trường hợp có biến. Truớc đây Thanh là học sinh cũ của trường Chu Văn An Saigon, chỉ biết lo ăn học, bây giờ trong cuộc đổi đời tang thương, anh đã phải tự mình học các thứ trong việc sửa chữa con tàu 15 mét để lên đường vuợt biên. Thanh đã tự mình hâm nóng các mảnh gỗ của thuyền bằng hơi nước để uốn chúng, mài nhẵn chúng, đóng đinh ván thuyền, trét keo tự chế bằng dầu dừa và bụi gỗ các chỗ nứt dù rất nhỏ để ra khơi; đồng thời anh cũng quan sát kỹ hoạt động, sự tháo ráp của máy tàu; một máy Kubota 3 động cơ cũ của Nhật. Anh miên man, mải mê sửa chữa con tàu để từ khởi đầu hoài nghi khả năng vượt biển của nó cho đến khi tự nghĩ thầm bây giờ có thể tin tưởng sức vượt đại dương, chịu sóng gió của nó khi đã sửa chữa xong. Sau những ngày tháng miên man làm việc với con tàu, hình ảnh con tàu trong tâm Thanh đã biến đổi như anh viết: “But there was something about the boat that I couldn't articulate. It was its own being, almost alive.” Hữu thể đồ vật của con tàu đã biến thành hữu thể của một sinh vật mang trong nó nhiều ý nghĩa khác, thí dụ như một cá voi cứu độ chẳng hạn.


*

 

A recently published memoir  “Rain on The Red Flag” by Frank Thanh Nguyen has been added to the literature of life under the Vietnamese communist regime. It relates the true experience of a young man, just fresh out of high school and how he pulled through the red rains and storms with many moving details. Frank went though prison for trying to find a way to flee Vietnam: learning to dig earth at trenches, or build a canal with shovels, other laboring works, sleeping almost like sardines— sometimes with feet locked. Frank saw: “Saigon had sickened” under the rule of the communists, after the fall of South Vietnam government. Four years after jail and labor camps, Frank tried to escape again. This time he learned to build and fix a boat. He meticulously worked on the 15-meter boat until he felt it was capable of handling the ocean. Luckily for him and 75 others, the boat and the freedom-seeking “jail birds” survived. The boat, when finally reached Malaysia, disintegrated after it had weathered all the storms and death traps. Toward it, the author writes:

 

But there was something about the boat that I couldn't articulate. It was its own being, almost alive”.

 

In the author’s feeling: the ontical existence of the boat now has transformed into an ontological existence with more meanings.

 

It is a well-written memoir, where you can see behind the truth what tears could form under the red regime.

 

The memoir is available on Barnes and Noble, Amazon, etc.

Or contact the author at franktnguyen.blogspot.com

 

