Hôm nay,  

thơ tình của Đán – một người tình. làm thơ tình. hát tình ca

06/09/202114:40:00(Xem: 3584)
20210906_150701
Tập thơ "thơ tình của Đán"

 


Chờ đợi từ vài tuần nay, chiều thứ Sáu, mở cửa thấy “nó”. Chẳng hiểu những nhà in, tiệm sách có cố ý hay không, nhưng bao giờ tập thơ, cuốn sách cũng đến vào thứ Sáu, thứ Bảy, để ngang nhiên chiếm trọn thời giờ của những ngày nghỉ.

 

Và như thế “nó” đến, “nó” nhỏ bé màu xanh lơ, “nó” tự xưng là Một người tình, làm thơ tình, hát tình ca -  “Thơ Tình Của Đán” đến, với lời nhắn: “Trong một thế giới thật buồn, người ta cần những bài thơ tình làm cho lòng mình dịu dàng lại trong sự oi bức nực nồng của trời đất.”

 

Và như thế “” vào nhà, lẻn và tim óc, dẫu đã bao lần cái đầu dặn trái tim không được đụng đến thơ tình.

 

Đôi khi Chàng gần, đôi khi Chàng xa

Chàng vẫn ngồi đâu đó từ hôm qua

Cho đến hôm nay, và ngày mai nữa

Dòng sông vẫn đầy và trôi đi xa.”

 

            (trích “Đôi Khi Không”, bài mở đầu tập thơ, trang 3)

 

Những hàng chữ, trang thơ tiếp theo là những mong nhớ, đợi chờ, nhưng trên hết vẫn là một sự tràn ngập mà chỉ khi yêu và được yêu người ta mới thấu hiểu:

 

“Khi đã yêu thì đất trời gần lại

Khoảng các bàn tay cũng bị san bằng

Sẽ chẳng ai thấy hai người chung bước

Vì chỉ còn một bóng giữa mênh mang

 

Khi tôi yêu thì chỉ còn hơi thở

Chỉ còn thơ, và lời hẹn thiên thu

Tôi và người và một mơ và thực

Và con đường đi trở lại nguyên sơ.”

 

            (trích Và Nỗi Niềm Bảy Tỏ, trang 33)    

 

 “Tình” trong thơ tình của Đán là thứ tình yêu lãng đãng, an bình, ngay cả nỗi buồn, nỗi nhớ cũng lác đác, nhẹ nhàng. Nhà thơ không yêu để “thấy bao đêm dài” như Y Vân, cũng không yêu “như con giun ngước lên trời” như Phạm Duy, và chắc chắn không yêu kiểu Xuân Diệu “cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”, ngược lại:

 

“Trong tâm hồn tôi buổi sáng chúa nhật

Có mặt trời có Chàng đi ngang đường

Có bông hoa lặng lẽ không nhìn thấy

Tôi vẫn nghe chim hót lời yêu thương

 

Tôi quyết định không mặc áo mầu tím

Ngày xinh đẹp không chi phối vì mưa

Trên cửa sổ vẽ một đường mây trắng

Tôi vẽ những nốt nhạc trên đàn xưa

 

Chàng vòng ngang tôi một vòng tay ấm

Tôi ngã vào Chàng quên cả đất trời

Biết ơn một dòng sông ngày thơ ấu

Nhớ một biển tình mênh mông sóng vui

 

Tôi đã được dựng nên  từ vô tận

Từ những ngày không biết được cội nguồn

Tôi đã được yêu mà không thể hiểu

Vẻ đẹp không lời khi nắng thôi buông

 

Tôi vẫn thế và tôi vẫn cứ thế

Chàng vẫn là Chàng yên lặng ban mai

Một buổi sáng mà tôi không buồn nữa

Khi tay Chàng nhất định chẳng rời vai

 

Tôi đã trở lại con đường tôi đã tới

Đã đi qua, và trở lại nhiều lần

Giữa không gian hoàng hoa đầy cánh bướm

Chàng, mặt trời trong dáng vóc thanh xuân.”

           

            (Chàng, Mặt Trời Trong Tâm Hồn Tôi, trang 21)

 

 

Tôi còn nhớ có một lần đọc ở đâu đó trong “chữ nghĩa của Đán”, ông viết: “Nếu bạn có một người yêu, yêu rất yêu, bạn có muốn nói về người ấy không, có muốn giới thiệu người ấy cho cả “thế giới” biết không. Tôi chắc chắn bạn sẽ “lật đật” nói rằng có. Không cần hỏi, tôi đã thấy cả triệu người trên mặt đất này đã và đang làm việc đó. Có lẽ, một phần lớn trong “thơ tình của Đán” được viết để nói về “người ấy”, giới thiệu “người ấy”, nhà thơ viết về một thứ tình yêu tinh khiết, dâng hiến, một niềm tin yêu tuyệt đối không bao giờ xa cách của mối tình đầu, tình cuối, “người ấy” chỉ “Một Người Thôi”:

