Hôm nay,  

Chân Dung Của Giáo Sư Bác Sĩ Mai Trung Kiên Xuyên Qua Tác Phẩm: Tâm Hồn & Thiền Định Trong Khoa Não Bộ

11/06/202109:16:00(Xem: 3156)

                    Dao Nhu

                                                                                

Hôm 13 tháng 5-2021 chúng tôi nhận được tập sách có chữ ký của phu nhân BS Mai Trung Kiên gửi biểu vợ chồng tôi. Tập sách của tác giả GS-BS Mai Trung Kiên có tựa đề " TÂM HỒN &THIỀN ĐỊNH trong KHOA HỌC NÃO BỘ "-một tựa đề rất lạ lẫm không những đối với chúng tôi mà ngay các độc giả có trình độ hiểu biết nào đó về tôn giáo, nhất là Phật giáo, và Khoa Học Não Bộ. 

"TÂM HỒN & THIỀN ĐỊNH trong KHOA HỌC NÃO BỘ " quả là một tựa đề rất táo bạo có tham vọng đưa cả nhân loại đến một chân lý mới dưới ánh sáng của tôn giáo, nhất là Phật giáo và Khoa Học Não Bộ. Thú thật càng đọc tôi càng thấy không phải là dễ hiểu, do đó càng đọc tôi càng say mê vì những khám phá mới.  Tập sách hàm chứa nhiều chương mục mới lạ rất chi tiết với hơn 1200 tài liệu tham khảo của iêng BS MTK, trong lãnh vực y khoa và môn chuyên biệt Neuro Psychiatry.

Mặc dầu với background của một bs phẫu thuật và là người sáng lập và cũng là giám đốc điều hành Trung tâm Phục Hồi chức năng Tâm thần và Xã Hội tại Chicago trong nhiều năm, tôi vẫn thấy nội dung của quyển sách này ngoài tầm với của tôi khá xa. Đúng theo nhân xét của BS Trương Sơn Vân người bạn đồng môn với chúng tôi vá bs Kiên "quyển sách này ở trên tầng cao đối với người có kiến thức y khoa trung bình như tôi". Mặc dầu BS Mai Trung Kiên bỏ ra rất nhiều công sức làm cho nó gọn lại, theo từng chương mục trong một hệ thống, để giúp người đọc dễ hiểu hơn. Nhưng dù có gọn có sắp xếp theo một hệ thống cụ thể nhưng cũng không dễ hiểu, dễ nhớ vì nó toàn những chương mục hốc búa cả số lượng lẫn chất lượng như tác giả  bs Mai Trung KIên đã thừa nhận:

 "Trong sách này  với hơn 1200 tài liệu tham khảo mới nhất:

Liên hệ Hồn trong não bộ và sự hiểu biết

Chỗ ở của Hồn trong Não Bộ và Cơ Thể

Giấc ngủ Mộng mị và bịnh thiếu ngủ, khô miệng ở tuổi già

Cơ chế rửa sạch nghiệp chướng

Các hiện tượng tâm linh: Trí Nhớ Tiền kiếp.

Thiền định khác với giấc ngủ hay thư giãn.

Tiền đề cho quyển sẽ xuất bản vì lợi ích của Thiền Định và các pháp Thiền định"

Để thực hiện cuốn sách  TÂM HỒN & THIỀN DỊNH  trong KHOA HỌC NÃO BỘ, tác giả đem hết  những kinh nghiêm và chiêm nghiệm thông qua những nghiên cúu và xét nghiệm và giáo dục của mấy mươi năm hành nghề như một GS TS chuyên ngành Pathology tai đai hoc Ottawa-Canada. Thêm vào dó là sự hiểu biết uyên thâm của BS Mai Trung Kiên trong khoa học não bộ và trong nghiên cứu và thưc hiện thiền định. BS Kiên sở hữu hơn 100 Presentations at International Meetings và cũng là Principal author of more than 150 peer-reviewed articles.

