Hôm nay,  

Kể Chuyện Mà Chơi Nhưng Đầy Ắp ... Chuyện Thật!

31/07/202114:51:00(Xem: 2722)


Kể chuyện mà chơi I

(Đọc tập truyện ngắn và tản văn “Kể chuyện mà chơi” của Tiểu Lục Thần Phong, NXB Nhân Ảnh, Hoa Kỳ phát hành tháng 7/ 2021)

“Kể chuyện mà chơi” là tác phẩm thứ 6 của Tiểu Lục Thần Phong, sau những tác phẩm Thơ, Truyện đã phát hành trước đó (Giữa con đường với vết trầm, Mộng trùng hoa, Em vẫn là nỗi đau đời, Hoa đào năm ấy, Học cầm...).

Tiểu Lục Thần Phong là cây bút quen thuộc của các báo: Việt Báo, Chánh Pháp, Thư viện Hoa Sen, v.v... Tên thật là Nguyễn Thanh Hiền, còn có nick name: Steven Nguyen và nhiều bút hiệu khác, anh vốn quê ở Thị trấn Diêu Trì, thuộc huyện Tuy Phước, Bình Định, từng học qua trường Đại học Tổng hợp tại Sài Gòn, định cư tại Hoa Kỳ đã hơn 20 năm nay. Hiện ở Atlanta, Georgia.

“Kể chuyện mà chơi” dày 420 trang, gồm 65 “câu chuyện”, được tác giả thể hiện qua hình thức truyện ngắn và tản văn, với lối viết giản dị, có phần chân chất và mộc mạc qua góc nhìn của một người có khá nhiều kinh nghiệm về ứng xử và suy xét tế nhị, mang dấu ấn của người Việt và là tín đồ của cửa Phật, đó là sự bù trừ và luật nhân quả của thiền môn.

Mở đầu tập sách là “Lời nói đầu” mà có lẽ cũng chính là tâm sự của tác giả. Một nét tâm sự nhẹ nhàng và cũng đầy sự khiêm tốn. Tác giả đã tự nhận mình: “ Tôi là cỏ lá dại nơi đồng nội, quanh năm vui với bờ bãi và muôn loài...”  song những “đóa hoa dại, những lá cỏ bờ mương” ấy lại “mang tâm thức con người, biết đau với nỗi đau đồng loại”“bất bình trước thời cuộc nhiễu nhương...” ( trang 7), để rồi “ mượn văn chương chữ nghĩa” cho dù “không làm dũng sĩ, không thành hào kiệt” nhưng cũng là những “ghi chép, những điều cần ghi” và “ bày tỏ nỗi lòng cần bày tỏ”. Gã và cũng chính là tác giả Tiểu Lục Thần Phong mong những hoa cỏ dại ấy, có thể “tết vòng hoa cho em đội đầu” hay cũng góp cho đời một ít “sắc xuân” ( trang 8). Mà một ít sắc xuân ấy, cũng sẽ làm cho độc giả thêm ngẫm nghĩ trong cuộc sống vốn xô bồ và hiện đại hôm nay.

Câu chuyện “Kể chuyện mà chơi” được in từ trang 11 đến trang 20 và cũng là tựa đề chung cho tập sách là ý niệm đã được tác giả khẳng định, sử dụng văn chương, hay những câu chuyện kể để “ cảm hóa” hay “giác ngộ” những người chung quanh về những tâm niệm “thiện” hoặc ít ra cũng là sự “tử tế”, cho dù về bản thân có thể bị gán ghép là...”điên” song là “sướng” trong cái điên của con người tử tế, lương thiện. Cho dù có một chút “phạm giới” ( vì uống chút rượu” vì tình tri kỷ! Quả là đời thật trong sự “kể chuyện chơi”. Hay như câu chuyện “Nó” ở trang 21, trái tim lương thiện đã thắng chính bản ngã “tham sân si” khi tình cờ nhặt được cái ví trong đó có một số tiền lớn, để cuối cùng trả lại cho người bị mất, sau những đấu tranh, dằn vặt của chính bản thân, khi tác giả khẳng định: Món tiền lớn tao còn trả lại được, thì cái tiếng thơm hư danh nghĩa lý gì! (trang 26).

Truyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong, không nhiều chi tiết, ít gút thắt mở, nhưng đằm sâu trong sự chiêm nghiệm và tự sự, như câu chuyện đào được vàng Hời ở gò Chàm của ông Hai Thảnh, trong truyện “Ghè gốm gò Chàm”, dù ông cố giấu diếm, nhưng rồi một ngày nọ cũng bị “chính quyền” phát hiện, nên phải vào tù, với cái kết cục bi thương, thằng Hai Đẹn con ông vì đua đòi ăn chơi sa ngã dẫn đến “tán gia bại sản”, đòi cha mẹ già phải bán nhà cho nó làm ăn... Phải chăng đó cũng là chuyện “nhân quả”, khi có nhiều tiền vàng là của “trên trời rớt xuống” không tốn giọt mồ hôi? ( trang 43). 

Mặc dù là người xa quê khá lâu, song những câu chuyện kể của Tiểu Lục Thần Phong vẫn luôn thấp thoáng bóng làng quê hương Việt Nam, và cả những ngôn ngữ đời thường, mộc mạc như chính người bản địa, cho dù tác giả đã từng có những tập thơ chính anh dịch sang tiếng Anh. Đọc hay nghe những câu chuyện như “Đổi thay” (trang 186), “Đồng hương” (trang 200), “Đồng nữ” (trang 204), “Ông giáo Ngữ” trang 307, “ Vàng Hời” ( trang 386), người đọc như thấy gần gũi với những cái tên nhân vật như “Mễn, Mén, Cu Hai, con Lành, Lệ, Thúy...” dù bên cạnh những nhân vật mang tên nước ngoài như Tim, Jack, Bambi... Cùng những câu văn “chân quê” một thuở: “ Con Mén đi ngang, mùi hương bông bưởi từ mái tóc tỏa ra thoang thoảng...”, hay “ Con Mén da trắng như trứng gà bóc, môi đỏ như bông bụp đầu ngõ...” (Đổi thay, trang 187). Hoặc như: “ Ông Hân giáng bạt tai vào mặt Hoa, gằn giọng:

-Đồ bất hiếu! Mày phải lấy thằng Hưng con chú Ba, đây là lệnh, không lôi thôi yêu đương gì cả. ( Đồng nữ, trang 204). Và quan niệm của người quê: Nhà có phước sanh con giỏi lội, nhà có tội sanh con hay trèo...” ( Ông giáo Ngữ, trang 307). Với cảnh sinh hoạt làng quê giờ đã xa lăng lắc: Mặt trời lên chừng tám con sào thì chợ đã đông nghịt, dân các tổng: Long, An, Thành, Thạnh. Thế, Mỹ, Tài... đổ về mua bán, trao đổi sản vật... ( Vàng Hời, trang 386). Rồi cả những con người:Út Cọp tợp ly đế quốc lũi nghe cái ót, mắt lim dim, thóp bụng, phồng ngực lấy hơi ca: “ ... Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn...” ( Xứ mình ngộ hén, trang 404). Đó cũng là tình người, tình quê của người xa xứ, vẫn luôn muốn tâm tình với quá khứ quê nhà...(Đồng hương, Mùa xuân vĩnh viễn, Hồn người xưa nay đâu).

Trở lại “câu chuyện” Lời nói đầu của Tiểu Lục Thần Phong, khi tác giả viết: Văn chương chữ nghĩa đâu chỉ là nghệ thuật ngôn từ, đâu chỉ là nghiệp chữ. Văn chương còn là đạo, người xưa từng tuyên bố: “Văn dĩ tải đạo” kia mà! Văn chương còn là người, đọc văn biết người, dẫu có dùng bao biện bóng bẩy cũng không thể che được mắt người đời. Văn chương có cao rộng, có hạ liệt, có đại thụ thì cũng có lá cỏ bờ mương. Y đích thị là hoa dại đồng nội, là lá cỏ bờ mương. Y đã đến cõi này rong ca như du tử giữa dòng đời...” mà thấu cảm cùng anh, mong những câu chuyện “dù kể mà chơi” vẫn làm lòng người lắng lại để mà ngẫm, mà nghĩ... Và chợt nhớ bài kệ: Ví như ong hút hoa/ Sắc hoa rất sạch thơm/ Lấy vị ngọt cho người/ Đạo sĩ và làng xóm/ Không chê bai việc người/ Cũng không nhìn phải quấy/ Chỉ tự quán thân hạnh/ Quán kỹ chánh không chánh...”. 

