Hôm nay,  

Ngoài Hư Không Có Dấu Chim Bay?

25/10/202109:28:00(Xem: 2300)

 Tong Quan Ve Nghiep

 

(Nhân đọc sách Tổng Quan Về Nghiệp của thầy Tuệ Sỹ) (i)

Có hay không có Nghiệp?  Có hay không có Tự ngã? Có hay không có Thời gian? Có hay không có một Linh hồn? Thật là những câu hỏi choáng váng đặt ra trong cuốn sách “Tổng Quan Về Nghiệp” của Thầy Tuệ Sỹ do Hội Đồng Hoằng Pháp xuất bản năm 2021.

Nghiệp, là kinh nghiệm được tích lũy và tồn tại trong nhiều đời sống. Không có thời gian, không có ký ức thì lấy đâu cho nghiệp vận hành, tạo tác, lưu trữ, lưu xuất, dị thục, nhân quả? (ii)

Có thực không có nhiều đời sống? Một đời trước và đời sau - những đời sau- để cho ký ức gợi lại, nhân quả. Bằng chứng đâu?

Nhưng, nếu hỏi tôi tin không? Tôi tin. Tại sao tin? Không biết! Phải chăng, thỉnh thoảng ta gặp một người nào đó thấy như đã từng hẹn nhau từ muôn kiếp trước, hay một nơi chốn thấy như về mái nhà xưa?

Ký ức được lưu trữ ở đâu để tạo thành Nghiệp?

Khoa học não bộ trả lời: ở hippocampus (hồi hải mã) trong não, cùng với thể viền, lưu giữ ký ức, chịu trách nhiệm cả cảm xúc lẫn hành vi, nhờ nhu nhuyến của các synapse (điểm tiếp hợp thần kinh).  Thế nhưng, khi thân này tan rã, hippocampus và toàn bộ thể viền của não bộ cũng không còn, ký ức được tàng trữ trong thân vật lý này cũng biến mất theo. Phải chăng “ngoài cơ chế vật lý của ký ức, còn có sự tham gia của một yếu tố phi vật chất, không nhất thiết là ý thức, để lấy đó làm cơ sở tiếp cận đến vấn đề nghiệp tích lũy, cho đến trong đời sau được xử lý để cho quả dị thục của nó”?

Có Tự ngã không?

Đức Phật dạy: Có nghiệp được tạo tác, có quả dị thục được lãnh thọ, nhưng không có người tạo tác, không có người lãnh thọ. Phật giáo không cho có cái gọi là Tự ngã, tiểu ngã, đại ngã, linh hồn, nhưng tin có “Nghiệp mang theo” để “trả quả”. Cái gì mang Nghiệp theo? Thần thức tái sinh, luân hồi?

Nhà khoa học bảo: “Có design nhưng không có designer”. Não bộ là một hệ thống được phân bố rất cao trong đó nhiều chức năng xuất hiện đồng thời và không có điều phối viên.

Không có designer, không có điều phối viên? Nhưng sao chim bồ câu thì cứ bay ngàn dặm về đưa thư, cá hồi cứ bốn năm lại quay về chốn cũ để sinh đẻ rồi chết? Ngày nay, sinh vật từ hạt đậu đến chuột bọ, khỉ vượn… cũng được can thiệp vào gène để tạo ra những “dị thục” những “quả” bất ngờ, gọi là transgenic.

“Je pense, donc je suis - Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” (Descartes). Vậy tôi không tư duy, thì không… có tôi? Phải chăng “vô niệm” thì vô ngã?

Ta cũng có thể nói đơn giản hơn: “Tôi thở, vậy có tôi”. Nghĩa là nếu tôi không thở thì không có tôi. Nhưng cái thời tôi còn trong bụng mẹ, tôi cũng không thở mà vẫn có tôi đó thôi. Từ đó, suy ra rằng cái thời tôi… hết thở, ngừng thở, thì tôi vẫn còn đó chứ, sao không?  Tôi lúc đó cũng lại ở trong bào thai Mẹ (bào thai Như Lai) chứ? Tôi mới phải mang nghiệp theo để trả quả chứ? “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh” ở đây chứ không chỉ Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh…

Rồi có cái gọi là Thời gian để cho Nghiệp vận hành không? Tính thể của thời gian là gì? Thời gian được tri giác bằng giác quan nào?