Một điều bất ngờ và lý thú, tôi vừa nhận đươc điện thư góp ý của Bác Sỹ Võ Văn Thành, Giáo  Sư Trường Y ở trong nước. Anh là chuyên viên hàng đầu của thế giới trong điều trị vẹo cột sống bằng phẫu thuật. Người thầy của anh là bác sỹ Hoàng Tiến Bảo, Giáo Sư của trường Y Saigon trước 75. Dĩ nhiên GS Hoàng Tiến Bảo cũng là thầy dạy chúng tôi. Bác sĩ Võ Văn Thành còn trẻ hơn anh em chúng tôi nhiều. Anh ăn trường chay, anh có nghiên cúu Thiền Định và đời sống tâm linh. Anh cũng chuyên tâm nghiên cúu và tham khảo nhiều báo chí và sách ở nước ngoài về vấn đề này nhất là bộ sách của nữ tác giả Jessica Stewart. Anh nhận thấy cá bác sĩ Greg Dunn và BS Brian Edwards đã sử dụng phương pháp: SPECTACULAR VIZIALIZATIONS OF BRAIN SCAN ENHANCED WITH 1.750 PIECES OF GOLD LEAF. Và đã hiển thị được phần nào, những điều bí mật của não bộ liên hệ với đời sống tâm linh của nhân loại chẳng khác gì mấy so với phương pháp cua  BS-GS Mai Trung Kiên ứng dụng trong "TÂM HỒN & THIÊN ĐỊNH trong KHOA HỌC NÃO BỘ" 

blank

một ảnh minh họa kỹ thuật Spectacular Vizializations of brain scan   


Tôi liền tải email của BS-GS Võ Văn Thành đến BS-GS Mai Trung Kiên để hai anh có cơ duyên quan hệ với nhau trong nghiên cúu Tâm Hồn & Thiền định trong Khoa Học Não Bộ. Tôi đã đươc BS-GS Mai Trung Kiên ân cần hồi âm ngay trên diễn đàn yksg1969@googlegroups.com. BS Kiên đã cảm ơn tôi đã tải đến anh hình ảnh rát đẹp và tinh vi của kỹ thuât 
Spectacular Visializations Of Brain Scan Enhanced With 1.750 Pieces Of Gold Leaf. Và dĩ nhiên Kiên hứa sẽ thêm vào phần kỹ thuật của riêng anh DIT-DIFUSION TENSOR IMAGING-a Magnetic  Resonance  Technics-để chụp hình chất trắng trong não bộ. BS KIên cũng cho tôi hay anh cũng biết BS-GS Võ Văn THành, một đàn em vượt trội của chúng tôi, "hiện tại BS Thành chuyên về phẫu thuật cột sống nhưng chưa được biết anh ấy có khảo cúu khoa hoc hay thiền định được phổ biến trên Google hay Tap chí Y khoa? Nếu anh có biết cho tôi xin địa chỉ của Võ Văn Thành để tôi dễ bề update cuốn sách. Vì vấn đề của cuốn sách không chỉ là các dữ kiện mà còn là sự diễn dịch sự kiện. Giống như Newton tìm ra lực hấp dẫn của vạn vật.  Tôi rất sợ những nhận xét và diễn dịch trong cuốn sách của tôi là chủ quan, thiên lệch nên rất hồi họp mỗi khi có thông tin mới về chủ đề của cuốn sách. Tôi rất thích quan niệm trái chiều  để suy nghĩ hay để sửa đổi trong lần tái bản tới. Một lần nữa cám ơn anh về sự lưu tâm và nhiệt tình ". 

Trong thơ trả lời BS Nguyễn Kim Hưng (tại Việt Nam), bác sĩ Kiên cũng hứa sẽ bổ túc thêm List of Reférences và anh sẽ viết thêm một đoạn về Tri Thức theo quan niệm Tây phương nhất là của Freud và Carl Jung về Tình cảm, Trí thông minh, và Đạo đức, Đồng cảm...Bác sĩ Mai Trung Kiên luôn mở rộng cửa để đón nhận những góp ý tích cực từ bạn bè và độc giả...