 

“Tôi sẽ nói về người mà tôi yêu

Người là J, là dòng suối trong veo

Ở trên ngàn người là hoa dại nở

Là nắng ban mai là gió đổi chiều

 

Người là J, là tình yêu ban đầu

Sóng biển xanh, và mây trời rất cao

Từ muôn màu người trở thành duy nhất

Người trở thành huyễn hoặc của trăng sao

 

Người là J, đến từ không hẹn trước

Khi gió bay không ai biết về đâu

Tôi sẽ nói về người như bạn thiết

Một người thôi, và gần với ban đầu

 

Tôi tựa người hôm qua còn mộng mị

Ngày hôm nay đã vươn tới bến bờ

Như cánh én chao mình trên biển sóng

Vẽ lên bầu trời nhiều những bài thơ

 

Người là J, còn tôi là buổi sáng

Từ bình minh tôi rạng rỡ bay về

Tôi hy vọng bằng chiều cao của núi

Giấc mộng đời tôi hát những say mê.”

 

            (Một Người Thôi, trang 42)

 

Nhưng đâu đó trong “thơ tình của Đán” còn ẩn hiện một bóng hình khác, một bóng hình dường như đã vĩnh viễn đi xa:

 

“Khi tôi đến dòng sông không thấy nắng

Khi lòng tôi khô tựa lá không mùa

Tôi tìm nắm bàn tay người trong mộng

Bàn tay người ướt lại trái tim khô...”

 

            (trích Giữ Người Trong Mộng, trang 45)

 

Hình bóng này trong thơ tình của Đán là hình bóng của một “Người đã rời xa, và khuất bên trời”, khiến nhà thơ “trái tim còn thầm thì hổn hển”:

 

“Và đâu đó tiếng ngày xưa vang lại

Bỗng dập dềnh một nỗi nhớ khôn nguôi

Muốn giữ lại, mà sao trôi đâu mất

Những bông hoa trời đất vụt tan rồi.”

 

            (trích Những Bông Hoa Cho Biển Cả, trang 54)

 

Và như bất cứ người tình làm thơ tình nào trên đời, thơ tình của Đán dù trong vắt, tinh khiết, cũng không tránh được những ngổn ngang trong lòng:

 

 “Tại sao buồn, tại sao không thể buồn

Tại sao mưa trong ngày nắng rưng rưng

Tại sao câm nín, tại sao không nói

Tại sao im lặng, em còn nhớ không

 

Tại sao bỗng dưng lặng lẽ nơi này

Tại sao bỗng dưng nỗi buồn trên vai

Tại sao buổi sáng mặt trời lặng tắt

Tại sao hồng hoang trôi về đường dài

 

Tại sao hôm qua không là hôm nay

Tại sao phố đông mà không còn ai

Tại sao chiều đi mà đêm không tới

Tại sao nắng mà còn nghe mưa rơi

 

Tại sao em đi tại sao không về

Tại sao đường tình ngày ấy mà chi

Tại sao tôi không thể buông hình bóng

Tại sao em không nói lời biệt ly.

 

Tại sao tôi cứ hy vọng mình tôi

Tại sao tôi vẫn còn mơ đứng ngồi

Tại sao trong dư âm ngày tháng ấy

Tại sao nước mắt làm tôi nghẹn lời.”

 

                        (Nỗi Buồn Bỗng Dưng, trang 116)

 

Một người tình sẽ không bao giờ làm thơ nếu không mang trong lòng những câu hỏi không có câu trả lời – thơ tình của Đán dẫu tràn ngập tin yêu vẫn không ngoại lệ. Nhưng với một tình yêu, niềm tin vững chắc vào một đấng “mặt trời trong tâm hồn”, tập thơ đóng lại bằng một lời chia tay với một mảng nhọc nhằn của một quãng đời mà mỗi người trong chúng ta đều có lúc sẽ phải trải qua, và sẽ “Lại Bắt Đầu”.   

 

“Tôi sẽ chấm dứt khi quay trở về

Nỗi nhọc nhằn tôi mang trong cơn mê

Tôi bắt đầu bằng bài ca tôi hát

Một bài tình ca có tự chia lìa.”

                        (Lại Bắt Đầu, trang 158)

 

Cảm ơn nhà thơ cho một ngày Chúa Nhật “Có mặt trời có Chàng đi ngang” -  và xin giới thiệu tập “thơ tình của Đán” đến với bạn đọc.

 

Độc giả muốn tìm mua sách có thể e-mail tác giả tại kienlu@aol.com.