Câu trả lời là chính ta đã tạo ra thời gian cho mình. Thành ngữ kālaṃ karoti, "nó tạo tác thời gian", nghĩa là nó chết. Thời gian được biết đến từ tri giác về sự sinh thành và hủy diệt của một đời người. Thời kinh nói: "Thời gian đến, chúng sinh chín muồi; thời gian đi, chúng sinh bị hối thúc. Đây là tri giác về thời gian theo chu kỳ sống chết của sinh loại”. Tri giác về thời gian cũng là tri giác về sự chết. Kāla cũng được hiểu là do gốc động từ kal (kalayati) thúc giục, hối thúc, thường trực, sự chết đang hối thúc ta.

Tồn tại trong quá khứ và vị lai là những thực thể vi tế, ẩn áo, không phải tri giác thường nghiệm mà có thể bắt nắm được.

Nhưng với “Thuyết Tương Đối Rộng” ngày nay, ta biết thời gian sẽ chảy chậm trong con tàu vũ trụ chạy nhanh. Với một vận tốc nào đó thời gian đứng lại. Cho nên Từ Thức lạc động Thiên thai là chuyện có thực.

Có một sự gọi là Luân hồi không để nghiệp vận hành? Câu trả lời là có một “nguyên lý tồn tại” mà không phải hồn jīva hay ātman. Nguyên lý đó nói: có nghiệp, có dị thục của nghiệp, nhưng không có tác giả và thọ giả. Đây là một nguyên lý cực kỳ nghịch lý.

Nhưng may thay, các nhà Duy thức chứng minh được sự tồn tại của thức a-lại-da, hy vọng giải quyết được vấn đề nghiệp-dị thục và chủ thể luân hồi.

“Trong kinh Tăng nhất của Thuyết nhất hữu bộ cũng mật ý nói đến thức này với tên gọi là a-lại-da. Kinh nói: “yêu a-lại-da, vui a-lại-da, mừng a-lại-da, thích a-lại-da.”.

Trong bài “Ký Ức và Nghiệp” của Thầy Tuệ Sỹ ở sách “Tổng Quan Về Nghiệp” này nêu ra những câu hỏi có thể làm ta chới với mà lại cảm thấy vui, mừng, yêu, thích. Vì chính trong ta đôi khi cũng gợi lên những câu hỏi như vậy mà không dám trả lời. May thay có Thầy Tuệ Sỹ, à không, có nhà thơ Tuệ Sỹ hóa giải giùm, bởi như Thầy đã nói trong sách nói trên, chỉ có “Thơ dẫn kinh nghiệm vượt ra ngoài kinh nghiệm”.

Ta hỏi kiến nơi nào Cõi Tịnh,
Ngoài hư không có dấu chim bay?
Từ tiếng gọi màu đen đất khổ,
Thắp tâm tư thay ánh mặt trời. (iii)

 

---

(i)  Tuệ Sỹ: Tổng Quan Về Nghiệp. Hội Đồng Hoằng Pháp xuất bản qua mạng Amazon, 2021.

(ii)  Chú thích: Tất cả các câu in nghiêng (italic) trong bài này là những câu trích từ sách “Tổng Quan Về Nghiệp”.

(iii)Tuệ Sỹ: bài thơ Phương Nào Cõi Tịnh, trong tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn. Hương Tích Phật Việt, 2020. Trích trong bài viết của thầy Tuệ Sỹ “Nhân đọc tác phẩm ‘Cõi Phật Đâu Xa’ của Đỗ Hồng Ngọc.”

 

 

* Đọc thêm các nhận xét khác về sách này của HT. Thích Như Điển, GS. Cao Huy Thuần, GS. Trần Kiêm Đoàn, nhà văn Vĩnh Hảo: https://phatviet.info/gioi-thieu-sach-tong-quan-ve-nghiep-tue-sy/