Vâng, “ Chuyện kể mà chơi” ít ra cũng góp một phần để “Tự quán thân hạnh” mà hướng về điều thiện mỹ...

Katy, TX, cuối tháng 7/2021

TRẦN HOÀNG VY

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tôi vừa đọc xong quyển "Rain on The Red Flag" do Frank Thanh Nguyen viết. Đó là một quyển hồi ký có một Sài Gòn mất tên, biến dạng và những truân chuyên, khổ đau người miền Nam phải gánh chịu...
“Ngồi một mình trên tảng đá, bên cội tùng bờ sông. Nhìn dòng nước lặng trôi. Êm đềm, không mảy động. Ngồi để nghe dòng sông nói.” Đó là một đoạn được trích từ trang 27 trong tác phẩm “Triết Lý và Thi Ca” của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (từ đây trở xuống xin được gọi là Thầy cho thân mật) đã được Phật Việt Tùng Thư xuất bản tại California, Hoa Kỳ vào năm 2021.
Nhà giáo Doãn Quốc Sỹ là vị thầy khả kính với các thế hệ học sinh, sinh viên trước năm 1975. Nhà văn chân chính với các tác phẩm đóng góp cho nền văn chương miền Nam Việt Nam cho đến nay ở hải ngoại...
Nhà văn Đào Như vừa hoàn tất việc ấn loát tuyển tập « Tản Văn & Tùy Bút » của ông, bao gồm những bài viết trong hơn hai mươi năm qua, từ đầu thế kỷ thứ 21, cho tới những ngày gần đây của tháng 10 năm 2022...
Trí nhớ là cái gì rất là mơ hồ, không nhìn thấy được, không trực diện được để chúng ta có thể truy vấn, nhưng vẫn là cái gì rất có thực, mà chúng ta không quay lưng được. Đôi khi ký ức, một số kỷ niệm nào đó, vài sợi tóc thời thơ dại, hay đôi mắt của nhiều thập niên trước, hay cái nắm tay thời mới lớn, hay mùi hương đất bay thoang thoảng trở lại… vẫn có thể làm chúng ta bâng khuâng, mất ngủ. Cho dù đã cách xa nhiều thập niên, và cho dù đã cách biệt nhiều ngàn dặm, bên kia bờ đại dương. Với sức mạnh như thế, hai tác phẩm của nhà thơ Phạm Cao Hoàng --- Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương (ĐCTMMH), và Mơ Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt (MCTGMĐL) --- đã gợi nhiều nỗi nhớ trong tôi. Nơi đây, Phạm Cao Hoàng đã trải ra trên trang giấy những sương khói Đà Lạt, Phú Yên, Bình Thuận…
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Qua một số sách vở và những bài viết được phổ biến trên các trang mạng VietBao on line, Việt Nam Nhật Báo, Diễn Đàn Thế Kỷ 21... và trên facebook, tôi đã tích lũy trên suốt chiều dài hơn 20 năm qua, được một số lớn bài viết mà tôi có thể cho ra mắt độc giả dưới nhiều dạng khác nhau.
Tủ Sách Tiếng Quê Hương sẽ cho ra mắt hai tác phẩm "Than Hồng Chiến Cuộc" và "Việt Nam: Đại Bi Kịch" vừa được Phan Lê Dũng chuyển ngữ từ hai nguyên bản Embers Of War (tác giả Fredrik Logevall) và Vietnam: An Epic Tragedy (tác giả Max Hastings)... Buổi ra mắt sách sẽ được tổ chức tại: P.B. Hoàn Studio vào ngày thứ Bảy 29 tháng 10 năm 2022, từ 11:00 AM - 1:00 PM.
Trong quyển tiểu sử Gabriel García Márquez: A Life, Gerald Martin kể rằng García Márquez viết Trăm năm cô đơn chỉ trong vòng một năm, từ tháng 7 năm 1965 cho đến tháng 7 năm 1966, dù ông luôn nói rằng ông mất đến 18 tháng, hoặc có khi là 18 năm. “Trong một tia cảm hứng chớp nhoáng, ông đã nhận ra rằng thay vì viết một cuốn sách về thời thơ ấu của mình, ông nên viết một quyển sách về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình. Thay vì một cuốn sách về hiện thực, nó nên là một cuốn sách về sự biểu thị của hiện thực […] Thay vì một cuốn sách về Aracataca và con người ở đó, nó sẽ là một quyển sách được thuật lại qua thế giới quan của họ.”….
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.