Cũng thật là may, cách đây hai hôm, tôi cũng vừa nhận được messengers từ GS-BS Võ Văn Thành: "Anh Thể, em có thể viết thẳng cho anh Kiên được không? Em sẽ nói anh cho ý kiến". Mừng quá tôi bèn trả lời" Được lắm chứ-Rất là vinh dự cho anh. Cám ơn BS Thành"...

Hôm nay tôi rất hy vọng BS-GS Mai Trung Kiên sẽ có nhiều bạn tích cực góp ý xây dựng và  cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi trên con đường phục vụ và phát triển niềm tin tôn giáo, Tâm Hồn & Thiền Đinh trong Khoa Học Não Bộ.

BS-GS Mai Trung Kiên, với tôi, như là một Trần Huyền Trang tình nguyên nhận lệnh vua Đường Thái Tôn đi thỉnh kinh Đại Tạng (Kinh Cao) để về cứu khổ giải thoát cho chúng sinh.  Mong anh và các bạn của anh không ngộ nạn trên đường đi Thiên Trúc. Chúc BS Mai Trung Kiên và các bạn của anh mãi mãi chân cứng đá mềm.../.

Đào Như

BS Dào Trong Thể 

Friday-11-2021

Một ngày nắng ấm-mùa Hè ở Chicago

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ năm 1963 đến nay (2021) là hơn nửa thế kỷ. Các kho lưu trữ tài liệu mật của các bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng, và cục Tình báo Trung Ương Hoa Kỳ đã giải mật cho công chúng và giới nghiên cứu được tự do tiếp cận, vào xem hoặc truy cập điện tử, để mọi người có thể nhìn lại một khúc quanh của lịch sử Việt Nam một cách rõ ràng. Sách này gồm hai tập, tập 1 trình bày về cuộc vận động bình đẳng tôn giáo năm 1963 của Phật giáo Việt Nam và tập 2 là trình tự thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ.
Vào thời điểm này, phải chăng thơ đã là món ăn tinh thần lỗi thời, mất hương vị quyến rũ, thua mùi phở hấp dẫn khi đói bụng? Đúng như vậy, có đói mới thèm ăn. Làm sao biết tâm tư của bạn đang đói? Hỏi thử nó có mệt mỏi, có căng thẳng, có phiền muộn chuyện đời, có ghét bỏ người khác? Nếu có, đúng rồi, nó đang đói. Thơ là món ăn tinh thần cổ truyền từ tiền sử. Nếu tiểu thuyết là bữa tiệc, truyện là bữa ăn tối, thì thơ Việt chính là phở. Một món ăn độc đáo cho bất kỳ người Việt nào tại gia hoặc tha hương.
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh.
Nhân vật trong tiểu thuyết tôi là những khả thể vô thức của chính tôi (Kundera). Bởi cuối cùng là để vượt ra, vượt qua: một cái đường biên mong manh mà mênh mông đó. Ở đó, Bên kia đường biên “bản ngã” của riêng tôi chấm dứt (trang 19). Nghĩa là đạt đến vô ngã / non-self (không phải no-self). Cái đường biên đó do chính tác giả tạo ra cho mình và loay hoay tìm lối thoát, càng tìm lối thoát càng bị quấn chặt. Chỉ vượt ra, vượt qua (Gaté, gaté…paragaté…) đường biên khi có được trí Bát nhã (Prajna) thấy được ngũ uẩn giai Không, mới “độ nhất thiết khổ ách”.
Đây là một tác phẩm lịch sử từng giai đoạn của Quân Lực Việt Nam Công Hòa. Nhà biên soạn sử học Hồ Đắc Huân, đã miệt mài trong bao nhiêu năm, cô đọng, trau chuốt, giao tiếp với nhiều nguồn tin tức khác nhau, cộng với hành trình từ bản thân, là chứng nhân lịch sử; đã cho ra mắt một tác phẩm để đời!