* Độc giả có thể đặt mua sách trực tiếp trên mạng toàn cầu Amazon qua link này: https://pgvn.org/pg_2503na. Sách cũng sẽ được Hương Tích xuất bản tại Việt Nam nay mai.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mẩu đối thoại trên là của chàng thanh niên 27 tuổi là Ralph White với nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975 của miền Nam Việt Nam trong cuốn hồi ký Thoát Khỏi Sài Gòn (Getting Out of Saigon) của ông vừa được nhà xuất bản Simon and Schuster phát hành...
Hai mươi lăm truyện trong tập sách, ngoài những mảnh đời oái oăm của thế thái nhân tình trong đời sống xã hội hiện tại. Bạn và tôi còn đọc được những câu chuyện thú vị như: Vong Hồn Trên Sông, Đứa Con Phù Thủy, Đôi Mắt Tiền Kiếp, Hẹn Hò… Những câu chuyện có tính cách hoang đường, ma mị, xảy ra ở một quận lỵ heo hút nào đó của tỉnh Quảng Trị, nơi tác giả sinh ra và đã có một thời thơ ấu êm đềm...
Trust (tạm dịch là Niềm Tin) là cuốn sách thứ hai, đoạt giải Putlizer 2023, thuật lại những khúc mắc của chủ nghĩa tư bản thời hiện đại. Mở đầu bằng sự việc dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, sau những đợt bùng nổ và sụp đổ của lịch sử kinh tế từ quan điểm của từng cá nhân. Trust là một tác phẩm hiện đại táo bạo — trong suốt bốn màn, mỗi màn được đóng khung như một “cuốn sách” — tìm cách phá bỏ những quy ước chắc nịch làm nền tảng cho những huyền thoại về sức mạnh của nước Mỹ.
Tôi đưa quyển sách cho con trai, nói con đọc đi. Nó đọc một hai truyện gì đó, rồi nói, ngôn ngữ cũ mèm má ơi. Có vài chỗ khó hiểu nữa. Phải, ngôn ngữ “cũ mèm”, và có vài chỗ “khó hiểu” nữa, ngay cả với tôi. Con tôi thuộc thế hệ của Doraemon rồi Harry Potter. Tôi thuộc thế hệ của Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam, của những truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc trên tạp chí Hương Quê một thời xa lơ xa lắc có lẽ đã trên dưới 60 năm. Cho nên tôi đã miệt mài “ôm” quyển sách trong nhiều ngày liên tục, rảnh được lúc nào là đọc, không theo thói quen con-cà-con-kê của mình...
Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền tự bao giờ, chỉ biết rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá. // I cannot recall when I entered Zen Buddhism. I only know that, like drops of water persistently indenting a stone, Zen-like thoughts have been seeping into my mind day by day and month by month.
Tác giả là Ben Kiernan, sinh năm 1953, từng là Giáo sư “Sử học và Các Môn Học Quốc tế và Vùng” tại Đại học Yale nổi tiếng. Ông từng lập ra Chương trình về Diệt Chủng Cambodia và Chương Trình Nghiên Cứu Về Diệt Chủng. Sách của ông trước đây bàn về diệt chủng ở Cambodia cũng như trong những giai đoạn khác của lịch sử loài người
Chúng ta phần lớn từng học sử theo niên đại với nhiều chi tiết tên tuổi cần phải nhớ để đi thi, hay đọc sử nước nhà qua lăng kính của một người công dân gắn bó với quê hương và di sản tổ tiên để lại. Tác giả Goscha là một nhà khoa bảng chuyên về sử học từng được một giáo sư sử học quốc tế nổi tiếng người Việt (từng là giáo sư của Miền Nam Việt Nam) hướng dẫn, và từng huấn luyện và khảo cứu ở nhiều nước liên hệ đến Việt Nam (Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Thái Lan). Được một chuyên gia tầm cỡ như thế trình bày những câu chuyện về đất nước, ông bà của của chính chúng ta qua lăng kính đặc biệt của một người ngoại cuộc giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, và không kém phần thú vị về một đề tài tuy cũ nhưng vẫn còn nhiều điều mới mẻ.
Tuy nhiên, cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” còn có một phần rất đặc biệt mà chính phần này làm cho tôi thật sự thích thú. Đó là bản dịch tiếng Việt do HT Thích Như Điển thực hiện với đầy đủ 18 chương của cuốn “Thán Dị Sao” từ bản tiếng Nhật hiện đại của Giáo Sư Yamazaki Ryuumyou.
Tóm lại, A History of the Vietnamese là một cuốn sách rất công phu, chi tiết về lịch sử Việt Nam, chú trọng về văn hóa và xã hội, do một Giáo sư Sử học và Việt học người Mỹ từng huấn luyện nhiều sử gia Mỹ về chuyên ngành Việt Nam. Người quen đọc (hay học) sử tiếng Việt theo truyền thống chủ nghĩa dân tộc, hay người từng dùng chủ nghĩa dân tộc như một khí cụ chính trị có thể không đồng ý về một số kết luận, ví dụ về nguồn gốc tiếng Việt hiện đại hay về sự hiện hữu hay không của một "quốc hồn, quốc tính" Việt Nam. Tuy nhiên, đọc một cuốn sử dùng các sử liệu mới nhất và phân tích theo chiều hướng khoa học sử và chính trị hiện đại, người viết bài này cảm thấy biết ơn một nhà học giả ngoại quốc đã đem bao nhiêu thời giờ và tâm huyết để tạo nên một công trình đồ sộ như vậy, chưa từng có trong Anh văn. Ước mong một bản dịch tiếng Việt với đối chiếu các danh từ Anh-Việt và Hán sẽ xuất hiện một ngày nào đó không xa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.