Hôm nay,  

“Cỡi Tâm Vào Cõi Lời” của Huỳnh Kim Quang

11/05/202218:07:00(Xem: 3502)

Bia sach Coi Tam Vao Coi Loi_new

Huỳnh Kim Quang, Pháp danh Tâm Huy, là một nhân sỹ Phật Giáo. Chúng tôi có nhân duyên quen biết anh qua những sinh hoạt Phật giáo tại Hoa Kỳ, Văn học Nghệ thuật và trong những tác phẩm của anh như: Những Mộng Đàm Về Phật Giáo Thiền Tông (Quốc sư MuSo, Nhật Bản, do Huỳnh Kim Quang dịch Việt, 1996); Đức Đạo Kinh – Tác giả: Lão Tử, Huỳnh Kim Quang dịch Việt và chú thích, (dựa trên bản mới phát hiện năm 1973, tại Tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa, 1994); Từ Mảnh Đất Tâm do Lotus Media xuất bản  năm 2019 và Cỡi Tâm Vào Cõi Lời do Lotus Media xuất bản vào tháng 4, 2022.


Cỡi Tâm Vào Cõi Lời có tựa sách thật hay, đẹp, thơ mộng và đầy triết lý, như cái bút hiệu Ỷ Thu Am của tác giả vậy. Ỷ, theo cái hiểu của người trong tinh thần đạo Phật là như thị; Ỷ Thu Am là cái am đang hiện hữu “như là” giữa mùa Thu đẹp, lãng mạn, bình an và đang chuyển mùa trong cõi ta bà này. Nó như thật, như huyễn, như mộng, như có như không, như lời của Thiền Sư Thanh Từ viết vào năm 1980.

 

MỘNG

Gá thân mộng,

Dạo cảnh mộng.

Mộng tan rồi,

Cười vỡ mộng.

Ghi lời mộng,

Nhắn khách mộng.

Biết được mộng,

Tỉnh cơn mộng.  


Cuốn sách này cũng là một sự gọi ý, hú nhau: hãy cùng nhau tỉnh mộng. Cái rõ-ràng-thường-biết ngay ở đây và bây giờ, trong từng văn tự của tác giả đã để tâm huyết viết và chia sẻ. Tựa sách cũng nói lên bản lĩnh tu tập và văn học của tác giả rồi. Cỡi Tâm, y như trong Thập Mục Ngưu Đồ, 10 bức tranh chăn trâu, (nhà Thiền ví con trâu như tâm của con người), tác giả đã hẳn điều phục con trâu lòng từ lúc nó còn lung lạc hoang dã cho đến khi nó thuần thục trong việc đồng áng. Và hiểu xa hơn là tâm tác giả có thể thông suốt những thuốc độc trong đời “tham, sân, si, mạn, nghi” của bản tâm mình và chuyển hóa để đạt an vui và hạnh phúc. Còn cõi lời cũng có thể là vô biên, phức tạp, đầy mạo hiểm, thế mà tác giả chấp nhận sự hiểm nguy đã thong dong vào chợ. Chính tác giả cũng đã thừa nhận trong lời nói đầu:

 

Nhưng cỡi tâm đi vào cõi lời vừa có lắm thú vị mà cũng không ít hiểm nguy. Thú vị vì viết lách hay diễn thuyết là một thú vui tiêu khiển hay một đam mê của con người. Đặc biệt là trong cõi văn chương, người cầm bút có được cái môi trường tự do, ít nhất trong cõi tâm của riêng mình, để sáng tạo ra những điều hay ý lạ đôi khi là thật, đôi khi là ảo – hư cấu. Trong lúc sáng tác, người cầm bút sống trong thế giới như ảo như thật. Những ý tưởng từ trong tâm người cầm bút tuôn ra đôi khi vượt ngoài sự kiểm soát của chính tác giả mà là những điều chợt hiện, chợt biến, chợt trào ra trong khoảnh khắc bất ngờ. Đó chính là giây phút sáng tạo tuyệt vời và thú vị nhất mà người cầm bút kinh qua. Trong trạng thái bốc đồng sáng tạo tuyệt vời ấy, người cầm bút không phân biệt mình là tác giả và chữ nghĩa là tác phẩm của mình. Lúc đó chỉ có một, nhất thể. 