Có Tự ngã không? Đức Phật dạy: Có nghiệp được tạo tác, có quả dị thục được lãnh thọ, nhưng không có người tạo tác, không có người lãnh thọ. Phật giáo không cho có cái gọi là Tự ngã, tiểu ngã, đại ngã, linh hồn, nhưng tin có “Nghiệp mang theo” để “trả quả”. Cái gì mang Nghiệp theo? Thần thức tái sinh, luân hồi?
Cuốn Hồi Ký dày khoảng 500 trang, khổ lớn, với phần biên tập và thiết kế sách của Trịnh Y Thư, phần thiết kế bìa của Nina Hòa Bình Lê, và gồm 7 phần chính, ngoài Lời Ngỏ và Kết Từ. Phần I, tác giả nhớ lại thời còn ở Hà Nội trước năm 1954 với bố mẹ và anh chị; Phần II kể về chuyến di cư đầu đời một thân một mình của cô gái 16 tuổi từ Hà Nội vào Sài Gòn, lập gia đình và những cơ duyên đưa đẩy vào ngành nghệ thuật điện ảnh Miền Nam trước năm 1975; Phần III kể chuyện lưu vong ra hải ngoại trong biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975, làm người tị nạn Việt Nam đầu tiên tại Canada, với hai bàn tay trắng làm lại cuộc đời và những phấn đấu gian lao cực khổ để bước vào sân khấu điện ảnh lộng lẫy của Hollywood; Phần IV thuật lại những chuyện vinh quang trong sự nghiệp điện ảnh và những buồn vui của bản thân, gia đình, và những mối giao tình với bạn bè trong cuộc sống tại Hoa Kỳ; Phần V kể chuyện “đứng dậy, đứng thẳng, đi tới” sau những lần vấp ngã để trở thành nhà diễn thuyết khắp thế giới,
“Nước hiện cũng ở quanh tôi, quanh anh chị. Nó ở ngay trang sách này mà ta đang đọc. Ở trong màn hình tôi đang nhìn, trong bàn phím máy computer tôi đang gõ, ở trong cái áo cái quần tôi đang mặc, trong bức tranh trên trên tường…, kể cả trong cái đinh đóng trên đó. Tôi không thấy nó vì tôi ít khi chịu khó nhìn kỹ để thấy nó. Nhưng có điều bây giờ tôi biết rất rõ rằng: không có nước thì cái thằng tôi này cũng không có; không có nước thì cũng không có anh, không có chị ngồi đó mà đọc trang sách này. Cái bàn, cái ghế, cái cây, cái đám mây ngoài kia… cũng không tuốt.” (tr. 158) Không chỉ có vậy đâu mà còn nhiều nữa. Văn Công Tuấn, trong tác phẩm “Chớ Quên Mình Là Nước,” đã dẫn người đọc từ chuyện đất và nước trong đời thường, trong khoa học, trong văn chương tới chuyện đất và nước trong lãnh vực quốc gia dân tộc, từ chuyện đất và nước trong triết học với bản thể và diệu dụng của nước, bước sang chuyện lấy cơ duyên đất và nước để nói đến chuyện thực chứng tâm linh để giác ngộ và giải thoát
Tôi cố ý tìm tòi và trích dẫn nhiều ý kiến của Nguyễn Hiến Lê và cảm nhận về từng tác phẩm Nguyễn Hiến Lê của nhiều tác giả khác. Tôi rất mong được cung cấp càng nhiều thông tin, sự kiện, chi tiết liên quan đến tác phẩm càng tốt, để tiện việc tham khảo và nghiên cứu về Nguyễn Hiến Lê.
Kể từ tập thơ Vườn Dĩ Vãng ấn hành năm 1972 của thời trai trẻ phục vụ trong quân ngũ nơi quê nhà cho đến tác phẩm Hồi Sinh thực hiện năm 2020 nhưng vì trục trặc kỹ thuật, ấn hành năm 2021 nơi xứ người, nhà thơ Trần Văn Sơn đã trải qua cuộc hành trình từ những bài thơ xuất hiện trên trang báo ở Sài Gòn vào giữa thập niên 60 cho đến thời điểm ấn hành tuyển tập nầy với thi ca hơn nửa thế kỷ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.