Hôm nay,  

Đọc Thơ Lưu Diệu Vân: Bản Thân Đàn Bà và Vận Tốc Thời Gian

20/09/202213:07:00(Xem: 2130)
She_Self-Winding_Promo-Cover-850x1024
Bìa sách She, Self-Winding,
tuyển tập thơ Anh Ngữ của Lưu Diệu Vân,
Ugly Duckling Presse xuất bản tháng Chín, 2022.



Thơ của Lưu Diệu Vân khẳng định bản thân phụ nữ trong thời gian. Nhà thơ tự lên giây đồng hồ cho chính mình. She, Self-Winding, tựa đề tuyển tập thơ Anh ngữ mới nhất của cô (Ugly Duckling Presse, September 2022), phản ảnh những tranh đấu và hòa giải giữa thế giới bên ngoài và đời sống nội tâm, giữa phong tục và trào lưu mới, quá khứ và hiện tại, lãng mạn và thực tiễn. Thơ của cô cũng hàm súc di sản chiến tranh và kinh nghiệm di dân.

Với cách dùng chữ bí hiểm nhưng súc tích, với những mâu thuẫn chua cay và thú vị, thơ của Lưu Diệu Vân làm người đọc nghĩ đến những chuyện cổ tích không thần tiên, những bài hát nhạc blues, những khoảng cách khó thở, gần như vượt ra ngoài ngôn ngữ. Thơ của Lưu Diệu Vân đôi lúc đượm nét trào phúng táo bạo của Hồ Xuân Hương. Thơ như truyện dài về các đấng trượng phu chưa tiến hoá.

Tôi muốn bàn đến ba bài thơ trong tuyển tập, là “My Stepmother’s Shoes,” (“Những Đôi Giày của Bà Mẹ Kế”), “Premier Funeral,” (“Đám Ma Đầu Tiên”) và Scent-Free Speeding” (“Vận Tốc Không Mùi”). Đây là những bài thơ về trạng thái nửa như phục tùng, nửa như lật đổ định mệnh. “Những Đôi Giày của Bà Mẹ Kế” kể chuyện bà mẹ kế vì tình yêu đã băng qua đại dương với chiếc va-li đựng đầy những đôi giày có màu sắc rực rỡ của miền nhiệt đới, nhưng không gặp được hoàng tử và chưa lần nào được dịp xỏ chân vào đôi hài thủy tinh của định mệnh. May mắn thay, ở tuổi bảy mươi, người mẹ kế đã biết cách tự “trói tay” vào hạnh phúc và thề sẽ không bao giờ rời giường ngủ của bà. Hai chữ “trói tay” tinh quái của Lưu Diệu Vân sẽ gây nhiều nghi vấn, vì nó không hẳn cho người đọc một happy ending mang thông điệp nữ quyền. Chúng ta sẽ luôn luôn hoang mang, và sẽ không bao giờ có một giải đáp thỏa đáng khi đọc thơ của Lưu Diệu Vân, vì trong thế giới mà chúng ta đang sinh sống, tuy đã tạo nhiều bước tiến cho phụ nữ, vẫn đầy dẫy những hà khắc, những taboo, những quy luật kiểm soát thể xác của phụ nữ, ở ngoài đời cũng như trong phòng ngủ.

Sự giằng co giữa tập quán và đời mới, yếu đuối và nghị lực, được diễn tả thật sâu sắc nhưng tế nhị trong thơ của Lưu Diệu Vân. Trong bài “Đám Ma Đầu Tiên” (“Premier Funeral”), tuy ông nội của nhân vật kể chuyện đã có tinh thần bình đẳng trong cách dành cho đứa cháu gái yêu quý những săn sóc ân cần, và mọi đặc quyền của một cháu trai đích tôn, người ông này lại có một tật bệnh rất cổ truyền, gần như cliché cho tất cả những người đàn ông trí thức của xã hội Khổng Tử, đó là bệnh nghiện thuốc phiện. Trong xã hội Việt Nam, tuy bất cứ một người đàn bà tầm thường nào cũng phải học cách đối phó với đời sống, sự tự do của một người đàn ông có học phần nhiều là những cách thức tự hủy, để trốn tránh bản thân, trách nhiệm gia đình, hoặc thời thế chính trị.



