Hôm nay,  

Đứng Ngẩn Trông Vời, Tập truyện của Hoàng Quân

04/05/202210:51:00(Xem: 2159)

Giới thiệu tác phẩm

Screenshot 2022-05-04 105317
1.

Một tác phẩm văn học, khi ra mắt công chúng, thường được mở đầu bằng bài tựa. Bài tựa, nếu do chính tác giả viết, thường là để giới thiệu nội dung và dụng ý của tác giả khi dựng tác phẩm. Nếu bài tựa do một người khác viết – những bạn văn, thơ trong giới – thì thường có chủ đích vừa giới thiệu tác giả, vừa giới thiệu tác phẩm.

Trường hợp của nhà văn nữ Hoàng Quân với tác phẩm “Đứng Ngẩn Trông Vời” không lọt vào một trong hai trường hợp thông thường nêu trên. Cái tên Hoàng Quân (gợi cho người đọc nghĩ rằng đó là tên của một người nam) không xa lạ lắm với người đọc và hầu như nhiều độc giả đã biết Hoàng Quân là một người viết nữ và cô mượn tên đứa con trai của mình làm bút hiệu. Vả lại, “Đứng Ngẩn Trông Vời” là tác phẩm thứ ba của Hoàng Quân chỉ trong một thời gian ngắn ngủi [Bông Hoa Trên Phím (2015), Nhớ Tiếng À Ơi (2016)]. Do đó, Hoàng Quân không cần một bài tựa để “nhờ người khác” giới thiệu mình với độc giả. Vậy thì bài tựa này chỉ còn một nhiệm vụ là giới thiệu tác phẩm đến người đọc. Mà có ai hiểu rõ nội dung tác phẩm hơn chính tác giả?

Nhưng, đôi khi, những tình cờ của đời sống đã giúp cho chúng ta thoát ra khỏi những ước lệ, những khuôn mẫu quen thuộc hằng ngày.

Trong ý nghĩa này, văn chương không là ngoại lệ.

2.

Một tình cờ của “duyên nợ văn tự” (chữ của Hoàng Quân dùng trong một bài viết) đã đưa Hoàng Quân đến với trang mạng văn học T.Vấn & Bạn Hữu do tôi phụ trách. Ngay lập tức, những truyện ngắn mang một vóc dáng rất riêng không thể lẫn vào với bất cứ tác giả nào khác – thành danh hay chưa thành danh, quá khứ hay hiện tại – của cô đã chinh phục được tôi, với tư cách chủ biên, cùng với sự thích thú trên tư cách độc giả. Chỉ một thời gian ngắn sau, trong chuyến du lịch của gia đình Hoàng Quân từ Đức qua Mỹ, tôi đã được gặp tác giả tại căn nhà của mình ở vùng ngoại ô thành phố Houston, nơi tôi mới dọn về nghỉ hưu. Và cùng với tác giả là hai nhân vật trong vô số nhân vật (có thật?) trong các truyện ngắn của cô. Đặc biệt, một trong hai nhân vật đó lại là người mà cô mượn tên làm bút hiệu Hoàng Quân, và cũng là nhân vật chính trong truyện ngắn “Đứng Ngẩn Trông Vời” được chọn làm tên chung cho tập truyện mà độc giả đang có trong tay. Nhân vật thứ hai là kẻ giữ một vai rất mờ nhạt so với nhân vật chính, dù anh là người góp sức cùng cô cho nhân vật chính ra đời.

Quả thực, gặp nhân vật lần đầu, tôi có cảm tưởng như chính mình đang “đứng ngẩn trông vời”.

Cảm tưởng ấy, chắc chắn không giống như tác giả đã ngậm ngùi khi kết câu truyện của mình “Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn… Không biết Bê có khái niệm áo tiểu thơ là gì chưa, đã có trận gió tình yêu nào đó thổi qua chưa. Riêng tôi, tôi thấy mình buồn buồn, đang đứng ngẩn trông vời đứa con mình khôn lớn, đủ lông cánh, xa dần khỏi tầm tay”.