 

Hiểm nguy vì cỡi tâm đi vào cõi lời là cuộc hành trình mạo hiểm đầy thách thức đối với người cầm bút. Thách thức lớn nhất là tính sáng tạo. Người cầm bút nếu không có sáng tạo thì không viết ra được những điều mới lạ, hay đẹp khác với bao nhiêu người cầm bút khác. Ngoài tính sáng tạo người cầm bút còn phải có kinh nghiệm và nghệ thuật viết lách. Nhưng những điều vừa nêu chỉ là thách thức mà không phải là hiểm nguy đối với người cầm bút. Hiểm nguy đối với người cầm bút là bị cuốn hút hay bị quay cuồng trong cõi tâm thác loạn của vọng tưởng và cõi lời quấn chặt vào danh ngôn. Lúc ấy, cõi tâm và cõi lời như cặp bài trùng làm nhân làm duyên đưa đẩy nhau càng lúc càng lao vào cõi đảo điên của pháp sinh diệt, hư ngụy mà cứ tưởng là thật.” (Trang 9).


Người đọc cứ ngỡ như tác giả đang “văn dĩ tải đạo”, nhưng không, chính tác giả đã không trụ ở hai bờ đối đãi, tiêu cực-tích cực, có-không, còn-mất. Chính tác giả đã nhận chân:

 

Bản thể của ngôn ngữ là rỗng lặng, là không. Văn tự cũng như ngôn thuyết được cấu thành bởi nhiều yếu tố: chữ, lời, ý tưởng, người viết hay nói, người đọc hay nghe, v.v... Chữ hay lời cũng được cấu thành bởi nhiều yếu tố: từng chữ cái, từng phát âm, nhiều chữ hay nhiều lời nói thành câu. Khi một chữ được viết ra hay một lời được nói ra nó đi vào quá khứ, tức đã diệt, không còn tồn tại trong hiện tiền. Một câu được viết hay nói ra nếu không được liên kết lại bởi người đọc hay người nghe thì chúng biến mất vào quá khứ. Cho nên câu viết hay nói tồn tại đối với người đọc hay người nghe không phải là chân thân hiện tiền của câu của chữ mà là sản phẩm của tâm thức. Tâm trong tình trạng này cũng chỉ là tập hợp của những ý niệm, ký ức. Nhưng cái gì được cấu thành bởi nhiều yếu tố hay điều kiện mà nhà Phật gọi là duyên thì cái đó chỉ là một tập hợp giả danh, không có thật thể, không thật hữu, là không. Như vậy, tận cùng của ngôn ngữ là rỗng lặng, là giải thoát.” (Trang 10).

 

Vì thế, tác giả viết như một lối hành thiền–nhận chân vào cửa pháp, bất nhị - tánh không. Còn ta những người đọc có thể thấy được tinh thần nhập thể, đem Đạo vào đời của tác giả thật đáng trân trọng, yêu quý và tuyên dương.  Hãy đọc một số bài trong một 100 trang đầu như, Câu Chuyện Về Cuộc Đời Đức Phật, Bhikkhu Bodhi | Huỳnh Kim Quang Dịch Việt; Đọc Sách ‘thiền Định Phật Giáo, Khởi Nguyên Và Ảnh Hưởng’ Của Hòa Thượng Tuệ Sỹ; Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ | Huỳnh Kim Quang Dịch Việt; Khái Luận Về Văn Học Phật Giáo; Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Nền Văn Học Mỹ; Đọc Vài Bài Thơ Về Mẹ Trong Mùa Vu Lan; 200 Năm Nguyễn Du Qua Đời, Đọc ‘Phân Kinh Thạch Đài’; Giới Thiệu Văn Học Của Người Mỹ Bản Xứ; Emily Dickinson, Nhà Thơ Ẩn Dật, Trong Cõi Thơ Vô Ngã; Đọc Bài Thơ ‘giấc Mơ Hoang Vu Về Một Bắt Đầu Mới’ Của Nhà Thơ Lawrence Ferlinghetti Vừa Qua Đời; Đầu Thu Đọc Truyện ‘chớm Thu’ Của Nhà Văn Louis Bromfield; Fyodor Dostoevsky, ‘Brothers Karamazov’ Và Chuyện Tiền Thân Đức Phật…

 

Ở đây, chúng ta thấy cái uyên thâm sâu việt của người viết. Anh quả là một người đọc sâu, hiểu rộng. Cái rộng và cái rỗng rang của nhà Phật anh điều nắm chắt để từ đó viết để chia sẻ như viết từ cõi tâm trong. Hãy đọc tiếp đi, rồi chúng ta sẽ tìm gặp…

 

