Hôm nay,  

Chân Dung Của Giáo Sư Bác Sĩ Mai Trung Kiên Xuyên Qua Tác Phẩm: Tâm Hồn & Thiền Định Trong Khoa Não Bộ

11/06/202109:16:00(Xem: 3157)

                    Dao Nhu

                                                                                

Hôm 13 tháng 5-2021 chúng tôi nhận được tập sách có chữ ký của phu nhân BS Mai Trung Kiên gửi biểu vợ chồng tôi. Tập sách của tác giả GS-BS Mai Trung Kiên có tựa đề " TÂM HỒN &THIỀN ĐỊNH trong KHOA HỌC NÃO BỘ "-một tựa đề rất lạ lẫm không những đối với chúng tôi mà ngay các độc giả có trình độ hiểu biết nào đó về tôn giáo, nhất là Phật giáo, và Khoa Học Não Bộ. 

"TÂM HỒN & THIỀN ĐỊNH trong KHOA HỌC NÃO BỘ " quả là một tựa đề rất táo bạo có tham vọng đưa cả nhân loại đến một chân lý mới dưới ánh sáng của tôn giáo, nhất là Phật giáo và Khoa Học Não Bộ. Thú thật càng đọc tôi càng thấy không phải là dễ hiểu, do đó càng đọc tôi càng say mê vì những khám phá mới.  Tập sách hàm chứa nhiều chương mục mới lạ rất chi tiết với hơn 1200 tài liệu tham khảo của iêng BS MTK, trong lãnh vực y khoa và môn chuyên biệt Neuro Psychiatry.

Mặc dầu với background của một bs phẫu thuật và là người sáng lập và cũng là giám đốc điều hành Trung tâm Phục Hồi chức năng Tâm thần và Xã Hội tại Chicago trong nhiều năm, tôi vẫn thấy nội dung của quyển sách này ngoài tầm với của tôi khá xa. Đúng theo nhân xét của BS Trương Sơn Vân người bạn đồng môn với chúng tôi vá bs Kiên "quyển sách này ở trên tầng cao đối với người có kiến thức y khoa trung bình như tôi". Mặc dầu BS Mai Trung Kiên bỏ ra rất nhiều công sức làm cho nó gọn lại, theo từng chương mục trong một hệ thống, để giúp người đọc dễ hiểu hơn. Nhưng dù có gọn có sắp xếp theo một hệ thống cụ thể nhưng cũng không dễ hiểu, dễ nhớ vì nó toàn những chương mục hốc búa cả số lượng lẫn chất lượng như tác giả  bs Mai Trung KIên đã thừa nhận:

 "Trong sách này  với hơn 1200 tài liệu tham khảo mới nhất:

Liên hệ Hồn trong não bộ và sự hiểu biết

Chỗ ở của Hồn trong Não Bộ và Cơ Thể

Giấc ngủ Mộng mị và bịnh thiếu ngủ, khô miệng ở tuổi già

Cơ chế rửa sạch nghiệp chướng

Các hiện tượng tâm linh: Trí Nhớ Tiền kiếp.

Thiền định khác với giấc ngủ hay thư giãn.

Tiền đề cho quyển sẽ xuất bản vì lợi ích của Thiền Định và các pháp Thiền định"

Để thực hiện cuốn sách  TÂM HỒN & THIỀN DỊNH  trong KHOA HỌC NÃO BỘ, tác giả đem hết  những kinh nghiêm và chiêm nghiệm thông qua những nghiên cúu và xét nghiệm và giáo dục của mấy mươi năm hành nghề như một GS TS chuyên ngành Pathology tai đai hoc Ottawa-Canada. Thêm vào dó là sự hiểu biết uyên thâm của BS Mai Trung Kiên trong khoa học não bộ và trong nghiên cứu và thưc hiện thiền định. BS Kiên sở hữu hơn 100 Presentations at International Meetings và cũng là Principal author of more than 150 peer-reviewed articles.

