Hôm nay,  

"Sáng Mùa Đông" Thơ và Nhạc của Phạm Xuân Tích

21/12/202113:52:00(Xem: 2828)

phamxuantich
Tôi vừa nhận được sáng tác thơ và nhạc – Sáng Mùa Đông – của nhà thơ và nhạc sỹ Phạm Xuân Tích từ Paris. Trong những năm qua nhạc sĩ/ nhà thơ Pham Xuân Tích thường gửi những tác phẩm mới của anh đến cho tôi, trên nhiều chủ đề khác nhau:

 

–  Hoa Vàng Cũ, 1995 – Kịch Thơ.

–  Suy Nghĩ – Mạn Đàm, 2000 (Thời Cuộc-Xã Hội).

–  Nghĩ về Ngày Mai Đất Nước, 2006 (Chính Trị-Thời Cuộc, viết chung với cựu Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc).

–  Lũy Thầy – Kich Thơ, 2009.

–  Chân Trời Tan Hợp – Truyện dài, 2014.

–  Đường Vào Xứ Mộng –  Thơ và Nhạc, 2014.

–  Hội Họa Phạm Xuân Tích, 2016, với  giải thưởng PRIX PEINTURE de la VILLE DU BOURGET, với tác phẩm CANAL SAINT MARTIN.

–  Chỉ Một Lần Sống – Truyện dài, 2017.

–  Tranh Phạm Xuân Tích [2017–2018].

–  Kỷ yếu triễn lãm tranh của Pham Xuân Tích, 2019 (Bulletin d’Exposition, Peintures de Xuan Tich Pham, Paris. France, September 2019).

–  Đường Về Siêu Thoát – Truyên dài, 2019.

–  Người Trở Lại – Truyên dài, 2020.

–  Còn Đó – Thơ, 2021.

–  Sáng Mùa Đông – Thơ và Nhạc, 2022.

 

Phần nhiều tôi đều viết bài giới thiệu những sáng tác của Phạm Xuân Tích với các độc giả của Việt Báo Online ở CA. Diễn Đàn Thế Kỷ XXI, Vietnam Daily News, Văn Hóa Nhật Báo trong suốt chiều dài nhiều năm qua.

 

Đặc biệt năm nay anh gửi sáng tác “Sáng Mùa Đông” đến cho tôi trước khi tác phẩm này được phát hành vào đầu năm 2022. Khác với “Đường Vào Xứ Mộng” và “Còn Đó”, tập Thơ và Nhạc “Sáng Mùa Đông” có một nội dung quay về quá khứ hơn là tiến đến một tương lai. Mở đầu độc giả gặp ngay bài thơ TỰ VẤN mà tác giả gọi là Thơ Vui nhưng thật sự nó chẳng vui tí nào, toàn là tư tưởng già nua yếm thế:

 

“Trần gian nào có nghĩa gì?

Cơm vay áo mượn vinh gì mà vinh?

Trăm năm trụ cốt phe mình

Mắt mờ tai điếc bận tình riêng tư”

 

Ngay cả trong bản nhạc “Sáng Mùa Đông” kết thúc tập thơ, cũng mang nhiều yếu tố của sự gắng gượng của một ngọn nến rực sáng trước khi phụt tắt vĩnh viễn... Điều này không ai ngạc nhiên vì tác phẩm “Sáng Mùa Đông” được nhac sĩ Phạm Xuân Tích sáng tác ở tuổi 78, tuổi của hoài niệm về quá khứ nhiều hơn hướng về tương lai.

 

Đi sâu vào tác phẩm “Sáng Mùa Đông”, độc giả găp lại những bài hát của Pháp vào giữa thế kỷ thứ XX, những bài hát với nội dung trữ tình, lãng mạn đã một thời chế ngự, quyến rũ, say đắm tâm hồn của nhiều thế hệ chúng ta từ thế kỷ trước.