“Ernest Hemingway Và Nỗi Cô Đơn Của Lão Ngư Ông; Harriet Beecher Stowe và ‘túp Lều Chú Tom’ Đang Cháy; Lễ Halloween Đọc Truyện Ma ‘the Shining’ Của Stephen King; Nobel Văn Chương 2019 Olga Tokarczuk, Người Kể Chuyện Tử Tế; Khôi Nguyên Nobel Văn Chương 2020, Louise Glück Sinh Ra Để Làm Thơ; Năm Mới 2021 Đọc Thơ Tân Niên Của Nhà Thơ William Stanley Merwin; Nhà Văn F. Scott Fitzgerald Và Cuốn Tiểu Thuyết Lớn Của Mỹ ‘the Great Gatsby’; Nhà Văn Larry Mcmurtry, Người Bảo Vệ Quyền Tự Do Ngôn Luận, Vừa Qua Đời Ở Tuổi 84; Nhà Văn Mỹ Gốc Phi Châu Alex Haley, Vinh Và Nhục Của ‘nguồn Cội’; Nhà Văn Eric Carle Và Truyện Tranh Thiếu Nhi Nổi Tiếng Thế Giới ‘the Very Hungry Caterpillar’; Nhà Văn Beverly Cleary, Người Tạo Ra Nhiều Nhân Vật Nổi Tiếng Trong Văn Học Thiếu Nhi Như Henry Huggins, Ramona Quimby; Lưu Hiểu Ba Và Tình Yêu Bên Trong Bức Tường Xám; Đọc ‘909 Bài Thơ Ba Dòng’ Của Nguyễn Hưng Quốc Như Vào Mật Thất Đọc Bí Kíp Thơ; Nhà Thơ Hoa Nguyen Và ‘một Ngàn Lần, Bạn Đã Mất Bảo Vật Của Mình’; Cười Với Milan Kundera Qua ‘Cái Cười & Sự Lãng Quên’ do Trịnh Y Thư Dịch; Eve Ensler, Đóa Sen Vươn Lên Từ Bùn; Henry David Thoreau Và Phong Trào Bất Tuân Dân Sự; Di Sản Âm Nhạc Của Người Mỹ Gốc Phi Châu.”


Sẽ tìm gặp một Tâm Huy-Huỳnh Kim Quang. Thôi, cứ đọc, cứ cảm nhận và lãnh thọ. Hãy đọc thật chậm, từng bài và đọc lại từng đoạn nếu có thể. Trong một cõi lòng cởi mở, sự tỉnh giác của tâm, bạn sẽ thấy được “nhi hưng đại bi tâm" của chính mình. 

 

Có thể nói tác phẩm này cũng là di sản trong văn học Phật giáo tại hải ngoại nói riêng và cho văn học Phật Giáo Việt Nam nói chung. Xin được trân trọng giới thiệu và trân quý đến tác giả và những ai có hữu duyên đọc tác phẩm này. Vậy nhé. Không bàn nữa. Hãy đọc từ từ bạn nhé. Cầu chúc cho mọi người và mọi loài đều an lành.


Tâm Thường Định

(Sacramento, CA)

 

Để biết thêm về những công trình biên soạn về Phật học, xin bấm vào những đường dẫn sau:

 

https://hoangphap.org/thong-bach-le-gioi-thieu-thanh-tuu-so-bo-cong-trinh-phien-dich-dai-tang-kinh-viet-nam/

 

https://hoangphap.org/hdhp-xuat-ban-tu-tuong-xa-hoi-trong-kinh-dien-phat-giao-nguyen-thuy-cua-ht-thich-nguyen-sieu/

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi / thấy tâm tịch lặng không người, không ta / ai hỏi thì nhấc cành hoa / thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …” (bài thơ “Như nắng tà huy” của Cư sĩ Nguyên Giác viết tặng “quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và pháp huynh HT Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng,”)
"Các bài viết nơi đây hầu hết là trích từ Kinh Phật, ghi lại trong nỗ lực hoằng pháp để rủ nhau tu học. Người viết không bao giờ tự nhận là giáo sư, giảng sư, thầy dạy hay bậc đàn anh trong đạo.Trong khi những chữ này được gõ lên nơi đây, chỉ là do duyên mà hiện lên. Người viết luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng không hề có ai đang gõ, cũng như chỉ có những dòng chữ đang được đọc, và không hề có ai đang đọc. Người viết luôn luôn viết trong trong tinh thần như thế, trong khi trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước sang bờ bên kia." Đó là Lời Thưa của tác giả Nguyên Giác về cuốn Thiền Tập Với Pháp Ấn.
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tập truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhở “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Tư tưởng này đã quán xuyến xuyên suốt 36 truyện ngắn của tập truyện Trọn Đời Yêu Thương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.