HMC

(11/2022)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác giả Hồ Ngọc Bảo không có ý làm văn chương. Anh viết về cuộc đời của anh, cũng gần như cuộc đời của rất nhiều người dân mình. Anh kể từ chuyện thời thơ ấu ở Quảng Ngãi, chứng kiến những cuộc thanh toán Quốc-Cộng trong làng, được cha gửi vào học ở chủng viện Kontum, thi Tú Tài xong là vào Sài Gòn học bậc đại học, trải qua nhiều gian nan sau 1975, cùng với vợ và con nhỏ đi đường bộ vượt biên sang Lào nhưng bị bắt giữa rừng, vào tù, tới khi ra tù là buôn chợ trời rồi về làm ở nông trường, chuyển sang một hãng sành sứ, may gặp cơ hội vượt biên sang Canada định cư, làm việc ở hãng xưởng Canada, tới khi tóc bạc trắng xóa thì ngồi viết lại đời mình. Không phải là hồi ký về một cá nhân, nhưng là từ kinh nghiệm và cái nhìn của một người có cơ duyên trải qua nhiều diễn biến lịch sử.
Đọc suốt cả quyển sách, tôi tâm đắc nhất có thể nói là bài “Thị Hiện Độ Sanh” từ trang 123 đến trang 177. Đây là bài viết dài nhất về cuộc đời của Đức Phật, đa phần là chuyện kể ngắn gọn, không có thơ đi kèm; nhưng với tôi, là một tuyệt tác. Bởi lẽ, Võ Đình Cường đã viết về cuộc đời của Đức Phật qua tác phẩm Ánh Đạo Vàng hay như thế nào, thì phần Thị Hiện Độ Sanh nầy cũng không kém chất liệu thi vị hóa cuộc đời của Đức Phật, qua tài sử dụng văn chương và câu cú rất chuẩn mực, khiến cho người đọc cứ phải lần mở hết trang nầy đến trang khác, đọc cho đến lúc chấm hết chuyện mới thôi.
Trong tập sách nầy có bài “Thiên Lý Độc Hành” ở trang 47 bằng tiếng Việt và được Tác giả dịch sang tiếng Anh ở trang 51. Bài nầy có tất cả 13 đoạn do Thầy Tuệ Sỹ sáng tác và đã được Tác giả cho dịch sang tiếng Anh, kèm theo những bài của tác giả khác cũng đã dịch những vần thơ nầy ra tiếng Anh nữa. Qua đó tôi nhận thấy có lẽ khó nhất là từ “mắt biếc” không phải đơn giản để dịch được từ nầy, nếu không thâm hiểu ý của tác giả bài thơ.
Ngay cả khi họ thích dùng các thuật ngữ khác hơn ("chiến tranh lạnh", "hòa bình nóng"), ngày càng có nhiều nhà bình luận ngầm chấp nhận điều này - có nghĩa là, họ chấp nhận rằng Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang hành xử theo những cách gợi lại các đặc điểm của Churchill về "các khuynh hướng mở rộng và cố gắng thu phục" của Liên Xô dưới thời Stalin. Không phải chỉ mọi thứ ở phía đông bức màn sắt bị nằm dưới sự kiểm soát của Moscow; ở Tây Âu, đạo quân thứ năm của Cộng sản hoạt động miệt mài, trong khi các tham vọng của Stalin cũng đe dọa Thổ, Iran và Trung Quốc. Như Churchill đã nói, Liên Xô không muốn chiến tranh "nóng". Họ muốn hòa bình nhưng theo cách "bành trướng vô thời hạn về quyền lực và giáo điều của họ".
Bất chấp những rủi ro, sự tấn công và phải trả giá bằng cả sự nghiệp, cựu Trung Tá quân lực Hoa Kỳ Alexander Vindman - cựu nhân viên an ninh quốc gia Hoa Kỳ vẫn giữ được khí phách mà anh đã được huấn luyện và hun đúc từ trong quân đội để nói ra sự thật. Hồi ký "Here, Right Matters" của Trung Tá Vindman phát hành tuần này đang nằm trong danh sách bán chạy nhất trên Amazon. Cuốn sách kể về những điều gì?
“Kể chuyện mà chơi” dày 420 trang, gồm 65 “câu chuyện”, được tác giả thể hiện qua hình thức truyện ngắn và tản văn, với lối viết giản dị, có phần chân chất và mộc mạc qua góc nhìn của một người có khá nhiều kinh nghiệm về ứng xử và suy xét tế nhị, mang dấu ấn của người Việt và là tín đồ của cửa Phật, đó là sự bù trừ và luật nhân quả của thiền môn.
Từ những ngày còn trẻ chưa biết lo là gì tôi đã tình cờ đọc tập thơ “Ngày Sinh Của Rắn” của nhà thơ Phạm Công Thiện, mà trong đó không biết vì sao tôi cứ nhớ mãi câu thơ này, “Cửu Long ca từ Tây Tạng!” Cũng từ đó Sông Cửu Long không bao giờ ngừng chảy trong ký ức của tôi. Và bây giờ tôi nhận được cuốn “Mekong – Dòng Sông Nghẽn Mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh như một tình cờ kỳ lạ mà tôi có với dòng sông lịch sử này.
Trong Đạo Phật có cả Pháp Học lẫn Pháp Hành và trong học đường cũng vậy. Nếu chỉ có nói, mà không ngồi xuống để đếm từng hơi thở để thực tập Thiền thì khó mà tiếp thu được. Tuy không được đem niềm tin tôn giáo vào trường học của chính phủ để dạy, nhưng Chánh Niệm vẫn là một danh từ, một khái niệm thực tập sự yên tĩnh cho nội tâm, mà Thiền Sư Nhất Hạnh đã rất thành công khi hướng dẫn người Tây phương trở về với nền Đạo Học Đông Phương, bằng con đường chuyển hóa nầy.
Lotus Media đã xuất bản SỐNG VỚI CHỮ vào đầu năm 2021, nay có duyên lành được xuất bản quyển sách thứ 2 của anh, 909 Bài thơ Ba Dòng. Một thể loại thơ tự do, không gò bó, nghiêm túc và mỹ học như thơ Hài cú, nhưng phóng khoáng và thoải mái như gu và con người thật của anh Tuấn: rất đẹp, rất riêng, rất thật, rất chay như trong Huế chay, thàng, ngông, rượn… và rất người.
Sàigòn, những ngày xao xác cùng chiến tranh, những lửa đạn kinh hoàng Khe Sanh, Quảng Trị... Đạn lạc tên bay tận những nơi xa vời để bảo vệ cho Sàigòn. Một Sàigòn không tiếng súng. Và tôi, trốn hết học hành trường lớp. Tôi mê muội theo những hương thơm ngát của sơn dầu, tôi bàng hoàng bên những nét cọ sắc sảo. Nét cọ mà khi dào dạt cùng tranh, đã phải óng ánh hơn những nét bút rời rạc; chữ nghĩa lơ mơ chợt quên, chợt nhớ của tôi trong trường thi, lớp học.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.