Lần đầu tiên gặp nhân vật từ trong truyện bước ra, một nhân vật đặc sệt Huế với giọng nói, cách đi đứng, cử chỉ phong nhã của một thanh niên trên 30 tuổi vừa mới hoàn tất mảnh bằng trường Luật nơi xứ sở cậu được sinh ra, đi học, trưởng thành, không hề có một chút gì dính dáng đến miền đất thần kinh quê hương gốc gác của gia đình bên ngoại. Nhìn Hoàng Quân (nhân vật), tôi “đứng ngẩn trông” Hoàng Quân (tác giả). Đứa con trong tác phẩm (nhân vật) và đứa con trong đời thực của cô là hai đứa con song sinh. Chính xác hơn, cả hai chỉ là Một. Vì chúng giống nhau như hai giọt nước. Chúng “Huế” (Việt Nam) từ hình hài cho đến tâm hồn, dù cả hai đều được sinh ra ở một nước Đức xa xôi, nơi không có không khí Huế, thổ ngơi Huế, thức ăn Huế, nước uống Huế, sinh hoạt Huế nhưng vẫn có người con Huế (Hoàng Quân – nhân vật và người thực) được sinh ra và tạo thành. Tất nhiên, nơi đó có một bà mẹ Huế. Một bà mẹ Huế (Việt Nam) là đã quá đủ. Nhưng không phải bà mẹ Huế (Việt Nam) nào cũng sinh ra và nuôi dưỡng được những đứa con Huế (Việt Nam) như Hoàng Quân (tác giả) mà tôi đang nói đến ở đây.



“Đứng ngẩn trông” Hoàng Quân (tác giả) và Hoàng Quân (nhân vật), nhớ lại những truyện ngắn của cô tôi đã đọc một cách chăm chỉ, thích thú, tôi tin rằng cô là một trong những tác giả hiếm hoi đã đem được đời sống thật vào tác phẩm một cách khéo léo. Khéo léo đến độ người đọc không thể tự mình quả quyết những nhân vật trong truyện của cô là có thật hay hư cấu, dù những nhân vật ấy cũng quanh đi quẩn lại chỉ là cha mẹ, anh em, con cháu, bạn bè, thầy cô, bạn đồng nghiệp, v.v.

Mặt khác, những góc cạnh sần sùi của đời sống thực, của con người thực cùng với những tình tiết không phải lúc nào cũng mang tính “văn chương” đã được tác giả tận dụng khả năng “thơ phú” (đọc nhiều, nghe nhạc thường xuyên, thích nghêu ngao ca hát, cộng thêm trí nhớ tốt) đem vào tác phẩm qua việc khôn khéo sử dụng chữ, trích dẫn nhạc thơ, v.v… đã giúp “chà láng” bớt sự sần sùi ấy. Và cô làm công việc này một cách tự nhiên như sự việc vốn phải như thế nên dễ thuyết phục người đọc (tôi). Chính khả năng trời phú này của Hoàng Quân (tác giả) đã góp phần “đánh lừa” độc giả về tính hư cấu hay có thật trong các tác phẩm của mình.

3.

Tập truyện “Đứng Ngẩn Trông Vời” ngoài nhân vật chính đã đứng trước cửa nhà tôi khoanh tay cúi đầu “Chào Bác ạ!” khiến tôi phải “đứng ngẩn trông” tác giả, còn có một số truyện khác kể về một số những nhân vật khác, gồm cả chó chuột chim cá, cùng với những bối cảnh làm nền tưởng chừng như không có chút liên hệ gì với nhân vật chính, nhưng người đọc mang cảm tưởng nhìn thấy thấp thoáng đằng sau hậu trường bóng dáng nhân vật chính khi ẩn khi hiện. Mối quan hệ máu thịt giữa tác giả và nhân vật chính hầu như chi phối toàn bộ tác phẩm, hay ít nhất, là phần lớn các truyện của tác phẩm.