Một điều bất ngờ và lý thú, tôi vừa nhận đươc điện thư góp ý của Bác Sỹ Võ Văn Thành, Giáo  Sư Trường Y ở trong nước. Anh là chuyên viên hàng đầu của thế giới trong điều trị vẹo cột sống bằng phẫu thuật. Người thầy của anh là bác sỹ Hoàng Tiến Bảo, Giáo Sư của trường Y Saigon trước 75. Dĩ nhiên GS Hoàng Tiến Bảo cũng là thầy dạy chúng tôi. Bác sĩ Võ Văn Thành còn trẻ hơn anh em chúng tôi nhiều. Anh ăn trường chay, anh có nghiên cúu Thiền Định và đời sống tâm linh. Anh cũng chuyên tâm nghiên cúu và tham khảo nhiều báo chí và sách ở nước ngoài về vấn đề này nhất là bộ sách của nữ tác giả Jessica Stewart. Anh nhận thấy cá bác sĩ Greg Dunn và BS Brian Edwards đã sử dụng phương pháp: SPECTACULAR VIZIALIZATIONS OF BRAIN SCAN ENHANCED WITH 1.750 PIECES OF GOLD LEAF. Và đã hiển thị được phần nào, những điều bí mật của não bộ liên hệ với đời sống tâm linh của nhân loại chẳng khác gì mấy so với phương pháp cua  BS-GS Mai Trung Kiên ứng dụng trong "TÂM HỒN & THIÊN ĐỊNH trong KHOA HỌC NÃO BỘ" 

blank

một ảnh minh họa kỹ thuật Spectacular Vizializations of brain scan   


Tôi liền tải email của BS-GS Võ Văn Thành đến BS-GS Mai Trung Kiên để hai anh có cơ duyên quan hệ với nhau trong nghiên cúu Tâm Hồn & Thiền định trong Khoa Học Não Bộ. Tôi đã đươc BS-GS Mai Trung Kiên ân cần hồi âm ngay trên diễn đàn yksg1969@googlegroups.com. BS Kiên đã cảm ơn tôi đã tải đến anh hình ảnh rát đẹp và tinh vi của kỹ thuât 
Spectacular Visializations Of Brain Scan Enhanced With 1.750 Pieces Of Gold Leaf. Và dĩ nhiên Kiên hứa sẽ thêm vào phần kỹ thuật của riêng anh DIT-DIFUSION TENSOR IMAGING-a Magnetic  Resonance  Technics-để chụp hình chất trắng trong não bộ. BS KIên cũng cho tôi hay anh cũng biết BS-GS Võ Văn THành, một đàn em vượt trội của chúng tôi, "hiện tại BS Thành chuyên về phẫu thuật cột sống nhưng chưa được biết anh ấy có khảo cúu khoa hoc hay thiền định được phổ biến trên Google hay Tap chí Y khoa? Nếu anh có biết cho tôi xin địa chỉ của Võ Văn Thành để tôi dễ bề update cuốn sách. Vì vấn đề của cuốn sách không chỉ là các dữ kiện mà còn là sự diễn dịch sự kiện. Giống như Newton tìm ra lực hấp dẫn của vạn vật.  Tôi rất sợ những nhận xét và diễn dịch trong cuốn sách của tôi là chủ quan, thiên lệch nên rất hồi họp mỗi khi có thông tin mới về chủ đề của cuốn sách. Tôi rất thích quan niệm trái chiều  để suy nghĩ hay để sửa đổi trong lần tái bản tới. Một lần nữa cám ơn anh về sự lưu tâm và nhiệt tình ". 

Trong thơ trả lời BS Nguyễn Kim Hưng (tại Việt Nam), bác sĩ Kiên cũng hứa sẽ bổ túc thêm List of Reférences và anh sẽ viết thêm một đoạn về Tri Thức theo quan niệm Tây phương nhất là của Freud và Carl Jung về Tình cảm, Trí thông minh, và Đạo đức, Đồng cảm...Bác sĩ Mai Trung Kiên luôn mở rộng cửa để đón nhận những góp ý tích cực từ bạn bè và độc giả...