Charles Aznavour, với giọng hát đặc thù gợi cảm đã làm nổi tiếng khắp thế giới bản nhạc “ La Bohème. Một bản nhạc chính Charles Aznavour sáng tác vào năm 1965 với lời ca miêu tả kiếp sống lang thang, nghèo khó nhưng rạt rào yêu thương giữa đôi tình nhân, chàng thất nghiệp kinh niên và nàng hành nghề người mẫu khỏa thân giữa khu phố trên ngọn đồi đầy hoa lệ Montmartre của nước Pháp.

 

– Giọng hát ấm cúng và cao vút của Jean Bretonnière khi miêu tả bản nhạc thời danh của những năm 50 “Sous Le ciel de Paris” của nhạc sĩ Hubert GiraudJean Dréjac đặt lời.

 

– Ngay cả với bài thơ “Les Fueilles Mortes” của thiên tài thi ca của Pháp Jacques Prévert được Joseph Kosma phổ nhạc năm 1946 cũng được nhà thơ nhạc sỹ Pham Xuân Tích nhắc đến.

 

– Đặc biệt với bản nhac ‘”Parlez Moi D’Amour”, một bản nhac được nhạc sỹ Jean Renoir sáng tác vào năm 1924 đươc nữ ca sĩ Lucienne Boyer hát và thu âm vào tại hãng đĩa Pathé nhiều lần vào những năm 1930, 1948 và 1951. Đây là bản nhạc gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống tình cảm yêu thương của thanh niên, thiếu nữ cùng thời đại và mãi sau này. Lời của bản nhac rất là thời thượng của thuở ấy ở các nước châu Âu và các thuộc địa. Ai cũng thuộc nằm lòng câu hát lãng mạn cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài hát:

 

“Parlez– moi d’amour

Redites–moi des choses tendres

Votre beau discours

Mon coeur n’est pas las de l’entendre

Pourvu que toujours

Vous répètiez ces mots suprêmes

Je vous aime   

 

Và nhà thơ Pham Xuân Tích đã chuyển sang tiếng Việt:

 

Hãy nói với em  tình yêu

Và nói lại với em những điều dịu dàng

Với những lời lẽ đẹp đẽ của anh

Mà tim em không hề chán nghe

Luôn mãi trong mỗi ngày

Rằng anh yêu em...”

 

Nhắc lại những bản nhạc thời danh xưa của nước Pháp, âu đó cũng chỉ là sự ngoảnh đầu lại của nhà thơ/ nhac sỹ Phạm Xuân Tích – nhìn về quá khứ với nhiều tiếc nuối – Đâu rồi những phút giây tình tự, lãng mạn của tuổi trẻ của đời người? Đã theo thời gian đi…

 

