Hôm nay,  

Tuyển tập TIÊU DAO BẢO CỰ

16/07/202217:45:00(Xem: 3244)
Trân trọng giới thiệu:

brochure
Tuyển tập TIÊU DAO BẢO CỰ, gồm 4 tập.

Các anh chị, các bạn và quý độc giả thân mến,

Đây là tuyển tập một đời văn của TDBC. Đối với bạn bè đây cũng là một dấu ấn và kỷ niệm về một người bạn viết văn. Đối với các bạn chưa đọc hoặc mới đọc ít về TDBC, Tuyển tập giới thiệu khá trọn vẹn về tác phẩm của TDBC.


Bốn tập sách dày khoảng 2000 trang. Bây giờ ít người đọc sách, nhất là sách dày, nhưng sách của tôi rất dễ đọc, có thể mở sách ra và đọc bất kỳ trang nào. Thường là những bài viết ngắn, ngay cả từng chương, đoạn của tiểu thuyết cũng có thể là một truyện ngắn, một tùy bút hay một bài chính luận...


Hi vọng các bạn sẽ mua trọn bộ 4 tập để ủng hộ cho tác giả và nhà xuất bản. Giá 4 tập là $100, bao gồm phí giao hàng trong toàn nước Mỹ.


Vui lòng email cho tôi (tieudaobaocu@gmail.com), ghi địa chỉ, số điện thoại, email, để tôi chuyển đến nhà xuất bản lo việc gởi sách đến người mua.


Cám ơn rất nhiều.


-- Tiêu Dao Bảo Cự





Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tất cả bài viết đều bàn về những vấn đề liên quan đến Việt Nam. Tại sao chỉ Việt Nam? Tại vì, như tác giả tâm sự, Việt Nam là nỗi ám ảnh duy nhứt trong thời gian anh sống ở xứ người. Nhưng sống ở nước ngoài và nhìn về Việt Nam như là một ‘người ngoài cuộc’ lại có cái hay, vì tác giả có thể đối chiếu, so sánh với những nơi khác mà người trong cuộc có lẽ không có được. Nói là ‘tập hợp’ thì có lẽ bạn đọc nghĩ là nhiều bài, nhưng thật ra chỉ có 7 bài viết mà thôi. Bảy bài viết nhưng dài đến 410 trang. Mặc dù độ dài của bài viết có thể chẳng nói lên điều gì, nhưng với một tác giả như Nguyễn Hưng Quốc, người cẩn thận với chữ nghĩa, thì độ dài đó nói lên nội dung phong phú và phẩm chất của mỗi bài viết.
Có thể tóm tắt một lời về tập truyện “Giáo Sĩ” của Trần Vũ hay không? Tôi do dự. Trong tuyển tập “Giáo Sĩ” là 9 truyện, mỗi truyện hay một cách khác, tuy văn phong xuyên suốt vẫn rất là Trần Vũ --- nghĩa là độc đáo, kỳ ảo, như mơ như thực, từng trang là những hình ảnh ngoại sử xen vào đời thực, một bút pháp rất lạ, hoàn toàn đứng ngoài tất cả các khuynh hướng văn học thế giới hay Việt Nam. Có lẽ, nói gọn thế này sẽ thích hợp: truyện của Trần Vũ là những lời rất mực kỳ ảo để ngợi ca chữ Việt.
Điểm sách: tập Thơ và Nhạc “Sáng Mùa Đông” của thi/ nhạc sĩ Phạm Xuân Tích.
“Cứ thế, dòng văn chương của Hoàng Quân xuôi chảy như dòng suối trong trẻo, róc rách, từ lối dẫn truyện thật linh hoạt đến những tình tiết bất ngờ và thú vị, từ chuyện này thoắt nhảy sang chuyện khác như chú sóc nhỏ chuyền cành….” Đó là nhận định tổng quát của nhà phê bình văn học Lê Hữu về tập truyện mới nhất của nhà văn Hoàng Quân, một trong những cây bút cộng tác thường xuyên trên trang viết của Việt Báo, Văn Học Nghệ Thuật.
Nhân đọc cuốn sách The Surrendered Wife của bà Laura Doyle, một best-seller, tác giả Nguyễn thị Cỏ May đã viết một bài điểm sách, đúng hơn một bài phiếm dí dỏm về quan hệ vợ chồng trong cuộc sống lứa đôi. Xin mời đọc.
Trong thế giới thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, chúng ta còn nhìn thấy những bài thơ viết về cha, về mẹ, hay về những người bạn thân như nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ … Một thế giới được tái hiện bằng chữ. Nơi đó, Đỗ Hồng Ngọc quyện vào một màn sương của hồn dân tộc. Tôi xin thú thật, tôi không biết hồn dân tộc cụ thể là gì, vì chữ này trừu tượng quá, mơ hồ quá. Nhưng tôi đã mơ hồ nhận ra trong bài Lagi Ngày Con Về, khi Nguyễn Thị Khánh Minh viết tặng nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc năm 2017, nơi đó họ Đỗ về thăm căn nhà của ngoại ở Lagi
Cuộc thư hùng nhằm tranh ngôi vị bá chủ hoàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, quân sự, chạy đua vào không gian, v.v. Một trong những mặt đó, và nổi bật trong thời gian vừa qua, là mặt giao thương. Trong bối cảnh đó, để cho những ai muốn tìm hiểu thêm về cuộc thương chiến này, tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ (Chu Van Nguyen) cùng hai đồng tác giả, Nguyễn Phi Hiệp và Nguyễn Bá Lộc, đã phân tích một phần cuộc thương chiến Mỹ-Trung qua cuốn khảo luận "Một Góc Nhìn về Chiến Tranh 'Mậu Dịch' Mỹ-Trung và Hệ Quả Đến Việt Nam". Dưới đây là bài điểm sách của tác giả Nguyễn Hiền. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Như Không? Bút hiệu này gợi cho tôi liên tưởng ngay đến ngôn từ Bát Nhã của nhà Phật. "Sắc bất dị Không. Không bất dị Sắc". Giản dị mà nói: "Có tức là Không. Không tức là Có". Đứng trước cái có, cái không, như không, như có, nhà thơ Như Không đã thể hiện tinh thần Bát Nhã Ba La Mật một cách khá rõ nét:
Tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường của nhà báo Kiều Mỹ Duyên đã chính thức phát hành tại Quận Cam. Tuyển tập dày 500 trang đã gói trọn tấm lòng của một người rất mực yêu thương cuộc đời, và với quê nhà.
Kể từ năm 1963 đến nay (2021) là hơn nửa thế kỷ. Các kho lưu trữ tài liệu mật của các bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng, và cục Tình báo Trung Ương Hoa Kỳ đã giải mật cho công chúng và giới nghiên cứu được tự do tiếp cận, vào xem hoặc truy cập điện tử, để mọi người có thể nhìn lại một khúc quanh của lịch sử Việt Nam một cách rõ ràng. Sách này gồm hai tập, tập 1 trình bày về cuộc vận động bình đẳng tôn giáo năm 1963 của Phật giáo Việt Nam và tập 2 là trình tự thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.