Cũng thật là may, cách đây hai hôm, tôi cũng vừa nhận được messengers từ GS-BS Võ Văn Thành: "Anh Thể, em có thể viết thẳng cho anh Kiên được không? Em sẽ nói anh cho ý kiến". Mừng quá tôi bèn trả lời" Được lắm chứ-Rất là vinh dự cho anh. Cám ơn BS Thành"...

Hôm nay tôi rất hy vọng BS-GS Mai Trung Kiên sẽ có nhiều bạn tích cực góp ý xây dựng và  cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi trên con đường phục vụ và phát triển niềm tin tôn giáo, Tâm Hồn & Thiền Đinh trong Khoa Học Não Bộ.

BS-GS Mai Trung Kiên, với tôi, như là một Trần Huyền Trang tình nguyên nhận lệnh vua Đường Thái Tôn đi thỉnh kinh Đại Tạng (Kinh Cao) để về cứu khổ giải thoát cho chúng sinh.  Mong anh và các bạn của anh không ngộ nạn trên đường đi Thiên Trúc. Chúc BS Mai Trung Kiên và các bạn của anh mãi mãi chân cứng đá mềm.../.

Đào Như

BS Dào Trong Thể 

Friday-11-2021

Một ngày nắng ấm-mùa Hè ở Chicago

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tuần qua, nhà thơ Trịnh Y Thư vừa phát hành một sách mới nhan đề “Căn Phòng Riêng,” dịch từ nguyên bản tiếng Anh, Virginia Woolf, A Room of One’s Own, nxb Harcourt, 1991. Theo lời dịch giả Trịnh Y Thư, ấn bản 2023 của bản dịch để phổ biến ở hải ngoại là bản được sửa chữa và tăng bổ từ hai ấn bản đã in trong các năm 2009 và 2016 tại Việt Nam. Tập tiểu luận văn học này của Virginia Woolf (1882-1941) như dường trải qua gần 100 tuổi, vì sách ấn hành lần đầu là năm 1929, nhưng các vấn đề nêu lên đều rất mới, như vị trí người cầm bút nữ chỉ là bóng mờ trong ngôi làng của các nhà văn, hay yêu cầu của Woolf rằng người sáng tác phải lìa hẳn “cái tôi” khi cầm bút, hay người sáng tác văn học cần có “khối óc lưỡng tính [nam/nữ]” (nghĩa là lìa cá tính, hay lìa ngã thể?) -- nghĩa là tất cả những gì rất mực táo bạo đối với người sáng tác văn học Việt Nam.
Thu hút sự chú ý của công chúng về tính quyết định của thời điểm lịch sử hiện tại, Ahmed giới thiệu một lý thuyết phê bình về giải phóng xã hội dựa trên các phong trào cách mạng hậu Xô Viết đã nổi lên bên lề trật tự xã hội toàn cầu. Sự gia tăng của các phong trào loại trừ xã hội và chính trị ở nhiều nơi trên thế giới, khủng hoảng sinh thái đang diễn ra, phân biệt chủng tộc chống người Da đen và sự cụ thể hóa của sự tuyệt vọng do đại dịch COVID-19 mang lại đòi hỏi một cách tiếp cận mới đối với cuộc cách mạng, mà Ahmed lập luận, phải được bắt nguồn từ kinh nghiệm của những người bị áp bức nhất trong xã hội.
Nói chung "bật khóc" vì nhiều lý do …. Trước khi đề cập chi tiết hơn về bài thơ tôi mạn phép giới thiệu sơ về Lão Thi Sĩ Trần Công. Theo internet thì tác giả người Gò Công, từng là Trung Tá Cảnh sát Quốc Gia Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và hiện định cư tại Hoa Kỳ.