Sự hội nhập văn hóa vào xã hội Âu Mỹ của một thiếu nữ di dân là giấc mơ được xóa bỏ hiện tại để bay thẳng vào tương lai. Những huyền thoại thơ mộng về thời mới lớn của thanh thiếu niên Mỹ, qua những phim classic của Hollywood với những tài tử trẻ đẹp, lái xe hơi lộng lẫy như thuyền, theo điệu nhạc rock lướt qua những con phố tưng bừng hoa đèn của một xã hội Mỹ thật sạch sẽ, đã trở thành một hình ảnh gần như kinh dị trong thơ của Lưu Diệu Vân. Trong bài “Vận Tốc Không Mùi” (“Scent-Free Speeding”), một người bố Việt Nam, đầy mặc cảm tự ti từ dĩ vãng chiến tranh và nghề nghiệp thấp kém, lái chiếc xe Thunderbird qua những khu phố xập xệ đen tối, đồng thời sa sả chửi rủa người vợ và ba đứa con ngồi trong xe.  Đứa con gái lớn nhất chưa có kinh nguyệt, nhưng thích bôi sực nức nước hoa Trésor của Lancôme như một cách đốt giai đoạn để đi thẳng vào thế giới đàn bà, trong lúc đôi vớ lưới rẻ tiền, mà con bé đem diện vào giữa mùa hè, làm cặp đùi nó ngứa ngáy phát điên. Bài thơ cho người đọc cảm nhận gánh nặng của thân xác phụ nữ. Người đàn bà không thể đốt những giai đoạn phiền nhiễu của cơ thể, hay vượt tốc độ thời gian để đạt đến tương lai. Sống trong một cơ thể phụ nữ là phải chấp nhận những khó chịu, những mùi, những âm thanh chì chiết của hiện tại.

 Trên hết, kinh nghiệm đọc thơ Lưu Diệu Vân làm ta nghĩ đến thông điệp về tình yêu và hôn nhân của Thánh Phao Lồ, gửi đến dân cư vùng Corinth. Khi diễn tả những chuyện cười ra nước mắt, thơ của Lưu Diệu Vân vẫn giữ nguyên màu lãng mạn của chung thủy, của hy vọng, và của dung thứ. Faith. Hope. And Charity, như đoạn thơ rất cảm động trong bài “Of Dust and Us” mà tôi xin dịch sang tiếng Việt là “Cát Bụi và Chúng Ta” với những giòng sau đây:

Em trao anh niềm tin trinh bạch, để anh gánh nhận đời sống
Sát na thành cát bụi

Ngôi nhà miền quê với mái nhà xuyên suốt hiện ra ở phía nam

Nơi thân phận chơi vơi của em luôn hướng về

Cũng là nơi có anh, gần gũi và kiên trì.

          
            (My hand gives you uncontaminated confidence to hold yourself accountable
            flashes to ashes

            The country house with see-through ceiling reappears to the south

            Where my vagrant body always points

            And yours, fearlessly near.)


Đọc thơ Lưu Diệu Vân thoạt đầu như nhìn qua một tấm gương mờ ảo, nhưng dần dần trực diện.


Đinh Từ Bích Thúy
09-19-22

 

*Xin quý vị đặt mua sách bằng cách bấm vào link sau đây, https://uglyducklingpresse.org/publicat…/she-self-winding/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi / thấy tâm tịch lặng không người, không ta / ai hỏi thì nhấc cành hoa / thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …” (bài thơ “Như nắng tà huy” của Cư sĩ Nguyên Giác viết tặng “quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và pháp huynh HT Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng,”)
"Các bài viết nơi đây hầu hết là trích từ Kinh Phật, ghi lại trong nỗ lực hoằng pháp để rủ nhau tu học. Người viết không bao giờ tự nhận là giáo sư, giảng sư, thầy dạy hay bậc đàn anh trong đạo.Trong khi những chữ này được gõ lên nơi đây, chỉ là do duyên mà hiện lên. Người viết luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng không hề có ai đang gõ, cũng như chỉ có những dòng chữ đang được đọc, và không hề có ai đang đọc. Người viết luôn luôn viết trong trong tinh thần như thế, trong khi trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước sang bờ bên kia." Đó là Lời Thưa của tác giả Nguyên Giác về cuốn Thiền Tập Với Pháp Ấn.
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tập truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhở “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Tư tưởng này đã quán xuyến xuyên suốt 36 truyện ngắn của tập truyện Trọn Đời Yêu Thương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.