 

 

Nguyên Yên / Việt Báo



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuốn tiểu thuyết xoay quanh một cuộc giết người bí ẩn trên một hòn đảo Ottoman hư cấu nơi sinh sống của cả người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hy Lạp, từ đó đưa ra các suy ngẫm về sức mạnh của các quốc gia hiện đại. Một số nhân vật quen thuộc của Pamuk: Abdulhamid II, một quốc vương đấu tranh để cứu đế chế Ottoman, có chung xu hướng chuyên quyền và Hồi giáo với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan. Một người khác hao giống người sáng lập đất nước, Kemal Ataturk. Đối với một cuốn tiểu thuyết lịch sử, "Nights of Plague" lại mang tính chất khá đương đại.
"Trong quan niệm của tôi, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà phê bình là đẩy những nghi vấn và những phê phán ấy đến tận cùng. Để văn hoá văn chương không bị biến thành một tín ngưỡng với những giáo điều và những khuôn sáo cũ kỹ, chật chội làm thui chột ý chí và khả năng sáng tạo của người cầm bút. Và để văn học luôn luôn là một hành trình tìm kiếm và thử nghiệm liên tục.”
Thơ của Lưu Diệu Vân khẳng định bản thân phụ nữ trong thời gian. Nhà thơ tự lên giây đồng hồ cho chính mình. She, Self-Winding, tựa đề tuyển tập thơ Anh ngữ mới nhất của cô (Ugly Duckling Presse, September 2022), phản ảnh những tranh đấu và hòa giải giữa thế giới bên ngoài và đời sống nội tâm, giữa phong tục và trào lưu mới, quá khứ và hiện tại, lãng mạn và thực tiễn. Thơ của cô cũng hàm súc di sản chiến tranh và kinh nghiệm di dân.
Tập sách không phải tập hợp một mớ lý thuyết, mà dẫn dụng những ứng dụng cụ thể và những kết quả đạt được, hoặc lớn hoặc nhỏ, rất đáng khích lệ.
“Mảnh Da Vàng viết ra rồi đốt bỏ, viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần. Viết lén lút trong trại giam Sông Măng sát biên giới Miên. Viết trong nỗi kinh hoàng ở trại tập trung Hóc Môn. Viết sau cơn sốt cuồng điên trên đồi gió hú trại tập trung Long Giao. Viết nắn nót trên những trang giấy rẻ tiền trong căn nhà tranh vách đất vùng kinh tế mới. Viết trên giường bệnh viện Bình Dương tồi tàn. Viết trong nỗi cô đơn ròng rã dưới ngọn đèn dầu le lói nơi miền quê nghèo...” (MDV, tr. 9)...
Mùa Địa Ngục là một truyện dài thể loại fiction gồm ba truyện vừa kết hợp (Tam Bộ Khúc/Trilogy): Một Thời Điêu Linh, Mùa Địa Ngục, và Vàng Rơi Mênh Mông. Ba truyện có một nền chung: Cuộc chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, và mỗi truyện có những nhân vật với phần đời riêng nhưng lại liên hệ với nhau...
Thơ Nguyễn Hàn Chung vốn rất khó đọc! Từ “Nghịch Lưu Của Tuổi”, rồi qua “Dự Cảm Rời” mấy năm trước và mới đây trên các trang thơ của “Lục Bát Tản Thần” là một chuỗi dài những vần thơ khó đọc!
Về các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt đến một tình trạng tồi tệ như thế nào, năm cuốn sách mới đây đã đưa ra năm lời giải thích dị biệt, nhưng thường trùng lặp nhau. Nhìn chung, các cuốn sách cho rằng, mặc dù Mỹ có thể đã làm quá mức về các chính sách trước đây trong tinh thần cam kết, nhưng sẽ là một sai lầm nguy hiểm nếu Mỹ đi quá xa trong chiều hướng khác...
Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, từ Đà Lạt, gửi cho chúng tôi truyện ngắn sau đây, cũng là một chương trong tiểu thuyết của anh, cuốn Trên đỉnh thanh xuân, viết từ năm 1967, khi anh còn là sinh viên ở Huế, trong phong trào Phật giáo miền Trung, những năm sôi động...
Nguyễn Hưng Quốc (tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn) được biết đến như là một nhà phê bình văn học ở hải ngoại. Vào cuối thập niên 1980s, Nguyễn Hưng Quốc xuất hiện trên văn đàn hải ngoại một cách sáng chói vì anh đem lại một luồng gió mới trong phê bình văn học. Những ai đã chán với cách phê bình văn học theo cảm tính về một tác phẩm, nhiều sáo ngữ về bối cảnh, và nghiêng về những câu chuyện cá nhân tác giả, đột nhiên tìm thấy một cách phê bình văn học mới mẻ, có phương pháp luận rõ ràng, có khoa học tính, và có khi cả định lượng. Trước đây, đã có một nhà phê bình nổi tiếng là Đặng Tiến ở Pháp, nay chúng ta có thêm một Nguyễn Hưng Quốc. Nhà văn Võ Phiến cho rằng "Người xứ An Nam ta chưa có nhà lí luận văn học nào mà viết đẹp như Nguyễn Ngọc Tuấn. Nhiều đoạn đọc mà mê." Quả đúng như vậy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.