Ngay tên của tập truyện: “Đứng Ngẩn Trông Vời” cũng dễ làm cho người đọc liên tưởng ngay đến những tình cảm mơ mộng lãng mạn của tuổi mới lớn. Vả chăng, nhân vật chính của tác phẩm cũng là một chàng trai trẻ tuổi, vừa mới túy lúy xong chén rượu Đại Đăng Khoa, thì việc chuẩn bị Tiểu Đăng Khoa phải là điều tất nhiên. Thế nhưng, suốt chiều dài câu chuyện, người đọc không hề thấy bóng dáng áo tiểu thơ, để rồi đến cuối truyện, mới vỡ lẽ ra rằng tác giả đang “đứng ngẩn trông vời đứa con mình khôn lớn, đủ lông cánh, xa dần khỏi tầm tay”. Từ đó, người đọc suy ra, chẳng phải ngẫu nhiên, tác giả lấy tên con trai làm bút hiệu cho đời văn (muộn) của mình. Năm mười năm nữa, nếu Hoàng Quân còn tiếp tục viết, và không đổi hướng, hẳn chúng ta sẽ chỉ cần đọc cô mà vẫn có thể biết được những thăng trầm buồn vui trong cuộc đời của nhân vật chính đã từng từ đời sống bước vào (đúng hơn, được mẹ dìu vào) những trang truyện từ thuở còn ấu thơ.

Đó là cái rất riêng của Hoàng Quân, cái làm nên một Hoàng Quân, cây bút tính đến nay đã góp mặt với làng văn hải ngoại 3 tác phẩm chỉ trong vòng hơn 3 năm ngắn ngủi.