Đào Như

(Chicago, Dec. 19, 2021)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập “Thơ Khánh Trường” ra đời chỉ để “Vui thôi mà”, gồm ba phần: Phần 1: Ngẫu Hứng. Phần 2: Mai Anh Về Miền Trung & Những Bài Thơ Khác; và Phần 3: Khổ Lụy. Ngẫu Hứng là phần tôi thích nhất, tập hợp những bài thơ ngắn “bất chợt nẩy ra trong đầu”. Thơ được viết tự nhiên, không màu mè, không cơ bắp, không gồng, không làm dáng. Là phần mở đầu, Ngẫu Hứng cũng là phần tách riêng khỏi tập thơ, ở một vùng đất cao hơn, trên một khí hậu tươi mát, có nhịp sống tâm linh riêng. Trong khuôn khổ bài này xin chỉ đọc phần “Ngẫu Hứng”.
Lịch sử không mắc kẹt trong Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên, Kẻ hai mặt, Kẻ nằm vùng, Kẻ nội tuyến) xuất bản năm 2015, nó bùng nổ dữ dội với nỗi phẫn nộ rát bỏng hiếm thấy trên một trang viết văn học nào...
Alexander Solzhenitsyn sau 8 năm lao tù (1945-1953) trong chế độ Cộng Sản Liên Xô đã ghi lại hình ảnh kinh hoàng, đau thương đó trong các tác phẩm The First Circle (Tầng Đầu Địa Ngục), One Day in The Life of Ivan Denitsovich (Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denitsovich), Khu Ung Thư (Cancer Ward), Tầng Đầu Địa Ngục (The First Circle), Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago)… Những tác phẩm này đã được dịch sang Việt ngữ, ấn hành trước năm 1975 ở Sài Gòn...
Hồi ký "Người muôn năm cũ" của nhà văn Phạm Gia Đại dày trên 500 trang gồm có 17 chương, mỗi chương với vẻ riêng, đặc sắc của từng chương. Cuốn sách đưa chúng ta trở về những năm tháng tươi đẹp đầy kỷ niệm thương yêu của Sài Gòn, của miền Nam và những ký ức đau buồn sau ngày mất miền Nam, và những năm tháng sống trở lại với cuộc đời mới trên miền đất tạm dung...
Tuyển tập Những Mẩu Chuyện Đời của Đào Ngọc Phong là những dòng chữ phần lớn rất buồn, kể lại chuyện đời của anh, chuyện đời của những người anh gặp trong đời từ Việt Nam cho tới xứ người, chuyện của những người trong thế hệ của anh bị cuốn vào cuộc chiến phân đôi, chuyện của những người xa xứ đang ra sức mưu sinh, và chuyện vui buồn của một kiếp người. Chuyện rất buồn xen lẫn với chuyện rất vui. Và hầu hết là giữa những dòng chữ vẫn có các niềm vui có hậu.
Chủ Nhật (2PM-5PM), 24 tháng 3 năm 2024, GS Trần Gia Phụng từ Canada sang thuyết trình “Những Học Thuyết Chính Trị Hoa Kỳ Về Chiến Tranh Việt Nam” tại Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St, Suite 222, thành phố Westminster và tham dự Giỗ Lễ Nhà Cách Mạng Phan Chu Trinh Lần Thứ 98 cùng ngày của Hội Ái Hữu Phan Chu Trinh Đà Nẵng (ông là giáo sư dạy sử của trường nầy)...
Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc vừa ấn hành tác phẩm “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương” – nội dung là viết về Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên. Cuốn sách dày 440 trang, chữ nhỏ, gồm các nhận định của Bùi Vĩnh Phúc (BVP) về các nhà văn, nhà thơ đã nuôi lớn một thời tuổi trẻ của tôi. Họ là những cây đa bóng mát của tôi, không chỉ ngoài đời và trong văn học, mà cũng là cả trong các giấc mơ những ngày tôi còn ôm sách tới trường. Tôi đã nói với Bùi Vĩnh Phúc như thế, rằng những người này, trong sách của bạn, thiệt sự là cả một cánh đồng tuổi thơ của tôi. Và tôi nghĩ rằng không thể nào viết đầy đủ về các khuôn mặt văn học này.
Xưa nay, mọi cuốn tiểu thuyết đều được xây dựng quanh một chủ đề. Dù trừu tượng hay cụ thể, từ chủ đề “mẹ” rẽ ra những nhánh chủ đề “con” - tất cả bám chặt vào một (hay hơn một) nhân vật, đan xen giữa những tình tiết, nối thắt những mẩu chuyện, từ đó phần hồn cuốn tiểu thuyết xuất hiện, tồn tại giữa những trang giấy, hóa kiếp thành suy tư của người đọc.
Đây là tập sách tranh song ngữ Anh-Việt của họa sĩ Lê Triều Điển. Xuyên suốt quyển sách là quá trình sống, học hành, sáng tác và bao nhiêu kỷ niệm từ thơ ấu cho đến ngày hôm nay. Đọc qua tập sách tôi thấy họa sĩ đã chọn tên sách có ý nghĩa rất hay, đầy hình tượng, thanh âm và sắc màu. Cuộc đời nhiều chìm nổi lênh đênh của người họa sĩ y hệt như những dòng sông mang nặng phù sa của vùng đất phương Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.