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó. Nó là cuốn sách được nhật báo Le Monde của Pháp quốc xếp hạng thứ 69 trong số 100 cuốn sách hay, giá trị, đáng đọc nhất thế kỷ XX. Kỳ thực, nó là cuốn sách đặt nền móng cho Nữ quyền luận trong hai lĩnh vực tư tưởng và phê bình văn học. Cuốn sách được hình thành dựa trên loạt bài thuyết trình Woolf đọc trước cử tọa toàn phái nữ tại hai trường cao đẳng dành riêng cho phụ nữ, Newham và Girton, thuộc trường đại học danh tiếng Cambridge của Anh quốc, vào năm 1928, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và sáng tác văn học.”
Cuốn tiểu thuyết này mổ xẻ tình bạn mãnh liệt giữa hai cô gái mười ba tuổi, Agnès và Fabienne, ở vùng nông thôn nước Pháp thời hậu chiến. Họ tự tin mình “đủ tuổi để làm mọi thứ”, họ bão hòa sự nhàm chán bằng những kế hoạch càng ngày càng phức tạp. Fabienne bắt đầu đọc những câu chuyện kinh dị cho Agnès, và sau đó thiết kế ấn phẩm của họ dưới tên của Agnès. Agnès được tôn vinh là một đứa trẻ thần đồng và cuộc đời cô bắt đầu một quỹ đạo mới. Câu chuyện mở ra khi Agnès nhìn lại, bây giờ cô đã 27 tuổi và sống ở Pennsylvania, nghe tin Fabienne chết. Những hồi ức của cô ấy về tình bạn và sự phấn đấu của cô với sự nổi tiếng, được kể lại tự nhiên theo giọng điệu thanh tao, được nhấn mạnh bằng những mô tả sắc bén về niềm tin của tuổi vị thành niên.
Quyển thơ có 18 bài trong 50 bài được thầy Tuệ Sỹ viết bằng Hán tự trong thời gian bị bắt giam lần thứ nhất hơn 2 năm (1978-1981)...
Bất ngờ, tôi mới nhận ra rằng GS Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ. Bởi vì một thành kiến tôi có từ lâu, một học giả thường không làm thơ. Trước giờ tôi vẫn nghĩ rằng GS Nguyễn Bá Chung là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu, và là người dịch sang tiếng Anh nhiều bài thơ thời Lý, Trần và thời Lê, Nguyễn --- và đó là những gì tôi từng chú ý nhất, khi đọc hai bản Anh dịch của họ Nguyễn: tập “Ly Tran Zen Poems” (nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2005, tái bản 6/2007) và “Le Nguyen Zen Poems” (nxb Hội Nhà Văn 6/2019). Lúc đó, tôi không chú tâm về những sách khác do GS Nguyễn Bá Chung (NBC) dịch, như tiểu thuyết, truyện, thơ… Và rồi một bất ngờ, khi tôi khám phá ra Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ rất mực lãng đãng Thiền học, thơ mộng tột vời.
Nhân đọc tập thơ Tiểu Khúc của Tôn Nữ Thu Dung, Tương Tri xuất bản.
Chúng ta chỉ ngưng lại một khoảnh khắc để hình dung ra mùa Giáng Sinh và năm Mới sắp tới này ở đất nước Ukraine sẽ như thế nào? Có bao nhiêu cha mẹ mất con, bao nhiêu em bé mất cha mẹ, có bao nhiêu phụ nữ mất chồng. Sẽ không có quà tặng, không có thành phố chăng đèn, không tiếng cười, không hoa, không nến… Vẫn có tiếng súng, tiếng nổ và thật nhiều tiếng khóc của các bà Mẹ, người vợ, người chồng, trẻ em…
Chiến tranh Ukraine đã gây tang tóc và mất mát cho hàng triệu gia đình, đảo lộn thế giới và đời sống của biết bao trẻ em. Chiến tranh giết chết cha, mẹ, bạn bè, láng giềng, nhưng không giết được niềm ước mơ mãnh liệt trong lòng trẻ thơ, nhất là vào mùa Giáng Sinh. Tổ chức “Hope and Homes for Children” một tổ chức vô vụ lợi chuyên giúp trẻ em đã hỏi các em ước gì mùa Giáng Sinh năm nay, và sau đây là những gì các em chia xẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.