– T.Vấn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuốn sách nhỏ này có thể áp dụng được. Trẻ em có khả năng tập sống trong chánh niệm một cách tự nhiên, dễ dàng. Tôi đã thấy và đã học, từ một cháu bé.
Những tà áo dài rực rỡ đẹp tuyệt vời tung bay trong gió của các nhà văn nữ: Lưu Khánh Lan, Đỗ Mộng Thủy, Lê Thụy Lan, Lê Kiều My và nhiều người đẹp khác nữa trong ngày 10 tháng 4 năm 2022 tại thư viện Việt Nam, thành phố Garden Grove, mà nhiều người cứ tưởng là ngày thi hoa hậu áo dài của phụ nữ Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Quang ra mắt 2 tác phẩm là Phận Đàn Bà và Ôn Cố Tri Tân, do liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức, từ 12.30 đến 5 giờ chiều....
Nhân đọc Lặng Lẽ Phù Sa, thơ Nguyễn Văn Gia, NXB Hội Nhà Văn, 2015.
Bạn đã từng yêu thơ, đã từng đọc thơ, đã từng làm thơ, đã từng say đắm với thơ... tôi tin rằng bạn sẽ đứng tim khi đọc tới những dòng: cổng chùa khuya chưa khép / bầy sao rủ nhau về / soi trong hồ nước biếc / tiếng hạc buồn lê thê... Tôi đã đứng tim như thế, đã kinh ngạc đọc đi đọc lại các dòng thơ trên. Tôi đã nghiêng đầu, áp tai sát trang giấy để nghe xem tiếng hạc buồn lê thê thế nào. Tôi đã nghiêng trang giấy qua lại để xem có ngôi sao nào rơi ra từ giữa những dòng thơ. Khi đó, tôi đã thắc mắc vì sao có hình ảnh cổng chùa chưa khép trong thơ, có phải vì nhà sư thi sĩ đã đi lạc nơi phố chợ và quên mất lối về.
GARDEN GROVE (VB/PTH) -- Nhà văn Trịnh Y Thư vừa thực hiện buổi ra mắt sách với thân hữu tại tòa soạn Việt Báo hôm Thứ Sáu 18/3/2022. Người tham dự không nhiều, nhưng đều là những người đã có nhiều thập niên sống trong ngành báo chí, xuất bản, sáng tác văn học.
“Cộng Hòa Điếc” mở đầu bằng hình ảnh một cậu bé điếc bị một người lính của đội quân xâm lược bắn tại một quảng trường công cộng nơi người dân đang biểu tình chống xâm lược. Cả cộng đồng quyết định phản đối vụ giết người này bằng cách từ chối nghe chính quyền. Người dân thị trấn phối hợp với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu. Và ngay giữa bạo lực, người ta vẫn yêu nhau, vẫn cười đùa, vẫn sanh con đẻ cái. Tôi lớn lên chứng kiến sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết và cuộc chiến ở Transnistria — một cuộc chiến trá hình dưới cái tên gọi "chiến dịch viện trợ nhân đạo" đầu tiên của Nga, rất giống với “chiến dịch quân sự” hiện tại ở Ukraine, mặc dù ít công khai hơn. Sau đó, tôi đến Hoa Kỳ, nơi tôi đã sống 12 năm qua tại một thị trấn chỉ cách biên giới Hoa Kỳ / Mễ Tây Cơ 8 dặm. Không có gì lạ khi xe của bạn bị chặn lại để họ tìm kiếm những người đang cố gắng vượt qua biên giới, hoặc nhìn thấy những người bị đưa đi trong xe tải ICE là chuyện thường tình. Và tất nhiên, cũng thấy cả sự tàn bạo của cảnh sát
Cuốn To Our Grand Children with Love độc đáo ở chỗ là người cầm nó trên tay không phải là một độc giả mà chính là đồng tác giả với hai vị chấp bút: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn-Lâm KimOanh và luật sư tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt. Vì thế, đây không phải là một “cuốn sách” theo định nghĩa, hình thức và nội dung thông thường. Tiểu đề của tập sách này cho thấy đây là một “công trình”, một sự hợp tác giữa thế hệ ông bà và thế hệ các cháu, bắt đầu từ ông bà, những người từng sống qua nhiều chặng đường lịch sử và địa lý, muốn kết nối với thế hệ Việt Nam trẻ, sinh trưởng và lớn lên ở Hoa Kỳ.
Tác giả Trần Thị Nguyệt Mai đọc tác phẩm mới nhất của nhà văn Ngô Thế Vinh, phát hành tháng 2/2022: Tuyển Tập II: Chân Dung Văn Học Nghệ thuật & Văn Hóa. Việt Báo trân trọng iới thiệu.
Sau gần 35 năm sưu tầm, nay đã đến tuổi gần đất xa trời, chưa biết ngày nào “viên tịch”. Trong khi đó con cái lại không biết đọc chữ Việt cho nên phải tìm cách tổ chức Book Fair để tặng các bạn trẻ hoặc quý vị nào còn thích sưu tầm sách. Trên 100 cuốn sách biếu bao gồm: -Kinh điển và sách nghiên cứu về Phật Giáo, biên khảo về Thiền của chư Tổ và sách Phật Giáo bằng Anh Ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đại Đức Narada, Thiền Luận, Đoàn Trung Còn,Thích Quàng Độ, Thích Đức Nhuận, các đại sư Hoa Kỳ, Thái Lan, Miến Điện và sách nghiên cứu về Thiền
Nền văn nghệ và giáo dục VNCH là tập hợp nhiều tác giả và tác phẩm. Qua hai tuyển tập chân dung văn nghệ sĩ, Nhà văn Ngô Thế Vinh dìu dắt độc giả đi qua một hành trình văn học và văn hóa, và gặp những tác giả tiêu biểu đã có những đóng góp mang tính khai phá trong nền văn học nghệ thuật đó. Là một người trong cuộc và chứng nhân của cuộc chiến vừa qua, tác giả mô tả hành trình văn nghệ đã qua như là người thư ký của thời cuộc. Nhưng là một người lưu vong lúc nào cũng trăn trở về quê hương, tác giả nhìn lại hành trình văn nghệ đã qua bằng một lăng kính mới, một cách hiểu mới, và đó chính là một đóng góp có ý nghĩa của Tuyển tập.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.